Nâng cao hiệu quả một số hoạt động Quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Thạch Bàn
Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trong xu thế đổi mới của đất nước ta, ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng (VLXD) đang rất phát triển. Công ty Cổ phần Thạch Bàn là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh VLXD nên trong những năm qua công việc sản xuất kinh doanh của công ty có rất nhiều thuận lợi. Cùng với sự đi lên của đất nước, công ty Cổ phần Thạch Bàn trong thời gian qua đã có những bước tiến vững vàng, xứng đáng với những danh hiệu mà Nhà nước ban tặng. Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần Thạch Bàn đã có bước phát triển nhảy vọt về kết quả và hiệu quả trong sản xuất- kinh doanh. Công ty cũng đã góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội đó là việc làm, thu nhập của người làm lao động nhất là đối với lao động xa quê, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ổn định chính trị - trật tự an toàn xã hội, gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên Công ty cổ phần Thạch Bàn đang đứng trước những thách thức to lớn với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường trong nước và quốc tế, đòi hỏi Công ty phải ra sức cải tiến tổ chức quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh nhằm đứng vững và phát triển. Trong các yếu tố cấu thành nên hiệu quả sản xuất- kinh doanh như vốn, công nghệ, thiết bị, vật tư… thì con người được xem là yếu tố quyết định nhất. Các lý thuyết về quản trị kinh doanh hiện nay đều khẳng định quản trị nguồn nhân lực là chức năng cốt lõi và quan trọng nhất của tiến trình quản trị chung. Hơn nữa, Công ty cổ phần Thạch Bàn đang đứng trước thực trạng với sự biến động thường xuyên của lực lượng lao động, do sự cạnh tranh thu hút Lớp: QTNL 49A 1 Chuyên đề tốt nghiệp nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, việc ra đời các khu công nghiệp ngày càng nhiều ở khắp vùng miền trong cả nước. Do đó, việc xây dựng đội ngũ lao động tại Công ty cổ phần Thạch Bàn cả về số lượng lẫn chất lượng và sự ổn định của nó phải được quan tâm hàng đầu, đây là vấn đề cấp thiết cần phải được nghiên cứu để sớm thực thi. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của Quản trị nhân lực nên em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả một số hoạt động Quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Thạch Bàn” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung được chia làm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về Quản trị nhân lực Chương II. Phân tích thực trạng một số hoạt động về Quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Thạch Bàn Chương III. Một số phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả Quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Thạch Bàn Được thực tập tại công ty Cổ phần Thạch Bàn, có điều kiện cọ xát với công việc của công ty chính là môi trường tốt để em bắt đầu làm quen với thực tế, hình dung được một cách cụ thể công việc qua những kiến thức đã được học trên giảng đường. Em xin chân thành cảm ơn các anh, các chị trong Công ty cổ phần Thạch Bàn đã giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình em thực tập tại quý Công ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Huy Tiến - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, trang bị cho em những kiến thức để tiếp cận với doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy và các anh, các chị trong Công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Lớp: QTNL 49A 2 Chuyên đề tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 1. 