Con người bản năng trong lĩnh vực tình yêu, tình dục

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 47 - 75)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Con người bản năng trong lĩnh vực tình yêu, tình dục

2.1.1. Tình yêu, tình dục - lãnh địa thuận lợi cho con người bản năng thể hiện

Các đề tài trong văn chương bao giờ cũng lấy con người làm đối tượng, cho nên chuyện là chuyện con người. Trước đây văn học thường viết về đề tài chiến tranh, hoà bình, thân phận con người đối mặt với chết chóc, tàn phá, đau khổ…Truyện ngắn đương đại đã thực sự “cởi trói” cho các nhà văn thể hiện mọi vấn đề liên quan đến con người với các cung bậc cảm xúc tình yêu, và tình dục – nơi mà ta thấy con người bản năng rõ nhất. Văn học kháng chiến cũng viết về tình yêu nhưng được nhìn qua lăng kính xã hội. Tình yêu trong khói lửa đạn bom vẫn trữ tình, tha thiết nhưng không mang màu sắc tính dục. Tình yêu mang nhiều dạng thức khác nhau: biểu hiện của sự chia ly, khát khao hạnh phúc, là bài ca lạc quan, chung thuỷ, mang vẻ đẹp tâm hồn con người cách mạng.

Nếu trước đây đời sống bản năng của con người bị cho là xấu, thuần “động vật”, là phần con trong con người thì những năm cuối thế kỷ XX, cùng với sự khẳng định chỗ đứng của phân tâm học, thuyết trực giác và phong trào triết học ở phương Tây thì vấn đề bản năng, vô thức của con người được nhìn nhận như một chủ đề nghiêm túc.

Người ta thấy rằng, đời sống bản năng, vô thức của con người là có thật, không những thế nó còn chi phối mạnh mẽ nhiều hành động, suy nghĩ, khát vọng, ước mơ. Bởi vậy trong sáng tác văn học người ta đã đi sâu vào khai thác

đời sống bản năng, vô thức, qua đó có nhiều khám phá thú vị về đời sống tâm linh, đời sống tinh thần của con người.

Ở Việt Nam từ tác phẩm văn học dân gian, đến văn học trung đại, cận đại tính dục được miêu tả thể hiện khá thành công, mang đầy tính thẫm mỹ với nhiều cảm hứng ngợi ca có, phê phán có. Từ Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, đến thơ Hồ Xuân Hương, rồi đến một số tác phẩm của Tự Lực văn đoàn có nói đến vẻ đẹp thể chất và những khao khát thân xác được một số nhà văn lãng mạn chú ý miêu tả. Còn các nhà văn hiện thực tuy cũng lên tiếng, nhưng lại chú ý đến khía cạnh xã hội, đến sự tha hoá trong nhân cách của họ, thường là những nạn nhân của sự nghèo nàn, dốt nát, trong cảnh bị hãm hiếp, cùng quẫn và bị làm nhục như Thị Mịch trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng. Ở đây con người chỉ mới xuất hiện như những bản năng tự nhiên chưa được nâng lên thành ý thức. Phải đến thời kỳ đổi mới, vấn đề con người bản năng mới thực sự được quan tâm thể hiện đúng mức, đầy đủ, chân thực. Cái khác, cái mới so với giai đoạn trước đó là cái bản năng ấy được nâng lên thành một ý thức, một khát vọng, nhân vật thực hiện cái bản năng ấy với những triết lý rõ ràng, không loanh quanh, không dấu diếm. Con người bản năng đặt ngay cạnh con người xã hội, ý thức và vô thức đan cài vào nhau. Để thể hiện điều đó tình yêu, tình dục là lãnh địa thuận lợi nhất.

2.1.2. Mật độ đậm đặc của những pha nóng trong truyện ngắn Việt Nam đương đại và những hệ luỵ của nó

Trong tâm thức người đọc Việt hễ cứ nhắc đến tình dục, hay những pha nóng trong tác phẩm văn chương họ đều cho là xấu, là trần trụi quá, mất hết ý nghĩa.

Tình dục là đề tài đã có đầy rẫy trong tác phẩm văn học nước ngoài. Từ tác phẩm văn học cổ điển đến cận đại, hiện đại, người đọc thường gặp những trang viết về tình dục qua các nhân vật chính, phụ. Gặp mà không thấy chối, thấy ngượng. Bởi vì những cảnh sinh hoạt ấy được đặt đúng chỗ, với mức độ vừa phải không lố bịch.

