---TRƯƠNG THÁI LÂM VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Trang 1TRƯƠNG THÁI LÂM
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC HÌNH HỌC
LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
VINH - 2014
Trang 2-TRƯƠNG THÁI LÂM
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC HÌNH HỌC
LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.01.11
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Châu Giang
VINH - 2014
Trang 3Giang, người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Văn Thuận, TS.Phạm XuânChung, TS Nguyễn Chiến Thắng, TS Nguyễn Thị Châu Giang đã nhiệt tìnhgiảng dạy, truyền thụ cho chúng tôi những kiến thức cơ bản và rất thú vị vềchuyên ngành phương pháp giảng dạy bộ môn Toán, cung cấp cho chúng tôinhững công cụ hiệu quả để thực hiện việc nghiên cứu cũng như áp dụng vàogiảng dạy Toán
Tôi cũng xin cảm ơn:
- Ban giám hiệu và các thầy cô đồng nghiệp trường THPT NguyễnKhuyến, Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thànhkhóa học cũng như tạo điều kiện cho tôi trong các thực nghiệm suốt quá trìnhhọc
- Ban lãnh đạo và chuyên viên Phòng Sau đại học Trường Đại học SàiGòn đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt khóa học
Lời cảm ơn chân thành xin được gửi đến tất cả các bạn cùng khóa, nhữngngười đã cùng tôi chia sẻ những buồn vui và những khó khăn trong suốt khóahọc
TRƯƠNG THÁI LÂM
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2 Quan điểm dạy học kiến tạo
1.2.1 Khái niệm kiến tạo và dạy học kiến tạo
1.2.2 Quan điểm dạy học kiến tạo 10
1.2.3 Các loại kiến tạo trong dạy học 12
1.2.4 Vai trò của GV và HS trong dạy học kiến tạo 13
1.3 Vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học toán ở trung học phổ thông 15
1.4 Một số vấn đề về việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10 trung học phổ thông 17
1.4.1 Khái quát chương trình Hình học lớp 10 17
1.4.2 Mục đích vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10 trung học phổ thông 19
1.4.3 Quá trình vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10 trung học phổ thông 21
1.4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10 trung học phổ thông 27
1.5 Thực trạng vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10 trung học phổ thông 28
1.5.1 Thực trạng dạy học Hình học lớp 10 trung học phổ thông 28
1.5.2 Thực trạng về việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10 Trung học Phổ thông 31
1.5.3 Nguyên nhân của thực trạng 31
Trang 52.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 34
2.2 Một số biện pháp vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy Hình học lớp 10 trung học phổ thông 35
2.2.1 Biện pháp 1: Tăng cường xây dựng các tình huống dạy học kiến tạo có ý nghĩa thực tiễn giúp HS tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới 35
2.2.2 Biện pháp 2: Giúp học sinh loại bỏ những cách hiểu sai lầm, chưa đầy đủ về ý nghĩa của khái niệm dựa trên những phân tích từ lịch sử toán học, trong quá trình kiến tạo kiến thức mới 58
2.2.3 Biện pháp 3: Tạo cơ hội cho HS kiến tạo phương pháp giải tổng quát cho một số dạng toán thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hợp lý 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 94
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 95
3.1 Mục đích thực nghiệm 95
3.2 Tổ chức và nội dung thực nghiệm 95
3.2.1 Tổ chức thực nghiệm 95
3.2.2 Nội dung thực nghiệm 95
3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm 99
3.3.1 Đánh giá định tính 99
3.3.2 Đánh giá định lượng 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 102
KẾT LUẬN 103
Trang 6GV GV
Trang 7MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của xã hội và sự phát triển nhảy vọtcủa khoa học kĩ thuật đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực có trình độ phùhợp, trên xu thế đó nước ta cũng đã tiến hành nhiều biện pháp đổi mới giáodục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới về phương pháp dạy học
Nghị quyết hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam (Khoá VIII 1997) đã khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS”
Luật Giáo dục Việt Nam (2005) quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.
Trong thực tế, cách dạy học phổ biến hiện nay là GV với tư cách làngười điều khiển đưa ra kiến thức (khái niệm, định lí) rồi giải thích, chứngminh, sau đó đưa ra một số bài tập áp dụng, làm cho HS cố gắng tiếp thu nộidung khái niệm, định lí, hiểu chứng minh định lí và cố gắng vận dụng côngthức để tính toán Rõ ràng với cách dạy và cách học như vậy thì bản thân
GV cũng chưa thấy thoả mãn bài dạy của mình, HS cũng thấy chưa hiểuđược cội nguồn của vấn đề mà chỉ học một cách máy móc, theo kiểu “thầyđọc trò ghi” làm cho các em ít có cơ hội phát triển tư duy sáng tạo, ít có cơhội sáng tạo ra được cái mới Vì vậy, điều này dẫn đến sự yếu kém về nănglực tư duy của HS
Trang 8Trong những năm gần đây, một số phương pháp dạy học hiện đại đãđược vào trường phổ thông như: Dạy học theo lý thuyết hoạt động, Dạy họcphân hoá, Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề… Các phương pháp này đã
và đang đáp ứng được phần lớn những yêu cầu đặt ra Tuy nhiên, số lượng
GV áp dụng các phương pháp nêu trên còn ít Nguyên nhân của hiện trạngnày là do việc xây dựng các tiến trình, hoạt động dạy học cho phù hợp vớiđối tượng HS và thời lượng tiết dạy còn gặp nhiều hạn chế GV thường ít đầu
tư vào việc xây dựng một giáo án theo phương pháp mới, sợ không đủ thờigian lên lớp nếu tổ chức quá nhiều hoạt động Chính vì vậy, việc nghiên cứuxây dựng một tiến trình dạy học phù hợp với thực tế hiện nay là thực sự cầnthiết
Bên cạnh đó, các em HS lớp 10 thường gặp những khó khăn nhất địnhkhi thay đổi môi trường học từ cấp THCS lên THPT như những sự thay đổivề: môi trường học tập, khối lượng kiến thức, yêu cầu ngày càng cao về nănglực tư duy … của từng môn học Đặc biệt là trong môn Hình học 10, HSđược tiếp xúc với những mô hình hình học hoàn toàn mới như: Hình họcvectơ, hình học toạ độ nên những khó khăn này càng nặng nề hơn Điều này
là động lực dẫn chúng tôi đến mong muốn thực hiện một nghiên cứu về việc
sử dụng một phương pháp dạy học nhằm giúp HS vượt qua những khó khăn
đã nêu
Nhận thấy tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên, chúng tôi đặcbiệt quan tâm đến việc xây dựng các hoạt động, các tình huống để HS kiếntạo các tri thức nhằm bồi dưỡng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo của HS.Ngoài ra, các hoạt động này diễn ra trong một thời gian phù hợp để đáp ứng
thời gian lên lớp của GV Do đó chúng tôi chọn đề tài “Vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10 trung học phổ thông”
Trang 92 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề xuất một số biện pháp vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy họcHình học lớp 10 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán theo địnhhướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hình học lớp 10 trung học phổthông
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạyhọc Hình học lớp 10 trung học phổ thông
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đề xuất được các biện pháp vận dụng quan điểm kiến tạo vàodạy học Hình học lớp 10 có tính khoa học và khả thi thì sẽ góp phần nângcao chất lượng dạy học toán và năng lực kiến tạo kiến thức cho HS, phù hợpvới định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường trung họcphổ thông
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10
5.2 Khảo sát và tổ chức thực nghiệm tại một số trường trung học phổ thôngtrên địa bàn Quận 10 và Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạyhọc Hình học lớp 10 trung học phổ thông
6.2 Nghiên cứu thực trạng của việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạyhọc Hình học lớp 10 trung học phổ thông
6.3 Đề xuất một số biện pháp vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy họcHình học lớp 10 trung học phổ thông
Trang 106.4 Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của các biệnpháp đã đề xuất.
