1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược thâm nhập thị trường Myanmar của công ty Yến Sào Khánh Hòa

29 2,9K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 654 KB

Nội dung

Chiến lược thâm nhập thị trường Myanmar của công ty Yến Sào Khánh Hòa

Trang 1

MỤC LỤC

1 Giới thiệu công ty2 Sản phẩm xuất dự kiến 3 Thị trường xuất dự kiến

1 Khái quát chung2 Phân tích thị trường.

3 Những rào cản và vấn đề cần lưu ý đối với hàng hóa Việtnam khi vào Myanmar

1 Điểm mạnh2 Điểm yếu3 Cơ hội4 Nguy cơ

1 Tổ chức thực hiện 2 Chi phí dự kiến

Trang 2

I) KHÁI QUÁT CÔNG TY SANEST VÀ SẢN PHẨM:

1 Giới thiệu công ty:

CTY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN YẾN SÀO KHÁNH HÒA

(KHANH HOA SALANGANES NEST COMPANY)- Trụ sở chính : 248 Thống Nhất - Nha Trang - Khánh Hòa.- Điện thoại : (058) 3822472 - 3826462

- Fax : (058) 3829267

- Website www.yensaokhanhhoa.com.vn

- Giấy phép kinh doanh số : 103819 ngày 29/01/1993.

Yến sào Khánh Hòa là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh khánh hòa nhiệm vụ chính là quản lý, khai thác và phát triển nguồn lợi yến sào.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

 Quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp sản phẩm yến sào.

 Sản xuất nước giải khát cao cấp từ yến sào, chế biến các sản phẩm từ yếnsào và các loại hải sản cao cấp.

 Dịch vụ du lịch, nhà hàng ăn uống

 Thu mua, gia công chế biến, kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng nông - thủy sản các lọai, vật liệu và công cụ phục vụ sản xuất.

 Kinh doanh, mua bán ký gửi hàng hóa

Trong đó, quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất - nhập khẩutrực tiếp sản phẩm yến sào là ngành nghề kinh doanh chính của Công ty.Các sản phẩm của công ty mang nhãn hiệu Sanest, Sanest Tourist, NhaTrang Trourismcom, Sanatech, Sanna, Sanest Food… đã được cục sở hữu trítuệ cấp giấy đăng ký nhãn hiệu và trở thành thương hiệu được người tiêudùng ưa chuộng và lựa chọn

2 Sản phẩm xuất dự kiến :

Trang 3

 Bánh cao cấp yến sào (sanest cake )

Bánh yến sào được sản xuất trên dây truyền đồng bộ khép kín, công nghệtiên tiến của Cộng hòa Liên bang Đức Áp dụng hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các chuẩn mực an toàn vệ sinh thực phẩmHACCP – FSS 1999. Điểm đặc biệt và cũng là yếu tố mang giá trị vượt trộicủa bánh Yến sào Sanest Cake là sự kết hợp độc đáo giữa các nguyên liệuchế biến có chất lượng ngoại nhập từ Hoa Kỳ và châu Âu với nguồn dinhdưỡng Yến sào được khai thác từ các đảo Yến ở Khánh Hòa Sự kết hợp nàyđã tạo ra một hương vị độc đáo, một giá trị đinh dưỡng để đưa Sanest Caketrở thành một sản phẩm đẳng cấp cao Ngoài chất lượng vượt trội, bánh YếnSanest Cake còn là một sản phẩm có hình thức bao bì đẹp, sang trọng vớikhả năng bảo quản không thua kém một sản phẩm ngoại nhập nào.

