CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHI TIẾT DỰ ÁN MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH
2.1.2 Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố chính trị (Political).
Luật Tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế tiêu dùng đánh vào một số hàng hoá dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định như thuốc lá, rượu, bia, ô tô du lịch, kinh doanh vũ trường,… Thuế Tiêu thụ đặc biệt hạn chế sản xuất và tiêu dùng đối với rượu và bia. Hiện hành, thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với bia là 65%; đối với rượu từ 20 độ trở lên là 65%, đối với rượu dưới 20 độ là 35%. Việc quy định thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, rượu, bia cao là nhằm mục đích hạn chế việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, bởi lẽ những hàng hóa này có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đến môi trường.
Luật An toàn thực phẩm: Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 19/2012/TT-BYT. Theo đó, các sản phẩm rượu, bia và đồ uống có cồn phải đáp ứng các chỉ tiêu trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6- 3:2010/BYT đối với đồ uống có cồn trước khi lưu hành trên thị trường.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia: ràng buộc các hành vi liên quan đến rượu, bia của không chỉ người dân mà còn đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất bia, đơn vị truyền thông...
51 Việc cấm lái xe khi vừa uống rượu, bia đã chính thức được luật hóa. Ngày 30/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 (thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP) quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với các hành vi vi phạm giao thông. Đặc biệt, Nghị định số 100 tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn. Cụ thể, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Việc quảng cáo đối với rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên bị nghiêm cấm. Riêng trong trường hợp quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt tại khoản 3, Điều 12 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Cơ sở bán, rượu, bia phải dán thông báo không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi, nhân viên hoặc người bán rượu nên kiểm tra giấy tờ của khách mua hàng và có quyền từ chối đối với khách hàng không đủ điều kiện mua rượu.
Các yếu tố kinh tế (Economic).
Việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Từ năm 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2.7 lần, năm 2019 đạt trên 2,700 USD với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Năm 2020 ước tính GDP sẽ tăng trưởng 2.9%. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6%, đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là người dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 86%.
Do quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chọi đáng kể. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động lâu dài đối với các hộ gia đình, khảo sát trong tháng 1 năm 2021 thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát là giảm so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2021 nền kinh tế được dự đoán sẽ tăng trưởng 6,6% nếu kiểm soát tốt dịch bệnh đồng thời các ngành sản xuất theo hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu tiêu dùng ở nội địa được phục hồi mạnh mẽ.
52 Dù nền kinh tế bị kém tăng trưởng tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy người dân sẽ tiêu thụ ít bia, hàng năm giá bia tăng bình quân 2 - 3% nhưng không có bất kỳ tác động tiêu cực đến tiêu thụ bia gây ra bởi các yếu tố kinh tế.
Các yếu tố xã hội (Social).
Việt Nam đang đối diện với sự thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Năm 2019 dân số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu người và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu người vào năm 2050. Theo kết quả Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019, 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, nhưng dân số đang bị già hóa nhanh. Tầng lớp trung lưu đang được hình thành – chiếm khoảng 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026.
Việt Nam là một quốc gia mang đậm nét văn hoá phương Đông nên rất chú trọng đến các mối quan hệ thân tình như gia đình, bạn bè… nên việc sử dụng rượu, bia trong các bữa tiệc hay các dịp lễ Tết là điều không thể thiếu. Bên cạnh đó Việt Nam rất đề cao tinh thần tự hào dân tộc, cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hướng đến tiêu dùng các sản phẩm mang thương hiệu trong nước, đây là một xu hướng mới nổi cũng như một cơ hội để gia tăng tính cạnh tranh giữa SABECO với các công ty bia nước ngoài, tuy nhiên tâm lý thích hàng ngoại của người dân khó có thể thay đổi trong ngắn hạn.
Bia không phải là sản phẩm truyền thống của Việt Nam nhưng khi du nhập vào thì nhanh chóng được chấp nhận và sử dụng, trở thành thói quen đặc biệt là nam giới. Việc sử dụng bia vẫn có sự khác biệt giữa các vùng miền, ở nông thôn thường có xu hướng sử dụng các loại rượu truyền thống còn ở thành thị việc tiêu dùng bia phổ biến hơn, nhưng khi thu nhập được cải thiện và có sự ảnh hưởng của văn hoá đô thị đến các vùng nông thôn dần tạo ra xu hướng sử dụng bia thay cho các sản phẩm rượu truyền thống.
Các yếu tố công nghệ (Technological).
Chất lượng bia cao cấp, trung cấp hay phổ thông phụ thuộc vào các yếu tố theo độ quan trọng sau:
- Chất lượng nguyên liệu đầu vào (malt, houblon, gạo…)
- Tỷ lệ malt so với các loại gạo khác (bia cao cấp thường có tỷ trọng malt cao hơn các loại bia trung cấp và bia phổ thông).
53 - Thời gian ủ bia (bia cao cấp thường có thời gian ủ bia lâu hơn).
- Thiết bị, công nghệ và công đoạn sản xuất không có sự khác biệt giữa các loại bia cao cấp, trung cấp hay phổ thông.
Do vậy, các loại bia trong phân khúc cao cấp, trung cấp và phổ thông chủ yếu khác biệt ở chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào, tỷ lệ kết hợp các nguyên phụ liệu với nhau và thời gian ủ bia của từng nhà máy. Yếu tố công nghệ không phải là một yếu tố trọng yếu đối với ngành bia.
2.2 Chi tiết dự án mở rộng sản xuất kinh doanh Nhà máy bia Sài Gòn – Quảng Ngãi.