1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

TÀI CHÍNH TÍCH HỢP DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – QUẢNG NGÃI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN SABECO

209 70 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 209
Dung lượng 9,72 MB

Nội dung

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÍCH HỢP DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – QUẢNG N

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÍCH HỢP

DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – QUẢNG NGÃI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU –

NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07/2021

Trang 2

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÍCH HỢP

DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – QUẢNG NGÃI CỦA

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU –

NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN

Nhóm sinh viên thực hiện:

HÀ MỸ NGỌC MSSV: B1701207 NGUYỄN HOÀNG NHƯ QUỲNH MSSV: B1701242 PHAN NGỌC TRÂM MSSV: B1701278

Giảng viên hướng dẫn:

TS BÙI DUY SỮU

TS HỒ THANH TÙNG ThS LÊ BẢO THY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07/2021

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp

đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, tập thể nhóm đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của giảng viên, gia đình và bạn bè

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tập thể nhóm xin gửi đến các quý Thầy Cô tại khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho nhóm trong suốt thời gian học tập tại trường

Và đặc biệt, trong học kỳ này, khoa Tài chính – Ngân hàng đã tạo điều kiện cho nhóm được thực hiện Báo cáo môn Thay thế tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn TS Bùi Duy Sữu,

TS Hồ Thanh Tùng và ThS Lê Bảo Thy đã tận tâm hướng dẫn nhóm qua từng buổi sinh hoạt cũng như những buổi tư vấn, thảo luận về nội dung đề tài

Báo cáo môn Thay thế tốt nghiệp này được thực hiện trong khoảng thời gian khoảng

10 tuần Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài, kiến thức của nhóm còn rất hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy

Cô phản biện để đề tài này được hoàn thiện hơn

Tập thể nhóm xin kính chúc Quý thầy cô khoa Tài chính - Ngân hàng nhiều sức khoẻ, làm việc thật hiệu quả, đạt được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 07 năm 2021

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 4

PHẦN XÁC NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Phần xác nhận của GV hướng dẫn

_

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2021

(kí và ghi họ tên)

Phần đánh giá của GV chấm bài

_

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2021

(kí và ghi họ tên)

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1-1: Logo SABECO 1

Hình 1-2: Cơ cấu tổ chức của SABECO 4

Hình 1-3: Dòng sản phẩm Bia của SABECO 9

Hình 1-4: Dòng sản phẩm nước giải khát của SABECO 10

Hình 1-5: Dòng sản phẩm Cồn và Rượu của SABECO 10

Hình 1-6: Hệ thống nhà máy của SABECO 11

Hình 1-7: Cơ cấu tài sản của SABECO giai đoạn năm 2018 - 2020 23

Hình 1-8: Cơ cấu Nguồn vốn SABECO giai đoạn 2018 - 2020 25

Hình 2-1: Malt 76

Hình 2-2: Houblon 77

Hình 2-3: Nấm men 78

Hình 2-4: Malt 79

Hình 2-5: CaCl2 80

Hình 2-6: Acid Lactic 80

Hình 2-7: Bột trợ lọc 81

Hình 2-8: ZnSO4 82

Hình 2-9: Báo giá thùng carton 82

Hình 2-10: Lon nhôm 83

Hình 2-11: Nắp chai 84

Hình 2-12: Nhãn chai 84

Hình 2-13: Kết quả phát hành trái phiếu Chính Phủ đợt 069, 070, 071, 072 năm 2021 119

Hình 3-1: Vị trí tài sản đảm bảo 138

Hình 3-2: Hẻm của tài sản thẩm định 140

Hình 3-3: Cửa chính của tài sản thẩm định 140

Hình 3-4: Phòng khách của tài sản thẩm định 141

Hình 3-5: Phòng bếp của tài sản thẩm định 141

Hình 3-6: Phòng tắm của tài sản thẩm định 142

Hình 3-7: Phòng ngủ của tài sản thẩm định 142

Trang 7

Hình 3-8: Cầu thang của tài sản thẩm định 143

Hình 3-9: Lối đi của tài sản thẩm định 143

Hình 3-10: Giấy tờ pháp lý của tài sản thẩm định 144

Hình 3-11: Vị trí TSSS1 145

Hình 3-12: Cửa chính của TSSS1 146

Hình 3-13: Lối đi của tài sản thẩm định 147

Hình 3-14: Phòng khách của TSSS1 148

Hình 3-15: Phòng bếp của TSSS1 149

Hình 3-16: Cầu thang của TSSS1 150

Hình 3-17: Phòng ngủ của TSSS1 150

Hình 3-18: Phòng tắm của TSSS1 151

Hình 3-19: Giấy tờ pháp lý của TSSS1 152

Hình 3-20: Link đăng bán của TSSS1 153

Hình 3-21: Vị trí TSSS2 154

Hình 3-22: Cửa chính của TSSS2 155

Hình 3-23: Hẻm của TSSS2 155

Hình 3-24: Phòng khách của TSSS2 156

Hình 3-25: Phòng bếp của TSSS2 157

Hình 3-26: Phòng ngủ của TSSS2 157

Hình 3-27: Phòng tắm của TSSS2 158

Hình 3-28: Giấy tờ pháp lý của TSSS2 159

Hình 3-29: Link đăng bán của TSSS2 160

Hình 3-30: Vị trí TSSS3 161

Hình 3-31: Cửa chính của TSSS3 163

Hình 3-32: Hẻm của TSSS3 165

Hình 3-33: Phòng bếp của TSSS3 165

Hình 3-34: Cầu thang của TSSS3 166

Hình 3-35: Phòng ngủ số 1 của TSSS3 167

Hình 3-36: Phòng ngủ số 2 của TSSS3 168

Hình 3-37: Phòng tắm của TSSS3 168

Trang 8

Hình 3-38: Giấy tờ pháp lý của TSSS3 169 Hình 3-39: Link đăng bán TSSS3 170

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1: Cơ cấu cổ đông của SABECO năm 2020 7