Hiện nay thương hiệu bánh Sanest Cake của Công ty đã được đăng kýnhãn hiệu độc quyền trên 42 quốc gia, được xuất khẩu ra nhiêu thị trườngkhó tính như Hoa Kỳ, Trung Quốc…

 Nước Sanest lọ :

Trang 4

Nước yến cô đặc được chưng từ yến sào nguyên chất, có giá trị dinh dưỡngcao Công dụng bổ phổi, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể

Dùng thường xuyên sẽ đẹp da, chống lão hoá, tăng tuổi thọ, phục hồi cơ thể,giảm căng thẳng thần kinh Phục hồi sức khỏe nhanh chóng trong thời giandưỡng bệnh, sau phẫu thuật Kích thích tiêu hoá, tạo giấc ngủ sâu Có sảnphẩm có đường và không đường đa dạng trong lựa chọn.

3 Thị trường xuất dự kiến :

Tại sao là Myanmar?( Tìm Đại Dương xanh ở Myanmar),( Những Bất ngờ-1),( Myanmar-Những Bất ngờ-2)

Myanmar-Công ty quyết định xuất sang Myanmar bởi những lý do sau:

phụ liệu may mặc, vật liệu xây dựng, hóa chất đến thực phẩm, dược phẩm,mỹ phẩm, phân bón Trong khi đó, các sản phẩm sản xuất nội địa mới chỉđáp ứng được 10% nhu cầu, đã vậy chất lượng lại kém và mẫu mã nghèonàn Đó là những nhận định về thị trường Myanmar hiện nay của Đại sứ ViệtNam tại Myanmar, ông Chu Công Phùng.

Trang 5

 Myanmar vừa thoát khỏi cơ chế bao cấp, kinh tế chưa phát triển vàđang đi vào giai đoạn mở cửa với nhiều chính sách ưu đãi dành cho đầu tưvà xuất nhập khẩu Thêm vào đó, sắp tới, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽdần xóa bỏ cấm vận, giúp nước này hòa nhập sâu hơn vào thị trường thếgiới.

mạnh sang đây Thế nhưng, theo ông Từ Minh Thiện, Giám đốc Trung tâmXúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM, trong khi hàng Trung Quốc bịngười Myanmar chê là chất lượng kém thì một số mặt hàng của Thái Lan lạicó giá cao hơn hàng Việt Nam dù chất lượng tương đương Chẳng hạn, trongmột lần khảo sát thị trường tại siêu thị ở Myanmar, đại diện Công ty NhômNhựa Kim Hằng nhận thấy, nhiều sản phẩm Thái Lan cùng loại được bàybán có chất lượng kém hơn nhưng giá lại cao hơn đến 50%.

Myanmar, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại đây làkhá lớn Hơn nữa, chính sách hàng đổi hàng sẽ tạo điều kiện cho các nhànhập khẩu trao đổi trực tiếp mặt hàng nhập

người Myanmar rất cao Trong hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar cuốinăm 2009 và tháng 4.2010, các sản phẩm của Việt Nam đều được bán hếttrong ngày đầu tiên dù giá cao gấp đôi so với giá tại Việt Nam.

Đà đem những bộ bàn ghế có giá 10.000USD/bộ sang tham gia hội chợ ởMyanmar đều được bán hết sạch.)

Trang 6

II) PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MYANMAR

1. Khái quát chung :

 Vị trí địa lý: Thuộc Đông Nam Á, Giáp với biển Adaman, giữa BăngLa Đét và Thái Lan

 Cấu trúc độ tuổi theo dân số: 0-14 tuổi: 26.1% 15-64 tuổi: 68.6% Từ65 tuổi trở lên: 5.3%

 GDP theo cấu trúc ngành: Nông nghiệp: 53.9% Công nghiệp: 10.6%Dịch vụ: 35.5%

 Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: Nông nghiệp: 70%Công nghiệp: 7% Dịch vụ: 23%

 Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, đậu, vừng, mía (đường), cá và các sảnphẩm từ cá, gỗ cứng

 Công nghiệp: Chế biến nông sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, đồng,thiếc, vonfram, sắt, vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân bón, khí tựnhiên, hàng may mặc, ngọc bích, đá quí

 Xuất khẩu: 6.6 tỉ (USD)