Năm 2005, bạn đọc trên thế giới nhất là Châu Á, giật mình trước hiện tượng nhà văn nữ “vùng lên” trong sáng tác. Một loạt sách của nhà văn nữ Trung Quốc được dịch và giới thiệu tại Việt Nam, gây sửng sốt cho nhiều người đọc như Điên cuồngnhư Vệ Tuệ, Qụa đen, Búp bê Bắc Kinh, Triền miên nước và lửa, Xin chào các tiểu thư, Thiếu nữ đánh cờ vây

Chuyện tình không còn là điều cấm kị trong các tác phẩm này. Các nhà văn nữ phô ra những bản năng thầm kín của phái nữ trong tác phẩm của mình. Dường như họ xem đó là bước tiến mạnh mẽ trong việc bình đẳng với ngòi bút nam giới. Thậm chí chúng còn “trần trụi” và thật hơn cả nam giới trong việc lột tả chi tiết, tâm sinh lý nhân vật. Dục tính trong tác phẩm, như một món ăn, ắt phải có và phải có đối với các nhu cầu bình thường của con người trong cuộc sống.

Trở về Việt Nam, đã có một thời kỳ dài, văn học hầu như không đề cập đến bản năng tính dục. Nếu có, chỉ thoáng qua. Người ta mặc nhiên xem nó như một điều cấm kị. Vượt lên định kiến của thời đại, một số tác giả văn học cổ điển đã đề cập đến bản năng thầm kín của con người như Hồ Xuân Hương. Phải bước sang thời hiện đại, cùng với làn sóng hội nhập văn minh, văn hoá nền mở cửa… nhiều nhà văn đã đi sâu vào ngõ ngách tâm tư con người, bản năng tính dục. Bằng cách viết chạm đến điều cấm kị, họ đã tự “cởi trói”. Sau thời kỳ đổi mới, cùng với sự khẳng định vững vàng, chín chắn của cây bút lớp trước như Ma Văn

Kháng,… xuất hiện hàng loạt cây bút mới, đầy triển vọng với nhiều phong cách độc đáo và táo bạo như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư…

Bản năng tính dục không chỉ được đề cập đến mà còn được thể hiện khá đậm đặc trong nhiều tác phẩm tạo thành một hiện tượng độc đáo trong văn học đương đại.

Người viết đầu tiên và có nói nhiều đến bản năng tính dục là Ma Văn Kháng. Bản năng tính dục trong truyện ngắn của ông được thể hiện ở nhiều góc cạnh: sự đam mê thăng hoa trong tình yêu, khao khát hạnh phúc gia đình, là bản năng tự nhiên, là vẻ đẹp phồn thực căng tràn, hấp dẫn, vừa là cảm hứng phê phán những kẻ tục tĩu, tham lam… Trong tuyển tập truyện ngắn của Ma Văn Kháng có nhiều truyện ngắn đề cập và viết khá hay về bản năng con người như: Những người đàn bà, Anh thợ chữa khoá, Những kẻ rửng mỡ, Thanh minh trời trong sáng, Cái Tý Ngọ, Seo Ly kẻ khuấy động tình trường, Vòng quay cổ điển, Heo may gió lộng, Nhiên, nghệ sỹ múa, Một chiều giông gió, Đất hoang… Bản năng tính dục trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng được gợi qua một số câu chuyện nên nó trở nên hết sức tự nhiên, dung dị và đời thường.

Ở Đỗ Hoàng Diệu, ta sẽ bắt gặp yếu tố tình dục đậm mùi, đậm màu và đậm chất biểu tượng. Trong mười truyện ngắn của chị đã có sáu truyện ngắn có nói đến yếu tố tình dục như Bóng đè, Những sợi tóc màu tang lễ, Tình chuột, Vu quy, Dòng sông hủi, Cô gái điếm và Năm người đàn ông, Bốn người đàn bà và một đám tang… Ngay trong một tập truyện Bóng đè có sáu truyện ngắn thì đã có đến năm truyện ngắn viết về tình dục như: Bóng đè, Vu quy, Tình chuột, Những sợi tóc màu tang lễ, Bốn người đàn bà và một đám tang… Dõi theo chiều dài của

câu chuyện Bóng đè, ta dường như không thấy gì khác ngoài những cuộc làm tình, truy hoan (thậm chí mang tính loạn luân) giữa những cái bóng trên bàn thờ tổ nhà chồng và cô con dâu trẻ hiện đại, thị thành, tràn đầy nhựa sống. Những cuộc tình ấy ngày càng tăng dần sắc màu nhục cảm.

