7. Cấu trúc luận văn
3.2. Những điểm mới trong ngôn ngữ trần thuật
Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ bởi ngôn từ là chất liệu cơ bản, là yếu tố thứ nhất của văn học. Ngôn ngữ văn học là hình thái hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mỹ, giúp nhà văn xây dựng những hình tượng văn học, tái hiện lời văn và thế giới tinh thần của con người, là yếu tố đặc trưng thể hiện cá tính, phong cách nhà văn. Ngôn ngữ trong mỗi thể loại mang sắc thái biểu cảm khác nhau. Ngôn ngữ truyện ngắn gần tiếng nói đời sống, là ngôn ngữ đa thanh. Trước 1975 truyện ngắn thường nhìn cuộc đời một chiều, nên thường sử dụng ngôn ngữ đơn thanh. Sau 1975, đặc biệt từ 1980 trở lại đây, các nhà văn đã có sự phát triển trong cách nhìn về hiện thực và có một quan niệm nghệ thuật mới về con người. Cuộc sống đa dạng, phong phú, phức tạp, bề bộn nhiều chiều, con người mới được nhìn nhận từ phương diện cộng đồng cho tới cá nhân, con người rồng phượng lẫn con người rắn rết vì vậy trong sáng tác của các nhà văn đã có sự chuyển biến từ ngôn ngữ một giọng sang ngôn ngữ đối thoại, nhiều giọng, có sự tác động, hoà trộn giữa ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn
ngữ nhân vật. Chính sự hoà trộn giữa các các loại ngôn ngữ ấy đã tạo nên sự thay đổi giọng điệu của tác giả khi trần thuật.
3.2.1. Sự phong phú của hệ từ vựng, hình ảnh diễn tả đời sống bản năng của con người.
Có thể nói chưa bao giờ ngôn ngữ đời thường trần trụi lại được thể hiện nhiều như trong truyện ngắn hiện nay. Các nhà văn đương đại không ngần ngại khi đưa những chuyện sinh hoạt vợ chồng, hay những cảnh ái ân vào trang văn của mình. Khi đời sống bản năng được khai thác ở nhiều khía cạnh và nhìn nhận một cách cởi mở, thì họ đưa nhiều từ tượng hình, tượng thanh, tính từ, động từ mạnh để tả thân xác, để bình luận, gọi tên các bộ phận sinh dục: làn da, bầu vú, đôi giò, âm hộ, hay miêu tả nét mặt, điệu bộ, đường cong cơ thể.
Nếu trong văn học trung đại xuất hiện một hiện tượng nữ có lối viết táo bạo, độc đáo trở thành hiện tượng như Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non
Hay
Ba mẹ sinh em phận ốc nhồi Tháng ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Dù táo bạo, là tiếng nói đòi quyền hạnh phúc cho người phụ nữ, nhưng do sự ràng buộc của hệ thống thi pháp trung đại, khi thể hiện khát vọng tình yêu hay nhục thể ở người phụ nữ, Xuân Hương phải sử dụng hình ảnh ẩn dụ, nói tránh hay nói lái như: ốc nhồi, bóc yếm, quả mít, đóng cọc, đánh đu, dệt cửi, cửa son đỏ loét tùm hum nóc, cầu trắng phau phau đôi ván ghép... Do đó, sex trong thơ Hồ Xuân Hương được chuyển tải qua hệ thống ngôn từ tao nhã:
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.
Hay ít nhất chỉ là đùa bỡn kín đáo : Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
…
Trái gió cho nên phải lộn lèo
Còn các nhà văn hiện đại không bị quy định bởi “khuôn vàng thước ngọc, bởi lời đẹp ý thanh cao” mà họ thoải mái khai thác vùng “cấm kị” nên họ mặc sức nói thẳng, nói trực tiếp, có phần chủ động, không chút e dè. Chưa bao giờ vốn từ lại phong phú đa dạng như thế. Trong Thiếu phụ chưa chồng, một cơ thể gợi cảm được Nguyễn Thị Thu Huệ gọi tên đầy quyến rũ, nhục thể “mấy chị em My có bộ ngực nở. Ai cứ bảo đầu vú phải hồng, My thì không, nó nhỏ và nâu sẫm. My thường nhìn xuống bụng và đùi… Ngực to, mông nở. Bà Ngài bên xóm bảo, My có bộ ngực và cái mông giết đàn ông”.