Bảng 1-2: Doanh thu theo sản phẩm của SABECO giai đoạn 2018 - 2020 8

Bảng 1-3: Biến động kết qủa hoạt động kinh doanh SABECO giai đoạn 2018 - 2020 12

Bảng 1-4: Biến động Tài sản của SABECO giai đoạn 2018 - 2020 20

Bảng 1-5: Cơ cấu Tài sản của SABECO giai đoạn 2018 - 2020 22

Bảng 1-6:Cơ cấu Nguồn vốn của SABECO giai đoạn 2018 - 2020 24

Bảng 1-7: Cơ cấu và biến động Nguồn vốn của SABECO giai đoạn 2018 - 2020 25

Bảng 1-8: Hệ số thanh toán tổng quát của SABECO và HABECO 27

Bảng 1-9: Hệ số thanh toán hiện hành của SABECO và HABECO 28

Bảng 1-10: Hệ số thanh toán nhanh của SABECO và HABECO 29

Bảng 1-11: Hệ số thanh toán lãi vay của SABECO và HABECO 30

Bảng 1-12: Vòng quay hàng tồn kho của SABECO và HABECO 31

Bảng 1-13: Vòng quay Tổng tài sản của SABECO và HABECO 32

Bảng 1-14: Vòng quay khoản phải thu của SABECO và HABECO 34

Bảng 1-15: Vòng quay Khoản phải trả của SABECO và HABECO 35

Bảng 1-16: Vòng quay Tài sản cố định của SABECO và HABECO 36

Bảng 1-17: Hệ số ROA của SABECO và HABECO 37

Bảng 1-18: Các chỉ số trong mô hình Dupont của ROA 38

Bảng 1-19: ROE của SABECO và HABECO 40

Bảng 1-20: Các chỉ số trong mô hình Dupont ROE 40

Bảng 1-21: Các chỉ số trong mô hình Dupont ROE 42

Bảng 1-22: Hệ số EPS của SABECO và HABECO 43

Bảng 1-23: Tỷ số P/E của HABECO và SABECO 44

Bảng 1-24: Tỷ số Nợ trên Tổng tài sản của SABECO và HABECO 45

Bảng 1-25: Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu của SABECO và HABECO 45

Bảng 2-1: Thống kê các hạng mục công trình cần mở rộng 58

Bảng 2-2: Chi phí công trình xây dựng 59

Bảng 2-3: Thông tin cơ bản máy móc thiết bị 60

Trang 10

Bảng 2-4: Bảng chi phí mua sắm máy móc thiết bị 61

Bảng 2-5: Chi phí mua sắm công cụ dụng cụ 62

Bảng 2-6: Tổng giá trị đầu tư của dự án 64

Bảng 2-7: Năng suất sản xuất dự kiến của dự án 65

Bảng 2-8: Chỉ số yêu cầu với nguyên liệu 66

Bảng 2-9: Tổn thất tính theo % của từng công đoạn sản xuất 66

Bảng 2-10: Bảng cân bằng sản phẩm cho bia 75% malt 68

Bảng 2-11: Cân bằng sản phẩm cho bia 100% malt 69

Bảng 2-12: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chính cho sản xuất bia 71

Bảng 2-13: Chi phí vật liệu phụ gia cho sản xuất bia 71

Bảng 2-14: Chi phí nguyên vật liệu phụ cho sản xuất bia 72

Bảng 2-15: Chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất bia 73

Bảng 2-16: Chi phí sản xuất chung cho sản xuất bia 73

Bảng 2-17: Chi phí quản lý doanh nghiệp của dự án 74

Bảng 2-18: Chi phí bán hàng của dự án 75

Bảng 2-19: Chỉ số kỹ thuật của Malt 76

Bảng 2-20: Chỉ số kỹ thuật của hoa viên 77

Bảng 2-21: Chỉ số kỹ thuật của hoa cao 77

Bảng 2-22: Chỉ số kỹ thuật của gạo 78

Bảng 2-23: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp qua từng năm 87

Bảng 2-24: Chi phí nhân công trực tiếp qua từng năm 87

Bảng 2-25: Chi phí sản xuất chung qua từng năm 88

Bảng 2-26: Chi phí quản lý doanh nghiệp qua từng năm 88

Bảng 2-27: Chi phí bán hàng qua từng năm 88

Bảng 2-28: Giá vốn hàng bán qua từng năm 89

Bảng 2-29: Doanh thu dự tính của dự án 90

Bảng 2-30: Kết quả hoạt động kinh doanh dự tính 91

Bảng 2-31: Danh sách khách hàng của dự án 92

Bảng 2-32: So sánh sản phẩm và giá tiền giữa SABECO và HABECO 93

Bảng 2-33: Bảng giá bán dự kiến 95

Trang 11

Bảng 2-34: Kế hoạch phân phối sản phẩm cho khách hàng 96

Bảng 2-35: Doanh thu bán hàng dự kiến cho CTCP Thương Mại Bia Sài Gòn Miền Trung 97

Bảng 2-36: Doanh thu bán hàng dự kiến cho các nhà phân phối khác trong khu vực 98

Bảng 2-37: Vòng quay Hàng tồn kho của CTCP Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi 99

Bảng 2-38: Hàng tồn kho dự kiến qua từng năm 100

Bảng 2-39: Các khoản phải thu dự kiến qua từng năm 102

Bảng 2-40: Vòng quay khoản phải trả của CTCP Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi 103

Bảng 2-41: Ước tính số lượng hàng hoá vận chuyển đến khách hàng 104

Bảng 2-42: Chi phí vận chuyển hàng hóa dự kiến đến CTCP Thương Mại Bia Sài Gòn Miền Trung 106

Bảng 2-43: Chi phí vận chuyển hàng hóa dự kiến đến các nhà phân phối khác 107

Bảng 2-44: Tổng chi phí vận chuyển dự kiến 108

Bảng 2-45: Khấu hao máy móc thiết bị 109

Bảng 2-46: Khấu hao công trình xây dựng 109

Bảng 2-47: Công cụ dụng cụ dự kiến cho bộ phận sản xuất 110

Bảng 2-48: Phân bổ công cụ dụng cụ cho bộ phận sản xuất 111

Bảng 2-49: Công cụ dụng cụ dự kiến cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 111

Bảng 2-50: Phân bổ công cụ dụng cụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 112