Tên nước Liên bang Mi-an-ma

Dân số 58.000.000 triệu người

Tỷ lệ tăng dân số 0.00815

Ngôn ngữ Tiếng Miến Điện

Hệ thống luật pháp Dựa trên thông luật của Anh

Tỷ lệ tăng trưởng GDP 0.055

GDP theo đầu người: 1100 USD

Lực lượng lao động: 29.26triệu người Tỷ lệ thất nghiệp: 0.052

Lạm phát 0.395 (năm 2009)

Trang 7

+ Mặt hàng xuất khẩu: Khí, sản phẩm từ gỗ, đậu, cá, gạo, quần áo,ngọc và đá quí

+ Đối tác xuất khẩu: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật  Nhập khẩu: 2.642 tỉ (USD)

+ Mặt hàng nhập khẩu: Sợi, sản phẩm từ dầu lửa, phân bón, nhựa,máy móc, thiết bị vận tải, xi măng, vật liệu xây dựng, dầu thô, thựcphẩm, dầu ăn + Đối tác nhập khẩu: Trung Quốc, Thái Lan,Singapore, Malaysia, Việt Nam

• Sự độc tài của chính quyền đã buộc Mỹ và EU cấm vận đất nước nàytừ năm 1988 , khiến đất nước bị cô lập và tụt hậu so với các nướctrong khu vực

• Mãi đến cuối năm 2009 dưới sức ép bị cấm vận và sự bất bình của cáctổ chức, các nước về cách quản lí nhà nước của chính quyền quân độimà tình hình căng thẳng của các đảng phái trở nên tốt hơn cùng bắt taynhau mở cửa thị trường để phát triển kinh tế quốc gia vốn đã bị cô lậphơn 46 năm nay.

• Ngày 7/11/2010 sẽ tiến hành bầu cử tự do, công bằng giữa các Đảngphái với sự giám sát của bạn bè khu vực và thế giới Chấm dứt sự bấtổn về chính trị.Hướng hẹn về một nền kinh tế phát triển và một môitrường đầu tư tiềm năng.

B Tình hình kinh tế:

Trang 8

 Từ năm 1988, Mi-an-ma tiến hành cải cách nền kinh tế từ hành chínhbao cấp sang nền kinh tế thị trường, ban hành luật đầu tư nước ngoài,cho phép thành lập lại các doanh nghiệp tư nhân

 Trong cải cách kinh tế, Mi-an-ma đã thu được một số kết quả nhấtđịnh Tăng trưởng GDP từ 1989 đến 1996 lần lượt được cải thiện.Trong kế hoạch 5 năm (1996-2001), GDP của Mi-an-ma phát triểntrung bình 6%/năm Chính phủ đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế 10năm từ 2001-2011 với mức tăng trưởng GDP trung bình là 7,2%/năm. Mi-an-ma là một nước giầu tài nguyên, đất đai phì nhiêu với tổng

diện tích trồng trọt khoảng 23 triệu héc ta Nông nghiệp chiếm 40%tổng giá trị xuất khẩu.Hiện chỉ xuất khẩu những sản phẩm thô với giátương đối thấp.

 Nền kinh tế Myanmar vẫn đang trong giai đoạn bị đóng cửa và cấmvận cho nên tình hình hoạt động sản xuất bán buôn vẫn còn rất nhiềuhạn chế Phần lớn hàng hóa trên thị trường phụ thuộc vào nhập khẩu,chủ yếu từ Trung Quốc và Thái Lan…

 Nền công nghiệp còn yếu kém (9%), hiện chỉ đáp ứng khoảng 15%nhu cầu trong nước nên Myanmar đang thiếu trầm trọng sản phẩmhàng hóa các loại, nhất là hàng tiêu dùng

 Có đến 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng của Myanmar phải nhậpkhẩu từ hơn 115 nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài mới đạt 15 tỷ USD,nhiều lĩnh vực như công nghiệp, sản xuất, dịch vụ, y tế còn bỏ ngỏ.Trong bối cảnh thị trường đang chuyển đổi mô hình kinh tế, Myanmarthực sự là một thị trường nhiều tiềm năng và phù hợp với các nhà đầutư

C.Chính sách đối ngoại:

• Chính sách đối ngoại của Mi-an-ma là quan hệ hữu nghị với tất cả cácnước trên thế giới đặc biệt với các nước láng giềng, khu vực trênnguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau,không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,bình đẳng cùng có lợi.