Trong rất nhiều truyện ngắn của mình, Đỗ Hoàng Diệu dùng rất nhiều động từ mạnh, để phản ánh trạng thái tột cùng của cảm xúc, thái độ, tình cảm. Điều này khiến cho Đỗ Hoàng Diệu hoàn toàn khác với Nguyễn Ngọc Tư. Nếu Nguyễn Ngọc Tư thiên về kể, tả thì Hoàng Diệu lại thiên về tái hiện. Chính vì vậy những cung bậc cảm xúc tình cảm của con người được chị miêu tả một cách tỉ mỉ, cụ thể, trực tiếp, sổ sàng không có chút e dè. Chị nói thẳng và gọi tên đúng bản chất, các bộ phận giới tính và động tác làm tình đôi khi được gọi cả tên tục một cách cụ thể gợi cảm giác bản năng nhục thể: bộ ngực cong vễnh ngễu nghện, chà xát gáy anh, ép vào nách anh, vểnh trên môi anh, mũi anh. Bộ ngực ấy từ từ ép chặt, nuốt trọn bộ hạ của anh, tất cả. Ép chặt hơn nữa, nứt rạn da dẻ. Hai núm vú hồng đỏ tách đầu dương vật anh đưa đẩy, rút kéo, ào ào chảy vào hai núm vú đang hé mở, chảy hết” (Năm người đàn ông và cô gái điếm). Nhất là ở Bóng đè
cảm giác ái ân được miêu tả một cách mạnh mẽ đầy xác thịt của người phụ nữ “Vú tôi rứng tràn không khí. Vú tôi là đời sống, là hơi thở, là khí quyển. Mồ mả là quá khứ, là huân chương, là tổ quốc. Tôi chạy giữa bãi tha ma thênh thang hoang dại. Tôi múa điệu múa da thịt tươi tốt, thách thức thần linh, thách thức âm hồn dòng dõi Trung Hoa nhà Thụ. Tôi tung tăng thể xác, đôi bầu vú tự do khiêu khích cho đến lúc bàn tay xa lạ có năm ngón thuôn mềm đưa lên cài lại hàng khuy áo ngay ngắn”. Cuộc làm tình ngày càng tăng dần sắc màu nhục cảm… Bàn tay bắt đầu mạnh bạo hơn gỡ lớp vải kết mồ hôi, bóc tách thuần thục. Mồ hôi tướp ướt đùi non, rãi rà rề xuống mặt phản trơn rít… Chưa kịp định thần, chiếc quần tôi đã bị kéo phăng bằng một động tác như ảo thuật. Mồ hôi rìn rịn
bức bối hai đùi, đúng khi tôi cảm được sự cương cứng thúc lên bụng thì cánh cử buồng mở toang và mẹ chồng tôi hiện ra với chiếc bật lửa…”
Và động tự tính từ dục tính luôn ở mức độ tối đa, miêu tả âm thanh của hoạt động tính dục : bóp nát, bục vỡ, cắm phập, khoan sâu, rà rẫm xoa xuê, hít hà rờ ngửi, cắm trên cắm dưới vào lòng sông, gãy gập, cắt khúc, cơn xoáy liệt. Bốc cao, phịch hạ, chèn lấp, tọng đầy, thả hút mê man, ngầy ngậy, nước tràn miệng, đau đớn mà thoã mãn… Đọc Bóng đè của Hoàng Diệu ta bắt gặp liên tục gặp những động từ mạnh miêu tả hoạt động chăn gối “… trên giường chồm lên, nuốt lấy, vồ vập, chà xát, bóp nắn, cự cơn khát thèm lùng sục từng bộ phận cơ thể, rờ trọn đườn viền môi, nắn từng chiếc răng xinh xắn, thổi khúc dạo đầu, hai núm vú, làn da bụng con gái…”.
Với Y Ban các bộ phận sinh dục cũng được gọi tên một cách sống sượng :
cái chim, bầu vú, sờ vào con giống, nắm tay vào con giống, và nín thở để nghe ngóng, sự lớn dần lên của con giống, hai cái tý thị co tròn lại, phía cửa mình nước dâng trào ra …
Còn Nguyễn Ngọc Tư không miêu tả trực tiếp, đậm đặc như Hoàng Diệu mà chỉ khơi gợi thông qua những động từ liên quan đến dục tính và nhiều tính từ chỉ cảm xúc “má oằn uốn người dưới tấm lưng chơm chởm nốt ruồi. Họ cấu víu. Vật vã. Rên xiết…” hoặc “sau các đụn lúa, họ thả tiếng cười chút chít, tiếng thở mơn man….” Hay như “Bằng mắt, họ sờ soạng khắp người tôi. Ánh mắt giống bàn tay của ông xẩm mù mà tôi từng gặp, đụng chỗ nào cũng dừng lại, vuốt vuốt bóp bóp, rồi lần dò tới một chỗ khác, rờ nắn mê miết”.
Rõ ràng tính dục được thể hiện với hệ thống ngôn từ trần trụi, có khi gây sốc bởi sự lộ liễu, sống sượng. Từ Hồ Xuân Hương đến truyện ngắn đương đại là cả một quá trình biến đổi và phát triển.
