1.1.4.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 1-2: Cơ cấu tổ chức của SABECO.
Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021.
5 Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của SABECO được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ SABECO. Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ SABECO.
Hội đồng quản trị: Quyết định vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của SABECO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý khác.
Ban Kiểm toán: Là cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, có trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của SABECO.
Ban điều hành: chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong việc thực thi các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của SABECO.
Văn phòng hội đồng quản trị: Tổng hợp, điều phối hoạt động các ban chức năng và đơn vị trực thuộc tổng công ty theo chương trình, kế hoạch làm việc của lãnh đạo Tổng công ty. Tham mưu cho tổng công ty về cải cách hành chính, thực hiện công tác hành chính, thực hiện công tác hành chính, đối ngoại, tài trợ, quản trị,…
Ban tiêu thụ: Thực hiện và quản lý hiệu quả việc mua bán và điều phối sản phẩm của tổng công ty từ các nhà máy đến kho hệ thống của từng khu vực, dự báo bán hàng và điều vận để đảm bảo việc cân đối cơ cấu sản phẩm của Tổng công ty. Bên cạnh đó phải đảm bảo các mục tiêu về doanh số, độ phủ, sự hiện diện của sản phẩm theo định hướng chiến lược của Tổng công ty.
Ban Marketing: Hoạch định, xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch marketing cho tổng công ty. Phối hợp với các ban liên quan trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận hằng năm của Tổng công ty.
Ban Kế toán: tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế, chính sách, thực hiện quản lý tài sản trong toàn hệ thống tổng công ty. Quản lý, lưu giữ các hồ sơ pháp lý có giá trị như: quyền sử dụng đất đai, nhà ở, cổ phần, trái phiếu…
Ban Đầu tư: tham mưu cho hội đồng quản trị, tổng đốc trong lĩnh vực: quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển các nhà máy bia thuộc hệ thống, kế hoạch đầu tư hằng năm và dài hạn, tham gia hoạch định và triển khai hệ thống kho bãi phục vụ kinh doanh bia cho
6 toàn hệ thống. Quản lý, kiểm soát việc thực hiện công tác quy hoạch chiến lược phát triển kế hoạch đầu tư, hệ thống kho bãi theo phê duyệt. Kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư tụi án thuộc thẩm quyền của SABECO, báo cáo tình hình thực hiện đầu tư cho cấp có thẩm quyền của SABECO.
Ban Kỹ thuật: Tổ chức quản lý hệ thống thông tin kiểm soát quá trình sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất và xử lý sản phẩm không phù hợp. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tuân thủ quy trình công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm của các đơn vị sản xuất trong hệ thống. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thử nghiệm, kĩ thuật sản xuất mới cho các lĩnh vực. Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc về đánh giá năng lực sản xuất và chuyển giao công nghệ cho các đơn vị sản xuất trong hệ thống.
Ban Tài chính: Quản lý ngân sách, quản lý tài chính của tổng công ty và các tài sản của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty. Tham mưu chiến lược đầu tư tài chính nhằm khai thác cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo an toàn tài chính trong đầu tư.
Xây dựng, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Ban mua hàng: xây dựng kế hoạch, tổ chức mua nguyên vật liệu phải thoả mãn các yêu cầu về chất lượng, số lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường… tổ chức, quản lý việc cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ đến các nhà máy sản xuất bia trong toàn hệ thống.
Kiểm tra, giám sát, thống kê, báo cáo bị sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong toàn hệ thống. Để xuất lập kế hoạch mua hàng và cung ứng cho Tổng công ty.
Ban Kiểm soát chất lượng: Tổ chức kiểm tra, đánh giá, xác nhận chất lượng nguyên liệu, bao bì, nhãn mác đầu vào và thành phần bia theo tiêu chuẩn của Tổng công ty trong toàn hệ thống. Quản lý chất lượng men giống và hoạt động nhân men giống. Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn kĩ thuật được ban hành.
Ban Pháp chế: tham mưu cho hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc trong xây dựng và ban hành quy chế, quy định và hệ thống văn bản, thủ tục… tổ chức thẩm định, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp và hệ thống các quy chế, quy định, hệ thống các văn bản và sự tuân thủ các quy định trong các lĩnh vực hoạt động trong Tổng công ty.
7 Ban Nguồn lực nhân sự: xây dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, đào tạo, tuyển dụng và chế độ chính sách lao động, tiền lương đối với cán bộ và nhân viên của Tổng công ty.
Ban Kiểm soát nội bộ: Cảnh báo các rủi ro, phân tích các sai phạm và đề xuất với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc các giải pháp khắc phục. Phòng ngừa các sai phạm, giảm rủi ro, tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa nhằm cũng cố tính pháp lý và tuân thủ các quy định, chính sách trong các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty. Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn ISO, TCVN.
1.1.4.2 Cơ cấu cổ đông.
Bảng 1-1: Cơ cấu cổ đông của SABECO năm 2020.
Số cổ phiếu Tỷ lệ sở hữu Số lượng cổ đông
Cổ đông lớn 574,519,134 89.59% 2
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn
Nhà nước 230,876,547 36% 1
Công ty TNHH Vietnam Beverage 343,642,587 53.59% 1
Cổ đông khác 66,762,832 10.41% 2970
Tổ chức trong nước 1,759,982 0.27% 2216
Cá nhân trong nước 4,111,060 0.64% 44
Tổ chức nước ngoài 337,790 0.05% 538
Cá nhân nước ngoài 60,554,000 9.44% 172
Tổng cộng 641,281,966 100% 2972
Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021.
8 Biểu đồ 1-1: Cơ cấu cổ đông của SABECO năm 2020.
Nguồn: Báo cáo thường niên SABECO, năm 2021.
Cổ đông lớn của Tổng công ty chủ yếu là các cổ đông trong nước, trong đó Công ty TNHH Vietnam Beverage nắm quyền kiểm soát với 53.59% cổ phần sau khi chi ra số tiền lên tới 5 tỷ USD trong cuộc đấu giá cổ phần vào cuối năm 2017. Vào cuối năm 2020, sau khi Bộ Công Thương thoái vốn, chuyển giao 36% vốn điều lệ của SABECO cho Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), giá trị khoảng 2,309 tỷ đồng. Các nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu 9,49% cổ phần, trong đó khoảng 5% được sở hữu bởi hãng bia Heineken. Các cổ đông nhỏ lẻ còn lại nắm giữ 1% cổ phần tại SABECO, và đây cũng là lượng cổ phiếu trôi nổi và được giao dịch thường xuyên trên thị trường chứng khoán.