• Mi-an-ma là thành viên của Tổ chức ASEAN, Phong trào Không Liênkết và Liên Hợp quốc.

• Hiện nay, Mỹ và EU điều chỉnh chính sách với Mi-an-ma theo hướngmềm mỏng hơn, triển khai cả hai biện pháp là trừng phạt và tiếp cậnnhằm đạt được cùng mục tiêu; Mỹ sẽ từng bước dỡ bỏ cấm vận và cải

Trang 9

thiện quan hệ nếu Mi-an-ma đáp ứng yêu cầu của Mỹ, có những tiếnbộ thực chất, nhất là trong lần bầu cử vào tháng 11 tới.

• Tuy bị sức ép mạnh của chính quyền Mỹ và các nước phương Tây,nhưng quan hệ của Mi-an-ma với các tổ chức phi chính phủ hoặc cótính nhân dân của các nước phương Tây, kể cả Mỹ, Anh vẫn được duytrì Các NGO vẫn tiếp tục giúp đỡ Mi-an-ma các dự án xây dựngtrường học, giúp đào tạo y tế, dân sinh

• Phát triển thương mại biên giới theo đúng luật pháp để phát triển vàtăng cường quan hệ thương mại song phương với các nước láng giềng(Trung Quốc, Ấn Độ,Bangladesh, Thái Lan, Lào,Việt Nam)

• Tổ chức lại các thủ tục xuất - nhập khẩu.

• Giảm bớt các hàng rào kỹ thuật trong thương mại và đơn giản hóa cácthủ tục nhằm mục tiêu thuận lợi hóa hoạt động của doanh nghiệp vàđẩy mạnh hoạt động ngoại thương.

• Khuyến khích các nhà xuất khẩu bằng cách cho phép các nhà xuấtkhẩu được phép nhập khẩu hàng hóa toàn bộ số ngoại tệ mà họ thuđược từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa

• Khai báo thương mại theo các luật lệ cần thiết đã ban hành phù hợpvới môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế.

• Miễn thuế doanh thu và thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa nhậpkhẩu như: phân bón, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nôngnghiệp, thuốc trừ sâu, tân dược và nguyên - vật liệu phục vụ sản xuất.• Tổ chức lại và nâng cao vai trò hoạt động của Liên đoàn Phòng

Thương mại và Công nghiệp Myanmar (UMFCCI) để xúc tiến thươngmại và công nghiệp của khu vực tư nhân

d.2-Chính sách xuất khẩu:

Trang 10

• Chính sách xuất khẩu của Myanmar là xuất khẩu những sản phẩm cólợi thế và đa dạng hóa thị trường nước ngoài bằng cách sử dụng cácnguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực trong nước

• Cơ chế quản lý xuất - nhập khẩu của Myanmar vẫn còn nhiều thủ tụchành chính như: giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp, giấyphép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng

• Doanh nghiệp trong nước được phép kinh doanh cả xuất khẩu và nhậpkhẩu hàng hóa

• Trong số 46.352 công ty của Myanmar đang hoạt động (tính đến cuốinăm 2005) thì chỉ có khoảng hơn 2.000 công ty được phép tham giakinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp.

