1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc

109 4,6K 57
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 802 KB

Nội dung

Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS

VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN THỨ BA - 3PL

I TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS1.1 Khái niệm về logistics

Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ“Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả các ngôn ngữ khác.Vì bao hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một đơn ngữ nào có thể truyềntải được hết ý nghĩa của nó.

Trên thế giới thuật ngữ này đã xuất hiện từ lâu Logistics lần đầu tiênđược phát minh và ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, được các quốc gia ứngdụng rất rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượngquân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng

tham chiến Napoleon đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, ngườichuyên nghiệp bàn về logistics” vì ông cho rằng “Logistics là một chuỗi hoạtđộng để duy trì lực lượng quân đội”.

Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quânđội đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tếthời hậu chiến và lần đầu tiên được triển khai, ứng dụng trong thương mại saukhi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.

Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ vềlogistics hay hệ thống logistics Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nghiêncứu logistics và dưới những giác độ của những nhà nghiên cứu khác nhau, màhiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics.

- Theo từ điển “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, USFifth Edition, Hornby, Oxford University Press, 1995”:

Trang 2

“Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với mộthoạt động phức hợp nào đó (Logistics – the organization of suppliesand service for any complex operation)”.

- Theo cuốn “An Intergrated Approach to logistics Management” của Viện kỹthuật công nghệ Florida - Mỹ:

“Logistics là việc quản lý sự vận động và lưu giữ của nguyên vật liệuvào trong doanh nghiệp của hàng hoá trong lúc sản xuất tại doanhnghiệp và hàng thành phẩm đi ra khỏi doanh nghiệp”.

- Theo Tài liệu của Liên hợp quốc sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về vậntải đa phương thức và quản lý logistics tại trường Đại học Ngoại Thương HàNội tháng 10/2002:

“ Logisics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệuqua các khâu lưu kho, sản xuất ra thành phẩm cho tới tay người tiêudùng theo yêu cầu của khách hàng”.

- Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM – The Council ofLogistics Management):

“Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồmlập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quảvà lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từđiểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầucủa khách hàng”.

- Theo quan điểm “5 đúng” (“5 rights”):

“Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí vàođúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêudùng sản phẩm”.

- Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân trong cuốn “Quản trị Logistics”:

“Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời gian, vận chuyển vàdự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho

Trang 3

đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt độngkinh tế”.

- Theo PGS.TS Nguyễn Như Tiến trong cuốn “Logistics - khả năng ứng dụngvà phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam”:

“Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vậtliệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phốicho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng”.

Như vậy, dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt và cách trình bày, nhưng

trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng Logistics chính là hoạt độngquản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trìnhlưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng Mục đíchgiảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhấttrong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng nhưphân phối hàng hoá một cách kịp thời (Just-in-Time) Tuy nhiên ở đây không

chỉ có sự vận động của “nguyên vật liệu, hàng hoá” mà cần phải bao gồmthêm cả dòng luân chuyển “dịch vụ, thông tin” Logistics không chỉ hạn chếtrong sản xuất mà nó còn liên quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnhviện, ngân hàng, người bán lẻ, người bán buôn…

Ngày nay thuật ngữ logistics đã được phát triển, mở rộng và được hiểuvới nghĩa là quản lý “management” Trong khi nghiên cứu lĩnh vực này, tuỳthuộc giác độ tiếp cận, các học giả có thể sử dụng các thuật ngữ như: logisticskinh doanh, logistics in bound – logistics out bound, phân phối vật chất, quảnlý nguyên vật liệu, kỹ thuật phân phối hay quản lý logistics…thì đây đều làcác thuật ngữ dùng để diễn tả cùng một chủ đề, đó chính là cái mà chúng tagọi là logistics.

Logistics diễn tả toàn bộ quá trình vận động của nguyên vật liệu và sảnphẩm đi vào – qua và đi ra khỏi doanh nghiệp tới khâu phân phối tới tay

Trang 4

người tiêu dùng Nó là một quy trình nhằm tối ưu hoá các hoạt động để đảmbảo việc giao hàng từ nơi gửi đến nơi nhận thông qua một dây chuyền vận tải.

1.2 Logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tải đaphương thức

Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận,vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics

Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hoá kháiniệm vận tải giao nhận truyền thống Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thựchiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng,tái chế, làm thủ tục thông quan…cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến

kho (Door-to-Door) Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được uỷ thác trở thành

một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịutrách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh Ngày nay, để có thể thực hiệnnghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từgiao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh,bảo quản hàng hoá trong kho, phân phối hàng hoá đúng nơi, đúng lúc, sửdụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra…Như vậy, người giao nhận vậntải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Provider).

Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức

Trước đây, hàng hoá đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sangnước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xácsuất rủi ro mất mát đối với hàng hoá là rất cao, và người gửi hàng phải kýnhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉgiới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm Tới những năm60 – 70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảoan toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá, là tiền đề và cơ sở cho sự rađời và phát triển vận tải đa phương thức Khi vận tải đa phương thức ra đời,chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa

Trang 5

phương thức (MTO – Multimodal Transport Operator) Người kinh doanh vận

tải đa phương thức sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vậnchuyển hàng hoá từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từvận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người vận chuyển thực tế (ActualCarrier) Hợp đồng chuyên chở như vậy có thể do người kinh doanh vận tải đaphương thức đảm nhận, nhưng chủ hàng vẫn cần một người lên kế hoạch cungứng, mua hàng hoá, giám sát mọi sự di chuyển của hàng hoá để đảm bảo đúngloại hàng, đến đúng địa điểm và đúng thời gian Người giúp chủ hàng chính làngười tổ chức dịch vụ logistics Dịch vụ logistics sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm chiphí cũng như thời gian, từ đó nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.

Dịch vụ logistics chính là sự phát triển sâu rộng của dịch vụ vận tải đaphương thức Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo một hợpđồng vận tải đa phương thức và sự phối hợp mọi chu chuyển của hàng hoá dongười tổ chức dịch vụ logistics đảm nhiệm Điểm giống nhau ở chỗ, trên cơ sởnhiều hợp đồng mua bán, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sởcủa từng người bán, gom hàng thành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay nơixếp dỡ hàng trước khi chúng được gửi đến nước người mua trên các phươngthức vận tải khác nhau Tại nước người mua, người tổ chức dịch vụ logistics sẽthu xếp tách các đơn vị gửi hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp đểphân phối đi đến những địa chỉ cuối cùng theo yêu cầu khách hàng.

1.3 Phân loại logistics

1.3.1 Phân loại theo hình thức logistics

Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanhnghiệp có các mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP – LogisticsService Provider) như sau:

- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics)

Người chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt độnglogistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân Theo đó, chủ hàng phải đầu tư vào

Trang 6

các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công đểquản lý và vận hành hoạt động logistics First Party Logistics làm phình toquy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanhnghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên mônđể quản lý và vận hành hoạt động logistics.

- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics)

Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịchvụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, khobãi, thủ tục hải quan, thanh toán…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưatích hợp hoạt động logistics Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đườngbiển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuêhải quan, trung gian thanh toán…

- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics)

Người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụlogistics cho từng bộ phận chức năng, như: thay mặt cho người gửi hàng thựchiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhậpkhẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng hoá tới địa điểm đến quyđịnh Do đó, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việcluân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin…và có tính tích hợp vào dâychuyền cung ứng của khách hàng.

- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics)

Người tích hợp (integrator) - người hợp nhất, gắn kết các nguồn lựctiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khácđể thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics 4PL chịutrách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyềncung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải…4PL hướng đến quảntrị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất,nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

Trang 7

- Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics)

Hình thức này phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, cácnhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phânphối trên nền tảng thương mại điện tử.

1.3.2 Phân loại theo quá trình

- Logistics đầu vào (in bound logistics)

Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu,thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí choquá trình sản xuất.

- Logistics đầu ra (out bound logistics)

Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêudùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợinhuận tối đa cho doanh nghiệp.

- Logistics ngược (reverse logistics)

Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnhhưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêudùng trở về để tái chế hoặc xử lý.

