Mục đích vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học lớp

Một phần của tài liệu Vân dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học hình học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 25)

học lớp 10 trung học phổ thông

Xã hội con người muốn tồn tại và phát triển phải có một sự học hỏi không ngừng của mỗi cá nhân, góp phần cống hiến chung vào kho tàng kiến thức nhân loại. Đối với việc học nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng, mỗi kiến thức được tạo ra là kết quả của một quá trình tìm tòi, thử nghiệm,… để giải quyết một vấn đề nào đó, có thể nói “Học” có nghĩa là dựa trên quá trình đồng hoá và điều ứng của mỗi cá nhân trước sự thay đổi của môi trường. Để mỗi cá nhân làm được điều này thì ngay từ trong nhà trường phổ thông việc học cần được trả lại đúng ý nghĩa của nó. HS cần phải biết học theo nghĩa kiến tạo nên kiến thức chứ không phải là quá trình tiếp thu kiến thức một cách thụ động theo kiểu thầy đọc trò ghi, chính vì vậy, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đưa ra những yêu cầu đối với chương trình và sách giáo khoa. Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các yêu cầu sau:

- Sách giáo khoa phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản, tinh giản, hiện đại, sát thực tiễn Việt Nam.

- Sách giáo khoa phải đảm bảo tính liên môn sao cho các môn học phải hỗ trợ lẫn nhau, tránh trùng lặp, mâu thuẫn. Cần gắn nội dung của sách giáo khoa với thực tiễn cuộc sống nhưng không làm cho việc học trở nên nặng nề.

- Sách giáo khoa cần tạo điều kiện trực tiếp giúp HS tiếp tục nâng cao năng lực tự học. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung.

Và lẽ đương nhiên, để đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải có sự thay đổi phương pháp giảng dạy một cách phù hợp để đạt được những mục tiêu mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng như những yêu cầu xã hội đã đặt ra cho việc học. Hướng đổi mới về phương pháp dạy học là: tích cực hoá hoạt động của HS, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho HS thói quen tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, đem lại niềm vui và hứng thú cho HS. Những phương pháp nghiên cứu như: quan sát, phỏng đoán, kiểm nghiệm,…là những phương pháp nghiên cứu đặc trưng của các môn khoa học thực nghiệm. Chúng cũng có tác dụng rèn luyện tính nhanh nhạy, óc suy luận lôgic trong toán học, hơn nữa các phương pháp này đôi khi vượt trội về sự dễ hiểu, tính thuyết phục và khả năng khắc sâu kiến thức cho HS. Đây cũng là mục đích của việc áp dụng thuyết kiến tạo vào dạy học Toán trong trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Vân dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học hình học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 25)