• Trong số hơn 2.000 công ty tham gia kinh doanh xuất - nhập khẩutrực tiếp thì chủ yếu là doanh nghiệp có vốn trong nước, một số ít làdoanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

• Doanh nghiệp FDI chỉ được phép xuất khẩu hàng hóa, không đượcphép nhập khẩu hàng hóa (ngoài việc nhập khẩu nguyên - phụ liệuphục vụ sản xuất hàng xuất khẩu

d.3.Chính sách nhập khẩu:

• Chính sách nhập khẩu hàng hóa không được cản trở hoạt động xuấtkhẩu hàng hóa mà là phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa; thực hiệncân bằng thương mại, không được nhập siêu hàng hóa, với phươngchâm:”có xuất thì mới có nhập”

• Các doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích nhập khẩu hàng hóathiết yếu; công nghệ, máy móc, thiết bị; nguyên vật liệu phục vụ sảnxuất và một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu mà sản xuất trong nướcchưa đáp ứng đủ nhu cầu trong từng thời điểm.

• Giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng do Tổng Vụ Thươngmại, Bộ Thương mại Myanmar ký có giá trị trong vòng 3 tháng kể từngày cấp phép.

• Giấy phép xuất khẩu từng chuyến hàng không phải trả lệ phí với bấtcứ loại hàng hóa xuất khẩu nào, kể cả nông sản

• Tất cả hàng hóa nhập khẩu đều phải trả lệ phí cấp giấy phép nhập

khẩu từng chuyến hàng, thuế nhập khẩu hàng hóa và thuế doanh thu

Trang 11

E.Chính sách Thuế:

• Thuế nhập khẩu cùng với thuế doanh thu được nộp tại cửa khẩu hảiquan khi thông quan hàng hóa nhập khẩu Thuế nhập khẩu nguyên vậtliệu phục vụ sản xuất ở trong nước và hàng hóa thiết yếu với mức thuếsuất rất thấp, trong khi thuế nhập khẩu hàng hóa xa xỉ thì có mức thuếsuất cao nhất.

• Thuế doanh thu được thu theo biểu thuế của Đạo Luật Thuế Doanh thunăm 1991, và mức thuế rất khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa vàdịch vụ.

• Đối với những loại hàng hóa không được miễn thuế doanh thu, mứcthuế nhập khẩu hàng hóa là 5%, 10%, 20%, 25% theo tính chất củahàng hóa Những loại thực phẩm đặc biệt, có ảnh hưởng tới sức khỏengười tiêu dùng như thuốc lá, rượu,… thì mức thuế trên 25%.

• Đánh giá thuế nhập khẩu hàng hóa được dựa trên giá trị có thể đánhgiá của hàng hóa, đó là tổng số giá CIF và các chi phí bốc dỡ hàng hóa(0,5% của giá CIF) đối với hàng hóa đã nhập khẩu.

• Thuế doanh thu cùng với thuế nhập khẩu được tập hợp và nộp tại cửakhẩu thông quan hàng hóa nhập khẩu.

F.Thanh toán xuất nhập khẩu:

• Do bị Mỹ và EU thực hiện cấm vận nên hiện nay việc thanh toán tronghoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp Myanmar vớidoanh nghiệp nước ngoài (trong đó có doanh nghiệp Việt Nam)tương đối khó khăn, chủ yếu thông qua một số ngân hàng ở Singapore • Các doanh nghiệp Việt Nam thường thanh toán qua các Ngân hàngUnited Overseas Bank (UOB) và Ngân hàng HSBC tại Singaporehoặc chi nhánh của hai ngân hàng này tại thành phố Hồ Chí Minh • Các doanh nghiệp Myanmar thường thanh toán qua các Ngân hàng ở

Yangon, Myanmar Có 3 ngân hàng thương mại nhà nước là: Ngânhàng Ngoại thương Myanmar, Ngân hàng Thương mại và Đầu tưMyanmar và Ngân hàng Kinh tế Myanmar , hướng dẫn, quản lý cácgiao dịch ngoại thương của Liên bang Myanmar MEB mở các Vănphòng Chi nhánh tại các điểm thông quan trao đổi thương mại hànghóa bằng đường bộ với các nước láng giềng.

