Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của giải pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của đội ngũ điều dưỡng trưởng tại Bệnh viện Thống Nhất (Trang 65 - 99)

Do thời gian cũng như các điều kiện thực hiện còn hạn chế, do đó chúng tôi chỉ thăm dò ý kiến đánh giá của 30 CBQL và ĐDT, đây là hai đối tượng liên quan mật thiết đến các giải pháp và thông tin thu nhận được ở họ có độ tin cậy cao trên hai vấn đề là tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

3.3.1. Mục đích thăm dò, khảo sát:

Kiểm tra mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Thống Nhất, trên cơ sở đó giúp điều chỉnh các giải pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các giải pháp được nhiều người đánh giá cao.

3.3.2. Phương pháp và hình thức thăm dò

Chúng tôi đã xây dựng các phiếu xin ý kiến và áp dụng phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát chủ yếu bằng phiếu thăm dò và phương pháp chuyên gia:

- Xác định mức độ sự cần thiết: các giải pháp đề xuất được đánh giá ở 5 mức độ: Rất cần, Cần, Ít cần, Không cần, Không trả lời.

- Xác định mức độ khả thi: các giải pháp đề xuất được đánh giá ở 5 khả năng: Rất khả thi, Khả thi, Ít khả thi, Không khả thi, Không trả lời.

Sau khi đã xử lý theo các tiêu chí xác định, kết quả như sau (Xem bảng 3.1 và 3.2 - phụ lục 3):

3.3.1. Thăm dò về tính cần thiết của các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của đội ngũ ĐDT tại Bệnh viện Thống Nhất:

Bảng 3.1:Thăm dò tính cần thiết của các giải pháp đề xuất ST

T Tên giải pháp

Mức độ cần thiết của các giải pháp (%) Tỉ lệ ủng hộ % Rất cần Cần Ít cần Không cần Không trả lời 1 Nâng cao nhận thức

trách nhiệm giảng dạy của ĐDT

53,3 40 6,7 - 93,3

2 Tăng cường công tác quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học lâm sàng

56,7 43,3 - - - 100

3 Bồi dưỡng và nâng cao

trình độ ĐDT 63,3 36,7 - - - 100 4 Đổi mới phương pháp

dạy học, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học.

50 46,7 3,3 - - 96,7 5 Tăng cường quản lý

hoạt động học, tự học của học sinh

70 30 - - - 100

6 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

50 43,3 6,7 - - 93,3

Trung bình chung 57,2 40 1,7 1,1 0 97,2

Qua kết quả thăm dò ý kiến đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:

- Mức độ "Rất cần thiết" của 6 giải pháp có tỉ lệ khá cao từ 50% đến 70% (tỉ lệ trung bình là 57,2%), mức độ "Cần thiết" chiếm tỉ lệ từ 30% đến 46,7% (tỉ lệ trung bình là 40%). Tổng cộng cả hai mức độ có tỉ lệ từ 93,3% đến 100% (tỉ lệ trung bình là 97,2%). Như vậy tính cần thiết của 6 giải pháp là sát với thực tế, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.

- Giải pháp "Tăng cường quản lý hoạt động học, tự học của học sinh" được đánh giá là cần thiết nhất với tỉ lệ là 70%. Điều đó khẳng định rằng phương pháp tự học, chủ động tích cực trong học LS của HS rất quan trọng và có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng.

- Sự đồng thuận về tính cần thiết của 6 giải pháp có tỉ lệ khác nhau xuất phát từ đối tượng điều tra có trình độ không đồng đều, vì vậy sự khác biệt là điều tất nhiên nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả chung của 6 giải pháp.

Như vậy, qua điều tra đa số ý kiến cho rằng cả 6 giải pháp tác giả đề xuất đều rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng QL hoạt động dạy học thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Thống Nhất.

3.3.2: Thăm dò về tính khả thi của các giải pháp pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Thống Nhất: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2: Kết quả thăm dò về tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất S

T T

Tên giải pháp

Mức độ khả thi của các giải pháp (%)

1 Nâng cao nhận thức trách

nhiệm giảng dạy của ĐDT. 36,7 60 3,3 - - 2 Tăng cường công tác quản

lý mục tiêu, chương trình,

nội dung dạy học lâm sàng 40 60 - - - 3 Bồi dưỡng và nâng cao

trình độ ĐDT. 66,7 33,3 - - - 4 Đổi mới phương pháp dạy

học, đẩy mạnh nghiên cứu

khoa học 30 63,4 3,3 - 3,3

5 Tăng cường quản lý hoạt động học, tự học của học

sinh sinh viên 53,4 40 3,3 - 3,3 6 Đổi mới công tác kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập của học sinh

46,7 50 3,3 - -

Trung bình chung 51,1 45,6 2,2 0 1,1

* Nhận xét về tình cần thiết:

Qua kết quả thăm dò ý kiến đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:

- Số ý kiến "Rất khả thi" của 6 giải pháp có tỉ lệ trung bình là 51,1% là rất khả quan. Điều đó cho thấy các nhà quản lý tin tưởng và mong muốn thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất để nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của bệnh viện, từ đó sẽ nâng cao uy tín về cơ sở thực hành của bệnh viện đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.