Tình dục được chị miêu tả chi tiết, cận cảnh có cả đường nét, màu sắc và mùi vị, tất cả đều ở cường độ “Bàn tay bắt đầu mạnh bạo hơn gỡ lớp vải kết mồ hôi, bóc tách thuần thục. Mồ hôi tướp ướt đùi non, rãi rà rề xuống mặt phản trơn rít…. Chưa kịp định thần, chiếc quần tôi đã bị kéo phăng bằng một động tác như ảo thuật. Mồ hôi rìn rịn bức bối hai đùi, đúng khi tôi cảm được sự cương cứng

thúc lên bụng thì cánh cử buồng mở toang và mẹ chồng tôi hiện ra với chiếc bật lửa… Bóng đen vẫn nhịch, từng phân nhịch xuống… Ánh mắt ấy như muốn thiêu đốt cháy mỗi sợi lông măng hình hài tôi… tôi quên cả bóng đen đang nhính nhích đã đã gần kề cửa sông con gái (Bóng đè).Trong rất nhiều truyện ngắn, Đỗ Hoàng Diệu ta không khó khăn nếu muốn tìm những từ ngữ diễn tả những hoạt động chăn gối “… trên giường chồm lên, nuốt lấy, vồ vập, chà xát, bóp nắn, cự cơn khát thèm lùng sục từng bộ phận cơ thể, rờ trọn đường viền môi, nắn từng chiếc răng xinh xắn, thổi khúc dạo đầu, hai núm vú, làn da bụng con gái…”.

Với Nguyễn Ngọc Tư số lượng tác phẩm có cảnh nóng là không nhiều, tiêu biểu nhất vẫn là Cánh đồng bất tận. Thỉnh thoảng chị đưa tính dục vào với những triết lý về cuộc sống, đó là bài học về lòng ân hận, bi kịch của sự nghèo đói, dốt nát, hẹp hòi…. Chị sử dụng khá nhiều từ địa phương, ngôn ngữ của đời sống thường nhật khi nói về tình dục nên đã đem lại cho Sex trong tác phẩm của chị một mùi hương chân chất của đồng lúa miền Tây Nam bộ. Chị không miêu tả trực tiếp, đậm đặc như Đỗ Hoàng Diệu mà chỉ khơi gợi thông qua những động từ liên quan đến dục tính và nhiều tính từ chỉ cảm xúc “má oằn uốn người dưới tấm

lưng chơm chởm nốt ruồi. Họ cấu víu. Vật vã. Rên xiết…” hoặc sau các đụn lúa, họ thả tiếng cười chút chít, tiếng thở mơn man….” Hay như “Bằng mắt, họ sờ soạng khắp người tôi. Ánh mắt giống bàn tay của ông xẩm mù mà tôi từng gặp, đụng chỗ nào cũng dừng lại, vuốt vuốt bóp bóp, rồi lần dò tới một chỗ khác, rờ nắn mê miết”.

Nếu Đỗ Hoàng Diệu mượn giấc mơ để mô tả chuyện tình dục, Y Ban phô bày dục năng của nhân vật một cách trần trụi hơn, trong nhiều truyện ngắn của chị: Người đàn bà đứng trước gương, Người đàn bà và biển cả, Đàn bà xấu thì không có quà, I am đàn bà… Chị để cho nhân vật mình tự thổ lộ ham muốn lẫn thất vọng về tình dục một cách tự nhiên. Với Y Ban thường xuyên: cái chim, bầu vú, sờ vào con giống, nắm tay vào con giống, và nín thở để nghe ngóng, sự lớn dần lên của con giống, hai cái tý thị co tròn lại, phía cửa mình nước dâng trào ra …”

Thời gian gần đây, một số cây bút nữ đã gây xôn xao dư luận khi đề cập vấn đề nhạy cảm trong tác phẩm của mình. Bạn đọc tuỳ nhận định, có thể khen hay chê cách viết của họ là “mới mẻ” hoặc quá “trần trụi”.

Mật độ đậm đặc những pha nóng trong truyện ngắn ở nhiều nhà văn đương đại tạo nên sự hấp dẫn, khiến những vấn đề hiện thực được phản ánh trong tác phẩm trở nên đời hơn, thật hơn, chứ không phải qua ước mơ, hay tưởng tượng. Bản năng tính dục được xem yếu tố tự nhiên, là một phần quan trọng làm nên hạnh phúc của con người. Truyện ngắn sau 1975 viết về tình yêu, tình dục nhằm thể hiện một cách sâu sắc bức tranh đời sống vô cùng đa dạng, nhiều chiều, nhiều vẻ. Họ quan tâm đến tình yêu, tình dục, khám phá khá toàn diện cả bề sâu bề rộng với những cung bậc cảm xúc của nó, cả những hương vị ngọt ngào, lẫn sự ngang trái đau đớn. Bởi khi viết về tình yêu, tình dục dường như các

nhà văn đã nhập thân cùng sống, suy ngẫm, cùng khao khát, đau đớn với nhân vật của mình.

Không loại trừ việc, đôi khi, nhiều tác phẩm dùng những cảnh nóng trong tác phẩm của mình để làm thủ thuật câu khách, kích thích sự tò mò của bạn trẻ.