• Do quy mô xuất - nhập khẩu của Myanmar còn nhỏ bé nên các ngânhàng thương mại và doanh nghiệp Myanmar rất thiếu ngoại tệ mạnh

Trang 12

• Các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa củaMyanmar chỉ có thể nhập khẩu hàng hóa bằng số tiền mà họ thu đượckhi tham gia xuất khẩu hàng hóa; họ không thể mua ngoại tệ mạnh ởcác ngân hàng thương mại của Myanmar mà chỉ có thể mua ngoại tệmạnh ở thị trường chợ đen như USD, Euro, bảng Anh, Yên Nhật,…• Tỷ giá chính thức ở Ngân hàng Ngoại thương Myanmar là 1 USD =

5,7 Kyats (Tháng 3 năm 2009) Tuy nhiên, doanh nghiệp Myanmarkhông thể mua được USD theo tỷ giá này Tỷ giá ở thị trường chợ đenngày 8 tháng 3 năm 2009 là 1 USD = 1.000 Kyats

• Một số công ty của Myanmar bị Mỹ và EU cấm vận, phong tỏa tàisản Bởi vậy, các công ty này không thể thanh toán qua ngân hàng vớicác đối tác nước ngoài

• Các doanh nghiệp Việt Nam không nên xuất - nhập khẩu hàng hóa vớicác công ty nói trên vì rất mạo hiểm, có thể bị mất tiền và mất hànghóa

• Hình thức thanh toán các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng khilàm ăn với khách hàng Myanmar là qua thư tín dụng (L/C)

• Hiện tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã mở vănphòng đại diện tại Yangon làm cơ sở bước đầu cho việc liên doanhngân hàng giữa hai nước, sẽ là hậu thuẫn quan trọng cho các doanhnghiệp Việt Nam thanh toán quốc tế cũng như vay vốn, chuyển khoảnkhi làm ăn với Myanmar

G.Quan hệ Việt Nam và Myanmar:

• Ngày 28/5/1975 Hai nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao.

• Thời gian gần đây, quan hệ Việt Nam - Myanmar không ngừng đượccủng cố, phát triển trên nhiều lĩnh vực; nhiều hiệp định, thỏa thuận đãđược ký kết.Sáu tháng đầu năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiềugiữa Việt Nam và Myanmar đạt 56 triệu USD, tăng 86,7% so với cùngkỳ năm trước, trong đó Việt Nam xuất khẩu qua Myanmar đạt 16 triệuUSD, tăng 53% và nhập khẩu từ Myanmar khoảng 40 triệu USD

• Đặc biệt, chuyến thăm và làm việc tại Myanmar của Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng tháng 4 vừa qua đã làm “sống” lại các hiệp định kýkết giữa hai nước (thương mại, du lịch, đầu tư…) Trong chuyến làmviệc trên của Thủ tướng cũng đã có thêm trên 20 dự án với vốn đăngký khoảng 1 tỷ USD của DN Việt Nam ký kết với DN Myanmar (TônHoa Sen, Hoàng Anh Gia Lai, BIDV, VNPT, Viettel…).

Trang 13

• Mới đây, một đường bay thẳng từ Hà Nội đến Myanmar cũng đãđược đưa vào hoạt động và tương lai sẽ có thêm một đường bay thẳngnữa từ TP.HCM đến Myanmar.

• Việt Nam và Myanmar còn tích cực đẩy mạnh hợp tác trong khuônkhổ các tổ chức đa phương trong khu vực như: ASEAN, Tiểu vùngMekong (GMS), Chiến lược phát triển kinh tế ba dòng sông(ACMECS)…,

• Trong buổi lễ kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao ViệtNam và Myanmar (28/5/1975-28/5/2010) ngày 2/6 ông Khin MaungSoe khẳng định, sự hợp tác của Đảng Liên minh Đoàn kết và Pháttriển của Myanmar với Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Namcũng như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ giúp thắt chặt hơn nữa mốiquan hệ hợp tác song phương của hai nước.