- Ý kiến của một số đối tượng khảo sát ở 2 mức độ “Ít khả thi” và “Không trả lời” có tỉ lệ trung bình cả 6 giải pháp là 3,3%. Các giải pháp này phụ thuộc nhiều vào ĐDT, vào thời gian... nên một số còn phân vân về tính khả thi của nó.

Nhìn chung, qua điều tra đa số ý kiến cho rằng cả 6 giải pháp tác giả đề xuất đều mang tính khả thi trong việc nâng cao chất lượng QL hoạt động dạy học thực hành lâm sàng tại bệnh viện.

Tóm lại, các giải pháp đã được đề xuất đều có sự đồng thuận cao về tính cần thiết và tính khả thi của nó, như vậy các giải pháp này rất phù hợp và có ý nghĩa thực tiễn.

Kết luận chương 3.

Trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân, Điều dưỡng là một lực lượng chăm sóc chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đơn vị y tế điều trị và dự phòng, trực tiếp góp phần xứng đáng trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ biến chứng, tử vong và rút ngắn số ngày điều trị nội trú, sớm đưa người bệnh trở về với sinh hoạt bình thường.

Để thực hiện tốt vai trò quan trọng đó, cần phải đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng thành thạo, kiến thức toàn diện, thái độ tích cực trong thực hành nghề. Muốn vậy, phải nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng từ đội ngũ giảng dạy lâm sàng. Điều này thúc đẩy CBQL phải có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc Bệnh viện những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng đào tạo Điều dưỡng.

Trong chương 3 chúng tôi đề xuất 6 giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học, bao gồm:

1. Nâng cao nhận thức trách nhiệm giảng dạy của ĐDT.

2. Tăng cường công tác QL mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học . 3. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ ĐDT.

4. Đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh NCKH. 5. Tăng cường quản lý hoạt động học, tự học của HSSV.

6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để nâng cao chất lượng dạy học lâm sàng cho học sinh các trường Y tế đến thực tập tại Bệnh viện cần có nhiều giải pháp khác nhau. Theo chúng tôi thực hiện đồng bộ và hiệu quả 6 giải pháp trên sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý hoạt động dạy học lâm sàng của ĐDT. Các giải pháp này có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động hỗ trợ cho nhau. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng các giải pháp đã được đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi, có thể vận dụng vào công tác quản lý hoạt động dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Thống Nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận: luận văn đã thu được một số kết quả chính sau đây:

1. Đã xây dựng cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của đội ngũ Điều dưỡng viên trưởng tại Bệnh viện Thống Nhất từ các khái niệm cơ bản đến mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp. 2. Đã điều tra toàn diện hoạt động dạy học thực hành lâm sàng tại bệnh viện Thống Nhất. Trên cơ sở các kết quả điều tra chúng tôi đã phân tích thực trạng, chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại hạn chế. Chúng tôi cũng đã phân tích bước đầu nguyên nhân của thực trạng

3. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát hoạt động dạy học, chất lượng dạy học, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp nhằm quản lý nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của đội ngũ ĐDT. Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra, kết quả cho thấy các giải pháp mà chúng tôi đề xuất có tính khoa học, có tính thực tiễn và khả thi cao.

Kết quả điều tra, khảo sát chứng tỏ rằng nếu áp dụng đồng bộ hệ thống giải pháp có tính khoa học và thực tiễn mà chúng tôi đề xuất thì chất lượng dạy học thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Thống Nhất sẽ được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân. Như vậy giả thuyết khoa học đã được chứng minh, nhiệm cụ của luận văn đã hoàn thành.

II. Kiến nghị

Để thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của đội ĐDT tại Bệnh viện Thống Nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với ngành Y tế, để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội hiện nay, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

1. Đối với Bệnh viện

- Tạo điều kiện về vật chất và thời gian cho cán bộ quản lý, ĐDT được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý, cả về kiến thức khoa học

quản lý giáo dục và cả về thực tiễn, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với đơn vị bạn trong thành phố và ngoài tỉnh.

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các cuộc hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ ĐDT.

