MỤC LỤC
- Dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container. Hiệp định này đã được các nhà làm luật Việt Nam tham khảo để xây dựng điều khoản về phân loại dịch vụ logistics trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP.
Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động logistics bao gồm: thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (số lượng, quy mô); thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng; tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng hoá; thực hiện các công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng…Nhờ có dự trữ mà chuỗi logistics mới có thể hoạt động liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả được. Quản trị dự trữ trong logistics đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về chi phí dự trữ logistics, nhất là kiến thức về tổng chi phí logistics để có thể đưa ra những quyết định về thiết kế hệ thống logistics, các dịch vụ khách hàng, số lượng và vị trí các kênh phân phối, mức dự trữ, hình thức dự trữ, cách thức vận tải….
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;. • Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau 3 năm hoặc dưới các hình thức khác sau 5 năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó;.
Hiện nay, VINAFCO đang quản lý hoạt động của 5 công ty con do VINAFCO đầu tư 100% vốn gồm: Công ty TNHH tiếp vận Vinafco (Vinafco Logistics), Công ty vận tải biển Vinafco (Vinafco Shipping), Công ty Thép Việt – Nga (Vinafco Steel), Công ty thương mại và vận tải quốc tế Vinafco (Vinafco IFTC), Công ty Vinafco Sài Gòn. Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO (VINAFCO Logistics) tiền thân là Xí nghiệp đại lý vận tải và vật tư kỹ thuật - đơn vị thành viên của Công ty dịch vụ vận tải Trung ương trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (nay là Công ty Cổ phần VINAFCO); được thành lập ngày 15/11/1990 với nhiệm vụ: làm đại lý vận tải, liên hiệp vận chuyển hàng hoá từ kho đến kho, tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài ngành giao thông vận tải. Hệ thống cơ sở vật chất của Công ty không ngừng được đầu tư và nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh gồm: hàng trăm phương tiện vận tải, hơn 40.000m² kho bãi hiện đại đạt tiêu chuẩn kho hàng quốc tế tại khu vực Hà Nội và KCN Tiên Sơn - Bắc Ninh, hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kho hàng hiện đại.
VINAFCO Logistics đang thực hiện quản lý kho hàng bằng phần mềm theo mô hình quản lý tiên tiến (Warehouse Management System - WMS), giúp khách hàng các thông tin liên quan đến hoạt động của hàng hoá, tính toán tỉ lệ dự trữ, tối ưu hoá công cụ quản lý kho thông qua hệ thống báo cáo được cập nhật thường xuyên và đầy đủ. Dịch vụ cung ứng vật tư, nhiên liệu chỉ là một dịch vụ nhỏ trong số các dịch vụ logistics mà Công ty tiến hành cung cấp, nó không được chú trọng nhiều, chính vì thế mà doanh thu không cao, nằm vào khoảng 9 - 11 tỷ đồng, lợi nhuận từ 12 - 18%, những năm gần đây có tăng hơn so với trước đó nhưng không nhiều. Năm 2008 Công ty đã tổ chức khớp nối, vận chuyển được trên 30.000 tấn hàng theo mô hình chuỗi dịch vụ tổng hợp từ kho tới các đại lý tiêu thụ, bao gồm các mặt hàng: sản phẩm sữa, dầu nhớt, nước giải khát các loại…Đặc biệt là đã tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, lưu kho, phân loại, vận chuyển, phân phối gần 2000 trạm thiết bị viễn thông tới 61 tỉnh thành cho dự án của tập đoàn Huawei (Trung Quốc), EVN, VMS và hoàn thành việc khớp nối, tổ chức vận chuyển, thông quan trọn gói một dự án thuỷ điện.
Để ứng dụng hiệu quả và phát triển dịch vụ logistics đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp giao nhận vận tải, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh dịch vụ ngân hàng, các cơ quan hữu quan liên quan tới ngành như: hải quan, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển, cảng nội địa, cảng hàng không…Như vậy, Công ty cần thiết phải liên kết với các công ty con trong cùng Công ty cổ phần VINAFCO và các ban ngành có liên quan khác để đạt được hiệu quả trong hoạt động logistics. Trong quá trình cung cấp dịch vụ logistics thì kho bãi chiếm một vai trò rất quan trọng, kho bãi không đơn thuần là nơi chứa hàng hoá mà còn thực hiện chức năng của một trung tâm phân phối (Distribution Center), hoặc hơn nữa là bãi trung chuyển cho giao hàng chéo (Cross – Docking), là nơi cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng. Lấy ví dụ là Hệ thống thông tin của Maersk bao gồm: hệ thống trao đổi thông tin giữa các văn phòng Maersk Logistics trên khắp thế giới – Maersk Communication System (MCS), hệ thống cho phép công ty gửi những yêu cầu xếp hàng qua mạng nhanh chóng và tiện lợi – online booking & documentation system for shipper (M*power shipper), hệ thống tự động tính toán – global airfreight system và phát hành chứng từ cho các lô hàng hàng không, quản lý mã hàng – e-label system, in nhãn hiệu hàng hoá, mã số, mã vạch.
Cho đến nay mới chỉ có Luật Thương mại Việt Nam 2005 đề cập đến dịch vụ logistics, song hệ thống pháp luật có liên quan lại khá đầy đủ như Luật Hàng hải, Luật Hải quan, Luật Bảo hiểm, Luật Đầu tư, Luật Giao thông đường bộ…Bên cạnh các bộ chuyên ngành còn có các văn bản dưới luật như Pháp lệnh, Quy định, Quy chế, Nghị định…liên quan bổ sung hướng dẫn thi hành như Nghị định của Chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 – Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;. Bên cạnh đó, chi phí cho mua phần mềm hỗ trợ hoạt động logistics khá cao, đi kèm với chi phí đào tạo người sử dụng và khai thác…Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam nói riêng và VINAFCO Logistics nói chung thì vấn đề trước mắt cần phải đầu tư vào nhiều vấn đề cần thiết như kho bãi, đội tàu…để có thể đủ sức cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác. Trong mảng dịch vụ kho bãi, năm 2009 sẽ nâng cấp và hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý kho hàng hiện có; từ giữa năm 2009, 100% nhân viên quản lý kho phải sử dụng thành thạo phần mềm quản lý kho; đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ quản lý kho, giám sát kho, điều hành, nhân viên dịch vụ khách hàng, nghiệp vụ về 3PL, 5PL…đáp ứng các yêu cầu phát triển các trung tâm mới.
• Cơ sỏ hạ tầng: tập trung khai thác hiệu quả hệ thống kho bãi hiện có trên cơ sở đầu tư thêm những dịch vụ gia tăng giá trị hàng hoá cất trong kho, nâng cấp và hoàn thiện các quy trình giám sát hàng hoá…Tuỳ vào tình hình thị trường và khách hàng mà sẽ căn cứ để mở rộng thêm diện tích kho bãi. Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics của VINAFCO Logistics được hoạch định dựa trên mục tiêu chiến lược tổng quát của Công ty: “Phát triển hệ thống chuỗi dịch vụ logistics đồng bộ, chuyên nghiệp, khép kín cả chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở các trung tâm tiếp vận tại các khu vực kinh tế quan trọng ”. Bước 1: Xác định sự cần thiết phải điều chỉnh chiến lược, bước điều tra trong quá trình điều chỉnh chiến lược xảy ra khi các nhà quản lý của Công ty thừa nhận một khoảng cách giữa các tình trạng hoạt động mong muốn của Công ty với tình hình hoạt động thực tế của Công ty đang diễn ra trên thị trường.