Bảng 2-51: Công cụ dụng cụ cho bộ phận bán hàng 112

Bảng 2-52: Phân bổ công cụ dụng cụ cho bộ phận bán hàng 112

Bảng 2-53: Lãi gộp dự kiến của dự án 113

Bảng 2-54: Vốn lưu động dự tính 113

Bảng 2-55: Dòng tiền dự tính của dự án 114

Bảng 2-56: Ngân lưu dự tính của dự án 116

Bảng 2-57: Lãi suất cho vay của Ngân hàng 120

Bảng 2-58: Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của SABECO 120

Bảng 3-1: Lịch trả nợ 132

Bảng 3-2: So sánh TSTĐ và TSSS 170

Trang 12

Bảng 3-3: Kế hoạch thẩm định giá 172

Bảng 3-4: Các yếu tố cần điều chỉnh 173

Bảng 3-5: Điều chỉnh độ rộng hẻm 176

Bảng 3-6: Điều chỉnh hướng Tây và hướng Đông 177

Bảng 3-7: Điều chỉnh hướng Tây và hướng Bắc 179

Bảng 3-8: Bảng điều chỉnh các yếu tố so sánh 181

Bảng 3-9: Bảng điều chỉnh tỷ lệ hao mòn kết cấu chính 183

Bảng 3-10: Chi phí xây dựng nhà mới 184

Bảng 3-11: Giá đất các tài sản so sánh 184

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1-1: Cơ cấu cổ đông của SABECO năm 2020 8

Biểu đồ 1-2: Doanh thu bán hàngcủa SABECO giai đoạn từ 2018-2020 13

Biểu đồ 1-3: Doanh thu thuần của SABECO giai đoạn từ 2018-2020 14

Biểu đồ 1-4: Chi phí của SABECO giai đoạn từ 2018 - 2020 16

Biểu đồ 1-5: Chi phí của SABECO giai đoạn từ 2018 - 2020 17

Biểu đồ 1-6: Lợi nhuận sau thuế của SABECO giai đoạn từ 2018 - 2020 18

Trang 14

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU –

NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO) 1

1.1 Tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu- Nước Giải Khát Sài Gòn 1 1.1.1 Giới thiệu về Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu- Nước Giải Khát Sài Gòn 1 1.1.2 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi 2

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển 2

1.1.4 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu vốn 4

1.1.5 Ngành nghề kinh doanh chính và danh mục sản phẩm 8

1.1.6 Địa bàn kinh doanh 11

1.2 Tình hình kinh doanh của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn giai đoạn 2018 – 2020 12

1.3 Tình hình tài chính của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn giai đoạn 2028 – 2020 20

1.3.1 Phân tích cơ cấu và biến động Tài sản của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn giai đoạn 2028 – 2020 20

1.3.2 Phân tích cơ cấu và biến động Nguồn vốn của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn giai đoạn 2018 – 2020 24

1.3.3 Các chỉ số tài chính cơ bản của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn giai đoạn 2018 – 2020 27

1.4 Kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn 46

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 48

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHI TIẾT DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – QUẢNG NGÃI 49

Trang 15

2.1 Cơ sở thực hiện dự án mở rộng sản xuất kinh doanh Nhà máy bia Sài Gòn

– Quảng Ngãi 49

2.1.1 Các yếu tố bên trong 49

2.1.2 Các yếu tố bên ngoài 50

2.2 Chi tiết dự án mở rộng sản xuất kinh doanh Nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi 53

2.2.1 Chi tiết nội dung dự án 53

2.2.2 Quy trình sản xuất bia 53

2.2.3 Các khoản đầu tư vào dự án 57

2.2.4 Kế hoạch sản xuất 65

2.2.5 Các khoản chi phí liên quan đến việc vận hành dự án 70

2.2.6 Kế hoạch kinh doanh của dự án 85

2.2.7 Kế hoạch bán hàng của dự án 92

2.2.8 Kế hoạch thu hồi vốn, khấu hao, trả nợ… của dự án 108

2.2.9 Lãi gộp dự kiến của dự án 112

2.2.10 Xây dựng dòng tiền của dự án 113

2.2.11 Chi phí sử dụng vốn của dự án 118

2.2.12 Thẩm định dự án 120

2.2.12 Phân tích rủi ro của dự án 122

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 128

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TÀI TRỢ VỐN 129

3.1 Tổng quan nhu cầu vay vốn của dự án 129

3.2 Xác định hạn mức tín dụng của khoản vay ngắn hạn 129

3.3 Xác định nhu cầu vay vốn dài hạn 131

3.4 Hồ sơ vay vốn cần cung cấp cho Ngân hàng 135

3.4.1 Hồ sơ pháp lý 135

3.4.2 Hồ sơ tài chính 135

3.4.3 Hồ sơ tài sản đảm bảo 136

Trang 16

3.4.4 Hồ sơ mục đích vay vốn 136

3.5 Đề xuất đảm bảo cấp tín dụng 136

3.5.1 Giới thiệu chung về tài sản thẩm định 136

3.5.2 Thông tin về tài sản so sánh 144

3.5.3 Quy trình thẩm định 172

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 186

KẾT LUẬN 187

TÀI LIỆU THAM KHẢO 188

Trang 17

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 25 thế giới về Tỷ

lệ tiêu thụ bia rượu theo Báo cáo của Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA)

Bộ Y tế từng thông báo, mức độ tiêu thụ bia rượu của người Việt Nam trong 10 năm trở lại đây đã tăng gấp 2 lần Dự báo đến năm 2025, sẽ tăng lên đến 7 lít/người/năm Hiện nay ngành bia với tốc độ tăng trưởng 8 – 10%/năm, bên cạnh đó thu nhập của người dân được cải thiện cùng với tỷ lệ dân số trẻ, thói quen sử dụng nhiều sản phẩm bia sẽ là những nhân

tố chính giúp cho ngành bia tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới

Năm 2020 là một năm thật sự khó khăn đối với ngành bia, lĩnh vực này chịu tác động kép từ luật phòng chống tác hại của rượu bia (có hiệu lực từ 1/1/2020) và dịch bệnh Covid

- 19 bùng phát Ngành bia là một ngành rất nhạy cảm với đại dịch, khi giãn cách xã hội trên toàn quốc, các cơ sở dịch vụ đồ uống - được xếp vào nhóm “dịch vụ không thiết yếu” phải đóng cửa trong thời gian dài hơn các ngành kinh doanh khác

