1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện

89 927 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 483,5 KB

Nội dung

Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở và pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

Trang 1

§¹I HäC QuèC GIA Hµ NéI

KHOA LUËT -  -

KhãA LUËN TèT NGHIÖP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

PHÁP LUẬT VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ

Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG

Trang 2

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình, quý giá của các thầy cô giáo trong Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là giảng viên – Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

TS Nguyễn Thị Lan Hương Cảm ơn cô đã hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.

Xin cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền thụ kiến thức quý báu cho tác giả trong những năm học tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Cám ơn gia đình, các bạn bè, thư viện đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Thùy Linh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 4

Trang 3

1.1 Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở 4

1.1.1 Lịch sử hình thành nghiệp vụ thị trường mở 4

1.1.2 Khái niệm 5

1.1.3 Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở 7

1.1.4 Ưu nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở 10

1.2 Tác động của nghiệp vụ thị trường mở 12

1.3 Hoạt động trên thị trường mở 13

1.3.1 Chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở 13

1.3.2 Hàng hóa tham gia nghiệp vụ thị trường mở 16

1.3.3 Phương thức hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 18

1.4 Khái quát hoạt động nghiệp vụ thị trường mở một số nước trên thế giới 21

1.4.1 Nghiệp vụ thị trường mở ở Mỹ 21

1.4.2 Nghiệp vụ thị trường mở ở Đức 23

1.4.3 Nghiệp vụ thị trường mở ở Hàn Quốc 24

1.4.4 Nghiệp vụ thị trường mở ở Thái Lan 26

1.4.5 Nghiệp vụ thị trường mở ở Ba Lan 28

1.4.6 Một số bài học kinh nghiệm 30

Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM 33

2.1 Khái quát về pháp luật nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam 33

2.1.1 Khuôn khổ pháp lý 33

2.1.2 Chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở 39

2.1.3 Điều kiệm tham gia nghiệp vụ thị trường mở 40

2.1.4 Hàng hóa tham gia nghiệp vụ thị trường mở 40

2.1.5 Phương thức giao dịch nghiệp vụ thị trường mở 43

2.1.6 Tổ chức điều hành nghiệp vụ thị trường mở 47

Trang 4

2.2 Thực trạng pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam 50

2.2.1 Thực tiễn thực hiện 50 2.2.2 Một số tồn tại và hạn chế 58

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM 63 3.1 Định hướng 63

3.1.1 Định hướng xây dựng và phát triển hệ thống công cụ chính sách tiền tệ 63 3.1.2 Định hướng hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 64

3.2 Một số kiến nghị 66

3.2.1 Mở rộng phạm vi thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường

mở 66 3.2.2 Bổ sung thêm hàng hóa giao dịch trên thị trường mở 66 3.2.3 Đa dạng hoá thời hạn và tăng khối lượng phát hành giấy tờ

có giá 67 3.2.4 Đa dạng hóa các kỳ hạn giao dịch và cho phép giao dịch nhiều kỳ hạn trong một phiên 68 3.2.5 Hoàn thiện các quy định lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước 69 3.2.6 Công nhận chữ ký điện tử trong các giao dịch thị trường mở 69

3.2.7 Cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho thị trường mở 70

3.2.8 Hoàn thiện, phát triển thị trường tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ 72

3.2.9 Hoàn thiện công tác thanh toán trong hệ thống ngân hàng 73

Trang 5

3.2.10 Bảo đảm tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước 74 3.2.11 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và các

Bộ ngành liên quan trong điều hành chính sách tiền tệ 75

KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

Baht Tiền tệ của Thái Lan

Đơn vị tiền tệ của Cộng hòa Liên bang Đức

FOMC Ủy ban Thị trường tự do liên bang

Tổng sản phẩm quốc nội

MSBs Trái phiếu ổn định tiền tệ của Hàn Quốc

Quy chế 85 Quy chế hoạt động nghiệp vụ thị trường mở kèm theo

Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trang 7

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọngtrong quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế Tuy nhiên, chính sáchtiền tệ thực sự có ý nghĩa và thể hiện đúng vai trò vị trí của mình hay không lạiphụ thuộc vào quá trình sử dụng các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ củaNgân hàng Nhà nước Để thực hiện vai trò và trách nhiệm đã được quy định tạiLuật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng các công

cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, để điều hành chính sách tiền tệ

Trong giai đoạn đầu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, với điều kiệnthị trường tiền tệ chưa phát triển chưa có điều kiện để sử dụng các công cụ điềutiết gián tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn sử dụng các công cụ trực tiếpnhư hạn mức tín dụng, ấn định lãi suất và tỷ giá … từng bước tiến tới sử dụngcông cụ gián tiếp Cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đổi mới điềuhành chính sách tiền tệ theo hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ công cụ trực tiếpsang công cụ gián tiếp một cách linh hoạt theo tín hiệu của thị trường và từngbước nâng cao khả năng phối hợp giữa các công cụ nhằm đạt được mục tiêuchính sách tiền tệ trong từng thời kỳ Hiệu quả của chính sách tiền tệ còn phụthuộc vào khả năng điều tiết linh hoạt và chủ động khối lượng tiền cung ứng vàđiều quan trọng là sự điều tiết này tạo các phản ứng của thị trường Các công cụđiều tiết trực tiếp mang tính hành chính và tách rời quy luật thị trường khó có thểthỏa mãn yêu cầu này Vì vậy, việc chuyển đổi cơ chế điều tiết từ công cụ trựctiếp sang công cụ gián tiếp là cần thiết và phù hợp với quy luật, trong đó nghiệp

vụ thị trường mở là một công cụ hữu hiệu

Sau một thời gian dài chuẩn bị về hàng lang pháp lý, trang thiết bị, nhânlực,… ngày 09/03/2000 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hànhQuyết định 85/2000/QĐ-NHNN 14 về việc ban hành quy chế nghiệp vụ thịtrường mở Cho tới ngày 12/07/2000, nghiệp vụ thị trường mở do Ngân hàngNhà nước chủ trì đã mở phiên giao dịch đầu tiên, đánh dấu một bước phát triểnquan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt

Trang 8

Nam theo phương pháp gián tiếp để phù hợp với thông lệ quốc tế và sự phát triểncủa đất nước Trải qua gần 10 năm hoạt động, nghiệp vụ thị trường mở đã đượcthực hiện an toàn, góp phần quan trọng vào việc điều tiết và kiểm soát lượng tiềncung ứng của Ngân hàng Nhà nước Tuy nhiên, cũng như các công cụ chính sáchtiền tệ khác của Ngân hàng Nhà nước, nghiệp vụ thị trường mở đã bộc lộ nhữnghạn chế nhất định: số lượng các tổ chức tín dụng tham gia ít, doanh số giao dịchnhỏ, hàng hoá giao dịch chưa nhiều, các quy định về quy trình, xử lý thông tincòn chưa hoàn thiện Vì vậy, nhu cầu đổi mới và hoàn thiện công cụ nghiệp vụthị trưởng mở là hết sức cấp bách và cần thiết Nhận thức được điều đó, em đã

lựa chọn đề tài “Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam, thực trạng

và phương hướng hoàn thiện” để làm đề tài nghiên cứu của Luận văn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở và pháp luật

về nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực thichính sách tiền tệ quốc gia

- Phạm vi nghiên cứu: Khái quát pháp luật nghiệp vụ thị trường mở của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số nước trên thế giới Thực trạng phápluật nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu đã được

sử dụng là phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sửlàm phương pháp luận cơ bản kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp,thống kê

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số bảng biểu minh họa

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận

văn bao gồm 3 phần:

Chương 1: Những vấn đề chung về nghiệp vụ thị trường mở

Chương 2: Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật nghiệp vụ thị trường mở

ở Việt Nam

Chương 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ

THỊ TRƯỜNG MỞ

Trang 10

1.1 Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở

1.1.1 Lịch sử hình thành nghiệp vụ thị trường mở

Chính sách chiết khấu là công cụ đầu tiên được sử dụng Khi Cục dự trữliên bang Mỹ - Ngân hàng Trung ương (FED) được thành lập thì việc thay đổi lãisuất chiết khấu là công cụ đầu tiên của chính sách tiền tệ Thời điểm FED chưaphát hiện ra nghiệp vụ thị trường mở thì chính sách chiết khấu là một công cụ cósức mạnh rất lớn ảnh hưởng đến cung ứng tiền tệ, và đạo luật về dự trữ liên bang

đã không có điều nào quy định về việc thay đổi dự trữ bắt buộc Nguyên tắc chỉđạo cho việc tiến hành chính sách tiền tệ là khi các khoản cho vay còn được cấpcho những mục đích sản xuất, thì việc cung cấp dự trữ cho hệ thống ngân hàng

để nó cấp các khoản vay đó là không có lạm phát Trong thực tiễn, nó có nghĩa làFED cho các ngân hàng thương mại thành viên vay khi họ đến cửa sổ chiết khấuxuất trình các phiếu chiết khấu Vào cuối cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất,chính sách của FED là tái chiết khấu các phiếu chiết khấu được và duy trì ở mứclãi suất thấp để cho kho bạc tài trợ chiến tranh đã đưa đến một cuộc lạm phát dữdội Trong năm 1919 và năm 1920, tỷ lệ lạm phát bình quân là 14% FED đãquyết định sẽ không theo đuổi chính sách bị động theo học thuyết tín phiếu thực

tế, bởi vì nó không phù hợp với mục tiêu ổn định giá cả, và lần đầu tiên kể từ khithành lập, FED chấp nhận trách nhiệm đóng vai trò chủ động để ảnh hưởng đếnnền kinh tế

Khi được thành lập nguồn thu chủ yếu của FED từ lãi thu được của nhữngkhoản tín dụng cấp cho các ngân hàng thành viên Sau cuộc suy thoái kinh tếnăm 1920-1921, do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho khốilượng tiền vay chiết khấu giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới làm giảm nguồn thucủa FED Vì vậy, FED thiếu tiền nghiêm trọng Để giải quyết vấn đề này, FED

đã tiến hành buôn bán chứng khoán để kiếm lãi tiếp tục hoạt động Trong khithực hiện mua chứng khoán, các nhà điều hành thị trường tiền tệ phát hiện thấy

dự trữ trong hệ thống ngân hàng tăng lên còn các khoản vay và tiền gửi ngân

Trang 11

hàng tăng lên gấp bội Kết quả này được FED rút ra một bài học bổ ích từ thực tế

vô tình là việc mua bán chứng khoán sinh lãi có thể làm thay đổi cơ số tiền tệnhạy bén nhất Một công cụ mới của chính sách tiền tệ ra đời, và vào cuối nhữngnăm 20 của thế kỷ XX thuật ngữ “thị trường mở” lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ,khi nghiệp vụ này bắt đầu được thi hành, đó là một vũ khí quan trọng nhất trongkho vũ khí của FED

Ở Anh, nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò quan trọng từ những năm 30 củathế kỷ XX Ngân hàng Raykh Đức bắt đầu thi hành chính sách tiền tệ từ năm 1933

1.1.2 Khái niệm

Với những lợi thế hơn hẳn các công cụ khác cho nên sau khi ra đời nghiệp

vụ thị trường mở đã được áp dụng phổ biến ở hầu hết các nước phát triển Tuynhiên, một câu hỏi được đặt ra: “Nghiệp vụ thị trường mở là gì?” Mặc dù kháiniệm thị trường mở đã được tiếp cận từ thời kỳ đổi mới hoạt động ngân hàng chođến nay, song để trả lời thì không hề đơn giản Để trả lời câu hỏi này cần tiếpcận một số quan điểm về nghiệp vụ thị trường mở

Theo quan điểm của nước Anh: “ Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngânhàng Trung ương mua bán trái phiếu dài hạn của Chính phủ trên thị trường tráiphiếu có bảo đảm để làm tăng hoặc giảm mức cho vay của ngân hàng Khi muatrên thị trường mở, Ngân hàng Trung ương sẽ thanh toán cho các cá nhân và tổchức đã bán trái phiếu cho nó Nghiệp vụ thị trường mở về chứng khoán ngắnhạn cũng được thực hiện trên thị trường tín phiếu Nơi mà Ngân hàng Trungương bán và mua trái phiếu Chính phủ và kỳ phiếu thương mại để tác động tớilãi suất và duy trì sự ổn định của thị trường”

Theo R GlemHubbard – Đại học Columbia: “ Nghiệp vụ thị trường mở làviệc mua và bán các loại chứng khoán trên thị trường tài chính được thực hiệnbởi FED”¹

Trang 12

Theo tài liệu ở trường đại học Victoria New Zealand: “ Một nghiệp vụ thịtrường mở xảy ra khi Ngân hàng Trung ương thay đổi cơ số tiền tệ bằng việcmua hoặc bán chứng khoán trên thị trường mở.”

