Các chỉ số tài chính cơ bản của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn giai đoạn 2018 – 2020

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH TÍCH HỢP DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – QUẢNG NGÃI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN SABECO (Trang 45 - 64)

1.3 Tình hình tài chính của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn

1.3.3 Các chỉ số tài chính cơ bản của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn giai đoạn 2018 – 2020

1.3.3.1 Chỉ số khả năng thanh toán.

Hệ số thanh toán tổng quát: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả.

Nó cho biết cứ trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo. Hệ số này được xác định bằng tổng tài sản trên tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán tổng quát = ∑ 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐍ợ 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐫ả 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧

Bảng 1-8: Hệ số thanh toán tổng quát của SABECO và HABECO.

ĐVT : triệu đồng.

Năm 2018 2019 2020 2018/2019 2019/2020

Tổng tài sản

bình quân 22,190,216 24,664,609 27,168,724 2,474,394 2,504,1145 Tổng nợ phải trả

bình quân 6,924,000 6,570,533 6,522,963 (353,467) (47,570) Hệ số thanh toán

tổng quát (SAB) 3.20 3.75 4.17 0.55 0.41

Hệ số thanh toán

tổng quát (BHN) 2.01 2.47 3.41

Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO và HABECO, năm 2021.

Ý nghĩa: Năm 2018, cứ 1 đồng nợ phải trả công ty có 3.20 đồng tài sản để đảm đảo khả năng trả nợ. Tương tự, năm 2019 cứ 1 đồng nợ có 3.75 đồng tài sản đảm bảo, và năm 2020 cứ 1 dồng nợ sẽ có 4.17 đồng tài sản đảm bảo. Bình quân 3 năm 2018-2020, cứ 1 đồng nợ có 3.71 đồng tài sản đảm bảo.

28 Nhận xét: Giai đoạn 2018 - 2020, hệ số thanh toán tổng quát của công ty đều cao (lớn hơn 3) và tăng qua từng năm cho thấy công ty có khả năng trả nợ bằng tài sản tốt. Năm 2018-2019, hệ số thanh toán tổng quát tăng 0.55 do tổng tài sản của công ty tăng và tổng nợ phải trả giảm xuống. Năm 2019 - 2020, hệ số thanh toán tổng quát tiếp tục tăng 0.41 vẫn do tài sản công ty tăng và nợ phải trả giảm nhẹ. So với 2 công ty cùng ngành : Công ty cổ phần Habeco (BHN), hệ số thanh toán tổng quát của Sabeco cao hơn ở 2 năm 2018 - 2020 (BHN là: 2.01 - 2.47 - 3.41 ), cho thấy khả năng thanh toán tổng quát của công ty tốt trong ngành.

Hệ số thanh toán hiện hành: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành được xác định bằng tổng tài sản ngắn hạn trên tổng nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán hiện hành = ∑ 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧ợ 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧

Bảng 1-9: Hệ số thanh toán hiện hành của SABECO và HABECO.

ĐVT : triệu đồng

Năm 2018 2019 2020 2018/2019 2020/2020

Tổng tài sản

ngắn hạn 14,690,168 19,164,603 19,513,381 4,474,434 348,779 Tổng nợ ngắn hạn 5,925,697 6,087,830 5,173,043 162,133 (914,787) Hệ số thanh toán

hiện hành (SAB) 2.48 3.15 3.77 0.67 0.62

Hệ số thanh toán

hiện hành (BHN) 1.39 1.80 2.58

Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO và HABECO, năm 2021.

Ý nghĩa : Năm 2018, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả có 2.48 đồng tài sản ngắn hạn bảo đảm. Năm 2019, 1 đồng nợ ngắn hạn có 3.15 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Và năm 2020, 1 đồng nợ ngắn hạn có 3.77 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Bình quân 3 năm, 1 đồng nợ ngắn hạn có 3.13 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo khả năng thanh toán.