Việt Nam đã xử lý rất tốt các đợt bùng phát Covid-19 nhưng xu hướng khách ghé thăm nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm, công viên giải trí vẫn còn yếu và việc thiếu vắng du khách nước ngoài nên ngành bia cần nhiều thời gian hơn để hồi phục về mức trước Covid Bên cạnh đó người dân cũng chấp hành rất tốt việc uống rượu bia khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn, nên tác động của Nghị định 100 của Chính phủ đến ngành bia rượu cũng không còn quá mạnh mẽ

Bất chấp những khó khăn đến từ dịch bệnh và Nghị định 100 của Chính Phủ, ngành bia vẫn có những cạnh tranh gay gắt, các thương hiệu bia vẫn tích cực tung ra một số sản phẩm mới Heineken ra mắt Heineken 0.0 tại thị trường Việt Nam, là một loại bia không cồn như một phản ứng nhanh đối với Nghị định 100 Các công ty bia đã đẩy mạnh sự hiện diện ở tất cả các phân khúc: SABECO xuất hiện ở phân khúc cận cao cấp với bia Saigon Chill (vào tháng 10/2020) và bia Lạc Việt (phân khúc tiết kiệm, vào tháng 6), trong khi bia Đại Việt được Heineken giới thiệu vào tháng 4 để cạnh tranh ở phân khúc giá rẻ hơn Dường như cuộc chiến giành thị phần của các công ty sản xuất bia chưa bao giờ hết nóng bỏng, cùng với việc ngành bia đã có sự phục hồi Nhóm đề xuất Dự án mở rộng sản xuất Nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi của Tổng Công Ty Cổ Phần Bia – Rượu – Nước

Trang 18

giải khát Sài Gòn, vì đây là một trong những nhà máy trọng điểm và hiện đại bậc nhất của SABECO, để nâng công suất nhà máy, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu chung về Tổng Công Ty Cổ Phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh Bia – Rượu – Nước giải khát từ đó đề xuất dự án đầu tư mở rộng nâng công suất Nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi để mở rộng sản xuất kinh doanh

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Tổng Công Ty Cổ Phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn

từ năm 2018 đến năm 2020

Đối tượng nghiên cứu: Dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi của Tổng Công Ty Cổ Phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các nguồn dữ liệu khác nhau từ các báo cáo tài chính của Tổng Công Ty Cổ Phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, Tổng Công Ty Cổ Phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội và các tạp chí liên quan đến lĩnh vực sản xuất Bia rượu nước giải khát

Phương pháp xử lý dữ liệu: sử dụng các phương pháp phân tích, thông kê số liệu, so sánh, tổng hợp các số liệu và thông tin giữa các năm, phân tích tỷ trọng, biến động để làm

rõ vấn đề nghiên cứu của đề tài

5 Kết cấu của đề tài

Trang 19

1

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)

1.1 Tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu- Nước Giải Khát Sài Gòn

1.1.1 Giới thiệu về Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu- Nước Giải Khát Sài Gòn

Năm 1977, sau ngày giải phóng miền Nam, nhà máy sản xuất bia Sài Gòn được công

ty Rượu miền Nam tiếp quản, chính thức trở thành Công ty Bia Sài Gòn từ năm 1993 Sau

đó, trở thành Tổng công ty Bia - Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn từ năm 2003, trên cơ sở tiếp nhận thêm các thành viên gồm Công ty Rượu Bình Tây, Công ty Nước giải khát Chương Dương, Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ và Công ty Thương mại dịch vụ Bia- Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

Trải qua 146 năm hình thành và phát tiển, với bao khó khăn và thách thức, dù trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng trên thế giới, nhưng Bia Sài Gòn và Bia 333 vẫn đang là thương hiệu Việt dẫn đầu thị trường bia Việt Nam và đang trên đường chinh phục các thị trường khó tính trên thế giới như Đức, Mỹ, Nhật, Hà Lan…

Tên Công ty: Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu -

Nước Giải Khát Sài Gòn

Tên viết tắt: SABECO

Vốn điều lệ: 6,412,811,860,000 đồng

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn,

Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Website: https://www.sabeco.com.vn

Mã chứng khoán: SAB (HSX)

Ngày niêm yết: 06/12/2016

Số lượng sổ phiếu đang niêm yết: 641,281,186 cổ phiếu

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 641,281,186 cổ phiếu

Hình 1-1: Logo SABECO

Trang 20

2

Giấy phép đăng ký kinh doanh: 0300583659 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP

Hồ Chí Minh ngày 17/04/2008, điều chỉnh lần thứ 10 ngày 18/05/2020

1.1.2 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi

Tầm nhìn 2025: Phát triển SABECO thành Tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu

của Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế

Sứ mệnh:

Góp phần phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới

Đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam

Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm đồ uống chất lượng cao, an toàn và bổ dưỡng

Mang lại lợi ích thiết thực cho cổ đông, khách hàng, đối tác, người lao động và xã hội Thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu đồ uống theo chuẩn mực an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế “An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường”

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước trên cơ sở minh bạch trong kinh doanh

Tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng

Đảm bảo phát triển theo hướng hội nhập quốc tế

Trang 21

Năm 1985: Tháng 10/1985, Nhà máy Bia Sài Gòn lắp đặt hệ thống chiết lon đầu tiên

ở Việt Nam và cho ra mắt bia lon Saigon Export với thương hiệu Saigon Premium Export cùng dung tích 330ml

Năm 1989: Bia lon 333 Export chính thức ra mắt với dung tích 330ml

Năm 1992: Nhà máy Bia Sài Gòn hoàn thành lắp đặt, ra mắt Bia chai Saigon Lager, bắt đầu dùng két nhựa thay thế két gỗ Đồng thời, Nhà máy đưa ra thị trường bia chai 450ml thay cho loại 500ml với kiểu dáng đẹp hơn và chịu áp lực tốt hơn

Năm 1993: Nhà máy Bia Sài Gòn phát triển thành Công ty Bia Sài Gòn sau khi sáp nhập lần lượt với Nhà máy Nước đá Sài Gòn, Nhà máy Cơ khí Rượu Bia, Nhà máy Nước khoáng Đa Kai

Năm 1996: Bia chai Saigon Export chính thức ra mắt với mục tiêu ban đầu là xuất khẩu nhưng do nhu cầu trong nước nên đã được bán trong nước với dung tích 355ml Năm 2000: Bia chai Saigon Special chính thức ra mắt với dung tích 330ml, nhằm phục vụ cho nhóm khách hàng có thu nhập cao