1 Công tác quản trị và Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và các chức năng của Quản trị doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp được hiểu là tổng hợp các hoạt động được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu xác định thông qua sự nỗ lực của người khác trong cùng một tổ chức. Có thể nói quản trị doanh nghiệp là một khoa học, một nghệ thuật và là một nghề. Quản trị doanh nghiệp là một khoa học. Mọi hoạt động quản trị doanh nghiệp đều có một nội dung là nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra một cách có hiệu quả nhất. Đó là một môn khoa học bao gồm những kiến thức cơ bản giúp những người trong cương vị quản lý phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các nhiệm vụ đã đề ra. Quản trị doanh nghiệp là một nghệ thuật, là khoa học về quản lý con người với các tình huống cụ thể mà không phải ai cũng biết vận dụng thích hợp trong điều kiện doanh nghiệp của mình. Sự thành công của nó không chỉ phụ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm, tài năng kinh doanh của nhà quản lý mà đôi khi có cả vận may. Quản trị doanh nghiệp là một nghề.Nhà quản trị phải được đào tạo có bài bản, việc đào tạo thông qua trường lớp, kiến thức bổ xung cập nhật. Chức năng đầu tiên của quản trị doanh nghiệp là hoạch định. Đó là quá trình xác định các mục tiêu của doanh nghiệp và đề ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu đó. Như vậy chức năng hoạch định là nhằm xây dựng mục tiêu phát triển tương lai của doanh nghiệp, tạo cơ sở tiền đề cho các hoạt động kinh doanh, đề ra các nguyên tắc ứng phó với tình hình và sự biến đổi trên thị Lớp: QTNL 49A 3 Chuyên đề tốt nghiệp trường tạo điều kiện rõ ràng cho việc kiểm tra thực hiện. Hoạch định là hoạt động quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Chức năng thứ hai là tổ chức _ là việc xác lập mô hình, phân công và giao nhiệm vụ cho mỗi cấp và cho mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Tổ chức còn bao gồm việc uỷ nhiệm cho các cấp quản trị và cho các nhân viên điều hành để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả. Đó là việc xác lập những khuân mẫu và mối quan hệ tương tác giữa các phần mà mỗi bộ phận, mỗi nhân viên trong doanh nghiệp đảm nhận. Bởi vậy bộ máy tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp cần phải được xây dựng trên những nguyên tắc và yêu cầu nhất định. Tiếp theo là lãnh đạo điều hành. Chức năng này bao gồm nhiều hoạt động nhằm thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp và tạo lập sinh khí cho tổ chức qua việc tối đa hoá hiệu suất công việc. Nó bao gồm việc ra chỉ thị, huấn luyện và duy trì kỷ luật trong toàn bộ máy, gây ảnh hưởng và tạo hứng thú với các nhân viên cấp dưới, khuyến khích động viên để tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái. Cuối cùng là kiểm soát, bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn và lượng hoá các kết quả đạt được, tiến hành các hoạt động điều chỉnh nếu kết quả không đúng với mục tiêu ấn định. Việc lượng hoá các thành quả đạt được bao gồm trong nó việc đánh giá công tác quản trị, kiểm điểm chính sách và giao tiếp nhân sự, xét duyệt các báo cáo về chi phí và về các nghiệp vụ tài chính. Kiểm soát có vai trò rất quan trọng, bao trùm toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, được tiến hành trước, trong và sau khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Các chức năng của quản trị doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong các chức năng của quản trị doanh Lớp: QTNL 49A 4 Chuyên đề tốt nghiệp nghiệp thì hai chức năng hoạch định và tổ chức là quan trọng nhất không chỉ vì chúng quyết định đến tương lai và sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp mà còn vì hai chức năng này rất khó phát hiện ra sai sót, thời gian phát hiện ra sai sót càng dài thì chi phí trả cho sự khắc phục những sai sót ấy càng lớn. * Trong quản trị doanh nghiệp thỡ Quản trị nhõn lực là quan trọng nhất. Yếu tố giúp ta nhận biết được một xí nghiệp hoạt động tốt hay không tốt, thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của xí nghiệp đó - những con người cụ thể với lòng nhiệt tình và óc sáng kiến. Mọi thứ còn lại như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Có thể nói: “Mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. 