29 Nhận xét : Từ năm 2018 đến 2020, công ty cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn tốt khi chỉ số thanh toán hiện hành cao (lớn hơn 2) và tăng qua các năm. Năm 2018-2019, hệ số thanh toán hiện hành tăng 0.67 do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn so với nợ ngắn hạn. Năm 2019-2020, hệ số thanh toán hiện hành tăng thêm 0.62 do nợ ngắn hạn giảm.

Hệ số thanh toán hiện hành của Sabeco cao hơn so với công ty cùng ngành năm 2018-2020 (BHN :1.39-1.80-2.58) thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tốt so với đối thủ cạnh tranh.

Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách lấy tổng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất (tiền mặt, đầu tư ngắn hạn và khoản phải thu) chia cho tổng nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧−𝐇à𝐧𝐠 𝐭ồ𝐧 𝐤𝐤𝐡𝐨 𝐍ợ 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧

Bảng 1-10: Hệ số thanh toán nhanh của SABECO và HABECO.

ĐVT : triệu đồng

Năm 2018 2019 2020 2018/2019 2019/2020

Tổng tài sản ngắn hạn 14,690,168 19,164,603 19,513,381 4,474,434 348,779 Hàng tồn kho 1,813,754 1,967,138 1,446,833 153,384 (520,305) Tổng nợ ngắn hạn 5,925,697 6,087,830 5,173,043 162,133 (914,787) Hệ số thanh toán

nhanh (SAB) 2.17 2.82 3.49 0.65 0.67

Hệ số thanh toán

nhanh (BHN) 1.18 1.53 2.24

Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO và HABECO, năm 2021.

Ý nghĩa: Năm 2018, 1 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 2.17 đồng tài sản ngắn hạn gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn mà không bán đi hàng tồn kho. Năm 2019, 1 đồng nợ ngắn hạn có 2.82 đồng tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn đảm bảo. Năm 2020, 1 đồng nợ ngắn hạn có 3.49

30 đồng đảm bảo. Bình quân từ năm 2018 - 2020, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 2.83 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo mà không cần bán đi hàng tồn kho.

Nhận xét: Hệ số thanh toán nhanh năm 2018-2020 của công ty đều cao (lớn hơn 2) và tăng qua từng năm cho thấy khả năng trả nợ ngay mà không cần chờ bán hàng tốt. Năm 2018-2019, hệ số thanh toán nhanh tăng 0.65 do tài sản ngắn hạn tăng nhanh. Tiếp tục tăng ở năm 2019-2020 khi hệ số tăng thêm 0.67 do nợ ngắn hạn giảm. Hệ số thanh toán nhanh của Sabeco cao hơn công ty cùng ngành ở cả 3 năm 2018 - 2020 (BHN: 1.18 - 1.53 - 2.24) cho thấy khả năng thanh toán ngay của công ty vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Hệ số thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐭𝐫ướ𝐜 𝐭𝐡𝐮ế 𝐯à 𝐥ã𝐢 𝐯𝐚𝐲 𝐋ã𝐢 𝐯𝐚𝐲

Bảng 1-11: Hệ số thanh toán lãi vay của SABECO và HABECO.

ĐVT : triệu đồng

Năm 2018 2019 2020 2018/2019 2020/2019

Lợi nhuận trước thuế 5,390,440 6,686,177 6,111,818 1,295,737 (574,358) Chi phí Lãi vay 35,245 37,367 63,681 2,122 26,314 Hệ số thanh toán lãi vay

(SAB) 152 178 95 26 (83)

Hệ số thanh toán lãi vay

(BHN) 14 22 34

Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO và HABECO, năm 2021.

Ý nghĩa: Năm 2018, cứ 1 đồng lãi vay có 152 đồng lợi nhuận đảm bảo. Năm 2019, 1 đồng lãi vay có 178 lợi nhuận đảm bảo. Năm 2020, 1 đồng lãi vay có 95 đồng lợi nhuận đảm bảo. Bình quân 3 năm, cứ 1 đồng lãi vay công ty có 142 đồng lợi nhuận đảm bảo.