Năm 2003 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn (SABECO) trên cơ sở Công ty Bia Sài Sòn và tiếp nhận các thành viên mới bao gồm Công ty Rượu Bình Tây, Công ty Nước giải khát Chương Dương, Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ, Công ty Thương mại Dịch vụ Bia - Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn

Năm 2008: Chuyển đổi mô hình hoạt động thông qua quá trình cổ phần hóa, Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn được thành lập

Năm 2016: Chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE, mã cổ phiếu SAB, với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên 132.0 nghìn đồng, khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu

là 641,281,186 cổ phiếu

Trang 22

4

Năm 2017: SABECO cho ra mắt sản phẩm bia lon Saigon Gold dung tích 330ml –

5% độ cồn, đây là sản phẩm cao cấp nhất của SABECO và được sản xuất với phiên bản

giới hạn Bên cạnh đó, Bộ Công Thương thoái vốn thành công 53,59% cổ phần của

SABECO cho Công ty TNHH Việt Nam Beverage và tiếp tục nắm giữ 36% cổ phần

Năm 2019: Vào tháng 08 SABECO tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon bao gồm Bia

Saigon Special, Bia Saigon Lager và Bia Saigon Export Tháng 12 SABECO tiếp tục tái ra

mắt sản phẩm bia lon 333

Năm 2020: SABECO kỷ niệm 145 năm thành lập bằng một chuỗi các hoạt động trong

năm, bao gồm tổ chức chương trình Chạy tiếp sức “Lên cùng Việt Nam”, ra mắt hai sản

phẩm mới là Bia Lạc Việt và Bia Saigon Chill, và ra mắt thiết kế mới của Bia Saigon Gold

1.1.4 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu vốn

1.1.4.1 Cơ cấu tổ chức

Hình 1-2: Cơ cấu tổ chức của SABECO

Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021

Trang 23

5

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của SABECO được tổ chức và

hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ SABECO Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ SABECO

Hội đồng quản trị: Quyết định vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của

SABECO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý khác

Ban Kiểm toán: Là cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, có trách nhiệm kiểm soát

mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của SABECO

Ban điều hành: chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong việc thực thi các nghị

quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của SABECO

Văn phòng hội đồng quản trị: Tổng hợp, điều phối hoạt động các ban chức năng và

đơn vị trực thuộc tổng công ty theo chương trình, kế hoạch làm việc của lãnh đạo Tổng công ty Tham mưu cho tổng công ty về cải cách hành chính, thực hiện công tác hành chính, thực hiện công tác hành chính, đối ngoại, tài trợ, quản trị,…

Ban tiêu thụ: Thực hiện và quản lý hiệu quả việc mua bán và điều phối sản phẩm của

tổng công ty từ các nhà máy đến kho hệ thống của từng khu vực, dự báo bán hàng và điều vận để đảm bảo việc cân đối cơ cấu sản phẩm của Tổng công ty Bên cạnh đó phải đảm bảo các mục tiêu về doanh số, độ phủ, sự hiện diện của sản phẩm theo định hướng chiến lược của Tổng công ty

Ban Marketing: Hoạch định, xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch

marketing cho tổng công ty Phối hợp với các ban liên quan trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận hằng năm của Tổng công ty

Ban Kế toán: tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế, chính sách, thực hiện

quản lý tài sản trong toàn hệ thống tổng công ty Quản lý, lưu giữ các hồ sơ pháp lý có giá trị như: quyền sử dụng đất đai, nhà ở, cổ phần, trái phiếu…

Ban Đầu tư: tham mưu cho hội đồng quản trị, tổng đốc trong lĩnh vực: quy hoạch và

xây dựng chiến lược phát triển các nhà máy bia thuộc hệ thống, kế hoạch đầu tư hằng năm

và dài hạn, tham gia hoạch định và triển khai hệ thống kho bãi phục vụ kinh doanh bia cho

Trang 24

6

toàn hệ thống Quản lý, kiểm soát việc thực hiện công tác quy hoạch chiến lược phát triển

kế hoạch đầu tư, hệ thống kho bãi theo phê duyệt Kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư tụi

án thuộc thẩm quyền của SABECO, báo cáo tình hình thực hiện đầu tư cho cấp có thẩm quyền của SABECO

Ban Kỹ thuật: Tổ chức quản lý hệ thống thông tin kiểm soát quá trình sản xuất, xây

dựng kế hoạch sản xuất và xử lý sản phẩm không phù hợp Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tuân thủ quy trình công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm của các đơn vị sản xuất trong hệ thống Chủ trì nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thử nghiệm, kĩ thuật sản xuất mới cho các lĩnh vực Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc về đánh giá năng lực sản xuất và chuyển giao công nghệ cho các đơn vị sản xuất trong hệ thống

Ban Tài chính: Quản lý ngân sách, quản lý tài chính của tổng công ty và các tài sản

của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Tham mưu chiến lược đầu tư tài chính nhằm khai thác cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo an toàn tài chính trong đầu tư Xây dựng, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh

Ban mua hàng: xây dựng kế hoạch, tổ chức mua nguyên vật liệu phải thoả mãn các

yêu cầu về chất lượng, số lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường… tổ chức, quản lý việc cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ đến các nhà máy sản xuất bia trong toàn hệ thống Kiểm tra, giám sát, thống kê, báo cáo bị sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong toàn hệ thống Để xuất lập kế hoạch mua hàng và cung ứng cho Tổng công ty

Ban Kiểm soát chất lượng: Tổ chức kiểm tra, đánh giá, xác nhận chất lượng nguyên

liệu, bao bì, nhãn mác đầu vào và thành phần bia theo tiêu chuẩn của Tổng công ty trong toàn hệ thống Quản lý chất lượng men giống và hoạt động nhân men giống Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn kĩ thuật được ban hành

Ban Pháp chế: tham mưu cho hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc trong xây dựng

và ban hành quy chế, quy định và hệ thống văn bản, thủ tục… tổ chức thẩm định, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp và hệ thống các quy chế, quy định, hệ thống các văn bản và sự tuân thủ các quy định trong các lĩnh vực hoạt động trong Tổng công ty