- Có cơ chế động viên khuyến khích cán bộ, giáo viên có nhiều thành tích. - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và đẩy mạnh khai thác hoạt động của Thư viện phục vụ cho quá trình dạy học và quản lý.

2. Đối với đội ngũ CBQL, ĐDT của Bệnh viện

- Tích cực tham gia các khóa bồi dưỡng CBQL để vừa nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ QL.

- Tham gia đầy đủ và có chất lượng các buổi tập huấn về phương pháp giảng dạy lâm sàng, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học điều dưỡng.

- Cần tăng cường tự học, tự nghiên cứu các PPDH tích cực để tổ chức hoạt động cho HSSV có hiệu quả hơn, tích cực hưởng ứng chủ trương đổi mới PPDH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư TƯ Đảng (2004), Chỉ thị 40-CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2006-2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Hữu Châu (2008)., Chất lượng GD, những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB GD, Hà Nội.

5. Chỉ thị số 46/2008/CT-BGD&ĐT ngày 05/8/2008 về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

6. Dix G, Hughes S (2005) Teaching students in the classroom and clinical skills environment. Nursing Standard 19, 35, 41-47.

7. Nguyễn Minh Đạo (1996), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Giáo dục Hà Nội. 8. Đại từ điển Tiếng Việt, NXBVHTT, Hà Nội (1999)

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị BCH TW lần thứ 2 khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Sự thật - Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Flona Mc Lennan (2013), “Benefits of preceptorship”, Hội thảo Việt – Úc, Tp. Hồ Chí Minh.

13. Gatlin Stokes & Kost (2009), The clinical learning environment (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Hà Sỹ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học - tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Phạm Minh Hùng - Hoàng Văn Chiến (2000), Giáo dục học 1, Trường Đại học Vinh.

16. Phạm Minh Hùng- Hoàng Văn Chiến (2002), Giáo dục học I, Trường Đại học Vinh.

17. Phạm Minh Hạc (2001), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Vi Nguyệt Hồ và Phạm Đức Mục (2005), “Hiện trạng nguồn nhân lực Điều dưỡng, những thách thức và tương lai của người Điều dưỡng Việt Nam”,

Thông tin Điều dưỡng số 24 tháng 3, trang 5 – 11.

19. John Spencer (2003)“Learning and teaching in the clinical environment” [BMJ 2003; 326 doi:http://dx.doi.org/10.1136/bmj.326.7389.591],

20. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

21. Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận & thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Bích Lưu (2010), “Điều dưỡng với công tác chăm sóc toàn diện tại Việt Nam”, Hội Điều dưỡng Việt Nam.

23. Nguyễn Bích Lưu (2006), “Khủng hoảng thiếu Điều dưỡng tại Hoa Kỳ”,

Thông tin Điều dưỡng số 31 tháng 12, trang 47 – 48. 24. Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005

25. Lưu Xuân Mới (1999), Kiểm tra thanh tra, đánh giá trong giáo dục, đề cương bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Hà Nội .

26. Phạm Đức Mục (2009), “Vai trò của nghiên cứu điều dưỡng và thực hành dựa vào bằng chứng”, hoidieuduong.organ.vn

27. Phạm Đức Mục (2004), “Điều dưỡng học và các nguyên lý cơ bản về Điều dưỡng”, Thông tin Điều dưỡng số 20 tháng 3, trang 12-15.

28. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.

29. Pamela F. Cipriano (2006) “Introducing the new voice of nurses”, American Nurse Today Journal, Vol. 1 Num. 1

30. Quyết định số 12/2001/QĐ –BGD&ĐT ngày 26/4/2001 về việc ban hành khung các ngành đào tạo Đại học, Cao Đẳng thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe.

31. Tóm tắt đề cương bài giảng môn học đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục (2011), Chính sách trong quản lý giáo dục- Trường Đại học Vinh.

32. Thái Văn Thành - Chu Thị Lục (2000), Giáo dục học II, Trường Đại học Vinh.

33. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế.

34. Từ điển Tiếng Việt thông dụng (2003), NXB Giáo Dục – Hà Nội.

35. Nguyễn Văn Thanh (2006), “Đào tạo Điều dưỡng ở các nước Đông Nam Á”,

Thông tin Điều dưỡng số 31 tháng 12, trang 49-52.

36. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) và nhóm tác giả (1997), Quá trình dạy- tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

37. Nguyễn Văn Thanh (2012), “Vai trò của điều dưỡng viên ngày nay ở các nước phát triển”, Trung tâm đào tạo – bồi dưỡng cán bộ y tế , Sở Y tế TP. HCM.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học thực hành lâm sàng của đội ngũ điều dưỡng trưởng tại Bệnh viện Thống Nhất (Trang 65 - 99)