Cánh đồng bất tận khi in thành sách, chỉ trong hai ngày đã phát hành trên 5000 bản. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm tò mò của bạn đọc. Bóng đè bán rất chạy sau khi phát hành.

Bên cạnh việc cho thấy thế giới bí ẩn và rất đời của con người bản năng, thì vẫn nhiều truyện ngắn có liều lượng pha nóng quá đậm đặc làm những thông điệp nhằm phê phán xã hội dường như bị che mờ đi. Trong sáng của Đỗ Hoàng Diệu, các bộ phận giới tính đôi khi được gọi cả tên tục một cách sống sượng, và dễ gây sốc cho người đọc: bộ ngực cong vểnh nghễu nghện, chà xát gáy anh, ép vào nách anh, vểnh trên môi anh, mũi anh. Bộ ngực ấy từ từ ép chặt, nuốt trọn bộ hạ của anh, tất cả. Ép chặt hơn nữa, nứt rạn da dẻ. Hai núm vú hồng đỏ tách đầu dương vật anh đưa đẩy, rút kéo, ào ào chảy vào hai núm vú đang hé mở, chảy hết” (Năm người đàn ông và cô gái điếm). Đọc Bóng đè của Hoàng Diệu ta bắt gặp liên tục cảnh chăn gối, miêu tả khá trùng lặp, quay đi quay lại cũng chỉ mấy cảnh làm tình. Đôi khi người đọc dễ thấy sự non yếu của tác giả, đọc thoáng qua nó giống như truyện khiêu dâm.

Hay trong I am đàn bà của Y Ban do nói nhiều đến khao khát bản năng nên xây dựng nhân vật còn đơn giản, chi tiết trùng lặp quá nhiều, và chưa đẩy tới cùng. Ngôn ngữ còn nhiều câu sáo rỗng, ngôn ngữ nói nhưng như lại được gọt rũa, chưa thể hiện rõ ràng ngôn ngữ sinh hoạt của nhân vật. Cách miêu tả của tác giả hơi thô, sa lầy vào nhiều quá chi tiết nhạy cảm một cách không cần thiết: “Như hôm trước ấy, khi tắm cho ông chủ, lúc chị kỳ cọ đến cái chỗ nhạy cảm đó,

nó cứ phồng to nên rồi cứng nhắc. Thị đã đỏ mặt tía tai chạy ra khỏi nhà tắm. Nhưng đến khi quay lại để tắm tiếp cho ông chủ thì thị đã không cưỡng được cảm xúc của chính thị, khiến thị cứ nắm chặt tay vào cái con giống con má. Cái chết nữa là đêm ngủ thì thị lại mộng mị. Thị nằm mộng có một người đàn ông hôn thị khiến cho cảm xúc thèm khát của thị đang ngủ im bật dậy. Thị nhớ rõ mồn một giấc mơ tối qua là thị đã nắm chặt lấy con giống con má để đưa nó vào người thị mà không được. Thị tỉnh giấc trong ngất ngây của sự khát thèm” [3, 15]. “Thị giật thột khi dưới tay thị có sự khác lạ… Thị cẩn thật sờ vào con giống của ông chủ. Mềm, vẫn là mềm rồi. Nhưng khi nãy rõ ràng là thị thấy có cảm giác nó động đậy và cưng cứng. Thị nắm tay vào con giống và nín thở để nghe ngóng, như cái cách thầy lang bắt mạch cho con bệnh. Tích tắc tích tắc... Thị nghe rõ tiếng đập thùm thụp của trái tim thị. Và thị cũng cảm nhận thấy sự lớn dần lên của con giống” [3,15].

Trong thời điểm 2005, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư ra đời được xem như “một bứt phá ngoạn mục” so với cách viết thật thà, nhà quê trước đó của chị. Cây bút nữ được yêu mến bởi những tác phẩm viết về nông thôn Nam bộ, với những nhân vật “hiền như cá rô kho tộ”, bỗng trở nên táo tợn, ác nghiệt, nhẫn tâm trong Cánh đồng bất tận. Không ít người yêu quý giọng văn Nguyễn Ngọc Tư trước đây, phải kêu lên “Ghê quá”. Có người còn tuyên bố rằng “Tôi không muốn con tôi đọc Cánh đồng bất tận”.

Sau khi Cánh đồng bất tận làm mưa làm gió một thời gian, độc giả lại xôn xao vì Bóng đè. Đây là một truyện ngắn tràn đầy dục tính. Ngôn ngữ lột tả quá chi tiết của Đỗ Hoàng Diệu trong những pha bị cưỡng hiếp đã gây sốc cho nhiều người đọc, nhất là bạn đọc nữ.

Cuối năm 2006, tập truyện ngắn I am đàn bà của nữ nhà văn Y Ban khiến

Một phần của tài liệu Con người bản năng trong truyện ngắn việt nam đương đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 47 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w