Chúng tôi xác định quy trình dạy học theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo trải qua 2 giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hành [13].
1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị
Trong giai đoạn này giáo viên cần chuẩn bị các hoạt động sau:
- Xác định được mục tiêu bài học quyết định đến việc thiết kế, lựa chọn các tình huống dạy học. Mục tiêu dạy học chính là tiêu chí quan trọng về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học cần đạt được sau bài học.
- Xác định đúng, đủ, hiểu rõ và chính xác về kiến thức trọng tâm bài học. Nó liên quan đến tất cả các nội dung khác của bài học và cả về những kiến thức thuộc về bài trước và bài sau.
- Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập phù hợp nhằm kiểm tra những kiến thức người học đã học trước đó có liên quan đến bài học mới, đồng thời dự đoán những khó khăn mà người học có thể gặp phải. Công đoạn chuẩn bị này sẽ giúp cho người học xây dựng được các tình huống học tập hợp lí.
- Cần chuẩn bị tốt các phương tiện và dự kiến phương pháp sẽ áp dụng trong tiết dạy. Việc lựa chọn phương pháp nào, phương tiện gì sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nội dung bài dạy, đối tượng người học.
- Xây dựng các tình huống điển hình nhằm phù hợp với nhiều đối tượng người học khác nhau, sao cho tất cả các em đều hứng thú làm việc, tự mình tìm kiếm tri thức mới.
Ta có thể khái quát lại quá trình chuẩn bị của giáo viên qua sơ đồ sau đây.
Sơ đồ 3. [13]
1.2.2. Giai đoạn thực hành
Trong giai đoạn này ta có thể chia thành 6 bước:
Bước 1: Giáo viên khôi phục lại, làm mới lại hiểu kiến thức đã có của người
học có liên quan đến vấn đề của bài học mới. Việc làm này có thể được tiến hành bằng cách hỏi bài cũ, kiểm tra miệng, làm bài tập nhanh, làm bài tập in sẵn trên phiếu học tập… Hoạt động này có thể diễn ra nhanh hay chậm (thậm chí không diễn ra nếu giáo viên dự đoán được những khó khăn và chướng ngại của người học sẽ được vượt qua một cách dễ dàng trong quá trình dạy học) còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu thành.
Bước 2: Sau khi có được kết quả ở bước 1 sẽ tiến hành cho người học tiếp xúc
với tình huống học tập mới. Các tình huống này giáo viên có thể trình bày trực tiếp hoặc in thành các phiếu học tập và phát cho người học. Nhiệm vụ của người học lúc này là đọc, hiểu các tình huống đặt ra và huy động các kiến thức đã có để có thể trả lời cho tình huống học tập.
Xác định mục tiêu của bài học
Lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học
Xây dựng định hướng dạy học
Chuẩn bị các nhiệm vụ học tập
Dự đoán các chướng ngại và khó khăn của người học Biên soạn câu hỏi, bài tập để
kiểm tra kiến thức của người học
Xác định kiến thức trọng tâm của bài học
Bước 3: Giáo viên cần điều khiển việc thảo luận giữa các người học hoặc các
nhóm và yêu cầu đưa ra các phán đoán.
Bước 4: Cho người học thảo luận, đánh giá lẫn nhau về các phán đoán được
đưa ra, dưới sự cố vấn của sinh viên sẽ đưa ra phán đoán thích hợp nhất. Trong bước này giáo viên nên cho các nhóm cử đại diện để trình bày về phán đoán đó (nếu cần).
Bước 5: Dưới sự điều khiển của giáo viên các nhóm sẽ tiến hành trao đổi kiểm
chứng lại các phán đoán bằng các lập luận lôgic, có căn cứ. Giai đoạn này người học cần huy động tối đa kiến thức cũ của mình để giải quyết và giáo viên cũng nên có những gợi ý vào những thời điểm phù hợp để quá trình kiểm nghiệm diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Bước 6: Sau khi kiến thức mới đã được kiểm chứng một cách xác thực thì
giáo viên nên cho người học vận dụng các kiến thức đó vào làm các bài tập hoặc tổng quát hóa kiến thức vừa xây dựng được. Việc làm này một lần nữa sẽ giúp cho các em củng cố được kiến thức và giáo viên cũng có thể kiểm tra được mức độ nắm vững kiến thức của người học.
Ta có thể hình dung qua sơ đồ sau: Khôi phục, hoạt hóa các kiến
thức của người học liên quan đến bài học
Đọc, hiểu các yêu cầu của tình huống học tập. Huy động các kiến
thức cũ để dự đoán câu trả lờ1 Trả lời các câu hỏi của giáo viên
đưa ra
Cho người học tiếp xúc với tình huống học tập theo cá nhân hoặc
nhóm
Điều khiển để người học thảo luận và đưa ra các dự đoán
Tổ chức cho người học thảo luận, đánh giá các dự đoán và đưa ra dự
đoán thích hợp nhất
Tổ chức, điều khiển cho người học thảo luận để kiểm chứng lại
dự đoán và chuẩn hóa các kiến thức chính xác
Dùng các kiến thức cũ và các lập luận lôgic để khẳng định tính chính
xác của dự đoán từ đó xác lập nên kiến thức mới
Thảo luận đi đến sáng thống thống nhất với nhau để chọn câu trả lời
phù hợp nhất
Đưa ra câu trả lời cho tình huống, kiểm tra dự đoán bằng các lập luận lôgic hoặc thực nghiệm thực nghiệm
Kiểm tra, đánh giá Tổ chức cho người học vận dụng
kiến thức mới vào giải quyết các bài tập, qua đó kiểm tra mức độ
nắm vững kiến thức
Vận dụng kiến thức mới vào giải quyết các bài tập, tình huống học
tập mới
Sơ đồ 4. [13]