3.2.2. Sự pha trộn giữa ngôn ngữ ước lệ và ngôn ngữ “trực chỉ”
Để miêu tả đời sống bản năng văn học trung đại dùng hình ảnh ước lệ, và nói bằng điển tích. Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã viết :
-Ra tuồng trên Bộc trong dâu
- Vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề - Tiếc thay một đoá trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về
Để tả cảnh ái ân vợ chồng, Cung oán ngâm khúc cũng nói qua tính ước lệ : Cái đêm hôm ấy đêm gì
Bóng trăng lồng lộng bóng đồ mi chập chùng
Các nhà văn đương đại khi miêu tả con người bản năng thương có sự pha trộn giữa ngôn ngữ ước lệ và ngôn ngữ “trực chỉ”, có lúc kín đáo đầy ẩn ý có khi lại nói thẳng trực tiếp.
Khi Nguyễn Du miêu tả cảnh lầu xanh trong Nỗi thương mình sử dụng ngôn ngữ ước lệ khiến người đọc không cảm nhận lầu xanh không nhơ nhớp mà vẫn giữ được nét thanh cao trong ngôn ngữ diễn tả.
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp sử dụng khá nhiều từ ước lệ, từ Hán Việt. Trong Giọt máu khi bà Phương bói cho Thiều Hoa tác giả để cho Bà Phương sử dụng từ Hán Việt tạo nên cho bà một cốt cách đài các, thấy được một kiến thức uyên thâm: “Thưa bà, bà có cốt cách sang quý, mông to đầu nhỏ, đây là tướng mệnh phu nhân, từ bé đến lớn không phải vất vả gì, đi đâu cũng được mọi người yêu kính. Bà hai đời chồng. Miệng cười tươi như thi phi có nhiều, nhưng dù có tội vẫn được chồng tha. Trên trán có vệt u tối, nhân trung méo xệch, tháng ngày đại nan, sợ rằng khó toàn tính mạng”. Những lời nói của bà Phương đưa đến một không gian trang nghiêm, huyền bí. Bên cạnh ngôn ngữ của một vị vua đầy tính ước lệ, uy nghiêm là ngôn ngữ hiện đại, rất tục. “Thằng mặt xanh kia, kề miệng lỗ mà vẫn còn dê ư? Ta cắt dái mày. Ta cho mày ăn cứt”. Cách dùng từ ấy thể hiện được xuất sắc “nhiều con người trong một con người” vua vừa là người đứng đầu đất nước, rất uy nghiêm nhưng vẫn là một con người người phàm tục. Trong Phẩm tiết, trước sắc đẹp “toàn bộ sức sống và dục vọng lồ lộ” của Vinh Hoa Quang Trung phải “Rùng mình, hoa mắt, đánh rơi cốc rượu quý cầm tay. Còn Gia Long thì “thở dài” ngã quay ra đất “ngất lịm” cả hai cùng muốn thành thân với nàng nhưng không ai toại nguyện, cuối cùng Qung Trung chết không nhắm mắt.
Những nhà văn như Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu hầu như chọn ngôn ngữ trực chỉ để miêu tả bản năng con người. Câu chuyện chăn gối hầu như ai cũng biết nhưng lại rất ngại khi nói ra. Với Đỗ Hoàng Diệu chị không những đề cập mà còn phản ánh một cách trực tiếp, sâu sắc, tỉ mỉ gọi tên đúng sự vật, nói thẳng bản chất “má tôi nóng hực, miệng tôi khát cháy. Bật tung hàng khuya áo, cành hoa đỏ thắm tôi xoay vòng quanh mười ngôi mộ”. Đôi khi người đọc choáng váng, đến ngạc nhiên trước sự miêu tả thẳng thắn của chị trong Dòng sông hủi. Nó đặc sắc, nhưng có cái gì đến tàn bạo, xé nát, vạch trần đến thô kệch, trắng trợn đến đỏ mặt: “Công chưa bao giờ tin tôi. Anh vừa lột váy vợ, sờ nắn, ngửi tìm dấu vết một tội phạm. Hành động của anh ghì chết tàn tích yêu đương cuối cùng. Nhiều ngày sau tôi mới biết vùng kín của mình đã thành hiện trường của một vụ án nghiêm trọng”. Đó niềm đau của đời sống chăn gối, những ẩn uất dồn nén trong người chồng với những hành động kì quặc.
Đỗ Hoàng Diệu sử dụng hành vi tính dục, sử dụng vũ khí mới của người phụ nữ là dùng chính ngôn ngữ thân xác mình, thứ ngôn ngữ như lời nguyền rủa, xỉa xói và những góc cạnh che kín, những mặt trái suy đồi, giả dối của xã hội.