Nhận xét: Giai đoạn 2018 - 2019, hệ số thanh toán lãi vay tăng 26 do lợi nhuận trước thuế tăng mạnh cùng chi phí lãi vay chỉ tăng nhẹ. Năm 2019 - 2020, hệ số thanh toán lãi

31 vay giảm mạnh 83 do lợi nhuận trước thuế giảm so với năm trước và chi phí lãi vay tăng gần 50% so với năm 2018. Cả 3 năm đều cho thấy khả năng thanh toán lãi vay bằng lợi nhuận của công ty ở múc cao. Hệ số thanh toán lãi vay của Sabeco cao hơn nhiều so với công ty đối thủ năm 2018-2020 (BHN: 14 – 22 - 34) do lợi nhuận trước thuế của công ty cao hơn nhiều lần do đó đảm bảo trả lãi của công ty so với công ty khác.

 Khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm 2018-2020 đều nằm ở mức cao cho thấy thanh khoản của công ty cao. Nhưng bên cạnh đó cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính để hưởng lợi từ lá chắn thuế, công ty nên khai thác nguồn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc vay vốn.

1.3.3.2 Chỉ số hiệu quả hoạt động.

Vòng quay hàng tồn kho: vòng quay hàng tồn kho là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu trong một kỳ nhất định chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ.

Vòng quay hàng tồn kho = 𝐆𝐢á 𝐯ố𝐧 𝐡à𝐧𝐠 𝐛á𝐧 𝐇à𝐧𝐠 𝐭ồ𝐧 𝐤𝐡𝐨

Số ngày quay vòng HTK bình quân (ngày) = 𝟑𝟔𝟎

𝐕ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐇𝐓𝐊 Bảng 1-12: Vòng quay hàng tồn kho của SABECO và HABECO.

ĐVT : triệu đồng

Năm 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Giá vốn hàng bán 27,864,413 28,348,431 19,460,229 484,017 (8,888,202) Hàng tồn kho bình

quân 1,908,645 1,890,446 1,706,985 (18,199) (183,461) Vòng quay hàng tồn

kho (SAB) 14.6 15 11.4 0.4 (4)

Số ngày quay vòng

hàng tồn kho (SAB) 25 24 32 (1) 8

Vòng quay hàng tồn

kho (BHN) 7.8 9.5 8.9

32 Số ngày quay hàng

tồn kho (BHN) 46 38 41

Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO và HABECO, năm 2021.

Ý nghĩa: Năm 2018, hàng tồn kho luân chuyển là 14.6 vòng, số ngày quay vòng hàng tồn kho là 25 ngày, nghĩa để hàng tồn kho quay được 1 vòng sẽ mất 25 ngày. Năm 2019, vòng quay hàng tồn kho là 15 vòng, số ngày quay vòng hàng tồn kho 24 ngày, để quay hàng tồn kho 1 vòng sẽ mất khoảng 24 ngày. Năm 2020, vòng quay hàng tồn kho là 11.4 vòng và số ngày quay vòng là 32 ngày, nghĩa là hàng tồn kho quay 1 vòng ở năm 2020 mất khoảng 32 ngày. Như vậy, bình quân 3 năm vòng quay hàng tồn kho là 13.7 vòng và mất khoảng 27 ngày để quay được 1 vòng.

Nhận xét: Vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng nhẹ ở năm 2018-2019 (tăng 0.4) khiến số ngày quay vòng giảm đi 1 ngày do giá vốn hàng bán tăng nhẹ ở năm 2019. Đến năm 2020, vòng quay hàng tồn kho lại giảm từ 15 xuống còn 11.4 (giảm 4 vòng) và số ngày để quay tăng lên đến 32 (tăng 8 ngày) do giá vốn hàng bán giảm mạnh năm 2020 và hàng tồn kho chỉ giảm nhẹ, cho thấy dịch bệnh Covid 2019-2020 ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh doanh của công ty khiến công ty phải giảm sản xuất và hàng hóa không bán ra được.