Theo nghĩa gốc thì cụm từ “Nghiệp vụ thị trường mở” chỉ các hoạt độnggiao dịch chứng khoán của các Ngân hàng Trung ương trên thị trường mở.Thông qua hành vi mua,

bán chứng khoán này, Ngân hàng Trung ương có thể tác động trực tiếp đến dựtrữ của hệ thống ngân hàng và gián tiếp đến lãi suất thị trường, từ đó có thể ảnhhưởng đến lượng tiền cung ứng thông qua các tác động về mặt lượng và cả vềmặt giá Về lý thuyết, các chứng khoán là đối tượng giao dịch của Ngân hàngTrung ương, có thể là chứng khoán Chính phủ, các chứng khoán được phát hànhbởi các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng gồm cả chứng khoán ngắn hạn và dàihạn Chủ thể trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở có thể là ngân hàng, cácdoanh nghiệp hoặc các tổ chức phi tài chính khác

Theo các quan điểm trên thì thị trường mở là thị trường giao dịch cácchứng khoán ngắn hạn và dài hạn Tùy vào mỗi nước mà loại chứng khoán đượcgiao dịch khác nhau về loại hình và thời hạn đồng thời việc quyết định chủ thểtham gia rộng hơn gồm các tổ chức tín dụng và tổ chức phi tín dụng doanhnghiệp và cả cá nhân … Còn các nước nghiệp vụ thị trường mở chưa phát triểnthì chỉ có các nghiệp vụ thị trường mở và các tổ chức tín dụng tham gia Tùythuộc vào điều kiện của mỗi nước mà Chính phủ sẽ quy định khác nhau về hànghóa, chủ thể tham gia, quy chế hoạt động của thị trường mở Chính sự khác nhaunày sẽ quyết định khái niệm nghiệp vụ thị trường mở ở mỗi nước

_

¹ R GlemHubbard, Money, the financial system and the economy – Page 500

Chẳng hạn, thị trường mở của Nhật Bản chỉ bao gồm các chứng khoán nợngắn hạn và những người tham gia chỉ gồm các tổ chức tín dụng Như vậy, ởNhật Bản thị trường mở là một bộ phận của thị trường tiền tệ Ngược lại, ở Mỹ

Trang 13

hoặc Đức cho phép giao dịch cả các chứng khoán dài hạn trên thị trường mở Xéttheo thời hạn của chứng khoán nợ thì thị trường mở ở những nước này bao gồm

cả một phần của thị trường chứng khoán Theo cách này, khái niệm “Nghiệp vụthị trường mở” có nghĩa là các giới hạn khác nhau về đối tượng và các chủ thểgiao dịch của Ngân hàng Trung ương trong nghiệp vụ thị trường mở sẽ quyếtđịnh khái niệm cụ thể về thị trường mở ở từng nước

1.1.3 Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở

1.1.3.1 Đối với Ngân hàng Trung ương

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp quantrọng nhất tại nhiều quốc gia làm thay đổi cung – cầu tiền tệ dẫn đến thay đổi lãisuất trên thị trường tiền tệ Thông qua việc mua bán giấy tờ có giá tại thị trường

mở, Ngân hàng Trung ương có thể mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tiền dự trữtrong hệ thống ngân hàng và tác động một cách tốt nhất đến cơ số tiền tệ, lượngtiền cung ứng Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở đã tạo điều kiện cho Ngânhàng Trung ương hạn chế sử dụng các công cụ mang tính trực tiếp trong điềuhành chính sách tiền tệ

Bên cạnh mục đích điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng, thôngqua mua bán giấy tờ có giá trên thị trường mở, Ngân hàng Trung ương còn cấptín hiệu cho thị trường về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong tươnglai là nới lỏng hay thắt chặt Đặc biệt, khi thực hiện nghiệp vụ thị trường mởthường xuyên và hiệu quả, lãi suất thị trường mở có ý nghĩa rất quan trọng trongviệc định hướng, chỉ đạo lãi suất thị trường và qua đó, Ngân hàng Trung ương cóthể hạn chế những biến động của lãi suất thị trường

Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ chính sách tiền tệ có tính chủđộng cao Do đó, Ngân hàng Trung ương có thể chủ động thực hiện nghiệp vụthị trường mở theo định kỳ hoặc vào các thời điểm cần thiết

Nghiệp vụ thị trường mở có thể được thực hiện linh hoạt xét trên góc độ

về khối lượng cũng như thời gian giao dịch Ngân hàng Trung ương có thể thựchiện nghiệp vụ thị trường mở ở quy mô lớn hoặc nhỏ (khối lượng mua bán giấy

tờ có giá lớn hoặc nhỏ) với thời hạn dài hay ngắn tùy thuộc vào việc mua bán

Trang 14

các giấy tờ có giá Nghiệp vụ thị trường mở còn có thể khắc phục được nhữnghạn chế của các công cụ kiểm soát tiền tệ trực tiếp và các công cụ gián tiếp khác.Các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở có tính hai chiều, qua đó Ngân hàngTrung ương có thể bơm thêm tiền vào lưu thông hoặc rút tiền từ lưu thông, trongkhi công cụ tái cấp vốn chỉ có thể bơm thêm tiền vào lưu thông Mặt khác, vớicông cụ nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Trung ương có thể chủ động hơntrong việc điều tiết lưu thông, không phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan củangân hàng thương mại như trong công cụ tái cấp vốn Qua việc tính toán và dựbáo vốn khả dụng cũng như lượng tiền cung ứng, Ngân hàng Trung ương có thểbiết chính xác được khối lượng tiền cần bơm thêm hoặc rút về từ lưu thông

1.1.3.2 Đối với các đối tác của Ngân hàng Trung ương

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong cơ chế thị trường ngàycàng đa dạng dẫn đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn khả dụng cần phải chủđộng và linh hoạt hơn Hiện nay, trong cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng, tiềngửi không kỳ hạn và có kỳ hạn với thời gian dưới 12 tháng thường chiếm tỷtrọng từ 60-70% Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay đối với các ngân hàng là làmthế nào để sử dụng vốn linh hoạt hiệu quả và giải quyết được khó khăn tạm thời

về vốn khả dụng trong thời gian ngắn, không gây ách tắc trong thanh toán cũngnhư đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng

Thị trường mở là nơi các đối tác của Ngân hàng Trung ương được chủđộng tham gia mua bán giấy tờ có giá với Ngân hàng Trung ương và lãi suấtthực sự là mang tính thị trường Các thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường

mở thường là các đối tác có độ tin cậy cao, nên việc mua bán giấy tờ có giá trênthị trường mở có độ an toàn rất cao Bên cạnh đó, những điều kiện về chủng loại

và chất lượng các giấy tờ có giá được giao dịch trong thị trường mở sẽ gián tiếplàm thay đổi danh mục đầu tư giấy tờ có giá của các ngân hàng, từ đó cải thiệntheo hướng tích cực cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng, làm giảm dự trữ khôngsinh lợi và cải thiện bảng tổng kết tài sản của ngân hàng

Trang 15

Ngoài ra, nghiệp vụ thị trường mở góp phần đa dạng hoá các nghiệp vụ kinhdoanh của các tổ chức tín dụng Các tổ chức tín dụng không chỉ đơn thuần thực hiệncác nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như cho vay, bảo lãnh, dịch vụ… mà còn sửdụng một nguồn vốn nhất định để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh mới là mua báncác giấy tờ có giá Nghiệp vụ thị trường mở cũng thúc đẩy các mối quan hệ mangtính kinh doanh giữa các thành viên tham gia thị trường.

Nghiệp vụ thị trường mở do các ngân hàng tự nguyện tham gia thực hiệntheo các nguyên tắc thị trường, không mang tính chất bắt buộc như dự trữ bắtbuộc và cũng không có tác động như một hình thức "đánh thuế" đối với hoạtđộng của các ngân hàng như dự trữ bắt buộc Lãi suất trên thị trường mở cũngmang tính chất thị trường chứ không bị áp đặt như trong công cụ chiết khấu giấy

tờ có giá của Ngân hàng Trung ương

1.1.3.3 Đối với nền kinh tế

Mặc dù thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu là các tổchức tín dụng, tài chính và Ngân hàng Trung ương nhưng nghiệp vụ thị trường

mở cũng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Thông qua việc phát hành,mua bán giấy tờ có giá trên thị trường mở, các chủ thể tham gia nghiệp vụ thịtrường mở đã làm tăng thêm tính thanh khoản cho các giấy tờ có giá này Điềunày góp phần thúc đẩy các thị trường tài chính phát triển Từ đó, tạo điều kiệncho các trung gian tài chính thu hút vốn trong nền kinh tế và thay đổi thói quentiết kiệm, tiêu dùng của các hộ gia đình trong nền kinh tế Nghiệp vụ thị trường

mở có sự gắn kết chặt chẽ với các thành phần của thị trường tiền tệ, đặc biệt làthị trường nội tệ liên ngân hàng Sự phát triển của nghiệp vụ thị trường mở tácđộng mạnh đến sự hoàn thiện và phát triển của thị trường liên ngân hàng Mặtkhác, hiện nay nhiều nước trên thế giới đang trong quá trình mở cửa và hội nhậpvào nền kinh tế thế giới Vì vậy, phải thực hiện các cam kết yêu cầu của các tổchức tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế hay các quốc gia phát triển, trong đó

có yêu cầu về cải cách hệ thống ngân hàng và nâng cao tính minh bạch trong cáchoạt động của Ngân hàng Trung ương Tại các quốc gia phát triển hay các quốc

Trang 16

gia trong khu vực Đông Nam Á đều sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trong điềuhành chính sách tiền tệ để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô Chính vì vậy,việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở là một điều kiện cần thiết để hội nhập nềnkinh tế vào khu vực và thế giới

1.1.4 Ưu nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở

1.1.4.1 Ưu điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Trước hết, nghiệp vụ thị trường mở phát sinh theo ý tưởng chủ đạo của

Ngân hàng Trung ương, trong đó Ngân hàng Trung ương hoàn toàn chủ độngkiểm soát được khối lượng giao dịch Trong khi đó, hành vi kiểm soát không thể

có được với các công cụ khác Chẳng hạn công cụ dự trữ bắt buộc, tự nó khôngphản ánh được toàn bộ dự trữ thực của hệ thống ngân hàng và do đó, khó kiểmsoát được lượng tiền cung ứng Hay như với nghiệp vụ chiết khấu, Ngân hàngTrung ương có thể sử dụng lãi suất chiết khấu để điều tiết hoặc khuyến khích cácngân hàng thương mại vay vốn nhưng không thể trực tiếp kiểm soát được khốilượng chiết khấu

Thứ hai, nghiệp vụ thị trường mở vừa linh hoạt nhưng vừa chính xác Có

thể sử dụng ở bất kỳ quy mô nào Khi có yêu cầu thay đổi về dự trữ hoặc cơ sốtiền tệ, dù ở mức nhỏ nào đi nữa, nghiệp vụ thị trường mở cũng có thể đạt đượcbằng cách mua hoặc bán một lượng nhỏ chứng khoán Ngược lại, nếu có yêu cầuthay đổi dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ ở quy mô lớn, Ngân hàng Trung ương cũng có

đủ khả năng thực hiện được thông qua việc mua hoặc bán một khối lượng lớntương ứng các chứng khoán

Thứ ba, nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng đảo chiều, bất kỳ lúc nào sự can

thiệp của Ngân hàng Trung ương đều tác động đến lượng tiền trung ương sau đóảnh hưởng đến lãi suất Với nghiệp vụ này, khi Ngân hàng Trung ương có mắcsai sót nào đó trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, thì có thể ngaytức khắc sửa chữa sai sót đó Ví dụ, khi Ngân hàng Trung ương nhận thấy rằng,lãi suất trên thị trường tiền tệ (lãi suất ngắn hạn) hiện đang quá thấp do vừa qua

Trang 17

Ngân hàng Trung ương đã thực hiện việc mua bán quá nhiều trên thị trường mở,thì có thể ngay tức khắc sửa chữa nó bằng cách bán ngay các giấy tờ có giá chocác ngân hàng