1.3.3 Phân loại theo đối tượng hàng hoá

- Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics)

Là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như:quần áo, giày dép, thực phẩm…

- Logistics ngành ô tô (automotive logistics)

Là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô.

- Logistics hoá chất (chemical logistics)

Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hoá chất, bao gồm cả hàngđộc hại, nguy hiểm.

- Logistics hàng điện tử (electronic logistics)

Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hàng điện tử.

Trang 8

- Logistics dầu khí (petroleum logistics)

Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành dầu khí.

1.4 Vai trò của logistics

1.4.1 Vai trò của logistics đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Logistics là một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xãhội Ở tầm của nền kinh tế, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gầnnhư toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá Nghiên cứucủa Viện Nomura (Nhật Bản) cho thấy chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếmkhoảng 15% GDP của mỗi nước Do đó, nếu nâng cao hiệu quả hoạt độnglogistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế Nền kinh tế chỉcó thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt độngliên tục, nhịp nhàng.

Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc giatrên trường quốc tế Trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc giađược xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoànđa quốc gia Những quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thốngcảng biển tốt…sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thếgiới Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là TrungQuốc đã là những minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoàinhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạtầng và dịch vụ logistics.

1.4.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, logistics đóng vai trò rất to lớn Logistics giúpgiải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ cóthể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chuchuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh cho doanhnghiệp Có nhiểu doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và

Trang 9

hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khókhăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạtđộng logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dựtrữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…Ngày nay để tìmđược vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, cáccông ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm đượcnguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ,môi trường kinh doanh…tốt nhất và dẫn tới việc hoạt động logistics mangtính toàn cầu hình thành và phát triển.

Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí, nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhờ hoạt động logistics màdoanh nghiệp giành được thế chủ động trong việc chọn nguồn cung cấpnguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêuthụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau…Đồng thời, có thể chủ độngtrong việc lên kế hoạch sản xuất cũng như quản lý hàng tồn kho và giao hàngđúng hạn với một mức tổng chi phí là thấp nhất.

Logistics còn giúp giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hoá chứng từ.Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phíkhông nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển Logistics đã cung cấp cácdịch vụ đa dạng trọn gói có tác dụng giảm rất nhiều các chi phícho giấy tờ,chứng từ trong buôn bán quốc tế Dịch vụ vận tải đa phương thức do ngườikinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấytờ thủ tục, chuẩn hoá và nâng cấp chứng từ cũng như giảm khối lượng côngviệc văn phòng trong lưu thông hàng hoá, từ đó nâng cao hiệu quả buôn bánquốc tế.

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm tăng sự hài lòng và giá trịcung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics Đứng ở góc độ này, logistics

Trang 10

được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sựkhác biệt hoá và tập trung.

Bằng những ưu điểm vượt trội của mình, logistics đã đóng vai trò thenchốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thíchhợp Vì vậy, cũng có thể nói rằng logistics là “trợ thủ đắc lực” cho hoạt động

marketing hỗn hợp 4P (right product, right price, proper promotion and rightplace - sản phẩm đúng yêu cầu, giá cả đúng mực, quảng bá đúng độ, địa điểm

đúng chỗ).

Mục đích của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận Muốn đạt được lợi nhuậnnhư mong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.Logistics với mục tiêu là “cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho khách hàng vớitổng chi phí nhỏ nhất” – cho phép người quản lý kiểm soát và ra quyết địnhkinh doanh chính xác, nhằm đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

II TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS2.1 Khái niệm dịch vụ logistics

Khác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” chưa được đềcập nhiều đến trong các tài liệu trên thế giới Ngược lại, ở Việt Nam, kháiniệm logistics lại không được bàn tới, Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Điều233) chỉ đưa ra khái niệm “dịch vụ logistics” như sau:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổchức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển,lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn kháchhàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác cóliên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”.

Khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụvận tải đa phương thức (MTO) bởi theo cách định nghĩa này logistics có bảnchất là một hoạt động tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản

Trang 11

phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Đồng thời, cụm từ “một hoặc nhiềucông đoạn” dễ gây hiểu nhầm Vì nếu như một doanh nghiệp chỉ tham gia

kinh doanh bất kỳ một trong nhiều công việc trên (dịch vụ vận chuyển, lưukho, làm thủ tục hải quan…) thì trên nguyên tắc cũng bị xem là kinh doanhdịch vụ logistics và phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mà pháp luật đặt rađối với việc kinh doanh dịch vụ logistics (mức vốn điều lệ 10 tỷ đồng đối vớithương nhân kinh doanh dịch vụ logistics).

Khái niệm dịch vụ logistics được sử dụng như hiện nay để chỉ các doanhnghiệp có khả năng kết hợp lại thành một đầu mối đứng ra cung cấp mộtchuỗi các dịch vụ liên hoàn nêu trên Logistics luôn là một chuỗi các dịch vụvề giao nhận hàng hoá như: làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, đóng góibao bì, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hoá tới các địa chỉkhác nhau, chuẩn bị cho hàng hoá (nguyên liệu hoặc thành phẩm) luôn ởtrạng thái sẵn sàng nếu có yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (inventory

2.2 Các loại hình dịch vụ logistics chủ yếu

Theo Hiệp định thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ (GATS – TheGeneral Agreement on Trade in Services) của Tổ chức thương mại thế giớiWTO thì dịch vụ logistics được chia thành 3 nhóm như sau:

• Các dịch vụ logistics lõi (Core Freight Logistics Services)

Dịch vụ logistics chủ yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics vàmang tính quyết định đối với các dịch vụ khác Dịch vụ logistics chủ yếu baogồm:

- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh

kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hảiquan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hoá;

Trang 12

- Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quảnlý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốtcả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại,hàng hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoáđó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.

• Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (Related Freight LogisticsServices):

- Dịch vụ vận tải hàng hải;- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;- Dịch vụ vận tải hàng không;- Dịch vụ vận tải đường sắt;- Dịch vụ vận tải đường bộ;- Dịch vụ vận tải đường ống.

• Các dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non-core Freight LogisticsServices)

- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;- Dịch vụ bưu chính;

- Dịch vụ thương mại bán buôn;

- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưukho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng;- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Hiệp định này đã được các nhà làm luật Việt Nam tham khảo để xây dựngđiều khoản về phân loại dịch vụ logistics trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP.

2.3 Nội dung của hoạt động logistics

2.3.1 Mua sắm nguyên vật liệu

Mua sắm nguyên vật liệu là đầu vào của quá trình logistics Hoạt độngnày tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến khách hàng nhưng lại có vai trò quyết

Trang 13

định đối với toàn bộ hoạt động logistics Không có nguyên liệu tốt thì khôngthể cho ra được sản phẩm tốt

Các hoạt động của khâu mua sắm nguyên vật liệu gồm: tìm nguồn cungcấp, tiến hành mua sắm vật tư, tổ chức vận chuyển, nhập kho, lưu kho, bảoquản và cung cấp cho người sử dụng, quản lý hệ thống thông tin có liên quan,lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho, tận dụng phế liệu, phế phẩm.

Hoạt động mua hàng/mua sắm (Purchasing) là một trong những chức

năng cơ bản, không thể thiếu của mọi tổ chức Mua hàng gồm những hoạtđộng có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị…đểphục vụ cho hoạt động của tổ chức

Hoạt động thu mua (Procurement) là sự phát triển, mở rộng chức năng

mua hàng So với mua hàng thì trong thu mua người ta chú trọng nhiều hơnđến các vấn đề mang tính chiến lược Thu mua bao gồm các công việc: muasắm, vận chuyển, dự trữ và tất cả các hoạt động có liên quan đến việc nhậpvật tư đầu vào

Bước phát triển cao hơn của hoạt động thu mua là quản trị cung ứng(Supply Management) Hoạt động mua hàng và thu mua chủ yếu là các hoạtđộng mang tính chiến thuật, còn quản trị cung ứng tập trung chủ yếu vào cácchiến lược Hoạt động này khi được mở rộng, sâu chuỗi giữa nhiều tổ chức sẽ

hình thành khái niệm Chuỗi cung ứng/Dây chuyền cung ứng (Supply

Chain) Dây chuyền cung ứng là quy trình phối hợp, tổ chức và kiểm soát sựchu chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và các thông tin từnhà cung cấp đầu tiên qua các khâu trung gian đến người tiêu dùng cuối cùngnhằm thoả mãn nhu cầu của họ.