So sánh với công ty cùng ngành, Sabeco có số vòng quay hàng tồn kho cao hơn (BHN: 7.8 - 9.5 - 8.9) thể hiện khả năng thanh lý hàng tồn kho của công ty tốt trong ngành.

Vòng quay tổng tài sản: Số vòng quay tổng tài sản là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu thuần đạt được trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp trong cũng kỳ đó.

Vòng quay tổng tài sản = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧

Số ngày quay vòng tổng tài sản bình quân (ngày) = 𝟑𝟔𝟎

𝐕ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐭ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 Bảng 1-13: Vòng quay Tổng tài sản của SABECO và HABECO.

ĐVT : triệu đồng

Năm 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

33 Doanh thu thuần 35,948,553 37,899,060 27,961,324 1,950,507 (9,937,736) Tổng tài sản bình

quân 22,190,216 24,664,609 27,168,724 2,474,393 2,504,115 Vòng quay Tổng tài

sản (SAB) 1.62 1.54 1.03 (0.08) (0.51)

Số ngày quay vòng

Tổng Tài sản (SAB) 222 234 350 12 116

Vòng quay tài sản

(BHN) 0.97 1.10 0.96

Số ngày quay vòng

tài sản (BHN) 372 327 373

Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO và HABECO, năm 2021.

Ý nghĩa: Vòng quay tổng tài sản năm 2018 là 1.62 và số ngày quay vòng tổng tài sản là 222 ngày, nghĩa là cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được 1.62 đồng doanh thu và mất 222 ngày để tạo ra 1.62 đồng doanh thu đó. Năm 2019, vòng quay tài sản là 1.54 với số ngày quay vòng là 234 ngày, tức đầu tư 1 đồng tài sản sẽ mất 234 ngày để tạo ra 1.54 đồng doanh thu. Năm 2020, vòng quay tài sản là 1.03 với 350 ngày, tức đầu tư 1 đồng vào tài sản sẽ mất 350 ngày để tạo ra 1.03 đồng doanh thu. Bình quân 3 năm công ty đầu tư 1 đồng tài sản sẽ mất 269 ngày để tạo ra 1.4 đồng doanh thu.

Nhận xét: Vòng quay tổng tài sản của SABECO giảm qua từng năm 2018 - 2020 (năm 2018 - 2019 giảm 0.08, năm 2019 - 2020 giảm 0.51) do tổng tài sản tăng nhưng doanh thu chỉ tăng nhẹ ở năm 2019 lại giảm mạnh ở năm 2020. Dù hệ số vòng quay tài sản giữ vững lớn hơn 1 nhưng có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đang giảm đi, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn vì vậy công ty nên giảm bớt đầu tư vào tài sản. So với công ty cùng ngành, SABECO thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản tốt và ổn định hơn (BHN : 0.97-1.10-0.96).

Vòng quay khoản phải thu: Hệ số vòng quay khoản phải thu là một cách tính trong kế toán để kiểm tra độ hiệu quả của công ty trong việc thu hồi khoản phải thu và tiền nợ

34 của khách hàng. Tỉ lệ này cho thấy mức độ hiệu quả của một công ty trong việc cấp tín dụng cho khách hàng của họ và khả năng thu hồi nợ ngắn hạn.

Vòng quay khoản phải thu = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐏𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮 𝐤𝐡á𝐜𝐡 𝐡à𝐧𝐠

𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = 𝟑𝟔𝟎

𝐕ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮 Bảng 1-14: Vòng quay khoản phải thu của SABECO và HABECO.