Thứ tư, nghiệp vụ thị trường mở có tính an toàn cao Giao dịch trên thị

trường mở hầu như không gặp rủi ro, xét trên góc độ của cả Ngân hàng Trungương lẫn các ngân hàng thương mại Bởi vì, cơ sở bảo đảm cho các giao dịchtrên thị trường mở đều là những giấy tờ có giá, có tính thanh khoản cao, không

có tính rủi ro tài chính

Thứ năm, khi sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Trung

ương có thể chủ động can thiệp về khối lượng nhiều hay ít tuỳ ý, thời gian tuỳthuộc vào thời gian mà Ngân hàng Trung ương muốn điều chỉnh lượng tiền cungứng Ngân hàng Trung ương có thể quyết định mua bán chủng loại giấy tờ có giánào nhằm đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ Đồng thời cũng có thể điềuchỉnh cơ số tiền tệ tuỳ theo mức độ mong muốn thông qua việc mua bán mộtkhối lượng giấy tờ có giá lớn hay nhỏ

Thứ sáu, nghiệp vụ thị trường mở có thể thực hiện một cách nhanh chóng

không vấp phải sự chậm trễ của các thủ tục hành chính Khi Ngân hàng Trungương quyết định muốn thay đổi dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ, Ngân hàng Trung ươngchỉ cần đưa ra yêu cầu cho các nhà giao dịch chứng khoán (trên thị trường tiềntệ) và sau đó việc mua bán sẽ được thực thi ngay

Thứ bảy, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ đầy quyền lực Một khi,

Ngân hàng Trung ương quyết định mua hoặc bán thì nó tìm mọi cách định giá vàđặt ra các điều kiện để thu hút các ngân hàng thương mại tham gia tích cực đápứng được yêu cầu của Ngân hàng Trung ương

1.1.4.2 Nhược điểm của nghiệp vụ thị trường mở

Với những lợi thế hơn hẳn các công cụ khác nên sau khi ra đời, nghiệp

vụ thị trường mở đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển Tuynhiên, nghiệp vụ thị trường mở còn có một số hạn chế Nhược điểm lớn nhất là

Trang 18

để công cụ này phát huy hiệu quả thì quốc gia đó phải có một thị trường tàichính phát triển, hàng hoá của thị trường là các giấy tờ có giá ngắn hạn phảiphong phú và đa dạng Không những thế, Ngân hàng Trung ương còn phải cókhả năng dự báo được vốn khả dụng của toàn hệ thống để can thiệp mua bán, cónhư vậy việc can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động vào lượng tiềncung ứng Ngoài ra, khi Ngân hàng Trung ương mua bán làm tác động đến lượngtiền trung ương, từ đó sẽ ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngânhàng Vì vậy, để tránh ảnh hưởng này, Ngân hàng Trung ương phải có các giảipháp xử lý phù hợp Điều này đòi hỏi Ngân hàng Trung ương phải rất nhạy cảm

và linh hoạt trong việc phối hợp các công cụ điều hành chính sách tiền tệ

1.2 Tác động của nghiệp vụ thị trường mở

Thông qua hoạt động mua, bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở,Ngân hàng Trung ương đã tác động trực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng vàảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất trên thị trường, từ đó tác động trực tiếpđến các mục tiêu của chính sách tiền tệ cả về mặt giá và mặt lượng

Về mặt lượng: là ảnh hưởng của nghiệp vụ thị trường mở vào dự trữ của

ngân hàng thương mại Khi Ngân hàng Trung ương mua (hoặc bán) các chứng từ

có giá trên thị trường mở, nó sẽ làm tăng giảm (hoặc tăng) ngay lập tức dự trữcủa các ngân hàng thương mại dù người bán là ngân hàng thương mại hay kháchhàng của nó Vì thế làm ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng, dẫn đến khả năngtạo tiền gửi thông qua cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng giảm xuống(hoặc tăng lên) Từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng

Về mặt giá: Khi vốn khả dụng của từng ngân hàng cá nhân giảm (tăng) do

tác động của hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, mức cung vốn trên thị trườngtiền tệ liên ngân hàng giảm (tăng), trong điều kiện các yếu tố liên quan khôngthay đổi, lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng tăng lên (giảm xuống) Thôngqua các hoạt động buôn bán chứng khoán về lãi suất, ảnh hưởng này được truyềnđến các mức lãi suất của các công cụ thị trường mở, và lãi suất thị trường tráiphiếu Kết quả là chi phí cơ hội với người có vốn dư thừa và giá vốn đầu tư đối

Trang 19

với người thiếu hụt vốn tăng lên (giảm xuống), làm giảm (tăng) nhu cầu đầu tư

và tiêu dùng của xã hội, và do đó tác động vào cung cầu vốn trong nền kinh tế,ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng

1.3 Hoạt động trên thị trường mở

1.3.1 Chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở

1.3.1.1 Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt độngnghiệp vụ thị trường mở theo các mục tiêu chính sách tiền tệ Ngân hàng Trungương là người quyết định lựa chọn sử dụng các loại nghiệp vụ thị trường mở vàtần suất sử dụng nghiệp vụ thị trường mở Ngân hàng Trung ương tham gia thịtrường mở với vị trí là người điều hành, quản lý thị trường thông qua việc muabán các giấy tờ có giá ngắn hạn nhằm tác động đến dự trữ của hệ thống ngânhàng để đảm bảo khả năng thanh toán và gián tiếp tác động đến các lãi suất thịtrường theo mục tiêu chính sách tiền tệ Ngân hàng Trung ương cũng là ngườican thiệp thị trường khi cần thiết thông qua thực hiện chức năng người cho vaycuối cùng nhằm kiểm soát tiền tệ, đảm bảo đủ phương tiện thanh toán cho các tổchức tín dụng cũng như nhu cầu tín dụng của nền kinh tế

Như vậy, Ngân hàng Trung ương tham gia nghiệp vụ thị trường mởkhông phải vì mục tiêu kinh doanh mà để quản lý, chi phối, điều tiết thị trườnglàm cho chính sách tiền tệ được thực hiện theo các mục tiêu xác định của nó

1.3.1.2 Các đối tác của Ngân hàng Trung ương

Các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại là thành viên chủ yếu tham gia thị trường mởcủa Ngân hàng Trung ương và là đối tác quan trọng của Ngân hàng Trung ươngxét trên 2 phương diện độ tin cậy và tính hiệu quả Các ngân hàng thương mạitham gia thị trường nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanhtoán và đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi Đồng thời qua thị

Trang 20

trường này các ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ môi giới và kinhdoanh chứng khoán Sự tham gia của các ngân hàng thương mại trong các giaodịch thị trường mở có ý nghĩa quan trọng xét trên góc độ hiệu quả chính sáchtiền tệ do:

Thứ nhất, ngân hàng thương mại là trung gian tài chính lớn nhất, có mạng lưới

hoạt động rộng, nhận một số lượng khổng lồ vốn gửi và dùng tiền gửi huy động được