2.3.2 Dịch vụ khách hàng

Thị trường ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh về giá cả của cùng một loạisản phẩm trở nên gay gắt hơn Lúc này, dịch vụ khách hàng có vai trò vôcùng quan trọng, nó có thể giúp doanh nghiệp không chỉ giữ chân được

Trang 14

khách hàng cũ mà còn có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng mới.Dịch vụ khách hàng là tập hợp những hoạt động cụ thể của doanh nghiệpnhằm giải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng Mục đích của hoạt độngnày là tạo cho quá trình mua bán, trao đổi được thông suốt và làm tăng giátrị của sản phẩm trao đổi.

Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng bao gồm: tìm hiểu thịtrường, xác định nhu cầu thị trường; xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụkhách hàng; giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duytrì uy tín với khách hàng; lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác;theo dõi sản phẩm.

Dịch vụ khách hàng chính là các biện pháp trong hệ thống logistics nhằmtạo ra giá trị gia tăng cho hàng hoá ở mức độ cao nhất với tổng chi phí thấpnhất Giá trị gia tăng ở đây chính là sự hài lòng của khách hàng, là hiệu sốgiữa giá trị đầu ra với giá trị đầu vào, thông qua hàng loạt các hoạt động kinhtế có mối quan hệ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau Dịch vụ khách hàngcó ảnh hưởng lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng là ảnhhưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trước, trong và sau khigiao dịch với khách hàng Muốn có các dịch vụ khách hàng tốt cần nghiêncứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng.

Tóm lại, dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình hoạt động logistics, làthước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống Do đó, muốn phát triển logistics thìphải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng Hoạt động logisticstích hợp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dịch vụkhách hàng.

Trang 15

2.3.3 Quản lý hoạt động dự trữ

Quản lý kho hàng (quản lý dự trữ hàng) là một bộ phận của hoạt độnglogistics nhằm quản lý việc dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hànghoá trong sản xuất lưu thông.

Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo chosản xuất lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đềphòng rủi ro, bất trắc Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng tronghoạt động logistics bao gồm: thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng(số lượng, quy mô); thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng; tổ chức việc xuấtnhập, lưu kho, bảo quản hàng hoá; thực hiện các công việc sổ sách, thống kêliên quan đến nghiệp vụ kho hàng…Nhờ có dự trữ mà chuỗi logistics mới cóthể hoạt động liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả được.

Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics.

Hình 1: Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics

Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Quản trị logistics, Nhà xuất bản thống

kê, TP Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp cần phải biết lên kế hoạch dự trữ thế nào cho vừa, phù hợpvới từng thời điểm nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn Quản trị dự trữ tronglogistics đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về chi phí dự trữ logistics, nhất làkiến thức về tổng chi phí logistics để có thể đưa ra những quyết định về thiếtkế hệ thống logistics, các dịch vụ khách hàng, số lượng và vị trí các kênhphân phối, mức dự trữ, hình thức dự trữ, cách thức vận tải…

Tóm lại, hoạt động dự trữ có tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động củachuỗi logistics Nên cần có sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí

Dự trữ nguyên vật liệu

Dự trữ bán thành phẩm

Dự trữ sản phẩm trong khâu sản xuất

Dự trữ sản phẩm trong lưu thông

Trang 16

logistics khác Hoạt động dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thốnglogistics Cần sử dụng tốt và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật; phân tích dự báo,mô hình dự trữ, hệ thống giải quyết đơn hàng.

2.3.4 Dịch vụ vận tải

Quản lý vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt độnglogistics, nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phát hàng hoá đúng thờihạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng.

Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong logistics gồm có: chọnngười vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyến đường, phương thứcvận tải, phương tiện vận tải; kiểm soát quá trình vận chuyển; công việc giaonhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng.

Người kinh doanh dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề liên quanđến mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá, xảy ra trong toàn bộ quá trìnhvận chuyển bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết Khi lựa chọnphương thức vận tải thường sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng:

- Chi phí vận tải;- Tốc độ vận chuyển;- Tính linh hoạt;

- Khối lượng/trọng lượng giới hạn;- Khả năng tiếp cận.

Tất cả dịch vụ logistics đều nhằm mục đích thoả mãn cao nhất cho nhu cầucủa khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng) Trong dây chuyền cungứng gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ: giaonhận, xếp dỡ, lưu kho…Nếu để hàng hoá phải tồn kho nhiều hoặc lưu kho quálâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó cần phải giải quyết khâu nàybằng nhiều những biện pháp khác nhau:

- Xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thụ;- Chọn vị trí kho hàng;

Trang 17

- Thiết lập các trung tâm phân phối, trung tâm logistics;- Quản lý quá trình vận chuyển…

Có một số hãng đã đạt được quy trình sản xuất “không lưu kho” đối vớimặt hàng nhất định, và có được lợi nhuận cao Cùng với những hoạt độnglogistics khác, vận tải cũng đóng góp một phần giá trị gia tăng cho sản phẩmvà dịch vụ Nó đảm bảo cho yêu cầu đúng nơi, đúng lúc (JIT – Just In Time)

Người kinh doanh dịch vụ logistics phải chịu trách nhiệm đối với hànghoá trong thời gian hàng hoá được lưu kho nằm trong sự quản lý của mìnhtheo các quy định của pháp luật.

Các hoạt động làm tăng giá trị của hàng hoá là các hoạt động về dán nhãn,dán mác, kẻ ký mã hiệu, tái đóng gói, kiểm soát chất lượng, quản lý đơn đặthàng, thực hiện việc quản lý trả lại hàng cho nhà phân phối…

Một công việc có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kho hàng làquả lý hệ thống thông tin Phải thường xuyên cập nhật thông tin về mức độ dựtrữ, lượng hàng nhập kho, xuất kho, thực có trong kho, vị trí, tình trạng hànghoá, các yêu cầu của khách hàng…

2.4 Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Điều 234 LuậtThương mại năm 2005 và được chi tiết hoá tại Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanhdịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịchvụ logistics.

2.4.1 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụlogistics chủ yếu

- Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam- Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹthuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.

Trang 18

- Thương nhân nước ngoài, ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu trên, chỉđược kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thểsau đây:

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lậpcông ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài khôngquá 50%;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liêndoanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạnchế này chấm dứt vào năm 2014;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công tyliên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%,được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tưnước ngoài kể từ năm 2014;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công tyliên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.

2.4.2 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụlogistics liên quan đến vận tải

- Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật ViệtNam.

- Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của phápluật Việt Nam.

- Thương nhân nước ngoài ngoài việc đáp ứng các điều kiện như trên chỉđược kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thểsau đây:

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lậpcông ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn củanhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp

Trang 19

dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoàikhông quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ nội địa thì chỉ được thànhlập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoàikhông quá 49%;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theoquy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lậpcông ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khôngquá 49%;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lậpcông ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khôngquá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010;

+ Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điềuước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quyđịnh khác.

2.4.3 Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụlogistics liên quan khác

- Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật ViệtNam.

- Thương nhân nước ngoài chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khituân theo những điều kiện cụ thể sau đây:

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật:

• Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền củaChính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau 3 năm hoặcdưới các hình thức khác sau 5 năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phépkinh doanh các dịch vụ đó;

Trang 20

• Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhậncho các phương tiện vận tải;

• Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạtđộng tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do anninh quốc phòng.

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn,dịch vụ thương mại bán lẻ thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

+ Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợpđiều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cóquy định khác.

Do các điều kiện khách quan và chủ quan mà Việt Nam chưa hoàn toànmở cửa thị trường này cho các thương nhân nước ngoài Các thương nhânnước ngoài hiện nay chỉ được phép kinh doanh một số khâu trong dịch vụ nàymà thôi và kèm theo là các điều kiện kinh doanh rất chặt chẽ Tuy nhiên, theocam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ dần mở cửa thị trường này theo lộ trìnhđã cam kết nêu trên, tiến tới mở cửa tự do cho các thương nhân nước ngoài.Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nướcphải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh để từng bước cạnh tranh bìnhđẳng với các nhà đầu tư nước ngoài.