Đỗ Hoàng Diệu đã tìm con đường tự giải thoát cho chính mình bằng sự thỏa thuận với âm hộ, nghĩa là để cho bản năng nói để cho âm hộ lên tiếng “Tôi biết mình bị hãm hiếp trước bàn thờ, trước mặt chồng nhưng tôi lại bồn chồn, mong nhớ, thậm chí thèm khát cảm giác ấy. Tôi quẫy đap, nội chiến, tâm linh héo rũ” [8, 34]. Đỗ Hoàng Diệu bằng ngôn ngữ cơ thể báo hiệu một tiềm năng mới như một hiện tượng văn học. Nếu trước đây người phụ nữ chỉ để bảo vệ giống đực truyền vào, phục vụ nhu cầu chính trị, tôn giáo, kinh tế, thì đây là lần đầu tiên âm hộ trở thành người xử án.
Có thể nói, trong văn xuôi tự sự, nhân vật là yếu tố không thể thiếu. Và chưa bao giờ hình tượng con người trong tác phẩm văn học lại đa dạng và phức tạp như hôm nay. Bởi trong văn học cách mạng, nhân vật về cơ bản được phân làm hai tuyến rất rạch ròi: thiện/ác, tốt/xấu… Còn văn học đương đại có cả ánh sáng, cao cả, thấp hèn, tốt đẹp và xấu xa… đôi khi chồng chéo giữa những tính cách tạo nên một con người phức tạp, có khi là đối lập nhau. Mỗi nhân vật dường như cả thế giới bí hiểm. Chính vì thế các nhân vật không giống nhau mà nhân vật nào có tinh cách, phẩm chất kiểu nghề nghiệp nào thì sẽ được nhà văn miêu tả bằng chính ngôn ngữ đó, ngôn ngữ nhân vật được cá biệt hoá cao độ qua mỗi trang văn.
Ngôn ngữ nhân vật trong truyện Ma Văn Kháng sặc sỡ sắc màu, lung linh, góc cạnh gần gũi với ngôn ngữ đời sống. Ma Văn Kháng chú ý khắc hoạ ngôn ngữ đối thoại. Đối thoại là giao tiếp của nhân vật với nhân vật mà nhà văn sắp xếp tổ chức, gắn liền với ý đồ nghệ thuật. Chúng ta hãy đọc một đoạn đối thoại của vợ chồng Phụng trong Ngẫu sự về việc ngoại tình của Bường :
“- Thôi đi, Rõ dở hơi. Trâu buộc ghét trâu ăn hở ? Can gì Ông
Tôi lên gân
- Thì nhiều khi cũng phải nhân danh một cái gì Phụng bĩu môi
- Vẽ chuyện. Lộc trời, anh nào khéo thì anh ấy hưởng, vụng ngu thì đói. - Thế còn giáo dục
- Giáo dục, giáo dục ai ? Giáo dục cái gì ?
Dễ thường chỉ mình ông biết và ông nổi máu trách nhiệm cao thượng [24, 335].
Nhân vật đối thoại trình bày quan điểm cách nhìn một cách trực tiếp công khai. Nội dung cuộc đối thoại không chỉ ở chuyện ngoại tình mà được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực: vấn đề giáo dục, cách nhìn, lối sống… Điều quan trọng là điểm nhìn, cách nhìn của nhân vật về vấn đề đang bình luận có một chiều hướng tích cực, một chiều hướng tỏ ra tỉnh táo, thờ ơ, kệ đời. Qua đối thoại, tính cách quan niệm sống của nhân vật được bộc lộ rõ nét.
Ngôn ngữ nhân vật trong truyện Ma Văn Kháng cũng đậm chất khẩu ngữ. Ông viết nhiều về dân nghèo thành thị gồm những công chức hạng bét trong ngạch cán bộ, công chức, nhà nước, những người bán hàng rong, chữa khoá, bơm xe, đạp xích lô… nhà văn nhìn thấy sự phức tạp trong họ. Ngôn ngữ của họ thường nhún nhường và liều lĩnh, vừa ngu ngốc, vừa láu cá, khôn ngoan. Đặc biệt là loại cán bộ có chức quyền nhưng xuất thân hạ lưu vô học. Họ có chức cao, sang trọng nhưng nói năng vẫn giữ nét: tục tằn, thô lỗ, ngu dốt, hợm hĩnh… Họ không có được cái giả dối bề ngoài cần thiết của địa vị. Bà Nhàn trong Trung du chiều mưa buồn sau chuyến đi nghỉ mát về, không để tâm đến chuyện đứa em gái hấp hối, câu chuyện trước hết là của bà là chuyện ở nhà nghỉ, bãi tắm với đầy những cụm từ đầy chợ búa như “cha tiền sư nó”, “cực kỳ”. Khi nghe báo tin em