để cho khách hàng vay Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việccung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển

Thứ hai, ngân hàng thương mại vừa là người đi vay, vừa là người cho vay

trên thị trường tiền tệ

Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

Tại một số quốc gia, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được thamgia nghiệp vụ thị trường mở Các tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm: cáccông ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, hội tiết kiệm … Các tổ chức nàycoi nghiệp vụ thị trường mở như là nơi kiếm thu nhập thông qua việc sử dụngvốn nhàn rỗi để mua bán các giấy tờ có giá Các tổ chức này thường có khốilượng giấy tờ có giá lớn và họ thường xuyên thay đổi cơ cấu danh mục đầu tưnhằm đảm bảo mức sinh lời cao nhất và rủi ro dự tính thấp nhất Đó là động cơcủa họ để tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở

Các nhà giao dịch sơ cấp

Các nhà giao dịch sơ cấp tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở với tưcách là người trung gian trong việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn giữaNgân hàng Trung ương và các đối tác khác Các nhà giao dịch sơ cấp có thể làcác ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính Thực tế ởnhiều nước, 70% giao dịch can thiệp của Ngân hàng Trung ương trên thị trường

mở được thực hiện thông qua các nhà giao dịch sơ cấp Khi đó, Ngân hàngTrung ương chỉ thực hiện mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn với các nhà giao dịch

sơ cấp Và để thực hiện được vai trò này, các nhà giao dịch sơ cấp phải có nguồn

Trang 21

vốn đủ mạnh đáp ứng yêu cầu quy định của Ngân hàng Trung ương và phải sẵnsàng thực hiện vai trò người tạo lập thị trường trong tất cả các phiên đấu thầu tínphiếu kho bạc

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn

Các doanh nghiệp có nhu cầu bán chứng khoán để đổi ra tiền mặt hoặc đểkiếm lời trong thời gian ngắn Khi thừa vốn kinh doanh các doanh nghiệp có thểmua các loại chứng khoán ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu, chứng chỉtiền gửi để kiếm lời

Các hộ gia đình

Hộ gia đình tham gia nghiệp vụ thị trường mở bằng cách chuyển các giấy

tờ có giá ngắn hạn mà họ đang nắm giữ thành tiền mặt có tính lỏng mạnh nhất,

họ mua các chứng khoán phòng ngừa rủi ro bất ngờ, đầu tư vào giấy tờ có giánhờ vào sự thay đổi lãi suất dự đoán

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp

Tham gia vào thị trường mở với tư cách là người trung gian trong việcmua bán các chứng từ có giá trị giữa Ngân hàng Trung ương và các đối tác khácnhư các hãng sản xuất kinh doanh; các nhà đầu tư tư nhân; các ngân hàng và tổchức tài chính phi ngân hàng Qua nghiệp vụ này họ hưởng chênh lệch giữa giámua, giá bán

Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước cung ứng hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở nhưtín phiếu, trái phiếu kho bạc Kho bạc cung cấp hàng hoá và kết hợp với Ngânhàng Trung ương trong hoạt động của thị trường mở

1.3.2 Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở

Tín phiếu kho bạc (TB)

Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán chính phủ có thời hạn dưới mộtnăm được phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách

Trang 22

Nhà nước trong năm tài chính Đây là công cụ chủ yếu của nghiệp vụ thị trường

mở của hầu hết Ngân hàng Trung ương các nước bởi: tín phiếu kho bạc có tínhthanh khoản cao Hơn nữa, nó được phát hành định kỳ với khối lượng lớn và vìthế có thể thỏa mãn nhu cầu can thiệp của Ngân hàng Trung ương với mức độkhác nhau

Bộ Tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khối lượng pháthành, thanh toán lãi và gốc của tín phiếu Tín phiếu kho bạc được phát hànhhàng tuần để chi trả các khoản nợ ngắn hạn của Chính phủ

Vì vậy, khối lượng tín phiếu này thay đổi tuỳ theo nhu cầu vay mượn củaChính phủ và sự hạn chế tốc độ tăng trưởng của các nhà chức trách tiền tệ

Tín phiếu Ngân hàng Trung ương

Tín phiếu Ngân hàng Trung ương là loại giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngânhàng Trung ương phát hành để làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở Việc sửdụng tín phiếu Ngân hàng Trung ương làm hàng hoá trên thị trường mở có một số

ưu điểm như tăng cường tính độc lập của Ngân hàng Trung ương trong việc thực thichính sách tiền tệ và là công cụ linh hoạt cho việc quản lý vốn khả dụng

Tuy nhiên, việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Trung ương để thực thichính sách tiền tệ sẽ làm cho chi phí hoạt động của Ngân hàng Trung ương tănglên, mặc dù Ngân hàng Trung ương hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận Việc

sử dụng tín phiếu Ngân hàng Trung ương đòi hỏi phải có sự phối hợp với Bộ Tàichính Khi Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính đồng thời phát hành tín phiếuNgân hàng Trung ương và tín phiếu kho bạc, nếu lãi suất chênh lệch thì các đốitác trên thị trường sẽ tập trung mua loại tín phiếu có lãi suất cao hơn Khi đó, sẽ

có sự phân khúc giữa thị trường tín phiếu kho bạc và thị trường tín phiếu Ngânhàng Trung ương, làm cho mục đích phát hành các giấy tờ có giá này không đạtđược và có thể làm giảm hiệu quả tác động của hai loại hàng hoá này

Chứng chỉ tiền gửi (CD)

Trang 23

Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng hay các định chế tàichính phi ngân hàng, xác nhận món tiền đã được gửi vào ngân hàng trong mộtthời gian nhất định với một mức lãi suất định trước Thời hạn của chứng chỉ tiềngửi có thể từ 7 ngày đến 7 năm nhưng thường là ngắn hạn Sự ra đời của chứngchỉ tiền gửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý ngân hàng.Chuyển từ quản lý tài sản nợ sang quản lý tài sản có vì nó cung cấp một hìnhthức huy động vốn chủ động cho ngân hàng thay vì phải phụ thuộc vào ngườigửi tiền Tính ưu việt của chứng chỉ tiền gửi chính là bảo đảm sự lưu thông của

nó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cần thiết mà khôngphải rút tiền trước hạn và do đó nó được sử dụng như là hàng hoá phổ biến chonghiệp vụ thị trường mở

Thương phiếu (CP)

Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặccam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời giannhất định Đây là giấy nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổxung vốn ngắn hạn Thương phiếu là tài sản có đối với người sở hữu và là tài sản

nợ đối với người phát hành thương phiếu Cơ chế bảo lãnh của ngân hàng làmcho thương phiếu có tính chuyển nhượng cao và vì thế được chấp nhận dễ dàngtrong thanh toán Việc mua bán thương phiếu của Ngân hàng Trung ương sẽ ảnhhưởng mạnh đến dự trữ của các ngân hàng hoặc tiền gửi của các khách hàng tạingân hàng thương mại

Trái phiếu Chính phủ

Trái phiếu Chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được Nhà nước pháthành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách Mặc dù là giấy tờ có giá dài hạn có thờihạn lên đến 10-30 năm nhưng trái phiếu Chính phủ được sử dụng khá rộng rãitrong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở ở một số nước bởi tính an toàn, ổnđịnh trong phát hành và khối lượng phát hành thường lớn, có khả năng tác độngtrực tiếp giá cả trên thị trường tài chính

Trái phiếu chính quyền điạ phương

Trang 24

Tương tự như trái phiếu Chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địaphương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu

và thường do các chính quyền địa phương lớn phát hành Sự can thiệp của Ngânhàng Trung ương thông qua việc mua bán loại trái phiếu này cũng tương tự nhưtrái phiếu Chính phủ

Các hợp đồng mua lại

Đây là những khoản vay ngắn hạn, trong đó tín phiếu kho bạc được sửdụng làm vật đảm bảo cho tài sản có mà người cho vay nhận được nếu người đivay không thanh toán nợ

Hàng hoá tham gia nghiệp vụ thị trường mở ngày càng có xu hướng đadạng hoá do cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt, đặcbiệt là dưới ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá các hoạt động tài chính và sựxuất hiện nhiều tổ chức cung cấp tài chính mới Điều này đòi hỏi các tổ chức tàichính phải tìm kiếm các công cụ mới thoả mãn nhu cầu thu hút vốn về các mặt:thời hạn, mức độ rủi ro, mức sinh lời, cách thức thanh toán nợ Xu hướng này sẽ

có ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu hàng hoá trên thị trường mở

1.3.3 Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở

1.3.3.1 Phương thức mua bán trên thị trường mở

Tuỳ thuộc vào trạng thái khối lượng thị trường, Ngân hàng Trung ươngtiếp cận nghiệp vụ thị trường mở bằng một trong hai hướng :

- Dự báo thấy cung tiền tệ cần được tiếp tục điều chỉnh thì Ngân hàngTrung ương ngay lập tức mua vào hoặc bán ra chứng khoán theo hình thức muabán hẳn

- Nếu dấu hiệu yêu cầu chỉ cần tạm thời thay đổi dự trữ tiền tệ hoặc dự trữtrong thời gian tới là thiếu ổn định thì Ngân hàng Trung ương thực hiện các giaodịch tác động lên cung tiền tệ bằng các hợp đồng mua lại đối với trường hợpmuốn tăng dự trữ tạm thời hoặc bằng các giao dịch mua bán đảo ngược khimuốn giảm dự trữ tạm thời

Trang 25

Như vậy có hai phương thức giao dịch chủ yếu là phương thức mua bánhẳn và phương thức mua bán có thời hạn.

Phương thức mua bán lại

Là việc bên bán bán và chuyển giao giấy tờ có giá cho bên mua đồng thờicam kết mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau thời gian nhấtđịnh Hình thức mua bán có thời hạn bao gồm hai hình thức là hợp đồng mua lại

và bán – mua đảo ngược mà các nước thường hay sử dụng Trong đó, hợp đồngmua lại được sử dụng trong trường hợp Ngân hàng Trung ương muốn tăng dựtrữ tạm thời còn hình thức bán - mua đảo ngược sử dụng trong trường hợp Ngânhàng Trung ương muốn giảm dự trữ tạm thời

_

¹ Điểm 1.4, Khoản 4, Điều 1 Quyết định 27/2008/QĐ- NHNN

+ Hợp đồng mua lại : khi cần bổ sung tăng dự trữ tạm thời Ngân hàng Trung

ương tham gia trực tiếp vào việc ký hợp đồng mua lại chứng khoán của nhà môigiới, tức là Ngân hàng Trung ương mua chứng khoán của nhà môi giới; còn nhàmôi giới đồng ý mua lại chứng khoán đó vào một ngày nhất định với một mức giánhất định Vì dự trữ bổ sung này sẽ dừng lại một cách tự động khi hợp đồng mua lạiđến hạn nên nghiệp vụ này chỉ là cách bơm thêm dự trữ vào hệ thống tiền gửi tạmthời mà thôi Thời gian thực hiện hợp đồng mua lại thường là 7 ngày

Trang 26

+ Bán - mua đảo ngược: khi cần giảm khối lượng tiền tệ Ngân hàng

Trung ương thực hiện giao dịch theo hình thức bán - mua đảo ngược với các nhàmôi giới, bằng một hợp đồng bán ngay chứng khoán cho nhà môi giới và mộthợp đồng đảo ngược để mua

lại tiếp theo các chứng khoán từ nhà môi giới đó Thời hạn thực hiện hợp đồngthường là 7 ngày

1.3.3.2 Phương thức đấu thầu trên thị trường mở

Phương thức đấu thầu khối lượng

Là việc Ngân hàng Trung ương cho người giao dịch biết khối lượng cầncan thiệp, Ngân hàng Trung ương mua hay bán, niêm yết trước mức lãi suất, thờihạn các giấy tờ có giá còn lại, loại giấy tờ, thời điểm và địa điểm mua bán thanhtoán Các tổ chức tham gia đấu thầu chỉ việc đăng ký số tiền trên cơ sở chấpnhận mức lãi suất cho trước Việc phân phối thầu đối với một phiên thầu có lãisuất cố định được tiến hành như sau: Nếu người giao dịch chấp nhận mức lãisuất mà Ngân hàng Trung ương đưa ra và họ đặt mức khối lượng giao dịch Sau

đó toàn bộ số đăng ký đặt thầu được cộng lại với nhau Nếu tổng số đặt thầu nhỏhơn khối lượng Ngân hàng Trung ương cần can thiệp thì toàn bộ đơn đặt thầuđều được phân phối Nếu ngược lại thì phải tiến hành phân bổ