III TỔNG QUAN VỀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊNTHỨ BA – 3PL

3.1 Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ logistics

Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ

logistics nhưng tựu chung đều coi nhà cung cấp dịch vụ logistics (LogisicsService Provider – LSP) là các công ty độc lập, tự thiết kế, thực hiện và quảnlý những nhu cầu logistics trong chuỗi cung cấp của khách hàng.

Qua khái niệm trên ta nhận thấy được sự khác biệt giữa dịch vụ logisticsvới các dịch vụ giao nhận vận tải thông thường Đồng thời, các công ty kinh

Trang 21

doanh dịch vụ logistics thu được lợi nhuận từ việc cung cấp thông tin vàchuyên môn nghề nghiệp của chính mình chứ không phải là một nhà cung cấpdịch vụ vận tải giao nhận đơn thuần Nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện naycó thể là các hãng tham gia hoạt động vận tải (freight carrier); các công ty vậntải biển; các công ty vận tải đường sắt; các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi(warehouse firms); người giao nhận (freight forwarder); các nhà kinh doanhlogistics bên thứ ba (third party logistics) Nói một cách giản đơn thì nhữngnhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói door-to-door cho hàng hoá xuất nhậpkhẩu là những người tích hợp hàng loạt các dịch vụ vận tải, giao nhận, thôngquan hàng hoá xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hoáđược vận chuyển door to door Để có thể thực hiện những nghĩa vụ như vậy,trước hết họ phải là nhà kinh doanh vận tải đa phương thức, và trong quá trìnhphát triển, với việc đảm nhận thêm một số hoạt động khác như lắp ráp, bảoquản phân phối họ sẽ dần chuyển hoá thành nhà cung cấp dịch vụ logisticsthực sự.

Luật Thương mại Việt Nam 2005, Điều 234 có đưa ra khái niệm về nhà

cung cấp dịch vụ logistics như sau: “thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theoquy định của pháp luật”.

“Các điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật”

nêu trên được quy định trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP, quy định chi tiếtvề điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối vớithương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Nghị định đã chia người kinhdoanh dịch vụ logistics ra làm hai đối tượng gồm thương nhân kinh doanhdịch vụ logistics nói chung và thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụlogistics:

Trang 22

“Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức thựchiện dịch vụ logistics cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuêlại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó.” “Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhânthuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết trong các điều ướcquốc tế về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ logistics”.

Theo cách chia như thế này, những đối tượng kinh doanh dịch vụ logisticskhác nhau lại phải tuân theo những điều kiện khác nhau Các thương nhânnước ngoài khi kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng đủ các điềukiện của một thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nói chung, còn phảiđáp ứng các điều kiện về tỷ lệ góp vốn tối đa của nhà đầu tư nước ngoài; thêmvào đó còn không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống.

3.2 Dịch vụ logistics do các LSP cung cấp

Các dịch vụ logistics do các LSP cung cấp càng ngày càng đa dạng vàphát triển theo hướng thoả mãn tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng Bêncạnh các dịch vụ logistics cơ bản, ngày càng có nhiều các loại hình dịch vụmới được các LSP cạnh tranh nhau đưa ra mang tính chuyên nghiệp cao, đượcthiết kế dành riêng cho từng loại khách hàng (specialized hay tailor – made).Có các nhóm dịch vụ chủ yếu sau:

• Nhóm dịch vụ thiết kế và hoạch định chiến lược logistics cho cácdoanh nghiệp (Designing/Planning)

Các công ty cung cấp dịch vụ logistics theo yêu cầu của khách hàng sẽtiến hành thiết kế hoặc cơ cấu lại chuỗi cung ứng của khách hàng sao cho đạtkết quả tối ưu nhất và phát huy các lợi thế cạnh tranh Dựa trên thực trạng tổchức sản xuất của khách hàng, LSP sẽ xây dựng cho khách hàng một chuỗicung ứng phù hợp, quy trình sản xuất hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa thời gianvà tiết kiệm chi phí.

• Nhóm dịch vụ logistics đầu vào (Inbound logistics)

Trang 23

+ Kitting: Quản lý công đoạn lựa chọn, đóng gói và chuyên chở các bộphận, linh kiện chưa lắp ráp tới dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp;

+ Quality Control/Quality Assuarance: Tiến hành kiểm tra chất lượng tạikho và loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, chuyên chở ngược lại chonhà sản xuất để thay thế các linh kiện không đảm bảo chất lượng;

+ Sequencing: Sắp xếp các bộ phận, vật tư cho một dây chuyền sản xuấttheo thứ tự cụ thể để tiện sản xuất và đóng gói;

+ Milk Runs: Tối ưu hoá dòng vận chuyển hàng hoá bằng cách gom hàngvà giao hàng cho nhiều khách hàng trong cùng một ngành Thay vì vậnchuyển hàng hoá từ A tới B và ngược lại, các LSP sẽ thiết kế một lộ trìnhphức hợp với nhiều điểm bốc xếp hàng, kết hợp nhiều đơn hàng từ nhiềukhách hàng tại cùng một thời điểm Mục đích là sử dụng tối đa năng lựcchuyên chở của phương tiện và tiết kiệm chi phí vận tải;

+ VIM (Vendor Inventory Management): Tiến hành gom hàng từ nhiều nhàcung cấp nhỏ lẻ mặt hàng hay vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất và kinhdoanh của khách hàng, lưu kho, và phân phối tới khách hàng.

• Nhóm dịch vụ hỗ trợ sản xuất (Manufacturing Support)

+ Sub-Assembly: Áp dụng đối với các ngành điện tử, ô tô, hàng tiêu dùngnhanh Công ty logistics sẽ đảm nhận luôn công việc lắp ráp các bộ phận cơbản của sản phẩm từ các linh kiện đơn lẻ.

+ Inventory Planning: Lên kế hoạch và kiểm soát quá trình lưu kho vớicác hệ thống quản lý kho hiện đại nhất đảm bảo tối ưu lượng dự trữ và giảmthiểu chi phí.

+ JIT, Kitting, Sequencing…

+ Packing/Labeling: Đóng gói và dán nhãn hàng hoá.

• Nhóm dịch vụ logistics đầu ra (Outbound Logistics/Warehousing andDistribution)

Trang 24

Với hệ thống kho hiện đại và quy mô lớn, các công ty logistics có thể đảmnhiệm lưu kho thành phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng với chi phíthấp Ngoài ra, theo yêu cầu của khách hàng các công ty này còn cung cấpmột số dịch vụ kho đặc biệt như:

+ Contract warehousing (kho thuê hợp đồng);+ Dedicated warehousing (kho thuê chuyên dụng);+ Multi – user warehousing (kho công cộng);+ Bonded warehousing (kho ngoại quan);+ Automated warehousing (kho tự động);+ Cross – docking (kho đa năng)…

• Nhóm dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng liên quan đến toàn bộdòng lưu chuyển của vật tư và hàng hoá

+ Ocean/Air freight (vận tải đường biển, đường hàng không),FCL/LCL;

+ Dedicated contract carriage (chuyên chở theo hợp đồng chuyêndụng);

+ Intermodal services (vận chuyển đường bộ bằng xe tải và đường sắt); + Merge – in – Transit: Áp dụng cho các công ty nhập bộ phận hoànchỉnh từ nhiều nhà cung cấp, công ty logistics sẽ kết hợp đầu vào và đầu racủa dây chuyền cung ứng một cách ăn khớp và hiệu quả, tiến hành lắp rápthành sản phẩm cuối cùng và giao trực tiếp cho khách hàng;

+ Customer services (dịch vụ hải quan).