1.1.2. Quản trị nhân lực Quản trị nhân sự là một hoạt động của quản trị doanh nghiệp, là quá trình tổ chức nguồn lao động cho doanh nghiệp, là phân bố sử dụng nguồn lao động một cách khoa học và có hiệu quả trên cơ sở phân tích công việc, bố trí lao động hợp lý, trên cơ sở xác định nhu cầu lao động để tiến hành tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nhân sự, đánh giá nhân sự thông qua việc thực hiện. Thực chất của Quản trị nhân lực là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức đối với người lao động. Nói cách khác, Quản trị nhân lực chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào tổ chức giúp cho họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Quản trị nhân lực có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Trong doanh nghiệp, quản trị nhân lực thuộc chức năng chính của nhà quản trị, giúp nhà quản trị đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người Lớp: QTNL 49A 5 Chuyên đề tốt nghiệp khác. Các nhà quản trị có vai trò đề ra các chính sách, đường lối, chủ trương có tính chất định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp do đó nhà quản trị phải là người biết nhìn xa trông rộng, có trình độ chuyên môn cao. Người thực hiện các đường lối chính sách mà nhà quản trị đề ra là các nhân viên thừa hành, kết quả công việc hoàn thành tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhân viên, vì vậy cho nên có thể nói rằng: “mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Quản trị nhân lực góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra. Quản trị nhân lực gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân lực. Quản trị nhân sự hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền. Quản trị nhân lực tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp . Quản trị nhân sự có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . * Quản trị nhân lực có các chức năng cơ bản sau: • Nhóm chức năng thu hút (hình thành) nguồn nhân lực. Bao gồm các hoạt động đảm bảo cho tổ chức có đủ nhân viên về số lượng cũng như chất lượng.Muốn vậy tổ chức phải tiến hành: Kế hoạch hóa nhân lực; phân tích, thiết kế công việc; biên chế nhân lực; tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí nhân lực. • Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Lớp: QTNL 49A 6 Chuyên đề tốt nghiệp Nhóm chức năng này chú trọng các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong tổ chức có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển được tối đa các năng lực cá nhân. • Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực. Nhóm này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong tổ chức. Bao gồm 3 hoạt động: đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động cho nhân viên, duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. * Ý nghĩa của Quản trị nhân lực: Nghiên cứu về Quản trị nhân lực sẽ giúp cho các nhà quản trị học được cách giao tiếp với người khác; Biết cách đặt câu hỏi và biết cách lắng nghe, biết cách tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên của mình và biết cách nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên; Biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết cách lôi cuốn nhân viên say mê với công việc và tránh được các sai lầm trong việc tuyển chọn, sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức. Sự thành công hay thất bại của các quản trị gia đều gắn với quản trị doanh nghiệp. Thật vậy,trong quản trị doanh nghiệp thì Quản trị nhân lực lại là quan trọng nhất. Kết quả của công tác quản trị phản ánh trực tiếp qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt, làm ăn có lãi, tạo được uy tín trên thị trường thì đó chính là sự thành công của quản trị gia. Ngược lại, nếu doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, làm ăn thua lỗ, uy tín sa sút thì đó chính là sự thất bại của nhà quản trị. 1.1.3. Sự cần thiết của việc hoàn thiện Quản trị nhân lực “Mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Thật vậy, quản trị nhân lực có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào nó có Lớp: QTNL 49A 7 Chuyờn tt nghip mt tt c cỏc phũng ban, n v. Hiu qu ca cụng tỏc qun tr nhõn lc l vụ cựng ln i vi mt doanh nghip. Nu khụng cú qun tr nhõn lc mi vic s tr nờn vụ t chc, vụ k lut. õy l mt cụng tỏc ht sc khú khn vỡ nú ng ti nhng con ngi c th cú nhng s thớch nng lc riờng bit. Vic hon thin cụng tỏc qun tr nhõn lc trong doanh nghip nhm to ra c mt i ng ngi lao ng nhit tỡnh hng hỏi, gn bú vi doanh nghip Hon thin Qun tr nhõn lc to ng lc cho mi cỏ nhõn ng thỡ kt hp ng lc ca tt c mi ngi trong doanh nghip. to ng lc cho ngi lao ng phi tin hnh nhng yu t c bn tỏc ng lờn ng c