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí luận: Thu thập các thông tin và tìm hiểu các tài liệu liên quan
đến đề tài
- Nghiên cứu qua quan sát và điều tra thực tiễn: Quan sát thực trạng dạy vàhọc Hình học 10 ở một số trường THPT Điều tra nhận thức của GV và HS
về việc vận dụng quan điểm kiến tạo trong dạy học
- Nghiên cứu thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tínhkhả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất
8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn còn có bachương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2 Quan điểm dạy học kiến tạo
1.3 Vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Toán ở THPT
1.4 Một số vấn đề về việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hìnhhọc lớp 10 THPT
1.5 Thực trạng vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10THPT
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trang 112.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
2.2 Một số biện pháp vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy Hình học lớp 10trung học phổ thông
Kết luận chương 2
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.
3.1 Mục đích thực nghiệm
3.2 Tổ chức và nội dung thực nghiệm
3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN.
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Thuyết kiến tạo xuất phát từ quan điểm của J.Piaget (1896 – 1890) vềbản chất của quá trình nhận thức Các vấn đề về kiến tạo trong dạy học đãđược phát triển bởi các tác giả Von Glaerfed, Mebrien và Brandt, Brooks, M.Briner,… Ở Việt Nam, thuyết kiến tạo cũng được nghiên cứu và ứng dụngvào dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng bởi nhiều tác giả tiêu biểunhư: Đào Tam, Nguyễn Bá Kim, Trần Thúc Trình, Phan Trọng Ngọ, NguyễnĐức Hưởng, Nguyễn Hữu Châu, Trần Bá Hoành, Đỗ Tiến Đạt, Trần Vui,Cao Thị Hà,… Các tác giả trên đã quan tâm phân tích làm sáng tỏ cơ sở tâm
lý, cơ sở triết học của lý thuyết kiến tạo; Nhiều tác giả đã nghiên cứu chi tiết
về mô hình dạy học theo quan điểm kiến tạo, tiếp cận cách tổ chức dạy họctheo quan điểm trên, vận dụng các dạng kiến tạo trong dạy học một số chủ đề
cụ thể
Ngoài ra, vấn đề vận dụng thuyết kiến tạo vào dạy học cũng đượcquan tâm trong các luận văn thạc sĩ như luận văn “Góp phần nâng cao hiệuquả dạy học hình học 10 trên cơ sở phối hợp quan điểm dạy học giải quyếtvấn đề và dạy học kiến tạo” của tác giả Đỗ Văn Cường (2007), “Góp phầnbồi dưỡng năng lực huy động kiến thức cho HS THPT theo quan điểm kiếntạo thông qua dạy học giải bài tập toán” của tác giả Trần Hữu Tài (2007),…Các tác giả trên đã đạt được những kết quả nhất định Trên cơ sở đó luận vănnày tiếp tục phát triển những kết quả đã có theo những hướng khác nhằm làmphong phú hơn các biện pháp vận dụng thuyết kiến tạo vào dạy học
Trang 131.2 Quan điểm dạy học kiến tạo
1.2.1 Khái niệm kiến tạo và dạy học kiến tạo
1.2.1.1 Khái niệm kiến tạo – Sơ lược về thuyết kiến tạo
Theo từ điển kiến tạo có nghĩa là xây dựng nên một cái gì đó TheoMebrien và Brandt (1997) thì “Kiến tạo là một cách tiếp cận “Dạy” dựa trênnghiên cứu về việc “Học” với niềm tin rằng: tri thức được kiến tạo nên bởimỗi cá nhân người học sẽ trở nên vững chắc hơn rất nhiều so với việc nóđược nhận từ người khác” Còn theo Brooks (1993) thì: “Quan điểm về kiếntạo trong dạy học khẳng định rằng HS cần phải tạo nên những hiểu biết vềthế giới bằng cách tổng hợp những kinh nghiệm mới vào trong những cái mà
họ đã có trước đó HS thiết lập nên những quy luật thông qua sự phản hồitrong mối quan hệ tương tác với những chủ thể và ý tưởng…” Vào năm
1993, M Briner đã viết: “Người học tạo nên kiến thức của bản thân bằngcách điều khiển những ý tưởng và cách tiếp cận dựa trên những kiến thức vàkinh nghiệm đã có, áp dụng chúng vào những tình huống mới, hợp thànhtổng thể thống nhất giữa những kiến thức mới thu nhận được với những kiếnthức đang tồn tại trong trí óc
Ở Việt Nam, trong tác phẩm “Tiếp cận các phương pháp dạy họckhông truyền thống trong dạy học Toán ở trường đại học và trường phổthông”, tác giả Đào Tam đã khẳng định: “Động từ kiến tạo chỉ hoạt động củacon người tác động lên một đối tượng, hiện tượng, quan hệ nhằm mục đíchhiểu chúng và sử dụng chúng như những công cụ kí hiệu để xây dựng nêncác đối tượng, các hiện tượng các quan hệ mới hơn.”
Người khởi xướng ra lý thuyết kiến tạo là J Piaget Theo ông, nhậnthức của con người là quá trình thích ứng với môi trường qua hai hoạt độngđồng hoá và điều ứng, tri thức không phải truyền thụ từ người biết tới người
Trang 14không biết mà tri thức được chính chủ thể xây dựng thông qua hoạt động.
Đồng hoá là quá trình HS vận dụng những tri thức đã có, không phải tổ chức
lại, cấu trúc lại những tri thức đó để nhận thức hay giải quyết vấn đề Nếutrong quá trình đồng hoá, những tri thức đã có của HS tỏ ra chưa đủ để nhậnthức, chưa đủ để giải quyết vấn đề mới, cần phải có sự thay đổi, điều chỉnh,phải tổ chức lại, cấu trúc lại những tri thức đó, có khi phải đưa ra quan niệm
mới, cách giải quyết mới… thì xem như là sự điều ứng Lý thuyết kiến tạo
nhận thức của J.Piaget là cơ sở tâm lý học của nhiều hệ thống dạy học, đặcbiệt là dạy học phổ thông Các quan điểm chủ đạo chính của lý thuyết kiếntạo nhận thức bao gồm:
- Học tập là quá trình cá nhân hình thành các tri thức cho mình Đó là quátrình cá nhân tự tổ chức các hành động tìm tòi, khám phá thế giới bênngoài và cấu tạo lại chúng dưới dạng sơ đồ nhận thức Sơ đồ là một cấutrúc nhận thức bao gồm một lớp các thao tác giống nhau theo một trật tựnhất định
- Dưới dạng chung nhất, cấu trúc nhận thức có chức năng tạo ra sự thíchứng của cá thể với các kích thích của môi trường Các cấu trúc nhậnthức được hình thành theo cơ chế đồng hoá và điều ứng
- Quá trình phát triển nhận thức phụ thuộc trước hết vào sự trưởng thành
và chín muồi các chức năng sinh lí thần kinh của HS, vào sự luyện tập
và kinh nghiệm thu được thông qua hành động với các đối tượng, vàotương tác của các yếu tố xã hội và vào tính chủ thể và sự phối hợpchung của hành động Chính yếu tố chủ thể làm cho các yếu tố trênkhông tác động riêng rẽ, rời rạc chúng được kết hợp với nhau trong mộtthể thống nhất trong quá trình phát triển của HS
Trang 151.2.1.2 Khái niệm dạy học theo quan điểm kiến tạo
Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức của HS, đóchính là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của HS Quá trìnhnhận thức của HS về cơ bản giống như quá trình nhận thức chung, tức làcũng diễn ra theo quy luật: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và
từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn” Tuy nhiên, quá trình nhận thức của HSlại có tính độc đáo so với quá trình nhận thức của các nhà khoa học, bởi vìđược tiến hành trong những điều kiện nhất định Những điều kiện này lànhững điều kiện sư phạm mà các GV tạo ra cho HS Do đó, cái HS nhậnđược không phải là kiến thức mới so với kho tàng kiến thức nhân loại mà làkiến thức mà nhà sư phạm muốn nhắm đến
Xuất phát từ quan điểm của J.Piaget, quá trình nhận thức của HS, vềthực chất là quá trình HS xây dựng nên những kiến thức của HS thông qua
các hoạt động đồng hoá và điều ứng các kiến thức và kĩ năng đã có để thích
ứng với một môi trường học tập mới Đây chính là nền tảng của lý thuyếtkiến tạo trong dạy học
Theo GS Đào Tam, đứng trên quan điểm dạy học Toán cần nhấnmạnh hai khái niệm: dạy và học
- Học theo quan điểm kiến tạo là hoạt động của HS, sinh viên dựa vàonhững kinh nghiệm của bản thân huy động chúng vào quá trình tươngtác với các tình huống, tiêu hoá chúng và rút ra được điều cần hìnhthành Theo quan điểm của thuyết kiến tạo, các tri thức nhất thiết là mộtsản phẩm của một hoạt động nhận thức của chính con người Bằng cáchxây dựng trên các kiến thức đã có, HS và sinh viên có thể nắm bắt tốthơn các khái niệm, các quy luật đi từ nhận biết sự vật sang hiểu nó vàphát hiện kiến thức mới Kiến thức kiến tạo được khuyến khích tư duyphê phán, nó cho phép HS, sinh viên tích hợp được các khái niệm, các
Trang 16quy luật theo nhiều cách khác nhau Khi đó, họ có thể trình bày kháiniệm, quan hệ, kiểm chứng chúng, bảo vệ và phê phán về các kháiniệm, các quan hệ được xây dựng.