• Nhóm dịch vụ sau bán hàng (Aftermarket Logistics)

Các LSP có thể giúp khách hàng quản lý các yếu tố phát sinh sau giaodịch, bao gồm một số dịch vụ:

+ Return logistics: Quản lý quá trình thu hổi các hàng phế phẩm, táichế hoặc huỷ bỏ giúp khách hàng;

+ Repair: Tiếp nhận và sửa chữa thành phẩm hoặc bộ phận;

Trang 25

+ Reverse logistics: Thiết kế và quản lý dòng vật liệu hoặc thiết bịkhông sử dụng ngược trở lại dây chuyền cung ứng;

+ Call centres: Tiếp nhận đơn hàng và đăng ký giao hàng giúp kháchhàng.

• Dịch vụ logistics hàng đầu (Lead logistics provider)

Thay mặt khách hàng quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng hoặc khi cần thiếtthuê lại dịch vụ của một số công ty logistics, khách hàng chỉ phải giao dịchvới một số nhà cung cấp dịch vụ duy nhất.

3.3 Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba – 3PL

3.3.1 Khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba – 3PL

Theo Protrans, EU định nghĩa thì“Third-party logistics (3PL) areactivities carried out by an external company on behalf of a shipper andconsisting of at least the provision of management of multiple logisticsservices These activities are offered in an integrated way, not on astandalonebasis The co-operation between the shipper and the externalcompany is an intended continuous relationship”.

Nghĩa là “Dịch vụ logistics bên thứ ba là những hoạt động được thựchiện bởi một công ty bên ngoài thay mặt một chủ hàng và ít nhất cũng đảmbảo thực hiện được việc quản lý nhiều hoạt động logistics Các hoạt động nàyđược cung cấp theo hướng tích hợp chứ không phải là một loại riêng rẽ Sựhợp tác giữa chủ hàng và công ty bên ngoài là một mối quan hệ liên tục cóchủ định”.

Như vậy, có thể hiểu “Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba – 3PLlà người có thể cung cấp một dịch vụ tích hợp trọn gói cho khách hàng (onestop shop logistics service).

Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL), theo như website SupplyChain Vision, nơi đưa ra một định nghĩa được hậu thuẫn bởi Tổ chức những

nhà quản trị chuỗi cung ứng quốc tế, “là một công ty cung cấp các dịch vụ

Trang 26

logistics mang tính chiến thuật đa chiều cho khách hàng” Những công ty này

sẽ hỗ trợ thúc đẩy dòng chảy thiết bị và nguyên liệu từ nhà cung ứng đến nhàsản xuất, và sản phẩm cuối cùng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và nhàbán lẻ Các dịch vụ mang tính chiến thuật này thường cơ bản gồm vận tải,dịch vụ kho bãi, gom hàng nhanh (cross-docking), quản lý tồn kho, đóng góihay giao nhận vận tải So với 2PL chỉ cung cấp dịch vụ cho một hoạt độngđơn lẻ trong chuỗi logistics thì dịch vụ logistics do 3PL cung cấp gồm nhiềuhoạt động và có sự tích hợp vào chuỗi cung ứng của khách hàng.

Đạo luật HR 4040 (Consumer Product Safety Act - Đạo luật an toàn sảnphẩm tiêu dùng) được Mỹ thông qua năm 2008 đã đưa ra định nghĩa chính

thức về thuật ngữ 3PL là “người chịu trách nhiệm nhận, giữ hoặc vận chuyểnhàng tiêu dùng theo phương thức kinh doanh thông thường nhưng không sởhữu hàng” Đạo luật này đã xác nhận vai trò của 3PL như là một trung gian

trong chuỗi cung ứng, tương tự như người vận chuyển hoặc giao nhận.

Thị trường cho các 3PL được gọi là thị trường 3PL hoặc thị trườngcontract logistics (chỉ các quan hệ hợp đồng dài hạn giữa 3PL và khách hàng),để phân biệt với các thị trường chuyên biệt như thị trường giao nhận, thịtrường vận tải biển, vận tải đường bộ.

Các nhà kinh doanh dịch vụ logistics bên thứ 3 – 3PL xuất hiện là mộtquá trình tiến hoá từ các nhà vận tải, nhà giao nhận, nhà cung cấp kho bãi,đồng thời cả những công ty tư vấn, cung cấp giải pháp công nghệ…Ta có thểthấy xu hướng này qua các dẫn chứng sau:

+ Phần lớn các hãng tàu lớn đều mở thêm mảng dịch vụ logistics (3PL)như Maersk Logistics (của Maersk Line), APL Logistics (của APL Line-NOL), MOL Logistics (của MOL)…

+ Phần lớn các nhà giao nhận lớn cũng vậy: Kuehne-Nagel mở thêm bộphận Contract logistics, DHL cũng vậy…

Trang 27

+ Phần lớn các hãng vận tải đường bộ lớn cũng mở rộng hoạt độnglogistics của mình như Ryder, YRC Logistics…

3.3.2 Phân loại các nhà 3PL

• Các công ty 3PL hoạt động chính về kho vận – phân phối

Tiền thân của các công ty 3PL này là những người kinh doanh hợp đồngkho bãi hoặc kho vận nói chung, đồng thời họ cũng mở thêm những dịch vụlogistics khác Điển hình cho loại hình này là DSC Logistics, USCO và Excel.Các công ty này có những hoạt động logistics liên quan đến việc quản lý hàngtồn kho, kho vận, phân phối…dựa trên hoạt động truyền thống của mình Sovới nhà cung cấp vận tải thì việc chuyển đổi từ làm kho vận sang dịch vụlogistics tích hợp (intergrated logistics) ít phức tạp hơn Bên cạnh đó cũng cómột số công ty 3PL hình thành từ sát nhập của những tổ chức logistics lớnhơn.

• Các công ty 3PL hoạt động chính về vận tải

Phần lớn các công ty này đều là chi nhánh hoặc bộ phận của các công tyvận tải lớn Một số dịch vụ do công ty cung cấp trên cơ sở sử dụng tài sản củacông ty ngoài và một số thì sử dụng cơ sở vận tải của công ty mẹ Ngoài hoạtđộng vận tải, các công ty này còn mở rộng cung cấp thêm những dịch vụlogistics khác toàn diện hơn Điển hình gồm các công ty: Menlo Logistics,Ryder, FedEx Logistics, UPS Logistics…

• Các công ty 3PL hoạt động chính về giao nhận

Những công ty này hoạt động độc lập, không có tài sản và thường liên kếtvới một loạt các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác Họ có đủ khả năng đểgộp những gói dịch vụ logistics lại, đáp ứng yêu cầu của khách hàng Nhómnày gồm có: Kuehne&Nagel, Fritz, C.H Robinson và Hub Group.

• Các công ty 3PL hoạt động chính về tài chính

Trang 28

Những công ty này cung cấp các dịch vụ như kiểm toán và thanh toáncước, kiểm sát và hạch toán chi phí, và những công cụ quản lý logistics đểgiám sát, kiểm tra, theo dõi, nhận đặt và quản lý hàng tồn kho.

• Các công ty 3PL hoạt động chính về thông tin

Sự phát triển của thương mại điện tử, B2B, Internet đã tác động rất lớnđến ngành dịch vụ logistics và vận tải Những nguồn lực này là một sự thayđổi đầy hiệu quả cho những nguồn lực đang sử dụng mua bán dịch vụlogistics và vận tải nên chúng được coi là một loại hình nhà cung cấp dịch vụ3PL mới và tiên tiến.

Tóm lại, có thể thấy, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba là một bộ phậnkhông tách rời, nằm trong công ty, phụ thuộc về mặt tài sản, cung cấp cácdịch vụ vận tải kho vận, giao nhận, công nghệ thông tin hoặc những dịch vụliên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics khác Loạihình nhà cung cấp dịch vụ 3PL ra đời và phát triển dựa trên nhu cầu tăng lợinhuận kinh doanh và tất cả những hoạt động của 3PL đều phải sử dụng nhữngdịch vụ của công ty mẹ Điều này khác với những nhà cung cấp dịch vụlogistics nói chung Những công ty cung cấp dịch vụ logistics nói chungthường là một thực thể riêng biệt, hoạt động độc lập, được thành lập như làmột liên doanh hay trên cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa khách hàng chínhvà một số đối tác chính

3.4 Phân biệt mô hình 3PL và 4PL

Sự khác biệt giữa nhà cung cấp dịch vụ 3PL và 4PL trong ngành quản lýchuỗi cung ứng đã trở thành những mẫu đối thoại ngày càng lớn trong vàngoài ngành này đã từ nhiều năm nay.