Trang 25

7

Ban Nguồn lực nhân sự: xây dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác

tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, đào tạo, tuyển dụng và chế độ chính sách lao động, tiền lương đối với cán bộ và nhân viên của Tổng công ty

Ban Kiểm soát nội bộ: Cảnh báo các rủi ro, phân tích các sai phạm và đề xuất với Hội

đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc các giải pháp khắc phục Phòng ngừa các sai phạm, giảm rủi ro, tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa nhằm cũng cố tính pháp lý và tuân thủ các quy định, chính sách trong các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn ISO, TCVN

1.1.4.2 Cơ cấu cổ đông

Bảng 1-1: Cơ cấu cổ đông của SABECO năm 2020

Số cổ phiếu Tỷ lệ sở hữu Số lượng

Trang 26

8

Biểu đồ 1-1: Cơ cấu cổ đông của SABECO năm 2020

Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021

Cổ đông lớn của Tổng công ty chủ yếu là các cổ đông trong nước, trong đó Công ty TNHH Vietnam Beverage nắm quyền kiểm soát với 53.59% cổ phần sau khi chi ra số tiền lên tới 5 tỷ USD trong cuộc đấu giá cổ phần vào cuối năm 2017 Vào cuối năm 2020, sau khi Bộ Công Thương thoái vốn, chuyển giao 36% vốn điều lệ của SABECO cho Tổng Công

ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), giá trị khoảng 2,309 tỷ đồng Các nhà đầu

tư nước ngoài đang sở hữu 9,49% cổ phần, trong đó khoảng 5% được sở hữu bởi hãng bia Heineken Các cổ đông nhỏ lẻ còn lại nắm giữ 1% cổ phần tại SABECO, và đây cũng là lượng cổ phiếu trôi nổi và được giao dịch thường xuyên trên thị trường chứng khoán

1.1.5 Ngành nghề kinh doanh chính và danh mục sản phẩm

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và buôn bán Bia, Rượu và Nước giải khát Bia là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 85% tổng doanh thu trong năm 2018, 2019,

2020 Lĩnh vực rượu, cồn và nước giải khát chiếm tỷ trọng không đáng kể

Bảng 1-2: Doanh thu theo sản phẩm của SABECO giai đoạn 2018 - 2020

ĐVT: triệu đồng

Doanh thu bán nguyên vật liệu 4,816,209 4,991,064 2,960,706

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG SABECO

Tổng công ty Đầu tư

và Kinh doanh vốn Nhà nước

Công ty TNHHVietnam Beverage

Tổ chức trong nước

Cá nhân trong nước

Trang 27

9

Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO, năm 2021

Nhóm sản phẩm mang lại doanh thu nhiều nhất cho SABECO chính là dòng sản phẩm bia, với các loại bia chai và bia lon như Bia Saigon Lager, Bia Saigon Special, Bia 333… mới đây nhất là Bia Saigon Chill ra mắt vào cuối năm 2020 Dòng sản phẩm bia của SABECO được người tiêu dùng đánh giá rất cao vì hương vị thơm ngon, chất lượng sản phẩm ổn định và giá cả hợp lý Bên cạnh đó dòng sản phẩm bia của SABECO cũng không gây nhức đầu và háo nước sau khi sử dụng nên mang lại cảm giác sảng khoái, phấn khởi cho người tiêu dùng

Hình 1-3: Dòng sản phẩm Bia của SABECO

Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021

Trang 28

10

Hình 1-4: Dòng sản phẩm nước giải khát của SABECO

Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021

Nhóm sản phẩm nước giải khát của SABECO bao gồm nước giải khát có gas và nước giải khát không có gas, chủ yếu là các sản phẩm của CTCP Nước Giải Khát Chương Dương Nổi bật nhất trong nhóm sản phẩm nước giải khát có gas bao gồm vẫn là Sá Xị Chương Dương, Soda Chương Dương Dòng sản phẩm nước giải khát không có gas gồm các sản phẩm có vị nha đam như Nước Yến Nha Đam Nam Phương và Nước Nha đam Chương Dương và nước uống đóng chai Chương Dương

Hình 1-5: Dòng sản phẩm Cồn và Rượu của SABECO

Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021

Trang 29

11

Nhằm góp phần đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và đa dạng hoá danh mục sản phẩm, SABECO rất chú trọng vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới cho ngành hàng bia, rượu, nước giải khát và nâng cấp nhãn hiệu bao bì cũng như chất lượng sản phẩm hiện có, bên cạnh đó cũng sẽ đánh giá được tiềm năng của

một số loại bia để định hướng phát triển thương mại và xây dựng thư viện công thức Bia

1.1.6 Địa bàn kinh doanh

SABECO hiện nay có 26 nhà máy đặt tại các tỉnh thành như thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bình Dương, Sóc Trăng, Quảng Ngãi… với tổng công suất sản xuất hàng năm khoảng 2.2 tỷ lít

Hình 1-6: Hệ thống nhà máy của SABECO

Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021

Với hệ thống phân thống phân phối trải dài khắp 63 tỉnh thành với hơn 100,000 điểm bán trong nước và ngoài nước Sản phẩm từ nhà máy sẽ được mua bán và điều phối đến

Trang 30

12

kho hệ thống các CTCP thương mại Bia Sài Gòn khu vực Sản phẩm của SABECO cũng

đã được xuất khẩu đến 38 quốc gia trên thế giới

Năm 2015, đạt 42% thị phần cả nước và hiện đang đứng ở vị trí số 1 trong ngành sản xuất bia Việt Nam

1.2 Tình hình kinh doanh của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn giai đoạn 2018 – 2020

Bảng 1-3: Biến động kết qủa hoạt động kinh doanh SABECO giai đoạn 2018 - 2020

2019/2018 2020/219 Tuyệt

đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối

Doanh thu bán hàng 36,043

,018

38,133,790

28,135,623

2,090,

772 5.80%

9,998,

-167

26.22

-%

Doanh thu thuần 35,948

,553

37,899,060

27,961,324

1,950,

507 5.43%

9,937,

-736

26.22

-%

Giá vốn hàng bán 27,864

,413

28,348,431

19,460,229

484,0

17 1.74%

8,888,

-202

31.35

-534

10.99

-% Doanh thu hoạt động

%

Trang 31

-4

4.80%

-7

33.00

-5

8.96%

-Lợi nhuận khác 39,416 11,570 35,407

27,84

-6

70.65

-%

23,837 206.02

% Tổng lợi nhuận trước

8.59%

-Lợi nhuận sau thuế 4,402,

-2

8.07% Lãi cơ bản trên cổ

-phiếu (VNÐ) 6,143 7,557 7,133 1,414

23.02

5.61%

-Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021 Biểu đồ 1-2: Doanh thu bán hàngcủa SABECO giai đoạn từ 2018-2020