- Dạy theo quan điểm kiến tạo là thầy không đọc bài giảng, giải thíchhoặc nỗ lực truyền tải kiến thức toán học mà là người tạo tình huốngcho HS; thiết lập các tình huống cho HS, sinh viên; thiết lập các cấutrúc cần thiết Thầy là người xác nhận kiến thức, là người thể chế hoákiến thức cho HS và sinh viên
Như vậy, dạy học theo thuyết kiến tạo là kiểu dạy học trong đó GVthiết kế tình huống cho HS tham gia kiến thiết, tạo dựng và biến đổi các trithức, kĩ năng của mình để phù hợp với tình huống mới và có được nhữngnhận thức mới, kĩ năng mới Khi được đặt vào tình huống mà ở đó người họccảm thấy cần thiết và có khả năng giải quyết, người học sẽ kiến tạo nên trithức cho mình Tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thể nhậnthức
1.2.2 Quan điểm dạy học kiến tạo
Clementes và Battista đã đưa ra những luận điểm về dạy học theothuyết kiến tạo được tóm tắt trong tài liệu [3, Trang 76] như sau:
1.2.2.1 Kiến thức được trẻ em chủ động sáng tạo và phát hiện, chứ không phải thụ động tiếp thu từ môi trường.
Việc dạy học theo quan điểm này làm cho kiến thức được xây dựng trở nênvững chắc hơn HS chủ động sáng tạo, phát hiện nên kiến thức theo quy trìnhđồng hoá và điều ứng, điều này đòi hỏi một môi trường sư phạm phù hợp tạođiều kiện để HS kiến tạo tri thức Chẳng hạn, khi muốn nhắm đến tri thứcquy tắc hình bình hành khi cộng vectơ, GV không phát biểu quy tắc một cáchchính thức mà có thể xuất phát từ bài toán hợp hai lực tác dụng lên một vật
Trang 171.2.2.2 Trẻ em tạo dựng nên những kiến thức toán học bằng việc phản ánh thông qua các hoạt động trí tuệ và thể chất Các ý tưởng toán học được kiến tạo hoặc làm cho có ý nghĩa khi trẻ em tự gắn mình vào các cấu trúc tri thức hiện có.
Quan điểm này cho thấy, việc HS thao tác trên các yếu tố của tình huốngkiến tạo giúp tạo cho HS hứng thú học tập Quá trình này cũng làm cho tưduy lôgic, tư duy trừu tượng được phát triển rõ rệt Hơn nữa, tính thực tiễncủa việc học càng trở nên sâu sắc hơn HS hiểu được nguồn gốc của vấn đề,hiểu được động cơ xuất hiện tri thức, qua đó hiểu được ý nghĩa của tri thứctrong thực tiễn đời sống và thực tiễn khoa học
1.2.2.3 Sự biểu đạt thế giới mang tính cá nhân Những cách lí giải này được hình thành thông qua những kinh nghiệm và tương tác xã hội Như vậy, việc học toán có thể coi là quá trình thích nghi và tổ chức lại các cấu trúc tri thức toán học đã có của HS, không phải là ghi nhớ các tri thức do người khác áp đặt.
Tính cá nhân này cũng làm cho quá trình kiến tạo của mỗi HS mang bản chấtrất riêng Mỗi HS có khối lượng kiến thức sẵn có khác nhau, khả năng tư duykhác nhau Do đó, khi tham gia vào quá trình kiến tạo, kiến thức thu đượccủa mỗi HS cũng có những khác biệt không nhỏ Chính điều này đòi hỏi GVngoài việc thiết kế tình huống kiến tạo, hướng dẫn HS mò mẫm, tư duy cònphải là người hợp thức hoá kiến thức thu được, tạo ra sự thống nhất cần thiếtcho mỗi cá nhân HS
1.2.2.4 Học là quá trình xã hội trong đó trẻ em dần tự hoà mình vào các hoạt động trí tuệ của những người xung quanh Các khái niệm và chân lí toán học, ở cả phương diện ý nghĩa hay ứng dụng đều được các thành viên trong một “nền văn hoá” hợp tác tạo thành Như vậy, trong dạy học theo thuyết kiến tạo, HS không chỉ tham gia vào việc khám phá, phát hiện, mà còn
Trang 18tham gia cả vào quá trình xã hội, bao gồm việc giải thích, trao đổi, đàm phán và đánh giá.
Quá trình này rèn luyện cho HS óc phê phán, khả năng thuyết phục, khả nănglàm việc nhóm Qua đó, rèn luyện nhưng kiến thức xã hội, giúp HS phát triểnđầy đủ hơn về thể chất, trí tuệ
1.2.2.5 Khi GV chỉ biết yêu cầu HS sử dụng các phương pháp học “đẹp đẽ” thì hoạt động hiểu nghĩa đã bị cắt xén một cách qua mức: HS có xu hướng bắt chước các phương pháp đó một cách máy móc để tỏ ra mình đã đạt được mục đích mà GV đề ra.