ĐVT : triệu đồng

Năm 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Doanh thu thuần 35,948,553 37,899,060 27,961,324 1,950,507 (9,937,736) Phải thu khách

hàng bình quân 213,139 206,928 119,490 (6,211) (87,438) Vòng quay Khoản

phải thu (SAB) 168.66 183.15 234.01 14 51

Kỳ thu tiền bình

quân (SAB) 2 2 2 (0.17) (0.43)

Vòng quay khoản

phải thu (BHN) 36.38 36.43 41.35 Kỳ thu tiền bình

quân (BHN) 10 10 9

Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO và HABECO, năm 2021.

Ý nghĩa: Năm 2018, vòng quay khoản phải thu là 168.66 và kỳ thu tiền bình quân là 2 ngày, nghĩa là công ty thu hồi 168.66 lần và mất khoảng 2 ngày thì công ty thu được tiền của khách hàng. Năm 2019, công ty thu 183.15 lần và mất 2 ngày để thu hồi 183.15 đồng vốn. Năm 2020, công ty thu 234.01 lần mất 2 ngày để thu hồi 234.01 đồng vốn. Bình quân 3 năm, công ty thu 195.27 lần sẽ mất 2 ngày để thu hồi.

Nhận xét: Vòng quay khoản phải thu của công ty năm 2018-2020 tăng qua từng năm (năm 2018 - 2019 tăng 14 lần, năm 2019 - 2020 tăng 51 lần) và kỳ thu tiền bình quân giữ 2

35 ngày sẽ thu 1 lần thể hiện công ty có chính sách bán hàng chặt và hợp tác với các khách hàng có khả năng trả nợ nhanh chóng, vòng quay khoản phải thu tăng đến từ tốc độ giảm của khoản phải thu khách hàng nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu. Khi so với công ty đối thủ, vòng quay khoản phải thu của Sabeco cao hơn rất nhiều (BHN: 36.68 - 36.43 - 41.35), và kỳ thu tiền bình quân cũng nhỏ hơn (BHN: 10 – 10 - 9), thể hiện chính sách tín dụng của Sabeco còn khá chặt chẽ, với chính sách này công ty có thể đánh mất khách hàng nhất là với tình hình khó khăn như hiện tại.

Vòng quay khoản phải trả: Hệ số vòng quay các khoản phải trả là một thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn được sử dụng để định lượng tốc độ mà một công ty trả cho các nhà cung cấp của mình. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả thể hiện số lần một công ty trả hết các khoản phải trả trong một giai đoạn.

Vòng quay khoản phải trả = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐬ố 𝐦𝐮𝐚 𝐡à𝐧𝐠 𝐭𝐡ườ𝐧𝐠 𝐧𝐢ê𝐧 𝐏𝐡ả𝐢 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐫ả 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐛á𝐧

𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = 𝟑𝟔𝟎

𝐕ò𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐭𝐫ả Bảng 1-15: Vòng quay Khoản phải trả của SABECO và HABECO.

ĐVT : triệu đồng

Năm 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Doanh số mua hàng

thường niên 27,674,633 28,501,814 18,939,924 827,182 (9,561,890) Phải trả người bán

bình quân 2,023,831 2,227,165 2,039,987 203,334 (187,178) Vòng quay Khoản

phải trả 13.67 12.80 9.28 (1) (4)

Kỳ trả tiền bình

quân (SAB) 26.33 28.13 38.77 2 11

Vòng quay khoản

phải trả (BHN) 11.37 9.25 8.03

36 Kỳ trả tiền bình

quân (BHN) 31.66 38.94 44.84

Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO và HABECO, năm 2021.

Ý nghĩa : Năm 2018, vòng quay khoản phải trả của Sabeco là 13.67 lần và kỳ trả tiền bình quân 26 ngày, tức công ty công ty trả cho người bán 13.67 lần 1 năm và có 26 ngày để trả tiền. Năm 2019, công ty trả cho người bán 12.8 lần mất 28 ngày để trả. Năm 2020, vòng quay khoản phải trả là 9.28 và mất 39 ngày để trả. Bình quân 3 năm, vòng quay khoản phải trả của công ty là 12 lần và có 31 ngày để trả cho người bán.