Trang 32

14

Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021

Doanh thu bán hàng của SABECO trong những năm gần đây tăng trưởng không đều Năm 2018, doanh thu bán hàng đạt 36,043 tỷ đồng, năm 2019 đạt 39,134 tỷ đồng và năm

2020 đạt 28,135 tỷ đồng Giai đoạn từ năm 2018 đến 2019, doanh thu bán hàng đạt tốc độ tích cực, cụ thể năm 2019 tăng hơn 5.80% so với năm 2018, tương đương tăng hơn 2,091

tỷ đồng Doanh thu bán hàng năm 2020 giảm mạnh và thấp hơn năm 2019 do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm tin đồn thất thiệt, Covid-19, Nghị định 100 và lũ lụt kéo dài Cụ thể doanh thu bán hàng năm 2020 giảm hơn 26.22% so với năm 2019, tương đương giảm đến 9,998 tỷ đồng Trước những khó khăn và thách thức đó, SABECO đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh, chuyển hướng tập trung sang các kênh tiêu thụ mang về và tăng cường các hoạt động khuyến mại

Biểu đồ 1-3: Doanh thu thuần của SABECO giai đoạn từ 2018-2020

28,135,623

05,000,000

Trang 33

15

Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021

Doanh thu thuần tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng của công ty, doanh thu thuần của SABECO đạt mức tăng trưởng không đều

Năm 2018, doanh thu thuần đạt 35,948 tỷ đồng và vượt 2.1% so với kế hoạch năm

2018 Sản lượng tiêu thụ năm 2018 đạt 1.796 triệu lít bia các loại, doanh thu tăng trưởng 5.1% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ vào gia tăng sản lượng tiêu thụ và điều chỉnh giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt do việc điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thêm 5%, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng

Giai đoạn từ năm 2018-2019, doanh thu thuần tuy tăng trưởng tốt nhưng không đạt

kế hoạch đề ra cho năm 2019 Cụ thể, doanh thu thuần năm 2019 đạt 37,899 tỷ đồng, tăng 5.43% so với năm 2018, tương đương tăng 1,950 tỷ đồng và giảm 2.5% so với kế hoạch

2019 đề ra Do sự lan truyền tin đồn thất thiệt rằng SABECO là công ty của Trung Quốc vào khoảng giai đoạn Q3, sản lượng tiêu thụ của SABECO và những tháng cuối năm 2019

đã bị ảnh hưởng nặng nề Tổng Công ty đã nhanh chóng thực hiền nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tin đồn này và hạn chế tổn thất

Doanh thu thuần năm 2020 đạt 27.961 tỷ đồng, giảm 26.22% so với năm 2019, tương đương giảm 9,938 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ giảm và được bù đắp một phần bởi các đợt

27,961,324

05,000,000

DOANH THU THUẦN

Doanh thu thuần

Trang 34

16

tăng giá trong năm Tuy doanh thu thuần giảm nhưng đã vượt 17.5% so với kế hoạch năm

2020 là 23,800 tỷ đồng Công ty tập trung giữ vững vị thế trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu

và xâm nhập vào các thị trường mới Đa dạng hóa các kênh phân phối, nâng cao năng lực

và hiệu quả vận hành của hệ thống phân phối

Biểu đồ 1-4: Chi phí của SABECO giai đoạn từ 2018 - 2020

Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021

Năm 2018, chi phí tài chính đạt 746 triệu đồng (trong đó chi phí lãi vay chiếm 350 triệu đồng) và tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 3,644 tỷ đồng, chiếm gần 10% doanh thu thuần, tuy nhiên mức chi phí này giảm khoảng 3% so với cùng kỳ Chi phí bán hàng ghi nhận mức chi 2,731 tỷ đồng (trong đó chủ yếu là chi phí marketing, quảng cáo, tiếp thị và lương đội ngũ nhân viên bán hàng), giảm 80 tỷ so với cùng kỳ, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 23 tỷ đồng

Năm 2019, chi phí tài chính là 930 triệu đồng (trong đó chi phí lãi vay chiếm 370 triệu đồng) tăng 24.62% so với năm 2018, chi phí quản lý doanh nghiệp là 1,048 tỷ đồng, tăng khoảng 15% so với năm 2018, là do việc trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư Bên cạnh

đó, chi phí bán hàng ghi nhận ở mức 3,003 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2018, chủ yếu là do SABECO đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động marketing và hỗ trợ bán hàng

Trang 35

17

Năm 2020, chi phí quản lý doanh nghiệp là 702 tỷ đồng, giảm 33% so với năm 2019

do cùng kỳ năm trước SABECO trích lập dự phòng cho khoản đầu tư vào công ty liên kết hoạt động về bất động sản Chi phí bán hàng là 2,859 tỷ đồng, giảm 4.8% so với cùng kỳ

do hầu như các chai bia đã hết khấu hao Mặc dù trong năm có nhiều hoạt động tiếp thị và chương trình khuyến mại hơn nhưng SABECO đã thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí nhằm giảm thiểu tác động của việc giảm doanh thu

Biểu đồ 1-5: Chi phí của SABECO giai đoạn từ 2018 - 2020

Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021

Lợi nhuần thuần của công ty qua các năm từ 2018 đến 2020 có sự biến động tăng giảm

rõ rệt Cụ thể là năm 2019, lợi nhuần thuần của công ty là 6,674 tỷ đồng, tăng 1,323 tỷ đồng

so với năm 2018 là 5,351 tỷ đồng, tương đương tăng 24.74% Nhưng qua đến năm 2020, lợi nhuần thuần công ty là 6,076 tỷ đồng, giảm 598,195 triệu đồng so với năm 2019, tương đương giảm 8.96%