Như vậy, việc học theo quan điểm kiến tạo là một quá trình đòi hỏi thời gian,công sức và thông thường sẽ vấp phải những sai lầm nhất định trong quátrình hiểu nghĩa tri thức Nhưng chính điều này lại hoàn toàn phù hợp vớiquá trình nhận thức trong thực tiễn khoa học và thực tiễn đời sống của mỗi cánhân Việc rèn luyện học theo quan điểm kiến tạo hình thành cho HS thóiquen tư duy, xử lý, tránh cho HS thói quen sao chép một cách máy móc Đây
là một con đường sư phạm cần thiết trong việc đào tạo con người cho xã hộihiện đại
1.2.3 Các loại kiến tạo trong dạy học
1.2.3.1 Kiến tạo cơ bản (radical constructivism)
Kiến tạo cơ bản là lý thuyết về nhận thức nhằm miêu tả cách thức các
cá nhân xây dựng tri thức cho bản thân trong quá trình học tập, quan tâm đến
sự chuyển hóa bên trong của mỗi cá nhân trong quá trình nhận thức, đồngthời coi trọng những kinh nghiệm của HS trong quá trình họ hình thành thếgiới quan khoa học cho mình
Trang 19Kiến tạo cơ bản có mặt mạnh là nó đã chỉ ra cách thức HS xây dựng nêntri thức cho bản thân trong quá trình học tập Tuy nhiên điểm yếu của kiến tạo
cơ bản là làm mất đi sự xung đột mang tính xã hội trong nhận thức
1.2.3.2 Kiến tạo xã hội (social constructivism)
Kiến tạo xã hội là học thuyết nhấn mạnh đến vai trò của văn hóa, cácđiều kiện xã hội và tác động của chúng đến sự kiến tạo nên tri thức của xãhội loài người, kiến tạo xã hội xem xét cá nhân trong mối quan hệ chặt chẽvới các lĩnh vực xã hội Như vậy, kiến tạo xã hội không nhấn mạnh một cách
cô lập tiềm năng tư duy mang tính cá nhân mà nhấn mạnh đến khả năng tiềm
ẩn là con người trong sự đối thoại
Điểm mạnh của kiến tạo xã hội là nhấn mạnh đến vai trò của các yếu
tố xã hội trong quá trình kiến tạo tri thức khi mà sự xung đột mang tính cánhân chỉ có ý nghĩa trong một số giai đoạn còn sự xung đột giữa các cá nhânmới là động lực quan trọng của quá trình phát triển Điểm yếu của kiến tạo
xã hội là không toát lên vai trò của chủ thể nhận thức
1.2.4 Vai trò của GV và HS trong dạy học kiến tạo
Theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo thì HS phải là chủ thể tíchcực xây dựng nên kiến thức cho bản thân mình chứ không phải chỉ thunhận một cách thụ động từ môi trường bên ngoài Người học không phải
là một thùng rỗng để có thể rót đầy kiến thức vào đó Điều quan trọng nhất làtrong quá trình xây dựng kiến thức cho bản thân mình HS cần dựa trênnhững kiến thức hoặc kinh nghiệm đã có từ trước Trong quá trình này HSvận dụng những kiến thức đã có để giải quyết một tình huống mới nảy sinh
và sắp xếp kiến thức mới nhận được vào cấu trúc kiến thức hiện có (Bruner-1999) Nhấn mạnh rằng chỉ khi nào người học tạo nên mối liên hệ hữu cơgiữa kiến thức mới và cũ, sắp xếp kiến thức mới vào cấu trúc hiện có thì
Trang 20lúc đó kiến thức mới sẽ có giá trị ứng dụng và không bị lãng quên Quá trìnhkiến tạo tri thức là một quá trình vận động, phát triển và tiến hoá chứ khôngphải là một quá trình tĩnh tại, đứng im Mỗi người xây dựng kiến thức chobản thân mình một cách khác nhau, thậm chí trong cùng một hoàn cảnh nhưnhau nhưng mỗi người kiến tạo tri thức cho bản thân mình là không giốngnhau
Theo Vưgốtxki, dạy học và phát triển phải gắn bó hữu cơ vớinhau Dạy học phải đi trước quá trình phát triển, tạo ra vùng phát triển gầnnhất, là điều kiện bộc lộ sự phát triển Chỉ có như vậy hoạt động dạy học mớiđạt hiệu quả cao và đó mới là việc “dạy học tốt” Điều này đòi hỏi GV cầncung cấp những hỗ trợ ban đầu cho HS, nhưng không nên tiếp tục can thiệpsâu khi HS đã có khả năng làm việc độc lập Dĩ nhiên, trong thực tiễn cần lưu
ý dạy học không đi trước quá xa so với sự phát triển, nhưng dạy học khôngđược đi sau sự phát triển
Ngoài ra Vưgốtxki còn nhấn mạnh đến vai trò của văn hoá, của ngônngữ và các điều kiện tương tác xã hội tác động đến việc kiến tạo nên trithức của các cá nhân, đặc biệt cần khuyến khích tăng cường tương tác giữa
GV và HS, giữa HS và HS để đạt hiệu quả cao trong việc dạy và học
Dựa theo những phân tích trên thì ta có thể thấy vai trò của GV và HStrong dạy học kiến tạo thể hiện ở những điểm sau:
• HS phải là chủ thể tích cực kiến tạo nên kiến thức của bản thânmình dựa trên tri thức hoặc kinh nghiệm có từ trước Trong quá trình này
HS sẽ sắp xếp (làm cho thích nghi) kiến thức mới nhận được vào cấu trúchiện có để xây dựng nên hệ thống kiến thức mới Chỉ khi nào tạo nên mốiliên hệ hữu cơ giữa kiến thức mới và cũ, sắp xếp kiến thức mới vào cấu trúc(hiện có hoặc thay đổi cho phù hợp) thì quá trình học tập mới có ý nghĩa.Quá trình kiến tạo tri thức mang tính chất cá thể, ngay trong cùng một
Trang 21hoàn cảnh thì kiến tạo tri thức của mỗi HS cũng khác nhau Vì vậy đòi hỏiphải tổ chức quá trình dạy học sao cho mỗi HS đều có thể phát huy tốt nhấtkhả năng của mình
• Cần xây dựng môi trường học tập trong đó luôn khuyến khích HStrao đổi , thảo luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề
• Vai trò của GV trong dạy học là tổ chức môi trường học tập mangtính kiến tạo, thay vì cố gắng làm cho HS nắm nội dung toán học bằng giảithích, minh họa hay truyền đạt các thuật toán có sẵn và áp dụng một cáchmáy móc Mục đích của dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà chủyếu là làm thay đổi hoặc phát triển các quan niệm của HS, qua đó HS kiếntạo kiến thức mới, đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách của mình
Nói chung việc GV hiểu rõ về quan điểm dạy học kiến tạo cũng như việc sửdụng quan điểm kiến tạo vào dạy học sẽ phát huy được khả năng khám phá,
dự đoán và phát triển tính sáng tạo của HS, đồng thời gây được hứng thú họctập trong bản thân mỗi HS Ngược lại, HS phải luôn luôn tích cực, chủ độngtrong tất cả các giờ học, thì hiệu quả của việc áp dụng dạy học theo quanđiểm dạy học kiến tạo mới đạt chất lượng cao Chính vì vậy, muốn sử dụngđược phương pháp dạy học mới, hiện đại hơn thì vai trò của người dạy vàngười học cũng rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng và kết quả củaviệc dạy học
1.3 Vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học toán ở trung học phổ thông.
Theo tác giả Bùi Văn Nghị trong tài liệu [13] thuyết kiến tạo từ lâu đãđược sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục học, tâm lí và các nhà sư phạm,các nhà giáo Trong dạy học môn Toán, có người cho rằng: toán học là mônhọc khó, chỉ một số ít HS có thể học được môn Toán, vậy có thể vận dụng
Trang 22được lí thuyết này trong dạy học môn Toán hay không? Cần phải làm gì đểmọi HS đều có thể tham gia vào quá trình tự kiến tạo tri thức cho mình?
Một trong những cách vận dụng thuyết kiến tạo thu hút được sự thamgia của tất cả HS là phương pháp sử dụng mô hình hoá toán học(mathematical modelling): Từ một hiện tượng, một vấn đề của thực tiễnngười ta mô tả theo một cấu trúc toán học (mô hình hoá), phản ánh gần đúngđặc trưng của hiện tượng, vấn đề đó GV tạo ra những hoạt động thựcnghiệm thu hút được HS tham gia và động viên, khuyến khích các em giảithích, đánh giá, trao đổi và áp dụng các mô hình toán học cần thiết nhằm làcho các mô hình toán học này có ý nghĩa
Cũng trong tài liệu này, tác giả đã khẳng định: theo thuyết kiến tạo, ta
có thể quan niệm về dạy học môn Toán như sau:
+ Dạy toán là quá trình GV phải tạo ra những tình huống học tập cho HS,còn HS cần phải kiến tạo cách hiểu riêng của mình đối với nội dung toánhọc
+ Dạy toán là quá trình GV giúp HS xác nhận tính đúng đắn của tri thức vừađược kiến tạo
+ Dạy toán là quá trình GV phải luôn luôn giao cho HS những bài toán nhằmgiúp các em tái tạo kiến thức một cách thích hợp
+ Dạy toán là quá trình GV tạo ra bầu không khí tri thức và xã hội trong lớphọc
Để vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Toán ở trường phổthông, ta phải khai thác từ nội dung dạy học xem chỗ nào có thể cho HStham gia vào quá trình kiến tạo tri thức, kĩ năng cho họ Từ đó thiết kế tìnhhuống, chuẩn bị các hoạt động, câu hỏi, hướng HS tham gia vào quá trìnhkiến tạo Trong quá trình này, HS có thể trình bày quan niệm, nhận thức của
Trang 23mình, có thể tranh luận để đi đến thống nhất ý kiến, GV có thể gợi ý, phântích các ý kiến, uốn nắn nhận thức cho HS.