Điểm cơ bản và quan trọng nhất đối với 4PL chính là các hoạt động mangtính chiến lược không chỉ cho chuỗi cung ứng của khách hàng mà còn cho sựphát triển của chuỗi cung ứng ấy phù hợp với tầm nhìn chung của công ty.Các nhà cung cấp dịch vụ 3PL thì ngược lại, chỉ cung cấp dịch vụ mang tầm

Trang 29

chiến thuật hoặc hơn một chút, thông thường vào một số mắt xích nào đótrong chuỗi cung ứng.

Dịch vụ logistics thứ tư (4PL) thì khác hẳn so với dịch vụ 3PL, về cơ bảnchính là một hoạt động hợp tác chiến lược với khách hàng chứ không phải làcác hoạt động mang tính chiến thuật trong toàn chuỗi cung ứng.

Theo chuyên gia hàng đầu của hãng tư vấn Accenture John Gattorna thì4PL khác với 3PL vì những lý do sau: các công ty cung cấp dịch vụ 4PLthường là một thực thể riêng biệt được thành lập như là một liên doanh haytrên cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa khách hàng chính và một hoặc một sốđối tác khác Các công ty 4PL đóng vai trò là cầu nối duy nhất giữa kháchhàng và các nhà cung cấp dịch vụ khác Mọi phương diện trong chuỗi cungứng của khách hàng đều được quản lý bởi công ty 4PL Trong nhiều trườnghợp, các công ty 4PL cũng được coi là những nhà cung cấp dịch vụ logisticsdẫn đầu (Lead Logistics Providers) - một định nghĩa về công ty liên kết vớicác công ty 3PL khác để cung cấp, hoàn tất toàn bộ các chức năng logisticsđược thuê ngoài.

Từ những phân tích và định nghĩa trên, có thể nhận thấy vai trò của 4PLtrong logistics là vai trò quản lý Bất kỳ hay toàn bộ quy trình vận động dòngchảy vật chất trong chuỗi logistics mà có thể được thuê ngoài cho các công ty3PL dựa trên Thỏa thuận về cung cấp dịch vụ (Service Level Agreement), thìtheo định nghĩa trên 3PL sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành những mục tiêumang tính chiến thuật Còn 4PL, thì ngược lại, đảm nhận vai trò quản trị chiếnlược và chuyên sâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng, nghĩa làtập chung cải tiến hiệu quả quy trình và vận hành toàn bộ chuỗi cung ứng vàlogistics Điều này lý giải cho việc tại sao định nghĩa trên lại đề cập đến thỏathuận “đối tác chiến lược” với công ty khách hàng, do các công ty 4PL đangngày càng trở thành một bộ phận không tách rời trong hoạt động kinh doanhcủa khách hàng Vai trò này thậm chí còn mở rộng đến mức thay đổi lại tổ

Trang 30

chức trong hoạt động kinh doanh của khách hàng nếu cần thiết để cải tiếntoàn bộ chuỗi cung ứng Rõ ràng, các công ty 4PL cần nhiều kĩ năng, nguồnlực để quản lý những thay đổi này một cách hiệu quả và đem lại lợi ích chokhách hàng Là một phần trong quy trình quản lý của khách hàng, các công ty4PL cũng có thể tham gia vào việc quản lý một hoặc nhiều công ty 3PL thamgia vào cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng Điều này đã làm 4PL trởthành nhà cung cấp dịch vụ logistics dẫn đầu Đồng thời, để hoàn thành vaitrò ấy, các 4PL cũng cần phải thực hiện một số chức năng của 3PL ngay trongmạng lưới chuỗi cung ứng của khách hàng, nều điều này là giải pháp khả thi(hiệu quả và hiệu năng) trong kế hoạch đánh giá nhà cung cấp 4PL.

Chúng ta cần quan tâm đến sự khác nhau giữa 3PL và 4PL là bởi vì: việcthuê một công ty 3PL có thể mang lại lợi ích cho một số mắt xích trong chuỗicung ứng, nhưng hoạt động mang tính chiến thuật này không thể là giá trị cốtlõi của khách hàng và thường được quản lí bằng cách thuê ngoài để đảm bảochi phí thấp nhất Tuy nhiên, thực tế lại làm tăng chi phí, hoặc làm giảm chấtlượng dịch vụ ở đâu đó trong chuỗi cung ứng Việc quản lí tất cả các hoạtđộng phức tạp trong chuỗi cung ứng chính là giá trị cốt lõi mà các công ty4PL có thể đem lại cho khách hàng của mình Chính những giá trị mà cáccông ty 4PL đem lại có tác động trên toàn hệ thống chuỗi cung ứng, chứkhông chỉ là các hoạt động cắt giảm chi phí đơn lẻ.

Trang 31

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICSCỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO

I TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TYTNHH TIẾP VẬN VINAFCO TRONG THỜI GIAN QUA

1.1 Tổng quan về Công ty TNHH tiếp vận Vinafco

Công ty Cổ phần VINAFCO được thành lập năm 1987 theo Quyết địnhsố 2339A/TCCB của Bộ Giao thông vận tải với tên Công ty Dịch vụ Vận tảiTrung ương Sau nhiều lần cơ cấu lại, năm 2001, Công ty đã cổ phần hoá theoQuyết định 211/2001/QĐ/BGTVT với tên giao dịch Công ty Cổ phầnVINAFCO Hiện nay Công ty Cổ phần VINAFCO đang hoạt động trên cáclĩnh vực: vận tải, dịch vụ vận tải, vận tải đa phương thức, trung tâm tiếp vận,sản xuất công nghiệp, thương mại…Cùng với xu thế toàn cầu hóa, ngày26/06/2006 theo giấy phép niêm yết số 53/GPNY do Chủ tịch Uỷ ban Chứngkhoán Nhà nước cấp, cổ phiếu của Công ty cổ phần VINAFCO được niêm yếttại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM với mã giao dịch là VFC,chính thức giao dịch ngày 24/07/2006 với giá khớp lệnh phiên giao dịch đầutiên là 30.000VNĐ/1 CP.

• Tên công ty: Công ty Cổ phần VINAFCO

• Tên tiếng Anh: VINAFCO JOINT STOCK CORPORATION• Tên viết tắt: VINAFCO

• Biểu tượng của công ty:

Trang 32

• Vốn điều lệ hiện tại: 55.756.270.000 đồng (Năm mươi lăm tỷ, bảytrăm năm mươi sáu triệu, hai trăm bảy mươi nghìn đồng).

• Trụ sở chính: Số 36 đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện TừLiêm, thành phố Hà Nội.

• Điện thoại: (84 – 4) 7684464/7684469• Fax: (84 – 4) 7684465

• Website: www.vinafco.net• Email: vinafco@vnn.vn

• Giấy phép thành lập: Quyết định số 211/2001/QĐ – BGTVT ngày18/01/2001 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt phương án cổ phần hoá vàQuyết định chuyền Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương thành công ty cổphần.

• Giấy CNĐKKD: Số 0103000245 đăng ký lần đầu ngày 12/02/2001.Đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 09/06/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tưthành phố Hà Nội cấp.

Trải qua 22 năm hoạt động và phát triển VINAFCO đã phát triển khôngngừng từ một đơn vị với 40 CBCNV, cùng số vốn và tài sản ít ỏi, đến nayVINAFCO đã tạo dựng được khối tài sản lên đến hàng trăm tỷ đồng, tổng sốCBCNV gần 600 người, tổng doanh thu hàng năm gần 400 tỷ.

Hiện nay, VINAFCO đang quản lý hoạt động của 5 công ty con doVINAFCO đầu tư 100% vốn gồm: Công ty TNHH tiếp vận Vinafco (VinafcoLogistics), Công ty vận tải biển Vinafco (Vinafco Shipping), Công ty ThépViệt – Nga (Vinafco Steel), Công ty thương mại và vận tải quốc tế Vinafco(Vinafco IFTC), Công ty Vinafco Sài Gòn Ngoài ra, Công ty cũng tham gialiên doanh góp vốn với số vốn góp chiếm từ 25% đến 50% tại các đơn vị:Công ty TNHH tiếp vận Thăng Long (DRACO), Công ty cổ phần khoáng sảnVinafco (Nghệ An), Công ty cổ phần khoáng sản Tân Uyên (Bình Dương).