Năm 2018 hoạt động kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn ở khâu tiêu thụ, tình hình kho bãi và máy móc thiết bị lạc hậu, chưa được đầu tư tương xứng và phải cạnh tranh cùng các hãng bia, rượu có thương hiệu với tiềm lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm từ nước ngoài Xu hướng tiêu dùng có nhiều thay đổi: Do thu nhập bình quân tăng

5,351,023

6,674,606

6,076,411

01,000,000

Lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần

Trang 36

18

trong những năm qua nên người tiêu dùng có xu hướng sử dụng nhiều hơn các dòng sản phẩm bia ở phân khúc cao cấp, tuy nhiên trong khi đó SABECO vẫn còn thiếu các sản phẩm cạnh tranh tại phân khúc này; giới trẻ với thu nhập cao có xu hướng sử dụng các sản phẩm bia ngoại có thương hiệu quốc tế; Người tiêu dùng ngày càng quan tâm về sức khỏe, do đó

có xu hướng sử dụng nhiều hơn các sản phẩm nước uống không cồn có lợi cho sức khỏe Năm 2019 đạt kết quả vượt trội so với các năm trước nhờ vào việc tăng trưởng doanh thu tốt, tiết giảm chi phí và gia tăng hiệu quả hoạt động Cụ thể gồm việc tái ra mắt các thương hiệu Bia Saigon và 333 với thiết kế bao bì mới, sử dụng hình tượng con rồng làm yếu tố cốt lõi nhằm tượng trưng cho sức mạnh, sự thịnh vượng và trí tuệ của một Việt Nam trẻ trung và tiến bộ Hệ thống chuỗi cung ứng đã được tối ưu hóa và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả chi phí và vận hành Công ty đã cải thiện chất lượng và độ tươi mới của các sản phẩm bia không chỉ tại các nhà máy bia mà còn trên cả toàn thị trường Cũng trong năm 2019, Nhà máy Bia Sài Gòn – Lâm Đồng đã hoàn thành việc xây dựng với vị trí khu vực chiến lược nhằm phục vụ cho thị trường đang phát triển

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với thế giới nói chung do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 toàn cầu Nhưng lợi nhuận thuần không giảm sau, kết quả này có được là nhờ vào việc cải thiện doanh thu của Tổng công ty, đồng thời tối ưu hóa và tiết kiệm chi phí trong việc tiêu thụ năng lượng, mua chung nguyên vật liệu, vận tải và bao

bì đóng gói

Biểu đồ 1-6: Lợi nhuận sau thuế của SABECO giai đoạn từ 2018 - 2020

Trang 37

19

Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021

Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm có sự biến động liên tục Cụ thể năm

2019 là 5,370 tỷ đồng, tăng 967,398 triệu đồng so với năm 2018 là 4,402 tỷ đồng, tương đương tăng 21.97% Năm 2020, lợi nhuận sau thuế là 4,936 tỷ đồng, giảm 433,302 triệu đồng so với năm 2019, tương đương giảm 8.07%

Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 4.403 tỷ đồng giảm 11% so với cùng

kỳ nhưng vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 9.9% Lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ chủ yếu do giá vốn hàng bán tăng mặc dù lợi nhuận từ hoạt động tài chính 2018 tăng 24 tỷ đồng, tương đương tăng 4% Dù thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và giá cả nguyên liệu sản xuất tăng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của SABECO cao hơn so với kế hoạch đề ra Sản lượng tiêu thụ không thay đổi do giảm lượng hàng tồn tại các nhà phân phối nhằm đảm bảo độ tươi mới của các sản phẩm Bia Sài Gòn

Năm 2019, ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế kỷ lục là 5,370 tỷ đồng, tăng hơn 22%

so với năm 2018, chủ yếu do tăng lợi nhuận gộp và thu nhập tài chính Ngoài ra còn nhờ vào việc tăng trưởng doanh thu tốt, tiết giảm chi phí và gia tăng hiệu quả hoạt động Trong năm, SABECO đã triển khai nhiều thay đổi trong chiến lược và hoạt động có thể kể đến như: cải thiện tỷ suất lợi nhuận thông qua việc kiểm soát chi phí và tăng giá bán; nâng cao

4,402,750

5,370,148

4,936,846

01,000,000

Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế

Trang 38

20

bộ nhận diện thương hiệu bằng cách tái ra mắt mẫu mã bao bì mới cho các sản phẩm Bia Saigon và 333; song song với việc tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty bằng những khoản đầu tư gia tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty liên kết, áp dụng công nghệ thông tin trong quy trình vận hành và sản xuất, cũng như xây dựng mở rộng các nhà máy bia hiện hành

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn khi mà lợi nhuận sau thuế của SABECO đạt 4.937 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ, tuy nhiên SABECO vẫn vượt mức kế hoạch kinh doanh đề ra hơn 1,685 tỷ đồng, tương đương mức vượt 52% Trong năm SABECO đã đưa

ra nhiều sáng kiến nhằm bảo vệ và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty trước các tác động của tin đồn không đúng sự thật, sản phẩm bia nhái và sự cạnh tranh không lành mạnh

từ các đối thủ cùng ngành, cũng như ảnh hưởng từ Nghị định 100

1.3 Tình hình tài chính của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn giai đoạn 2028 – 2020

1.3.1 Phân tích cơ cấu và biến động Tài sản của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải

Khát Sài Gòn giai đoạn 2028 – 2020

Bảng 1-4: Biến động Tài sản của SABECO giai đoạn 2018 - 2020

ĐVT: triệu đồng

2019/2018 2020/2019 Tuyệt

đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối

2

4,115,88

5

2,726,13

7

- 351,507 -7.87%

- 1,389,7

48

33.77%

-II Đầu tư tài

93 17.38%

Trang 39

26.45%

sản đầu tư 54,568 58,433 65,174 3,865 7.08%

6,741 11.54% III Tài

90.86%

26.89% - 43,847 -7.63%

Trang 40

33

20.55

%

412,497 1.53%

Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO, năm 2021 Bảng 1-5: Cơ cấu Tài sản của SABECO giai đoạn 2018 - 2020

I.Tiền và các khoản tương đương tiền 19.97% 15.27% 9.96%

V Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 9.47% 8.02% 8.59%

Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO, năm 2021

Ngày đăng: 15/07/2021, 18:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w