Các bước thiết kế và triển khai một pha dạy học theo thuyết kiến tạo
có thể như sau:
+ Chọn nội dung dạy học
+ Thiết kế tình huống kiến tạo
+ Thiết kế các câu hỏi, hoạt động
+ Tổ chức, hướng dẫn HS tham gia kiến tạo
+ Hợp thức những tri thức, kĩ năng mới
1.4 Một số vấn đề về việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10 trung học phổ thông
1.4.1 Khái quát chương trình Hình học lớp 10
Ở cấp THCS, HS đã biết một số kiến thức về hình học trên mặt phẳng,được trình bày bằng cách kết hợp phương pháp trực quan và phương phápsuy luận Chương trình Hình học 10 nâng cao nhằm bổ sung thêm một sốkiến thức về Hình học phẳng, và đặc biệt bổ sung hai phương pháp mới: đó
là phương pháp vectơ và phương pháp toạ độ
Vectơ là một khái niệm quan trọng, HS cần nắm vững để có thể họctiếp toàn bộ chương trình Hình học ở cấp THPT Ở chương trình lớp 10,vectơ sẽ được áp dụng để chứng minh các hệ thức lượng trong tam giác vàtrong đường tròn Nó cũng là cơ sở để trình bày phương pháp toạ độ trên mặtphẳng Ngoài ra, các kiến thức về vectơ sẽ được áp dụng trong Vật lí như:vấn đề tổng hợp lực, phân tích một lực theo hai thành phần, công sinh ra bởimột lực …
Trang 24Phương pháp toạ độ trên mặt phẳng được trình bày dựa trên các kiếnthức về vectơ và các phép tính vectơ Phương pháp này giúp cho HS “đại sốhoá” các kiến thức đã có về Hình học, và từ đó có thể giải quyết các bài toánhình học bằng thuần tuý tính toán Ở lớp 12, phương pháp toạ độ còn được
mở rộng cho hình học không gian
Sách giáo khoa Hình học 10 nâng cao gồm có ba chương sau đây cùngvới phân bố thời gian tương ứng:
Chương I: Vectơ (14 tiết) Chương này trình bày các khái niệm cơ bản nhất
về vectơ và các phép toán vectơ Các khái niệm đó là: vectơ, vectơ cùngphương, vectơ cùng hướng, vectơ bằng nhau, phép cộng và phép trừ vectơ,phép nhân vectơ với một số Tiếp đó trình bày những kiến thức mở đầu vềtoạ độ: trục và hệ trục toạ độ trong mặt phẳng, toạ độ của vectơ và của điểmđối với trục và hệ trục toạ độ
Chương II: Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng (12 tiết) Chương
này trình bày một khái niệm quan trọng là tích vô hướng, các áp dụng củatích vô hướng, trong đó chủ yếu nói về hệ thức lượng trong tam giác Các hệthức đó được chứng minh chủ yếu dựa vào các kiến thức đã có về vectơ
Chươn III: Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng (20 tiết) Chương này đi
sâu tìm hiểu về phương trình của đường thẳng, đường tròn, ba đường cônic
Trang 251) Cố gắng giảm nhẹ phần lí thuyết Không đòi hỏi phải chính xác một cáchhoàn hảo Những chứng minh quá phức tạp thì bỏ qua và thay bằng kiểmchứng hoặc những minh hoạ đơn giản Những vấn đề lý thuyết quá sâu,không cần thiết thì cương quyết gạt bỏ.
2) Tăng cường phần luyện tập và thực hành Các bài tập nhằm củng cốnhững kiến thức cơ bản, nhằm rèn luyện kĩ năng tính toán không quá phứctạp và có chú trọng đến các bài toán thực tiễn Không chú trọng đến các bàitập khó, phức tạp, hoặc các bài tập phải dùng nhiều mẹo mực mới giải quyếtđược
3) Tăng cường tính thực tế, chú trọng áp dụng vào thực tế đời sống Có chútrọng đến việc sử dụng máy tính bỏ túi trong tính toán
1.4.2 Mục đích vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10 trung học phổ thông
Xã hội con người muốn tồn tại và phát triển phải có một sự học hỏikhông ngừng của mỗi cá nhân, góp phần cống hiến chung vào kho tàng kiếnthức nhân loại Đối với việc học nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng,mỗi kiến thức được tạo ra là kết quả của một quá trình tìm tòi, thử nghiệm,…
để giải quyết một vấn đề nào đó, có thể nói “Học” có nghĩa là dựa trên quátrình đồng hoá và điều ứng của mỗi cá nhân trước sự thay đổi của môitrường Để mỗi cá nhân làm được điều này thì ngay từ trong nhà trường phổthông việc học cần được trả lại đúng ý nghĩa của nó HS cần phải biết họctheo nghĩa kiến tạo nên kiến thức chứ không phải là quá trình tiếp thu kiếnthức một cách thụ động theo kiểu thầy đọc trò ghi, chính vì vậy, Bộ GiáoDục và Đào Tạo đã đưa ra những yêu cầu đối với chương trình và sách giáokhoa Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các yêu cầu sau:
Trang 26- Sách giáo khoa phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản, tinh giản, hiệnđại, sát thực tiễn Việt Nam.
- Sách giáo khoa phải đảm bảo tính liên môn sao cho các môn học phải
hỗ trợ lẫn nhau, tránh trùng lặp, mâu thuẫn Cần gắn nội dung của sách giáokhoa với thực tiễn cuộc sống nhưng không làm cho việc học trở nên nặng nề
- Sách giáo khoa cần tạo điều kiện trực tiếp giúp HS tiếp tục nâng caonăng lực tự học Góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung
Và lẽ đương nhiên, để đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải có
sự thay đổi phương pháp giảng dạy một cách phù hợp để đạt được nhữngmục tiêu mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng như những yêu cầu xã hội đã đặt
ra cho việc học Hướng đổi mới về phương pháp dạy học là: tích cực hoáhoạt động của HS, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thànhcho HS thói quen tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực pháthiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễnđời sống, đem lại niềm vui và hứng thú cho HS Những phương pháp nghiêncứu như: quan sát, phỏng đoán, kiểm nghiệm,…là những phương phápnghiên cứu đặc trưng của các môn khoa học thực nghiệm Chúng cũng có tácdụng rèn luyện tính nhanh nhạy, óc suy luận lôgic trong toán học, hơn nữacác phương pháp này đôi khi vượt trội về sự dễ hiểu, tính thuyết phục và khảnăng khắc sâu kiến thức cho HS Đây cũng là mục đích của việc áp dụngthuyết kiến tạo vào dạy học Toán trong trường phổ thông
Trang 271.4.3 Quá trình vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10 trung học phổ thông
Theo tác giả Bùi Văn Nghị trong tài liệu [13, trang76], kiến thức được HSkiến tạo thông qua con đường được mô tả theo sơ đồ như sau:
Theo GS Đào Tam trong tài liệu [24], một tình huống học tập gồm ba thành
tố cơ bản