lm vic ca h: phi hp lý hoỏ ch lm to ra nng sut lao ng chung cho doanh nghip; phi cao tinh thn trỏch nhim v ý thc t qun cho mi cỏ nhõn, mi nhúm cụng tỏc; mi ngi phi gn bú vi kt qu cui cựng vi cụng vic m mỡnh ó m nhn; phi cú s phõn cụng lao ng rừ rng, mi ngi bit mỡnh lm vic di quyn ai v ai l ngi kim tra kt qu cụng vic ca mỡnh. Hon thin Qun tr nhõn lc l sp t nhng ngi cú trỏch nhim, trỡnh chuyờn mụn lm cỏc cụng vic c th trong chớnh sỏch nhõn s. L vic hỡnh thnh cỏc quy ch lm vic, ci thin iu kin lao ng, to mụi trng vn hoỏ hp lý gn bú mi ngi trong doanh nghip vi nhau, ng thi thu hỳt c cỏc nhõn s t ni khỏc n, y mnh vic o to nõng cao tay ngh ngi lao ng, phi lm cho mi ngi luụn thng trc ý ngh: nu khụng c gng s b o thi. Mun hon thin Qun tr nhõn lc thỡ cỏc nh qun tr gia phi bit s dng cú hiu qu ngun nhõn lc ca cỏc t chc. Ngoài kiến thức và sự hiểu biết vchuyờn mụn, nghip v cỏc nhà quản trị phải là ngời có t cách đạo đức tốt, công minh. Lp: QTNL 49A 8 Chuyên đề tốt nghiệp Vì vậy có thể khẳng định được rằng việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là thực sự cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp. 1.2. Một số hoạt động của Quản trị nhân lực Như đã nêu ở trên, Quản trị nhân lực có 3 nhóm chức năng cơ bản là: Thu hút (hình thành) nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, duy trì nguồn nhân lực. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về một số hoạt động chính nằm trong 3 nhóm chức năng này là: Tuyển dụng nhân lực; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và các phương pháp tạo động lực cho người lao động. 1.2.1. Tuyển dụng nhân lực Trong một doanh nghiệp, công tác tuyển dụng nhân lực thành công tức là tìm được những người thực sự phù hợp với công việc có ý nghĩa rất to lớn. Doanh nghiệp nhận được một nguồn nhân lực xứng đáng, hoàn thành tốt công việc được giao góp phần vào việc duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bản thân những người được tuyển vào công việc phù hợp với năng lực và sở trường của mình sẽ rất hứng thú và an tâm với công việc. Ngược lại nếu việc tuyển dụng nhân sự không được thực hiện đúng thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tác động trực tiếp tới doanh nghiệp và người lao động. Tuyển dụng nhân lực bao gồm 2 quá trình: Tuyển mộ và tuyển chọn. 1.2.1.1. Tuyển mộ nhân lực: a. Khái niệm, tầm quan trọng của tuyển mộ nhân lực: Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. Công tác tuyển mộ có ảnh hưởng lớn dến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Lớp: QTNL 49A 9 Chuyên đề tốt nghiệp Quá trình tuyển mộ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn. Nhiều người tham gia tuyển mộ cho phép người sử dụng lao động có khả năng lựa chọn nhiều hơn, tỷ lệ số người được chấp nhận ảnh hưởng đến số người cần thiết phải tuyển mộ. Tuyển mộ cũng ảnh hưởng tới quá trình đánh giá tình hình thực hiện công việc và quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Những người xin việc trình độ lành nghề cao thì thực hiện công việc tốt và các vấn đề tồn tại về thực hiện công việc có thể cho thấy sự cần thiết thu hút những người lao động có trình độ cao hơn. Bên cạnh đó, những người lao động có tay nghề đòi hỏi ít phải đào tạo hơn những người không có tay nghề. Tuyển mộ được đơn giản hóa nếu nhân viên mới có thể được đào tạo phù hợp với ít thời gian và kinh phí hơn. Tính kinh tế của tuyển mộ: Cung về lao động sẽ ảnh hưởng đến mức lương và người có trình độ cao sẽ mong đợi các mức thù lao cao hơn. Mức lương cao hơn tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc thu hút người có trình độ cao hơn. Tính xã hội của tuyển mộ: Những người lao động được bố trí vào những vị trí thích hợp có tỷ lệ công việc thay đổi thấp hơn và có sự thỏa mãn cao hơn.Bên cạnh đó hình ảnh của công ty cũng ảnh hưởng đến quyết định nộp đơn tuyển vào một vị trí. b. Các bước của quá trình tuyển mộ: Bước 1: Xây dựng chiến lược tuyển mộ. • Lập kế hoạch tuyển mộ. • Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ. • Xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển mộ. Bước 2: Tìm kiếm người xin việc. Bước 3: Đánh giá quá trình tuyển mộ. Bước 4: Các giải pháp thay thế cho tuyển mộ. Lớp: QTNL 49A 10