Trang 33

Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO (VINAFCO Logistics) tiền thân làXí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ thuật - đơn vị thành viên của Công ty dịchvụ vận tải Trung ương trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (nay là Công ty Cổphần VINAFCO); được thành lập ngày 15/11/1990 với nhiệm vụ: làm đại lývận tải, liên hiệp vận chuyển hàng hoá từ kho đến kho, tổ chức cung ứng vật tưkỹ thuật cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài ngành giao thông vận tải

• Trụ sở chính: 33C Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội• Điện thoại: 04.37365422

• Fax: 04.37365975

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0104000089 ngày22/07/2003, thay đổi lần 5 ngày 13/03/2006 do Sở Kế hoạch - Đầu tư HàNội cấp.

• Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng

Hệ thống cơ sở vật chất của Công ty không ngừng được đầu tư và nângcao nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh gồm: hàng trăm phươngtiện vận tải, hơn 40.000m² kho bãi hiện đại đạt tiêu chuẩn kho hàng quốc tếtại khu vực Hà Nội và KCN Tiên Sơn - Bắc Ninh, hệ thống công nghệ thôngtin, phần mềm quản lý kho hàng hiện đại Bên cạnh đó, việc kết hợp cùng vớihệ thống phương tiện của nhà thầu phụ, sử dụng phương thức kinh doanhoutsourcing giúp tăng cao khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và phương tiện,hướng tới đáp ứng yêu cầu lớn của khách hàng trong dịch vụ logistics hiệnđại.

Minh chứng cho sự trưởng thành và hoạt động dịch vụ tốt là việc Côngty đã xây dựng được hệ thống khách hàng ổn định Đặc biệt, có nhiều kháchhàng lớn tin tưởng sử dụng dịch vụ của Công ty và đánh giá cao về chất lượngdịch vụ cung cấp như: Công ty sữa Dutch Lady, Công ty Exxon Mobil, Côngty Sơn ICI Việt Nam, Công ty sơn Nippon, Công ty Huawei, Công ty xe máyYAMAHA, Công ty Bellco, Công ty LG…;kết quả hoạt động kinh doanh liên

Trang 34

tục tăng trưởng cao Với phương châm hoạt động "Phục vụ tối đa nhu cầukhách hàng", thương hiệu và hình ảnh VINAFCO Logistics - một danh nghiệp

kinh doanh dịch vụ logistics đã dần được khẳng định trên thị trường

1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH tiếp vận Vinafcotrong thời gian qua

1.2.1 Các dịch vụ cung cấp

Các dịch vụ mà VINAFCO Logistics kinh doanh được chia thành banhóm: dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ giao nhậnquốc tế.

1.2.1.1 Dịch vụ logistics

- Dịch vụ cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá

Hệ thống kho bãi của VINAFCO Logistics vào khoảng 40.000m² diệntích mặt bằng, nằm chủ yếu ở các đường vành đai Hà Nội và khu công nghiệpTiên Sơn, Bắc Ninh; thuận lợi cho việc lưu giữ, phân phối hàng hoá vào khuvực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Hiện nay hệ thống các kho này đang là khotrung chuyển trong các kênh phân phối của nhiều hãng sản xuất lớn trongnước và trên thế giới với các mặt hàng như: sữa, sơn, dầu nhờn, sôđa, thiết bịviễn thông, hàng xe máy….

- Dịch vụ 3PL (Third-Party Logistics)

Thời gian gần đây dịch vụ logistics phát triển khá mạnh mẽ; cùng vớiđó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã nhận thức được rằng,“outsourcing” các công đoạn trong logistics sẽ là hướng phát triển tất yếutrong việc hoàn thiện khâu tổ chức quản lý chuỗi cung ứng, góp phần hạ giáthành sản phẩm Dự đoán được điều này, từ năm 2000 VINAFCOLogistics đã đầu tư hàng loạt hệ thống kho bãi quy mô, hiện đại tại 2 Trungtâm: Trung Tâm Tiếp Vận Tiên Sơn (diện tích hơn 35.000m2) - KCN TiênSơn, Bắc Ninh; Trung Tâm Tiếp Vận Bạch Đằng (hơn 10.000m2) - Hà Nội.Chủ trương của Công ty là tiếp cận với những khách hàng chuyên nghiệp,

Trang 35

thông qua đó để được cọ sát với cách tổ chức, quản lý chuyên nghiệp, trình độchuyên môn kỹ thuật cao

Nhờ những cố gắng và kế hoạch hợp lý mà Công ty đã đạt được sự pháttriển vượt bậc trong thời gian ngắn hoạt động, đặc biệt là việc đàm phán, kýkết, thực hiện thành công các hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics với cáckhách hàng lớn, yêu cầu dịch vụ cao, điển hình như:

+ Công ty TNHH Dutch Lady Việt Nam;

+ Công ty TNHH Dầu nhớt Exxon Mobil Việt Nam;+ Công ty TNHH Nestle Việt Nam;

+ Công ty TNHH Sơn ICI Việt Nam;+ Công ty TNHH Honda Việt Nam;+ Công ty TNHH Yamaha Việt Nam;……

1.2.1.2 Dịch vụ vận tải đa phương thức

- Dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa

Gần 20 năm kinh nghiệm vận chuyển và nhận được sự tín nhiệm củanhiều công ty lớn, VINAFCO Logistics hiện đang cung cấp dịch vụ vận tải đaphương thức các loại hàng thông thường và hàng hoá đặc biệt bằng đườngbộ, đường sắt, đường sông, đường biển, dịch vụ vận chuyển trong nước; đặcbiệt là vận chuyển đường bộ Nam - Bắc Công ty có mạng lưới văn phòng đạidiện tại nhiều tỉnh thành trên cả nước; hệ thống xe tải lớn nhỏ từ 1,25 tấn, 2,5tấn; các container 20’, 40’; đội ngũ lái xe giàu kinh nghiệm, thông thuộc mọituyến đường mạng lưới các nhà thầu phụ ở khắp mọi miền Đồng thời, Côngty còn hợp tác với các hãng vận tải biển và các công ty vận tải đường sắt đểcung cấp các dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa từ kho đến kho như: vận

tải từ kho – ga/cảng – ga/cảng – kho đối với những hàng hoá vận chuyển lớn

về số lượng và trọng lượng; đảm bảo thuận tiện và chi phí thấp.

Trang 36

Có thể kể đến một số khách hàng lớn của Công ty như: Phân lân VănĐiển, Viglacera, Kính nổi Bắc Ninh VFG, Cao su Sao Vàng, Điện Quang,Honda, Huawei, Lavie

- Vận tải quốc tế, vận tải quá cảnh Lào, Trung Quốc, Campuchia

Cũng như vận tải đa phương thức nội điạ, đây là loại hình dịch vụ truyềnthống của Công ty Do đó, chất lượng hệ thống cơ sở vật chất và nhân lực đãđược củng cố, khẳng định trên thị trường nhiều năm qua Hiện nay Công tyđang cung cấp các dịch vụ vận tải quốc tế từ kho đến kho, vận tải quá cảnhLào - Việt và hoà chung với xu thế hội nhập, tuyến vận chuyển hàng quá cảnhliên kết các nước theo hành lang Đông - Tây (Việt Nam - Lào - Thái Lan -Myanma), Bắc - Nam (Campuchia - Việt Nam - Trung Quốc) cũng dần đượcmở rộng.

- Vận tải hàng công trình, hàng siêu trường, siêu trọng và hàng nguyhiểm

Loại hình dịch vụ này được cung cấp dựa trên các nguồn lực đặc thù củaCông ty như: phương tiện vận tải đặc chủng, đội ngũ nhân lực lái xe giàu kinhnghiệm Nhờ vậy, Công ty đã và đang được tín nhiệm phụ trách vận chuyểnhàng siêu trường, siêu trọng cho nhiều công trình tại Việt Nam cũng như vậnchuyển hàng nguy hiểm, độc hại đòi hỏi kiểm soát nghiêm ngặt theo quy trìnhchuẩn xác.