Trong sơ đồ trên ta hiểu môi trường là tập hợp các đối tượng: Tri thức, sựvật, quan hệ, phương pháp được GV lựa chọn thuộc phạm vi kiến thức, kĩnăng, phương pháp đã có của HS nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc tìmtòi, dự đoán của HS
Thành tố tương tác đòi hỏi phải tổ chức học tập sao cho HS có cơ hội thảoluận, trao đổi thông tin tốt nhất
Thành tố phản ảnh chỉ hoạt động tư duy, hoạt động kiến tạo của HS nhằmphản ánh các thuộc tính về đối tượng, quan hệ, quy luật
Dựa vào sơ đồ này ta thấy, việc tổ chức dạy học Hình học 10 theo quan điểmkiến tạo được thực hiện qua các hoạt động chủ yếu sau đây:
Thất bại
Trang 28Bước 1: GV cần tìm hiểu, thăm dò về những hiểu biết ban đầu của HS liên
quan đến nội dung sắp học để trả lời câu hỏi HS có nắm được hay không cáckiến thức, kĩ năng đó và nắm được thì ở mức độ nào? Việc tìm hiểu nàynhằm xác định xem HS đã có những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết choviệc nghiên cứu bài mới hay chưa? Trên cơ sở đó GV tiến hành ôn tập, bổsung những kiến thức cần thiết, giúp HS thích ứng nhanh chóng với nhữngtình huống học tập mới và GV có thể dự kiến được những hoạt động học tậpthích hợp cho HS Đồng thời, việc làm này sẽ giúp GV xác định được rõnhững kiến thức nào HS sẽ được tiếp nhận từ GV, những kiến thứcnào sẽ tổ chức cho HS tự xây dựng, tự chiếm lĩnh dưới sự hướng dẫn của
GV Việc tìm hiểu bước đầu này được tiến hành thông qua các bài tập hoặccác nhiệm vụ cụ thể giao về nhà cho HS chuẩn bị trước hoặc thông qua cáccâu hỏi trắc nghiệm, các thảo luận trực tiếp giữa GV và HS GV có thể thiết
kế các phiếu hỏi hoặc phiếu giao việc để giao cho HS thực hiện Điều quantrọng cần lưu ý rằng giữa Hình học bậc THCS và Hình học 10 có một sựkhác biệt lớn về nội dung Ở bậc THCS, HS được học mô hình hình họcmêtric, ở lớp 10 HS được tiếp xúc với mô hình hình học vectơ và hình họcvectơ toạ độ Sự chuyển biến này dẫn đến khi dạy một kiến thức mới cho HS,
GV cần lưu ý rằng kiến thức sẵn có của HS ở đây có thể bao gồm cả kiếnthức cũ được cung cấp ở cấp dưới lẫn những hiểu biết trong thực tiễn đờisống của cá nhân HS Chẳng hạn, HS có thể chưa biết vectơ là gì, nhưng HS
đã có những hiểu biết ban đầu (có thể chưa chính xác) về khái niệm phương,hướng khi quan sát những chuyển động trong thực tế GV cần khai thác điềunày để xây dựng các tình huống dạy học cho hợp lý
Bước 2: Xây dựng tình huống học tập cho HS kiến tạo tri thức Vì một tình
huống kiến tạo bao gồm ba thành tố cơ bản : Môi trường – Phản ánh – Tương
Trang 29tác, nên khi xây dựng tình huống học tập GV cần chú ý cả ba yếu tố này Mộttình huống học tập theo thuyết kiến tạo phải đảm bảo các điều kiện:
Thứ nhất, tình huống học tập phải phù hợp với kiến thức sẵn có và trình độ
tư duy của HS Chính vì vậy, khi xây dựng tình huống kiến tạo GV phải làmtốt bước 1
Thứ hai, tình huống học tập cần gây được hứng thú học tập cho HS
Thứ ba, tình huống học tập phải là một môi trường “định hướng” tốt để HS
có thể khám phá ra tri thức Yếu tố “định hướng” này nghĩa là khi giải quyếtđược vấn đề đưa ra trong tình huống, HS phải thực sự trải qua quá trình đồnghoá và điều ứng Tình huống phải đưa ra những phản hồi tích cực để HSnhận ra sai lầm khi sử dụng mô hình kiến thức cũ vào xử lý các yêu cầu củatình huống Từ đó quá trình điều ứng mới diễn ra, kiến thức mới được hìnhthành
Để đảm bảo các yêu cầu trên, các tình huống học tập có thể được xây dựng
và yếu tố định tính của các hình (song song, vuông góc, bằng nhau…) Nhìn
Trang 30chung, các đối tượng này đều rất gần với thực tế Ngược lại, các đối tượngnghiên cứu của Hình học 10 đều là những đối tượng mang nặng tính hàn lâm,các đối tượng này bao gồm Hình học vectơ và Hình học vectơ toạ độ Quátrình hình thành và phát triển các đối tượng này trong lịch sử Toán học làmột quá trình lâu dài và phức tạp Khi các nhà toán học nghiên cứu, mò mẫmxây dựng tri thức, chắc chắn họ sẽ mắc phải những chướng ngại, những sailầm nhất định HS cũng có thể gặp những chướng ngại, sai lầm này khi tìmhiểu về tri thức đó GV có thể dựa vào điều này để xây dựng tình huống họctập giúp HS hiểu đúng, hiểu đủ nghĩa của tri thức Chẳng hạn, trong quá trìnhhình thành và phát triển lý thuyết vectơ, các nhà toán học gặp khó khăn trongviệc xây dựng mô hình hình học định hướng và các phép toán trên đó Khihọc các kiến thức về vectơ, HS cũng khó nắm bắt các yếu tố này Do đó, GV
có thể tạo ra tình huống để HS có thể loại bỏ những cách hiểu sai, hiểu thiếunghĩa tri thức Các tình huống kiến tạo cũng có thể dựa trên các khoa họckhác, chẳng hạn như bài toán tổng hợp 2 lực tác dụng lên cùng một vật trongVật lý có thể được sử dụng để xây dựng tình huống kiến tạo ra quy tắc hìnhbình hành
- Tổ chức cho HS được hợp tác, tranh luận Để giúp HS khám phá,kiến tạo tri thức, GV cần dự kiến việc tổ chức các hoạt động nhóm - thảoluận, động viên HS suy nghĩ đưa ra các câu hỏi thảo luận để tìm hiểu và giảiquyết vấn đề đặt ra Để tăng hứng thú cho HS, GV có thể tổ chức thi đuatheo nhóm, tổ chức các pha thuyết trình, phản biện giữa các nhóm Việc làmnày rèn luyện cho HS tính chủ động, sáng tạo, kĩ năng làm việc nhóm, kĩnăng đàm phán… Trong môi trường học tập tương tác như vậy, dạy họctheo lối kiến tạo thực sự tạo nên một môi trường học tập hiệu quả giúp HSphát triển toàn diện hơn theo hướng phù hợp với các hoạt động xã hội saunày
Trang 31- Tăng cường các hoạt động đòi hỏi HS phải huy động kiến thức, suyđoán Để làm được điều này, các tình huống học tập đưa ra cần phù hợp vớikiến thức sẵn có của HS Các tình huống cần phải được tính toán kĩ về mặtnội dung, số lượng câu hỏi đưa ra, cách sắp xếp các câu hỏi Các tình huốngnày có thể là mở rộng của những kiến thức cũ, hoặc những bài toán mớimang tính nửa lạ nửa quen tạo điều kiện để HS huy động kiến thức Trongtrường hợp này, kiến thức mới được tạo nên không có nghĩa là mới hoàntoàn, nó có thể là kết quả của quá trình khái quát hoá các kiến thức cũ GV cóthể áp dụng cách làm này đưa ra các hệ thống câu hỏi, bài tập để giúp HSkiến tạo ra các phương pháp giải tổng quát.