H.Văn hóa và thói quen tiêu dùng:

• Người dân Myanmar chủ yếu theo đạo Phật, hiền lành, thật thà, chấtphác.

• Người dân và doanh nhân Myanmar thường rất thích được tặng quàdù chỉ là món quà nhỏ

• Nhu cầu, phong tục tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trườngMyanmar cũng có một số nét đặc trưng riêng, người tiêu dùng ở thịtrường Myanmar thích hoa quả, bánh kẹo có độ ngọt cao, hơi cay,không có vị chua Cả nam và nữ ở thị trường Myanmar thì lại thườngthích mặc loongyi (một tấm vải quấn quanh người giống như váy) • Bởi vậy, đối với những hàng hóa có thể gia giảm được thiết kế, công

thức sản xuất (như quần áo, giầy dép, mũ, rượu bia, bánh kẹo, nướcngọt,…) thì nhà sản xuất Việt Nam có thể sản xuất hàng hóa theo “thịhiếu” của thị trường Myanmar

• Đặc biệt với mặt hàng bánh kẹo, sẽ là rất tiềm năng vì đặc trưng thíchăn đồ ngọt của người bản xứ.

• Nhu cầu về mặt hàng bánh kẹo khá cao trong khi nguồn cung trongnước còn rất thấp bởi những nguyên nhân sau:

+ Thứ nhất: Do đóng cửa trong một thời gian dài nên các công nghệchế biến bánh kẹo còn kém và chất lượng không cao

Trang 14

+ Thứ hai : Việc thiếu đường nguyên liệu là nguyên nhân chính khiếncông nghiệp bánh kẹo tại Myanmar cũng bị chậm phát triển theo.

Công nghiệp chế biến nông sản (trong đó có chế biến mía đường) củaMyanmar chưa phát triển, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, côngsuất nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, thiếu phụ tùng thay thế, trình độ taynghề của công nhân còn yếu kém…

• Một điều đáng chú ý về đặc trưng phân hóa dân cư của Myanmar làviệc phân cực khá rõ ràng giữa người giàu và người nghèo tạo nên haiphân khúc lớn với quy mô tương đương nhau.

• Hiện Trung Quốc và Thái Lan đang tận dụng những lợi thế về giá củahọ để khai thác phân khúc người nghèo, và thiết nghĩ bánh kẹo Việtnam nên nhắm vào phân khúc người giàu để tìm kiếm cho mình mộtĐại Dương xanh thực sự.

• Một sản phẩm có thể đánh vào giới thượng lưu Myanmar mà Công tyYến sào Khánh Hòa hoàn toàn có khả năng, đó là Bánh yến và các sảnphẩm từ yến.

III) Những rào cản và vấn đề cần lưu ý:1.Rào cản:

• Hiện nay Chính phủ Myanmar vẫn còn thực hiện cơ chế quản lý hànhchính tập trung, quan liêu, bao cấp; quản lý kinh tế bằng mệnh lệnhhành chính là chủ yếu

• Chính phủ Myanmar vẫn còn bao cấp qua giá đối với một số hàng hóatiêu dùng thiết yếu như: điện, nước sinh hoạt, cước phí điện thoại, giáxăng dầu,…

• Cơ chế quản lý xuất - nhập khẩu của Myanmar vẫn còn nhiều thủ tụchành chính như: giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu, giấy phépxuất - nhập khẩu từng chuyến hàng.

• Do Myanmar vẫn còn thực hiện cơ chế quản lý hành chính, tập trung,quan liêu, bao cấp; Các doanh nghiệp Myanmar vẫn còn phải xin giấyphép kinh doanh xuất - nhập khẩu, giấy phép xuất - nhập khẩu từngchuyến hàng Bởi vậy, sau khi ký kết hợp đồng kinh tế, doanh nghiệpcả hai phía (bán hàng và mua hàng) đều phải chờ đợi các thủ tụchành chính của các cơ quan chức năng Myanmar rất lâu, thường từ 2 –3 tháng

Ngày đăng: 31/10/2012, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w