1.2.1.3 Dịch vụ giao nhận quốc tế

- Dịch vụ thông quan và xuất nhập khẩu hàng hoá

Tính đến thời điểm hiện tại, VINAFCO Logistics có 2 điểm thông quannội địa nằm tại Bạch Đằng - Hà Nội (Trung tâm tiếp vận Bạch Đằng - 936Bạch Đằng) và Tiên Sơn - Bắc Ninh (Trung tâm tiếp vận Tiên Sơn - Khucông nghiệp Tiên Sơn) Tại 2 Trung tâm tiếp vận này, Công ty cung cấp chokhách hàng các dịch vụ: khai thuê hải quan; giao nhận quốc tế; uỷ thác XNKhàng hoá đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không qua các cửa

Trang 37

khẩu trong nội địa và biên giới trên cả nước; tiến hành dịch vụ kiểm hoá tạiđiểm thông quan.

- Dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế (bằng đường bộ, đường biển vàhàng không)

Công ty chủ yếu trợ giúp cho khách hàng các dịch vụ giao nhậnđường hàng không và đường biển, gồm có:

- Tư vấn chứng từ xuất/nhập khẩu;

- Hệ thống lưu kho hàng (ngắn hạn và dài hạn);- Thu hồi tiền đại lý;

- Bốc vác, lưu kho và kiểm kê;- Giám định tiền trạm;

- Điện thoại/fax xác báo kế hoạch xuất khẩu miễn phí;- Dịch vụ vận chuyển và đón hàng hàng ngày;

- Đóng thùng và dán nhãn;

- Dịch vụ giao nhận những lô hàng đặc biệt như hàng nặng, quá cỡ,dễ vỡ, nguy hiểm và có giá trị cao;

- Dịch vụ vận chuyển chứng từ

1.2.2 Tình hình kinh doanh của Công ty

Trong giai đoạn 5 năm gần đây, tình hình kinh doanh của VINAFCOLogistics không có nhiều bước đột phá, thể hiện ở số liệu của doanh thu cũngnhư lợi nhuận không thay đổi nhiều Các dịch vụ cung cấp chỉ giữ được tiếnđộ hiện có chứ không nâng cao được doanh thu, riêng đến năm 2008 là có sựthay đổi trong khối dịch vụ vận tải đa phương thức vì ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế thế giới nói chung Để có được cái nhìn tổng quát cho toàn bộhoạt động kinh doanh của Công ty trong 5 năm gần đây, ta có bảng giá trịdoanh thu và lợi nhuận dưới đây:

Trang 38

Bảng 1 Bảng cơ cấu doanh thu (thuần) của VINAFCO Logistics

Doanh thu(tỷ VND)

Doanhthu (tỷVND)

Doanh thu(tỷ VND)

Doanh thu(tỷ VND)

Doanhthu (tỷVND)

(%)1 Dịch vụ vận

tải đa phương

2 Dịch vụ

3 Dịch vụgiao nhận quốc

Trang 39

Bảng 2 Bảng cơ cấu lợi nhuận của VINAFCO Logistics

Lợi nhuận(tỷ VND)

Lợi nhuận(tỷ VND)

Lợi nhuận(tỷ VND)

Lợi nhuận(tỷ VND)

Lợi nhuận(tỷ VND)

(%)1 Dịch vụ

2 Dịch vụ giao

3 Dịch vụ vậntải đa phương

Nguồn: Báo cáo kiểm toán 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 của VINAFCO Logistics

Trang 40

Xét trên phương diện doanh thu của Công ty, có thể nhận thấy, mảng dịchvụ truyền thống - dịch vụ vận tải đa phương thức vẫn chiếm được ưu thế khácao, vào khoảng 38 - 41% tổng doanh thu Dịch vụ logistics xếp thứ hai, giaiđoạn 2004 - 2007 vào khoảng 32 - 36%, tổng doanh thu cao hơn dịch vụ giaonhận quốc tế.

Nhìn từ khía cạnh lợi nhuận thì lại có sự khác biệt so với nhìn từ khíacạnh doanh thu mặc dù sự ổn định trong từng loại hình dịch vụ vẫn được giữnguyên Cụ thể, dịch vụ logistics luôn chiếm vị trí số 1 về tỷ trọng lợi nhuận,tiếp theo đó là dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ giao nhận quốc tếxếp thứ ba Doanh thu của dịch vụ logistics ở vào mức 32 – 36% tổng doanhthu nhưng lợi nhuận thu được thì lại đạt trên 50%, chứng tỏ dịch vụ logisticsdo Công ty cung cấp đạt hiệu quả rất tốt và giữ mức ổn định Bên cạnh đó thìmảng dịch vụ truyền thống là dịch vụ vận tải đa phương thức, tính trên cơ cấulợi nhuận chỉ khiêm tốn ở mức 20 – 26% tổng lợi nhuận Điều này cho thấychi phí phải chi cho dịch vụ này là khá lớn, mặc dù là dịch vụ truyền thốngnhưng lại không đạt hiệu quả cao như dịch vụ logistics Dịch vụ giao nhậnquốc tế thì lại ở vào tình trạng khác hẳn so với hai dịch vụ kể trên Mức doanhthu ở vào khoảng 24 – 26% và lợi nhuận cũng ở vào mức đó, trung bình từ 20– 29% lợi nhuận toàn Công ty Dịch vụ giao nhận quốc tế ổn định ở cả haimặt là doanh thu và lợi nhuận.

Dịch vụ vận tải đa phương thức trong năm 2008 đạt tỷ lệ doanh thu tới32% nhưng tỷ lệ lợi nhuận lại chỉ đạt 26,8% và sụt giảm đáng kể so với 4 nămtrước Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động thất thường của giá nguyênliệu trong năm khiến cho chi phí dịch vụ tăng cao Thêm vào đó, từ tháng7/2008, do thị trường sụt giảm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới mảng dịch vụvận tải Bắc Nam Điều này phần nào cũng là một trong số những nguyên nhânkhiến cho doanh thu cũng như lợi nhuận của dịch vụ vận tải đa phương thứcgiảm hẳn so với những năm trước đó

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Bảng cơ cấu doanh thu (thuần) của VINAFCO Logistics - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc
Bảng 1. Bảng cơ cấu doanh thu (thuần) của VINAFCO Logistics (Trang 38)
Sơ đồ 1: Quy trình giao hàng - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc
Sơ đồ 1 Quy trình giao hàng (Trang 46)
Sơ đồ 2: Nhân viên giao nhận áp tải/lái xe thông tin về Trung tâm phân phối  khi gặp sự cố bất thường - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc
Sơ đồ 2 Nhân viên giao nhận áp tải/lái xe thông tin về Trung tâm phân phối khi gặp sự cố bất thường (Trang 47)
Bảng 3. Bảng cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc
Bảng 3. Bảng cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics (Trang 49)
Bảng 4. Bảng cơ cấu lợi nhuận các loại hình dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc
Bảng 4. Bảng cơ cấu lợi nhuận các loại hình dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics (Trang 50)
Bảng 5: Tiêu chuẩn đánh giá các kho phân phối 5 tháng đầu năm 2006 - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc
Bảng 5 Tiêu chuẩn đánh giá các kho phân phối 5 tháng đầu năm 2006 (Trang 56)
Bảng 6: Tổng hợp ưu nhược điểm của dịch vụ logistics tại VINAFCO  Logistics - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc
Bảng 6 Tổng hợp ưu nhược điểm của dịch vụ logistics tại VINAFCO Logistics (Trang 65)
Bảng 7: Ma trận SWOT của Công ty TNHH Tiếp vận Vinafco trong việc  kinh doanh dịch vụ logistics để hình thành các giải pháp chiến lược - Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO.doc
Bảng 7 Ma trận SWOT của Công ty TNHH Tiếp vận Vinafco trong việc kinh doanh dịch vụ logistics để hình thành các giải pháp chiến lược (Trang 84)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w