Bước 3: GV tổ chức, hướng dẫn cho HS khám phá, kiến tạo tri thức Ở bước
này, HS được thảo luận, dự đoán để đề xuất giả thuyết, huy động kiến thức
để thử sai, giải quyết vấn đề…Do tính hàn lâm của các đối tượng Hình học
10, có thể HS sẽ gặp không ít khó khăn trong các hoạt động kiến tạo tri thức,
HS có thể hiểu sai, đi lạc hướng…Chính vì vậy, GV có thể đưa ra những gợi
mở, điều chỉnh những ý kiến của HS khi cần thiết
Bước 4: Kiểm nghiệm, phân tích kết quả, rút ra tri thức mới GV tổ chức cho
HS trình bày kết quả, đánh giá, GV thể chế hóa, bổ sung kiến thức…
Đánh giá quá trình vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học Hình học 10
Việc áp dụng thuyết kiến tạo vào dạy học Hình học 10 giúp HS có hứng thúhơn trong học tập, tri thức tự HS xây dựng nên lúc nào cũng vững chắc hơn.Tuy nhiên, từ các bước làm ở trên cho thấy, việc vận dụng thuyết kiến tạovào dạy học Hình học 10 đòi hỏi ở người thầy những hiểu biết đầy đủ vềthuyết kiến tạo, về đối tượng tri thức cần dạy (ý nghĩa thực tế của đối tượng,lịch sử hình thành đối tượng), và quan trọng hơn hết là cần một sự chuẩn bịcông phu, chu đáo tỉ mỉ đối với mỗi giáo án, mỗi tiết học Dạy học theo lốikiến tạo đòi hỏi GV phải bỏ nhiều công sức để tìm hiểu đối tượng HS và phải
Trang 32có phương pháp sư phạm tốt để điều khiển quá trình học tập của HS Đây làmột con đường khá khó khăn nhưng nếu làm được thì hiệu quả đạt được lại
vô cùng to lớn Những lợi ích này cụ thể là:
+ Dạy học kiến tạo mang ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực
là lấy HS làm trung tâm
+ Dạy học kiến tạo tạo ra sản phẩm kép: tri thức và tri thức phươngpháp HS không chỉ nắm được tri thức một cách vững chắc mà còn biết cáchtìm ra tri thức đó
+ HS được học tập thông qua các sai lầm từ đó các sai lầm của HS trởnên có ý nghĩa
+ Đây là cách dạy học đón trước vùng phát triển gần nhất, dạy học gắnliền với phát triển
+ HS được phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm và chia sẻthông tin, kỹ năng hợp tác nhóm Học tập theo thuyết kiến tạo tạo cơ hộicho HS phát triển kỹ năng học tập trình bày các giải pháp, áp dụng các thôngtin nhằm phát triển sơ đồ nhận thức của mình
Nói chung việc GV hiểu rõ về quan điểm dạy học kiến tạo cũng như việc sửdụng quan điểm kiến tạo vào dạy học sẽ phát huy được khả năng khám phá,
dự đoán và phát triển tính sáng tạo của HS, đồng thời gây được hứng thú họctập trong bản thân mỗi HS Ngược lại, HS phải luôn luôn tích cực, chủ độngtrong tất cả các giờ học, thì hiệu quả của việc áp dụng dạy học theo quanđiểm dạy học kiến tạo mới đạt chất lượng cao Chính vì vậy, muốn sử dụngđược phương pháp dạy học mới, hiện đại hơn thì vai trò của người dạy vàngười học cũng rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng và kết quả củaviệc dạy học
Trang 33Thực tế hiện nay còn nhiều khó khăn về điều kiện triển khai và chưa có biệnpháp cụ thể để chỉ đạo, khuyến khích, thúc đẩy, giám sát và đánh giá việc đổimới PPDH nói chung và sử dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học Toán nóiriêng.
1.4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10 trung học phổ thông.
Kiến thức sẵn có của HS và năng lực của HS ảnh hưởng lớn đến việcxây dựng một giáo án dạy học theo quan điểm kiến tạo Nếu HS có vốn kiếnthức sẵn có nhiều và năng lực tư duy Toán học tương đối tốt thì GV dễ dànghơn trong việc đưa ra các tình huống, biện pháp cho HS kiến tạo tri thức.Ngược lại, nếu HS có vốn kiến thức nghèo nàn và năng lực tư duy Toán hạnhẹp thì GV phải cân nhắc lựa chọn các tình huống phù hợp mới có thể dạyhọc theo quan điểm kiến tạo được
Thời lượng tiết học cũng là vấn đề GV cần quan tâm khi dạy học kiếntạo Để HS kiến tạo được tri thức thì các em cần phải tư duy, mò mẫm, phánđoán, kiểm nghiệm.… và các yếu tố này thì cần phải có nhiều thời gian mớithực hiện được Ngoài ra, khối lượng kiến thức trong mỗi bài dạy cũngkhông ít nên GV phải lựa chọn kiến thức nào cho HS kiến tạo và kiến thứcnào thì không để tính toán thời lượng phù hợp với một tiết dạy và còn đảmbảo những kiến thức cần đạt được của HS sau bài học Chính vì vậy để nângcao hiệu quả giảng dạy GV cần phải phối hợp giữa việc dạy học theo quanđiểm kiến tạo với các phương pháp dạy học khác như: phát hiện và giảiquyết vấn đề, đàm thoại phát hiện,…
Sự chuẩn bị của GV là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thànhbại của việc dạy học theo quan điểm kiến tạo Như đã phân tích các yếu tố ởtrên, rõ ràng ta thấy nếu GV muốn thực hiện tốt một tiết dạy theo quan điểmkiến tạo thì trước đó cần phải phân tích các yếu tố: đối tượng (trình độ của
Trang 34HS), các kiến thức cần đạt được, thời lượng, các hoạt động phù hợp đảm bảocác yếu tố trên.
1.5 Thực trạng vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp
10 trung học phổ thông
1.5.1 Thực trạng dạy học Hình học lớp 10 trung học phổ thông
Chúng tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của một số GV Toán cáctrường THPT trên địa bàn quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh Ngoài ra chúngtôi thực hiện điều tra trên 143 HS lớp 10 của trường THPT Nguyễn Khuyếnquận 10 bằng bộ câu hỏi1 thăm dò ý kiến Kết quả điều tra cho thấy: có107/143 (74,8%) HS cho rằng Hình học là bộ môn gần với thực tế cuộc sống,tuy nhiên 82/107 (76,6%) HS này nói rằng GV của họ không làm rõ ý nghĩathực tế tương ứng của các đối tượng Hình học 10; có 114/143 (79,7%) HSkhẳng định trong các tiết học lý thuyết, GV của các em giảng dạy, truyền thụtoàn bộ lý thuyết, các em chỉ cần ghi chép và áp dụng lý thuyết vào một sốbài tập, ví dụ minh hoạ; có 132/143(92,3%) HS cho rằng, trong các tiết dạybài tập GV đưa ra cách giải tổng quát, làm bài tập mẫu rồi cho những bài tậptương tự để các em làm theo Qua các kết quả điều tra của cả GV lẫn HS,chúng tôi đưa ra một số ý kiến như sau:
Về thực trạng dạy học Toán nói chung, xuất phát từ yêu cầu nâng caochất lượng đào tạo, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo có chủ trương đổi mới nộidung và phương pháp giảng dạy Việc đổi mới phương pháp dạy học đượcxem là chìa khoá của vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục Thế nhưng ở cáctrường phổ thông hiện nay các phương pháp dạy học được GV sử dụng chủyếu vẫn là các phương pháp truyền thống Vấn đề cải tiến phương pháp dạyhọc theo hướng phát huy tính tích cực của HS, tạo cho HS rèn luyện khả
1 Bộ câu hỏi này được trình bày trong phần phụ lục của luận văn.
Trang 35năng tự học đã được đặt ra nhưng kết quả chưa đạt như mong muốn GV đã
có ý thức lựa chọn phương pháp dạy học chủ đạo trong mỗi tình huống điểnhình ở môn Toán nhưng nhìn chung còn có những vấn đề chưa được giảiquyết, phương pháp thuyết trình vẫn còn khá phổ biến Những phương phápdạy học có khả năng phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo ở HS nhưdạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học phân hoá, dạy học kiến tạothì GV ít sử dụng GV chưa được hướng dẫn một quy trình, một chỉ dẫn hànhđộng để thiết kế bài giảng phù hợp Vì vậy khi sử dụng các phương pháp dạyhọc mới khó hoàn thành nội dung chương trình dạy học trong khuôn khổ thờilượng bị hạn chế Vấn đề thu hút số đông HS yếu, kém tham gia các hoạtđộng cũng gặp không ít khó khăn Kết quả là hiệu quả dạy học chẳng nhữngkhông được nâng cao mà nhiều khi còn giảm sút
Thực tế dạy học Toán hiện nay trong trường THPT có thể mô tả nhưsau: phần lý thuyết GV dạy theo từng chủ đề theo các bước, đặt vấn đề,giảng bài để dẫn HS tới kiến thức, kết hợp với đàm thoại vấn đáp, gợi mởnhằm uốn nắn những lệch lạc (nếu có), củng cố kiến thức bằng bài tập,hướng dẫn công việc học tập ở nhà Phần bài tập, HS chuẩn bị ở nhà hoặcchuẩn bị ít phút tại lớp, GV gọi một vài HS lên bảng làm bài Sau đó, GVnhận xét lời giải, sửa những lỗi sai hoặc đưa ra lời giải mẫu và qua đó củng
cố hiểu biết cho HS Một số bài toán sẽ được phát triển theo hướng khái quáthoá, đặc biệt hoá, tương tự hoá cho đối tượng HS khá giỏi
Việc rèn luyện tư duy lôgic cho HS không đầy đủ, thường chú ý đếnviệc rèn luyện khả năng suy diễn, coi nhẹ khả năng quy nạp GV ít khi chú ýđến việc dạy Toán bằng cách tổ chức các tình huống có vấn đề đòi hỏi dựđoán, nên giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược hay các tìnhhuống có chứa một số điều kiện xuất phát rồi yêu cầu HS đề xuất các giảipháp
Trang 36Hầu hết các GV còn sử dụng những phương pháp thuyết trình và đàmthoại chứ chưa chú ý đến nhu cầu, hứng thú của HS trong quá trình học.
