Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
1,15 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ************** NGUYỄN THỊ THỦY VẬNDỤNGQUANĐIỂMKIẾNTẠOVÀODẠYHỌCPHƯƠNGTRÌNHVIPHÂNTRONGTRƯỜNGCAOĐẲNGKỸTHUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGHỆ AN - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ************** NGUYỄN THỊ THỦY VẬNDỤNGQUANĐIỂMKIẾNTẠOVÀODẠYHỌCPHƯƠNGTRÌNHVIPHÂNTRONGTRƯỜNGCAOĐẲNGKỸTHUẬT Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạyhọc Bộ môn Toán Mã số: 60. 14. 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. CHU TRỌNG THANH Nghệ An, 2012 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của TS. Chu Trọng Thanh. Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy- Người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn. Tác giả trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo trong chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạyhọc Bộ môn Toán, Trường Đại Học Vinh, đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn. Tác giả trân trọng cảm ơn Trường Đại Học Sài Gòn đã tổ chức khóa học sau đại học cho chúng em. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn là nguồn động viên giúp đỡ tác giả có thêm nghị lực, tinh thần để hoàn thành Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ quý báu đó! Dù đã có nhiều cố gắng nhưng Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô giáo và các bạn. Nghệ An, Tháng 10 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Thủy DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Viết đầy đủ CĐKT Caođẳngkỹthuật GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạyhọc PTDH Phương tiện dạyhọc PTVP Phươngtrìnhviphân SV Sinh viên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .5 1.1. Một số vấn đề cơ bản về lí thuyết kiếntạo 5 1.2. Quy trìnhdạyhọc theo quanđiểm của lí thuyết kiếntạo 21 1.3. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạyhọc môn Toán cao cấp trongtrườngCaođẳngkỹthuật .25 1.4. Thực trạng vậndụngquanđiểmkiếntạotrongdạyhọc môn Toán cao cấp trong các trườngCaođẳngkỹthuật 33 Kết luận chương 1 .36 Chương 2: VẬNDỤNGQUANĐIỂMKIẾNTẠOVÀODẠYHỌCPHƯƠNGTRÌNHVIPHÂNTRONGTRƯỜNGCAOĐẲNGKỸTHUẬT .37 2.1. Giới thiệu nội dungphươngtrìnhviphântrong chương trình môn Toán cao cấp ở trườngCaođẳngkỹthuật 37 2.2. Các biện pháp vậndụngquanđiểmkiếntạovàodạyhọcphươngtrìnhviphântrongtrườngCaođẳngkỹthuật 38 Kết luận chương 2 .87 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 88 3.1. Mục đích thực nghiệm 88 3.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm 88 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 91 3.4. Kết luận chung về thực nghiệm 93 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đã và đang trên đà phát triển với mục tiêu sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với các nước trên thế giới, tiếp cận với những nền khoa học, kỹthuật tiên tiến hiện đại về mọi mặt. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế đó, ngành giáo dục cần thực hiện những biện pháp tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn vững vàng phục vụ cho xã hội, cho đất nước. Cùng với các trườngdạy nghề khác, các trườngCaođẳngkỹthuật (CĐKT) có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân lực lao động trong các ngành công nghiệp của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu xã hội về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phương pháp dạyhọc (PPDH) trong các trườngCaođẳngkỹthuật nói riêng, trong các trườngdạy nghề nói chung cần được đổi mới. Luật giáo dục và các văn bản chỉ đạo ngành giáo dục – đào tạo và hệ thống trườngdạy nghề đều nhấn mạnh yêu cầu đổi mới toàn diện phương pháp dạy học. 2. Các phương pháp dạyhọc dựa trên các lí thuyết tâm lí học phát triển đang là một định hướng được lựa chọn hiện nay. Điểm chung của các phương pháp dạyhọc này là phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của người họctrong quá trìnhdạy học. Trong các phương pháp dạyhọc đó, dạyhọc theo quanđiểmkiếntạo hiện đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu cả về phương diện lí luận và kỹthuật thực hành. 3. Trong chương trình đào tạo của các trườngCaođẳngkỹ thuật, các nội dung toán cao cấp có một vị trí quan trọng. Toán cao cấp trang bị cho người học một lượng kiến thức toán học phong phú mang tính chất nền tảng. Kiến thức toán cao cấp chứa nhiều tiềm năng phát triển tư duy cho người học. Kiến thức toán cao cấp cũng là các công cụ hữu ích giúp người họcvậndụng giải quyết nhiều tình huống học tập và thực tiễn. Vì vậy, việc nâng cao chất 2 lượng dạyhọc Toán cao cấp ở khối các trườngCaođẳngkỹthuật có ý nghĩa quantrọngtrong việc nâng cao chất lượng đào tạo. 4. Nội dungphươngtrìnhviphân (PTVP) trong chương trình Toán cao cấp là một nội dung mới, khó, có tính tổng hợp và là nội dung có nhiều ứng dụng. Để học tốt nội dung này sinh viên phải huy động nhiều kiến thức toán nền tảng khác. Việc nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng dạyhọc chủ đề phươngtrìnhviphântrong các trườngCaođẳngkỹthuật là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn Thạc sĩ là: “Vận dụngquanđiểmkiếntạovàodạyhọcphươngtrìnhviphântrongtrườngCaođẳngkỹ thuật”. II. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là đề xuất các biện pháp vậndụngquanđiểmkiếntạovàodạyhọc nội dungphươngtrìnhviphântrong các trườngCaođẳngkỹthuật nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. III. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu lí luận của lí thuyết kiến tạo. 2. Nghiên cứu nội dungdạy học: Nghiên cứu chương trình toán cao cấp nói chung, chủ để phươngtrìnhviphân nói riêng trong chương trìnhCaođẳngkỹ thuật. 3. Nghiên cứu các biện pháp vậndụngquanđiểmkiếntạovàodạyhọc chủ đề phươngtrìnhvi phân. 4. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các đề xuất. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu hoạt động dạyhọc môn Toán cao cấp nói chung và dạyhọcphươngtrìnhviphântrongtrườngCaođẳngkỹthuật nói riêng. - Nghiên cứu phương pháp dạyhọckiến tạo. 3 2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu phương pháp dạyhọckiếntạo và vậndụngphương pháp (PP) này vàodạyhọc nội dungphươngtrìnhviphântrongtrườngCaođẳngkỹ thuật. - Về địa bàn thực nghiệm sư phạm: Chủ yếu trong phạm vi các trườngCaođẳngkỹthuật ở Thành phố Hồ Chí Minh. V. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận. 2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn. 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 4. Xử lí số liệu thực tiễn và thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học. VI. Giả thuyết khoa học Nếu vậndụngquanđiểmkiếntạovàodạyhọc nội dungphươngtrìnhviphântrongtrườngCaođẳngkỹthuật thì sẽ góp phần giúp sinh viên nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành năng lực chiếm lĩnh, mở rộng kiến thức cho bản thân. Thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. VII. Đóng góp của luận văn 1. Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lí luận về dạyhọckiến tạo, hệ thống hóa các kiến thức lí luận dạyhọc để có tài liệu phục vụ công tác chuyên môn. 2. Đề xuất một số biện pháp và cách thức thực hiện các biện pháp vậndụngquanđiểmkiếntạovàodạyhọcphươngtrìnhviphântrongtrườngCaođẳngkỹ thuật. VIII. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương. 4 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Vậndụngquanđiểmkiếntạovào nội dungphươngtrìnhviphântrongtrườngCaođẳngkỹthuật Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số vấn đề cơ bản về lí thuyết kiếntạo 1.1.1. Khái niệm về kiếntạotrongdạyhọc “Động từ kiếntạo chỉ hoạt động của con người tác động lên một đối tượng, hiện tượng, quan hệ nhằm mục đích hiểu chúng và sử dụng chúng như 5 những công cụ ký hiệu để xây dựng nên các đối tượng, các hiện tượng, các quan hệ mới” [31]. Lí luận dạyhọc coi bản chất của quá trìnhhọc tập của học sinh (HS), sinh viên (SV) là quá trìnhphản ánh thế giới khách quanvào ý thức của người học thông qua các hoạt động kiến tạo. Quá trình nhận thức nói chung, nhận thức của học sinh, sinh viên nói riêng, được diễn ra theo con đường “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn” (V. I. Lê Nin). Con đường đi từ trực quan đến trừu tượng thường diễn ra thông qua nhiều hoạt động phức hợp như quan sát vật mẫu hay tình huống, phân tích, tổng hợp, quy nạp, chọn lọc, mô hình hóa các quan hệ, hiện tượng của hiện thực khách quan, …từ đó hình thành nên kiến thức. Quá trình nhận thức của học sinh, sinh viên có những nét tương đồng và khác biệt với quá trình nhận thức khoa học của các nhà khoa học. Quá trình đó được tổ chức và hình thành bằng các phương pháp sư phạm do giáo viên (GV). Sản phẩm được học sinh, sinh viên tìm ra là cái mới đối với họ được lấy từ kho tàng tri thức của nhân loại. Có nhiều quan niệm khác nhau về dạyhọc theo quanđiểmkiến tạo, tuy nhiên, đứng trên quanđiểmdạyhọc Toán cần nhấn mạnh hai khái niệm: Dạy và học. Học theo quanđiểmkiếntạo là hoạt động của học sinh, sinh viên dựa vào những kinh nghiệm của bản thân, huy động chúng vào quá trình tương tác với các tình huống, biến đổi chúng và sử dụng để tạo ra được điều cần hình thành. Các tri thức người học thu nhận được nhất thiết là một sản phẩm của một hoạt động nhận thức của chính họ. Bằng cách xây dựng trên các kiến thức đã có, học sinh và sinh viên có thể nhận thức được các khái niệm, các quy luật và phát hiện kiến thức mới. Kiến thức kiếntạo được khuyến khích tư