học lớp 10 trung học phổ thông
Theo tác giả Bùi Văn Nghị trong tài liệu [13, trang76], kiến thức được HS kiến tạo thông qua con đường được mô tả theo sơ đồ như sau:
Theo GS. Đào Tam trong tài liệu [24], một tình huống học tập gồm ba thành tố cơ bản
Trong sơ đồ trên ta hiểu môi trường là tập hợp các đối tượng: Tri thức, sự vật, quan hệ, phương pháp được GV lựa chọn thuộc phạm vi kiến thức, kĩ năng, phương pháp đã có của HS nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc tìm tòi, dự đoán của HS.
Thành tố tương tác đòi hỏi phải tổ chức học tập sao cho HS có cơ hội thảo luận, trao đổi thông tin tốt nhất.
Thành tố phản ảnh chỉ hoạt động tư duy, hoạt động kiến tạo của HS nhằm phản ánh các thuộc tính về đối tượng, quan hệ, quy luật.
Dựa vào sơ đồ này ta thấy, việc tổ chức dạy học Hình học 10 theo quan điểm kiến tạo được thực hiện qua các hoạt động chủ yếu sau đây:
Môi trường
Phản ánh Tương tác
KT và kinh nghiệm đã có
Phán đoán,
giả thuyết Kiểm nghiệm Thích nghi KT mới
Bước 1: GV cần tìm hiểu, thăm dò về những hiểu biết ban đầu của HS liên
quan đến nội dung sắp học để trả lời câu hỏi HS có nắm được hay không các kiến thức, kĩ năng đó và nắm được thì ở mức độ nào? Việc tìm hiểu này nhằm xác định xem HS đã có những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết cho việc nghiên cứu bài mới hay chưa? Trên cơ sở đó GV tiến hành ôn tập, bổ sung những kiến thức cần thiết, giúp HS thích ứng nhanh chóng với những tình huống học tập mới và GV có thể dự kiến được những hoạt động học tập thích hợp cho HS. Đồng thời, việc làm này sẽ giúp GV xác định được rõ những kiến thức nào HS sẽ được tiếp nhận từ GV, những kiến thức nào sẽ tổ chức cho HS tự xây dựng, tự chiếm lĩnh dưới sự hướng dẫn của GV. Việc tìm hiểu bước đầu này được tiến hành thông qua các bài tập hoặc các nhiệm vụ cụ thể giao về nhà cho HS chuẩn bị trước hoặc thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, các thảo luận trực tiếp giữa GV và HS. GV có thể thiết kế các phiếu hỏi hoặc phiếu giao việc để giao cho HS thực hiện. Điều quan trọng cần lưu ý rằng giữa Hình học bậc THCS và Hình học 10 có một sự khác biệt lớn về nội dung. Ở bậc THCS, HS được học mô hình hình học mêtric, ở lớp 10 HS được tiếp xúc với mô hình hình học vectơ và hình học vectơ toạ độ. Sự chuyển biến này dẫn đến khi dạy một kiến thức mới cho HS, GV cần lưu ý rằng kiến thức sẵn có của HS ở đây có thể bao gồm cả kiến thức cũ được cung cấp ở cấp dưới lẫn những hiểu biết trong thực tiễn đời sống của cá nhân HS. Chẳng hạn, HS có thể chưa biết vectơ là gì, nhưng HS đã có những hiểu biết ban đầu (có thể chưa chính xác) về khái niệm phương, hướng khi quan sát những chuyển động trong thực tế. GV cần khai thác điều này để xây dựng các tình huống dạy học cho hợp lý.
Bước 2: Xây dựng tình huống học tập cho HS kiến tạo tri thức. Vì một tình
tác, nên khi xây dựng tình huống học tập GV cần chú ý cả ba yếu tố này. Một tình huống học tập theo thuyết kiến tạo phải đảm bảo các điều kiện:
Thứ nhất, tình huống học tập phải phù hợp với kiến thức sẵn có và trình độ tư duy của HS. Chính vì vậy, khi xây dựng tình huống kiến tạo GV phải làm tốt bước 1.
Thứ hai, tình huống học tập cần gây được hứng thú học tập cho HS.
Thứ ba, tình huống học tập phải là một môi trường “định hướng” tốt để HS có thể khám phá ra tri thức. Yếu tố “định hướng” này nghĩa là khi giải quyết được vấn đề đưa ra trong tình huống, HS phải thực sự trải qua quá trình đồng hoá và điều ứng. Tình huống phải đưa ra những phản hồi tích cực để HS nhận ra sai lầm khi sử dụng mô hình kiến thức cũ vào xử lý các yêu cầu của tình huống. Từ đó quá trình điều ứng mới diễn ra, kiến thức mới được hình thành.
Để đảm bảo các yêu cầu trên, các tình huống học tập có thể được xây dựng cụ thể như sau:
- Cần chú trọng xây dựng các tình huống dạy học có tính kiến tạo như các bài toán gợi mở. GV có thể xây dựng những tình huống mang tính thực tế để tạo cho HS những biểu tượng ban đầu về tri thức cần dạy, tạo nhu cầu xây dựng các tri thức đó. Các tình huống kiến tạo được tạo nên có thể được xây dựng dựa trên lịch sử hình thành tri thức trong lịch sử toán học, hoặc những tình huống trong các khoa học khác như Vật lý, Hoá học… Dựa vào lịch sử hình thành tri thức, ta có thể thực hiện quá trình cá nhân hoá lại, hoàn cảnh hoá lại…. để xây dựng một tình huống học tập. Cũng cần lưu ý rằng, Hình học ở bậc THCS là mô hình hình học mà trong đó các đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các hình (đoạn thẳng, đường thẳng, tam giác, đường tròn…) và yếu tố định tính của các hình (song song, vuông góc, bằng nhau…). Nhìn
chung, các đối tượng này đều rất gần với thực tế. Ngược lại, các đối tượng nghiên cứu của Hình học 10 đều là những đối tượng mang nặng tính hàn lâm, các đối tượng này bao gồm Hình học vectơ và Hình học vectơ toạ độ. Quá trình hình thành và phát triển các đối tượng này trong lịch sử Toán học là một quá trình lâu dài và phức tạp. Khi các nhà toán học nghiên cứu, mò mẫm xây dựng tri thức, chắc chắn họ sẽ mắc phải những chướng ngại, những sai lầm nhất định. HS cũng có thể gặp những chướng ngại, sai lầm này khi tìm hiểu về tri thức đó. GV có thể dựa vào điều này để xây dựng tình huống học tập giúp HS hiểu đúng, hiểu đủ nghĩa của tri thức. Chẳng hạn, trong quá trình hình thành và phát triển lý thuyết vectơ, các nhà toán học gặp khó khăn trong việc xây dựng mô hình hình học định hướng và các phép toán trên đó. Khi học các kiến thức về vectơ, HS cũng khó nắm bắt các yếu tố này. Do đó, GV có thể tạo ra tình huống để HS có thể loại bỏ những cách hiểu sai, hiểu thiếu nghĩa tri thức. Các tình huống kiến tạo cũng có thể dựa trên các khoa học khác, chẳng hạn như bài toán tổng hợp 2 lực tác dụng lên cùng một vật trong Vật lý có thể được sử dụng để xây dựng tình huống kiến tạo ra quy tắc hình bình hành.
- Tổ chức cho HS được hợp tác, tranh luận. Để giúp HS khám phá, kiến tạo tri thức, GV cần dự kiến việc tổ chức các hoạt động nhóm - thảo luận, động viên HS suy nghĩ đưa ra các câu hỏi thảo luận để tìm hiểu và giải quyết vấn đề đặt ra. Để tăng hứng thú cho HS, GV có thể tổ chức thi đua theo nhóm, tổ chức các pha thuyết trình, phản biện giữa các nhóm. Việc làm này rèn luyện cho HS tính chủ động, sáng tạo, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đàm phán… Trong môi trường học tập tương tác như vậy, dạy học theo lối kiến tạo thực sự tạo nên một môi trường học tập hiệu quả giúp HS phát triển toàn diện hơn theo hướng phù hợp với các hoạt động xã hội sau này.
- Tăng cường các hoạt động đòi hỏi HS phải huy động kiến thức, suy đoán. Để làm được điều này, các tình huống học tập đưa ra cần phù hợp với kiến thức sẵn có của HS. Các tình huống cần phải được tính toán kĩ về mặt nội dung, số lượng câu hỏi đưa ra, cách sắp xếp các câu hỏi. Các tình huống này có thể là mở rộng của những kiến thức cũ, hoặc những bài toán mới mang tính nửa lạ nửa quen tạo điều kiện để HS huy động kiến thức. Trong trường hợp này, kiến thức mới được tạo nên không có nghĩa là mới hoàn toàn, nó có thể là kết quả của quá trình khái quát hoá các kiến thức cũ. GV có thể áp dụng cách làm này đưa ra các hệ thống câu hỏi, bài tập để giúp HS kiến tạo ra các phương pháp giải tổng quát.
Bước 3: GV tổ chức, hướng dẫn cho HS khám phá, kiến tạo tri thức. Ở bước
này, HS được thảo luận, dự đoán để đề xuất giả thuyết, huy động kiến thức để thử sai, giải quyết vấn đề…Do tính hàn lâm của các đối tượng Hình học 10, có thể HS sẽ gặp không ít khó khăn trong các hoạt động kiến tạo tri thức, HS có thể hiểu sai, đi lạc hướng…Chính vì vậy, GV có thể đưa ra những gợi mở, điều chỉnh những ý kiến của HS khi cần thiết.
Bước 4: Kiểm nghiệm, phân tích kết quả, rút ra tri thức mới. GV tổ chức cho HS trình bày kết quả, đánh giá, GV thể chế hóa, bổ sung kiến thức…
Đánh giá quá trình vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học Hình học 10
Việc áp dụng thuyết kiến tạo vào dạy học Hình học 10 giúp HS có hứng thú hơn trong học tập, tri thức tự HS xây dựng nên lúc nào cũng vững chắc hơn. Tuy nhiên, từ các bước làm ở trên cho thấy, việc vận dụng thuyết kiến tạo vào dạy học Hình học 10 đòi hỏi ở người thầy những hiểu biết đầy đủ về thuyết kiến tạo, về đối tượng tri thức cần dạy (ý nghĩa thực tế của đối tượng, lịch sử hình thành đối tượng), và quan trọng hơn hết là cần một sự chuẩn bị công phu, chu đáo tỉ mỉ đối với mỗi giáo án, mỗi tiết học. Dạy học theo lối kiến tạo đòi hỏi GV phải bỏ nhiều công sức để tìm hiểu đối tượng HS và phải
có phương pháp sư phạm tốt để điều khiển quá trình học tập của HS. Đây là một con đường khá khó khăn nhưng nếu làm được thì hiệu quả đạt được lại vô cùng to lớn. Những lợi ích này cụ thể là:
+ Dạy học kiến tạo mang ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực là lấy HS làm trung tâm.
+ Dạy học kiến tạo tạo ra sản phẩm kép: tri thức và tri thức phương pháp. HS không chỉ nắm được tri thức một cách vững chắc mà còn biết cách tìm ra tri thức đó.
+ HS được học tập thông qua các sai lầm từ đó các sai lầm của HS trở nên có ý nghĩa.
+ Đây là cách dạy học đón trước vùng phát triển gần nhất, dạy học gắn liền với phát triển.
+ HS được phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm và chia sẻ thông tin, kỹ năng hợp tác nhóm... Học tập theo thuyết kiến tạo tạo cơ hội cho HS phát triển kỹ năng học tập trình bày các giải pháp, áp dụng các thông tin nhằm phát triển sơ đồ nhận thức của mình.
Nói chung việc GV hiểu rõ về quan điểm dạy học kiến tạo cũng như việc sử dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học sẽ phát huy được khả năng khám phá, dự đoán và phát triển tính sáng tạo của HS, đồng thời gây được hứng thú học tập trong bản thân mỗi HS. Ngược lại, HS phải luôn luôn tích cực, chủ động trong tất cả các giờ học, thì hiệu quả của việc áp dụng dạy học theo quan điểm dạy học kiến tạo mới đạt chất lượng cao. Chính vì vậy, muốn sử dụng được phương pháp dạy học mới, hiện đại hơn thì vai trò của người dạy và người học cũng rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng và kết quả của việc dạy học.
Thực tế hiện nay còn nhiều khó khăn về điều kiện triển khai và chưa có biện pháp cụ thể để chỉ đạo, khuyến khích, thúc đẩy, giám sát và đánh giá việc đổi mới PPDH nói chung và sử dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học Toán nói riêng.