Nhận xét : Năm 2018-2020, vòng quay khoản phải trả của công tăng giảm qua từng năm (năm 2018-2019 giảm 1 lần, năm 2019-2020 giảm 4 lần), và kỳ trả tiền bình quân ngày càng dài (năm 2018-2019 tăng 2 ngày và 2019-2020 tăng 11 ngày). Dù số ngày trả tiền cho người bán ngày càng dài chứng tỏ công ty chiếm dụng được vốn của người bán và có cơ hội đầu tư nhưng năm 2020 vòng quay giảm và kỳ trả tiền nhiều lên là do doanh số mua hàng của công ty giảm mạnh. So sánh với công ty đối thủ, vòng quay khoản phải trả của Sabeco còn cao khiến công ty không có nhiều cơ hội tận dụng vốn như đối thủ.

Vòng quay tài sản cố định: Số vòng quay tài sản cố định (Hệ số quay vòng tài sản cố định) là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định, của doanh nghiệp.

Vòng quay tài sản cố định = 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧

𝐍𝐠𝐮𝐲ê𝐧 𝐠𝐢á 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐜ố đị𝐧𝐡 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 Bảng 1-16: Vòng quay Tài sản cố định của SABECO và HABECO.

ĐVT: triệu đồng

Năm 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Doanh thu thuần 35,948,553 37,899,060 27,961,324 1,950,507 (9,937,736) Nguyên giá Tài sản

cố định bình quân 9,420,643 9,843,840 10,482,594 423,197 638,753 Vòng quay Tài sản

cố định (SAB) 3.82 3.85 2.67 0.03 (1.18)

37 Vòng quay Tài sản

cố định (BHN) 1.01 1.02 0.81

Nguồn: Báo cáo tài chính SABECO và HABECO, năm 2021.

Ý nghĩa : Năm 2018, vòng quay tài sản cố định là 3.82 nghĩa là với 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định sẽ tạo ra 3.82 đồng doanh thu. Năm 2019, với 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định công ty tạo ra 3.85 đồng doanh thu. Năm 2020, 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra 2.67 đồng doanh thu. Bình quân 3 năm, công ty đầu tư 1 đồng vào Tài sản cố định sẽ tạo ra 3.44 đồng doanh thu.

Nhận xét : Giống với hệ số vòng quay tổng tài sản, giai đoạn 2018-2020 vòng quay tài sản cố định giảm từ 3.82 xuống 2.67 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định đang giảm. So với công ty BHN, dù vòng quay tài sản cố định của SABECO cao hơn (BHN : 1.01-1.022-0.81) nhưng với hiệu quả sử dụng đang giảm công ty nên giảm bớt đầu tư vào tài sản cố định.

 Các chỉ số vòng quay của SABECO đều cho thấy công ty kinh doanh tốt. Vòng quay hàng tồn kho cho thấy công ty thanh lý tốt hàng tồn kho và giữ khá vững số vòng quay của mình. Vòng quay tài sản cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty tốt nhưng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid. Vòng quay khoản phải thu thể hiện công ty có chính sách tín dụng nghiêm ngặt điều này sẽ dễ làm công ty mất các khách hàng tiềm năng. Vòng quay khoản phải trả cho thấy khả năng trả nợ của công ty vững, khả năng chiếm dụng vốn tốt.

1.3.3.3 Nhóm chỉ số khả năng sinh lợi.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản hay bình quân 1 đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của Doanh nghiệp. ROA càng cao thì mức độ sử dụng tài sản của Doanh nghiệp càng tốt.

𝐑𝐎𝐀 = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧

Bảng 1-17: Hệ số ROA của SABECO và HABECO.

ĐVT : triệu đồng

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH TÍCH HỢP DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN – QUẢNG NGÃI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN SABECO (Trang 45 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)