Hình thức dạy học chưa đa dạng, phong phú, cách thức truyền đạtchưa sinh động, chưa gây hứng thú cho HS, HS chủ yếu tiếp nhận kiến thứccòn bị động Những kĩ năng cần thiết của việc tự học chưa được chú ý đúngmức Do vậy việc dạy học Toán ở trường phổ thông hiện nay còn bộc lộnhiều điều cần đổi mới Đó là người học chưa thực sự hoạt động một cáchtích cực, chưa chủ động và sáng tạo, chưa được thảo luận để đưa ra các khámphá của mình, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn còn yếu Vai trò của ngườithầy chủ yếu vẫn là người thông báo kiến thức, cùng lắm nữa thì là ngườidạy cách chứng minh, cách phán đoán và một số thói quen làm việc nhấtđịnh chứ chưa phải là người “khơi nguồn sáng tạo”, “kích thích HS tìmđoán” Hơn nữa, do thời gian hạn chế, khối lượng kiến thức và yêu cầutruyền đạt theo sách giáo khoa thì nhiều và dạy đúng lịch phân phối chươngtrình nên chưa phát huy được tính độc lập của HS, chưa tạo môi trường để
HS độc lập khám phá, độc lập tìm tòi và độc lập nghiên cứu
Về thực trạng dạy học Hình học 10, như đã trình bày ở lớp 10 lần đầutiên HS được tiếp xúc với một đối tượng hình học hoàn toàn mới: Hình họcVectơ và hình học vectơ toạ độ Những đặc trưng của các đối tượng này khá
lạ lẫm so với mô hình hình học mêtric đã được cung cấp ở cấp THCS Chính
vì vậy, HS gặp phải những khó khăn nhất định khi chiếm lĩnh đối tượng trithức này Việc quá đề cao phương pháp thuyết trình trong dạy học vô hìnhchung đã tạo một gánh nặng trong việc xây dựng kiến thức cho HS Bên cạnh
đó, các bài toán thực tế thường không được chú ý khai thác khi xây dựngkiến thức về Hình học 10 Điều này làm giảm đi tính thực tiễn của Toán học,
tư tưởng “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượngtrở về thực tiễn” cũng vì vậy mà bị lu mờ
Trang 371.5.2 Thực trạng về việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp 10 Trung học Phổ thông.
Từ thực trạng của việc dạy học Hình học 10 đã trình bày ở trên, ta cóthể thấy việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học 10 THPTchưa được chú trọng
Khi dạy học các khái niệm Hình học, GV thường trình bày trực tiếpđịnh nghĩa mà không tạo cơ hội để HS tự xây dựng nên những biểu tượngban đầu về khái niệm đó
Khi dạy học chứng minh định lý, dạy học giải bài tập, HS cũng hiếmkhi được tạo điều kiện để tự kiến tạo nên cách giải Cách chứng minh định lý
và cách giải cũng thường được GV trình bày mẫu
Tính thực tế của Toán học ít được đề cao, vì vậy, HS ít khi được đặtvào những tình huống phải sử dụng những kiến thức Hình học đã có để xử lýnhững tình huống mới Từ đó, quá trình đồng hoá và điều ứng không thực sựđược diễn ra trọn vẹn, kiến thức mới được hình thành không thông qua conđường kiến tạo mà được “truyền tay” từ người dạy sang người học Sự vữngchắc của kiến thức này cũng rất mong manh, HS có thể quên ngay khái niệmvectơ là gì, hay việc phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùngphương… khi chuyển qua học những nội dung khác
1.5.3 Nguyên nhân của thực trạng
Thực trạng trên có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, đa số GV chưa được đào tạo để có những hiểu biết đầy đủ
nhuần nhuyễn về thuyết kiến tạo cũng như cách vận dụng thuyết kiến tạo vàodạy học Phương pháp dạy học truyền thống đã trở thành con đường quenthuộc ít chông gai so với những con đường mới như vận dụng thuyết kiếntạo
Trang 38Thứ hai, HS đã quen được rèn luyện trong môi trường thầy đọc trò ghi
nên khá thụ động trong tư duy, suy nghĩ Chính vì vậy, khi được đặt vàonhững tình huống kiến tạo thì đa số HS lại có tư tưởng ỷ lại vào người thầy,không tự giác suy nghĩ
Thứ ba, khối lượng kiến thức trong mỗi tiết học là khá nhiều nên khó
khăn cho cả thầy lẫn trò trong việc tiếp cận kiến thức bằng con đường kiếntạo
Thứ tư, việc vận dụng thuyết kiến tạo đòi hỏi phải có sự đầu tư công
phu trong quá trình chuẩn bị bài giảng của GV Các tình huống kiến tạo phảiđảm bảo được các yêu cầu như tạo được hứng thú cho HS, câu trả lời cho cáctình huống phải là nền tảng xây dựng kiến thức mới, phải vừa sức với đốitượng HS được áp dụng…Đây cũng là một trở ngại rất lớn cho GV khi vậndụng thuyết kiến tạo vào giảng dạy
Trang 39KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn này đã trình bày cơ sở khoa học về lý thuyếtkiến tạo và quá trình vận dụng nó vào dạy học toán Bên cạnh đó, chúng tôicũng cố gắng đưa ra những phân tích cần thiết về thực trạng dạy học hiệnnay, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận dụng thuyết kiếntạo vào dạy học Đây là một phương pháp dạy học mang tính hiện đại, nóđáp ứng được những nhu cầu của xã hội hiện nay về đào tạo con người Tuynhiên, việc áp dụng thuyết kiến tạo vào dạy học đòi hỏi những điều kiện nhấtđịnh về mặt sư phạm, thời gian, sự chuẩn bị của người thầy… Để đáp ứngđược những yêu cầu này, GV cần có những tìm hiểu, nghiên cứu về thuyếtkiến tạo và việc ứng dụng nó vào dạy học Nhằm bổ sung vào nguồn tài liệutham khảo trong việc ứng dụng thuyết kiến tạo vào dạy học, chúng tôi mongmuốn đưa ra được những biện pháp thật cụ thể, chi tiết và việc làm này sẽđược trình bày ở chương sau
Trang 40CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO VÀO DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Các biện pháp dạy học trong chương này được đề ra dựa trên cácnguyên tắc sau:
Thứ nhất, các biện pháp được đưa ra dựa trên cơ sở thuyết kiến tạo và
phù hợp với quá trình vận dụng thuyết kiến tạo vào dạy học Như đã phântích ở chương 1, quá trình này đòi hỏi phải xây dựng các tình huống học tậpthỏa mãn 3 yêu cầu: phù hợp với kiến thức của HS; gây hứng thú, tạo động
cơ học tập cho HS; mang tính “định hướng” tốt (nghĩa là, sau khi giải quyếtyêu cầu mà tình huống đặt ra, HS sẽ tiếp thu được kiến thức mới một cáchtương đối chính xác, hạn chế những cách hiểu sai, hiểu thiếu nghĩa tri thức)
Thứ hai, các biện pháp đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng HS cụ
thể Khi trình bày một biện pháp chúng tôi sẽ cố gắng lựa chọn các ví dụ phùhợp với từng mức độ của HS: yếu kém, trung bình, khá giỏi
Thứ ba, theo sách GV đã trình bày hướng đổi mới về phương pháp dạy
học là: tích cực hoá hoạt động học tập của HS, khơi dậy và phát triển khảnăng tự học, nhằm hình thành cho HS thói quen tư duy tích cực, độc lập,sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, đem lại niềm vui và hứng thúhọc tập cho HS Hầu hết các khái niệm toán học đều được đưa vào chươngtrình theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duytrừu tượng trở về thực tiễn Để làm được điều này, khi vận dụng thuyết kiếntạo vào dạy học cần xây dựng tình huống học tập phù hợp với tiến trình trên,nghĩa là: