Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vân dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học hình học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 105)

3.3.1. Đánh giá định tính.

Sau quá trình thực nghiệm giảng dạy, chúng tôi quan sát tiến trình học tập ở các lớp thực nghiệm và nhận thấy.

Đối với HS, khi sử dụng phương pháp dạy học có áp dụng quan điểm kiến tạo, HS học tập hăng say, hứng thú hơn. Các em ít nói chuyện, làm việc riêng trong lớp, số HS uể oải, thụ động giảm hẳn. Sau các buổi học HS có tinh thần phấn chấn, biểu lộ thái độ yêu thích môn Toán mặc dù đây là môn học khó và trừu tượng.

Sau những tiết học có ứng dụng quan điểm kiến tạo, HS nắm được cách giải quyết các vấn đề. Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá được nâng cao. HS nắm được phương pháp học tập chủ động nên có khả năng tự học, tự nghiên cứu ở nhà.

Ngoài ra, đối với các tiết học mà HS tham gia hoạt động nhóm tương tác, các em làm việc rất tích cực, sôi nổi trong quá trình kiến tạo. Quá trình thảo luận, tranh luận, thuyết phục, phản biện…làm HS bộc lộ những ưu điểm, khắc phục các nhược điểm. HS có cơ hội thể hiện cá tính riêng, năng động hơn, tích cực và sáng tạo hơn.

Đối với GV, việc sử dụng phương pháp dạy học theo quan điểm kiến tạo yêu cầu GV cần một sự chuẩn bị chu đáo hơn. Do đó, quá trình giảng dạy của GV cũng mang tính chủ động hơn, GV có khả năng kiểm soát lớp học tốt hơn. Phương pháp dạy học này làm HS hứng thú học tập nên cũng tạo điều kiện cho GV có hứng thú trong giảng dạy.

3.3.2. Đánh giá định lượng.

Bảng 1: Kết quả bài kiểm tra số 1

Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài ĐC 10C8 0 0 0 2 7 17 12 5 2 1 0 46 TN 10C7 0 0 0 0 2 6 10 16 7 4 2 47 Kết quả:

Lớp Đối chứng: Yếu: 19,6%; Trung bình: 63%; Khá: 10,9%; Giỏi: 6,5%. Lớp Thực nghiệm: Yếu: 4,3%; Trung bình: 34%; Khá: 34%; Giỏi: 27,7%.

Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra số 2

Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài ĐC 10C8 0 0 1 0 10 14 9 8 4 0 0 46 TN 10C7 0 0 0 0 4 5 12 11 8 3 4 47 Kết quả:

Lớp Đối chứng: Yếu: 23,9%; Trung bình: 50%; Khá: 17,4%; Giỏi: 8,7%. Lớp Thực nghiệm:Yếu: 8,5%; Trung bình: 36,2%; Khá: 23,4%; Giỏi: 31,9%. Từ kết quả định lượng trên cho thấy rằng, ở cả hai bài kiểm tra, số HS có điểm dưới trung bình của lớp thực nghiệm ít hơn lớp đối chứng, số HS có điểm khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Như vậy, việc áp dụng phương pháp dạy học vận dụng quan điểm kiến tạo đã đem lại những phản hồi ban đầu rất tích cực. Kết quả định lượng cho thấy chất lượng học tập được nâng cao hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, bước đầu có thể thấy hiệu quả của các biện pháp sư phạm trong việc bồi dưỡng năng lực kiến tạo và tư duy phê phán của HS thông qua việc vân dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học mà chúng tôi đã đề xuất và thực hiện. Qua quan sát hoạt động dạy học và kết quả thu được qua đợt thực nghiệm sư phạm cho thấy:

- Tính tích cực hoạt động của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

- Nâng cao trình độ nhận thức, khả năng tư duy cho HS trung bình và một số HS yếu ở lớp thực nghiệm, tạo hứng thú và niềm tin cho các em, trong khi điều này chưa có ở lớp đối chứng.

- Cả hai bài kiểm tra cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đặc biệt là loại khá và giỏi. Nguyên nhân là do HS ở lớp thực nghiệm ngoài việc luôn học tập trong hoạt động còn được phát triển kiến thức thông qua các biện pháp sư phạm được xây dựng ở chương II.

Từ những kết quả trên chúng tôi đi đến kết luận: Việc xây dựng các biện pháp sư phạm đã có tác dụng tích cực hoá hoạt động học tập của HS, tạo cho các em khả năng tìm tòi và giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo, nâng cao hiệu quả học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường phổ thông.

Như vậy, mục đích của thực nghiệm đã đạt được và giả thuyết khoa học nêu ra đã được kiểm nghiệm.

KẾT LUẬN.

Luận văn đã thu được những kết quả chính sau đây:

1. Luận văn đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học 10.

2. Luận văn đã đề xuất ba biện pháp vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học 10. Các biện pháp này được chúng tôi trình bày chi tiết cụ thể và trình bày rõ cơ sở, nội dung của các biện pháp.

3. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho GV THPT.

4. Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh hoạ tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Hình học 10 THPT. Như vậy, có thể khẳng định rằng: Mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được.

Trung Học Phổ Thông, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[2] Văn Như Cương, Phạm Vũ Khuê, Trần Hữu Nam (2006), Bài tập Hình

học nâng cao 10, NXB Giáo dục.

[3] Đỗ Văn Cường (2007), Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hình học

10 trên cơ sở phối hợp quan điểm dạy học giải quyết vấn đề và dạy học kiến tạo, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh.

[4] Lê Hiễn Dương (2012), Vận dụng các quan điểm triết học duy vật biện

chứng vào dạy học môn Toán, Giáo trình giảng dạy trường Đại học Vinh.

[5] M.A. Đanilôp, M.N. Xcatkin (1980), Lý luận dạy học ở trường Phổ

thông – Một số vấn đề của lý luận dạy học hiện đại (trích dịch), NXB Giáo

Dục.

[6] Vũ Cao Đàm (2013), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo Dục Việt Nam.

[7] Lê Hồng Đức, Vương Ngọc, Nguyễn Tuấn Phong, Lê Hữu Trí, Lê Bích Ngọc (2010), Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn Toán 10, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

[8] Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lí học Vư-Gốt-Xki Tập một, NXB Giáo Dục.

[9] Trần Văn Hạo, Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên (2006), Hình học 10, NXB Giáo dục.

[10] Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên (2006), Bài

[12] Lê Thị Thuý Lan (2013), Nghiên cứu so sánh đối tượng đồ thị trong dạy

học môn Toán và môn Vật lí ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo Dục

Học, Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[13] Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán

ở trường Phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

[14] Bùi Văn Nghị (2011), Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung

cụ thể môn Toán, NXB Đại học Sư phạm.

[15] Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh (2001), Tâm lí

học trí tuệ, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

[16] Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà

trường, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội.

[17] Tô Thị Ngọc (2013), Một số biện pháp dạy học nội dung phân số lớp 4

theo quan điểm kiến tạo, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học

Vinh.

[18] Jean Piaget (2001), Tâm lí học và giáo dục học, NXB Giáo Dục.

[19] Jean Piaget, Barbel Inhelder, Vĩnh Bang (2000), Tâm lý học trẻ em và

ứng dụng tâm lý học Piaget vào trường học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[20] G. Polya (1997), Giải một bài toán như thế nào?, NXB Giáo dục.

[21] Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Phạm Vũ Khuê, Bùi Văn Nghị (2006),

Hình học nâng cao 10, NXB Giáo dục.

[22] Trần Hữu Tài (2007), Góp phần bồi dưỡng năng lực huy động kiến

thức cho học sinh THPT theo quan điểm kiến tạo thông qua dạy học giải bài tập Toán, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh.

[24] Đào Tam, Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học

không truyền thống trong dạy học toán ở trường đại học và trường phổ thông, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội.

[25] Nguyễn Thế Thạch, Nguyễn Tiến Lộc, Phạm Đức Quang (2011), Đề

kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Đại số 10 và Hình học 10, NXB

Giáo dục Việt Nam.

[26] Trần Trung, Nguyễn Chiến Thắng (2013), Lịch sử kiến thức Toán học

ở trường Phổ thông,NXB Đại Học Sư Phạm.

[27] Trần Vinh (2006), Thiết kế bài giảng Hình học 10, NXB Hà Nội.

[28] Annie Bessot, Claude Comiti (Đại học Joseph Fourrier – Grenoble I), Lê Thị Hoài Châu, Lê Văn Tiến (Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) (2009) – Những vấn đề cơ bản của Didactic Toán – NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

1. Em có thích học Hình học không? Có.

Không.

2. Theo em, Hình học 10 có gần với các vấn đề thực tế và áp dụng được vào thực tế hay không?

Có. Không.

3. GV của em có giúp em nhận ra ý nghĩa thực tế của các nội dung Hình học 10 hay không?

Có. Không.

4. Khi học lý thuyết GV của em thường làm gì?

GV tạo tình huống để HS suy nghĩ tự khám phá bài học.

GV yêu cầu các em hoạt động nhóm, thảo luận, tranh luận để tìm hiểu kiến thức mới.

GV đưa ra các câu hỏi gợi mở, các em trả lời rồi GV trình bày kiến thức mới.

GV trình bày giảng giải toàn bộ lý thuyết, các em không cần phải làm gì, chỉ nghe, ghi chép và làm một số ví dụ, bài tập ứng dụng nhỏ.

giải quyết các bài tập rồi đưa ra cách phương pháp giải tổng quát cho dạng toán đó dưới sự hướng dẫn của GV.

GV đưa ra cách giải tổng quát, làm bài tập mẫu rồi cho những bài tập tương tự để các em làm theo.

6. Em có thích được học trong một môi trường HS tự thảo luận để xây dựng kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV không?

Có. Không.

Một phần của tài liệu Vân dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học hình học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 105)