Tỷ lệ phân bổ thầu là tỷ lệ giữa tổng khối lượng mà Ngân hàng Trungương can thiệp với tổng khối lượng đặt thầu của các ngân hàng tham gia Sau đótính khối lượng trúng thầu của từng thành viên bằng tích của tỷ lệ phân bổ thầuvới số lượng đặt thầu của từng ngân hàng

Phương thức đấu thầu lãi suất

Là việc xác định lãi suất trúng thầu của các tổ chức tín dụng tham gianghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng,khối lượng giấy tờ có giá mà Ngân hàng Trung ương cần mua hoặc cần bán.Ngân hàng Trung ương sẽ quan tâm đến lãi suất đặt thầu và sẽ lấy từ lãi suất caođến lãi suất thấp đến khi nào đạt được lượng tiền mà Ngân hàng Trung ương cầncung ứng vào lưu thông Đối với đấu thầu nhằm cung ứng tiền vào lưu thôngthông qua việc mua bán các giấy tờ có giá, các đơn dự thầu ứng ứng với lãi suất

Trang 27

cao sẽ được ưu tiên phân bổ trước cho đến khi khối lượng phân phối được sửdụng hết

Trong đấu thầu lãi suất, Ngân hàng Trung ương có thể áp dụng dưới hình thứcđấu thầu lãi suất thống nhất hay còn gọi là hình thức một giá tức là tất cả khối lượngtrúng thầu tính thống nhất theo mức lãi suất trúng thầu (phương thức Hà Lan) hoặcđấu thầu theo lãi suất riêng lẻ hay đấu thầu nhiều giá (phương thức Mỹ) tức là từngmức khối lượng trúng thầu sẽ tương ứng với mức lãi suất dự thầu

1.4 Khái quát hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ở một số nước trên thế giới

1.4.1 Nghiệp vụ thị trường mở ở Mỹ

Chứng khoán Mỹ (đặc biệt là tín phiếu kho bạc) là công cụ chủ yếu được

sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở FED tiến hành đại bộ phậnnghiệp vụ thị trường mở của mình với chứng khoán kho bạc bởi vì thị trườngcủa những chứng khoán này rất lỏng và có khối lượng giao dịch trên thị trườnglớn, có tính thanh khoản và độ an toàn cao Thời hạn của các chứng khoán Chínhphủ được giao dịch trên thị trường khá đa dạng, từ dưới 01 năm đến trên 10 năm.Thị trường này có khả năng tiếp nhận được một lượng rất lớn nghiệp vụ củaFED mà không làm cho giá cả biến động quá mạnh có thể làm cho thị trường sụp

đổ Để điều hành nghiệp vụ thị trường mở, FED đã thành lập Ủy ban Thị trường

tự do Liên bang (FOMC) Tuy nhiên, cơ quan thực hiện sự tiến hành các nghiệp

vụ ấy, là phòng kinh doanh tại Ngân hàng dự trữ liên bang của New York.¹ _

¹ http://www.federalreserve.gov/fomc/fundsrate.htm

Tùy từng điều kiện cụ thể mà có thể áp dụng hình thức mua bán hẳn hoặcmua bán có kỳ hạn, thông qua hình thức đấu thầu lãi suất Nhưng thông thườngphòng kinh doanh tham gia vào các hợp đồng mua lại hoặc hợp đồng mua lạiđảo ngược Trong một hợp đồng mua lại (thường gọi là repo), FED mua chứngkhoán với sự thỏa thuận rằng người bán sẽ mua lại những chứng khoán đó trongmột thời gian ngắn, thường không quá một tuần Một hợp đồng repo thực tế làmột việc mua bán tạm thời trên thị trường mở và là một cách mà người ta đặc

Trang 28

biệt mong muốn để tiến hành một nghiệp vụ thị trường mở thụ động mà có thểđảo ngược lại trong thời gian ngắn Khi FED muốn tiến hành một nghiệp vụ bántạm thời trên thị trường mở, FED tham gia một giao dịch mua – bán kết hợp (đôikhi gọi là một repro đảo ngược), theo đó FED bán chứng khoán và người ta thỏathuận bán trở lại cho FED trong một thời gian ngắn sau đó.¹

Có thể nói, trong thập kỷ qua, FED đã góp phần vực dậy nền kinh tế Mỹ

từ cuộc khủng hoảng nặng nề bằng việc giảm sút lãi suất (từ 9,8 % năm 1989xuống 2,9 % năm 1993) mà không can thiệp vào cơ chế thị trường xác định tỷgiá của đồng USD (thực tế từ tháng 5/ 1989 đến tháng 9/1992, đồng USD bị phágiá 17%) Trong các năm 1993– 1995, FED đã nâng lãi suất từ 3 % lên 6 %, sau

đó đồng USD đã phục hồi vị trí của mình trên các thị trường ngoại hối thế giới.Vào đầu năm 1995, khi sức ép lạm phát đã giảm, FED đã cắt giảm lãi suất đểthúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Như vậy, FED đã cân đối một cách linh hoạt giữa kiềm chế lạm phát vàduy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhờ vậy đảm bảo nền kinh tế tăng trưởngtrong một thời gian dài mà không gây lạm phát cao Mặt khác, uy tín đạt đượccủa FED còn do nó sẵn sàng thực hiện chính sách đã lựa chọn trong điều kiệnluôn chịu sức ép của nhiều thế lực

Trang 29

loại tín phiếu, phương pháp mua bán tín phiếu trên thị trường và phạm vi đốitượng được tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở.

Ngân hàng liên bang bán ra tín phiếu có thể định giá (bằng lãi suất hoặc tỷgiá) Phương pháp này còn gọi là phương pháp lãi suất Còn nếu bán ra cả mộtkhối lượng nhất thì được gọi là phương pháp đấu thầu

Ở phương pháp lãi suất, ngân hàng liên bang định giá, các ngân hàngmuốn mua đăng ký khối lượng

Ở phương pháp đấu thầu, ngân hàng liên bang định ra điều kiện cho cảmột khối lượng nhất định (như thời gian, lãi suất tối thiểu…), các ngân hàng đấuthầu với nhau¹

Năm 1967, lần đầu tiên ngân hàng liên bang sử dụng nghiệp vụ thị trường

mở với tín phiếu dài hạn, mục đích nhằm làm giảm lãi suất trên thị trường vốnmột cách nhanh hơn và trực tiếp hơn ( đến cuối năm mua vào 1,3 tỷ DM) Từtháng 6 năm 1971, ngân hàng liên bang Đức cho phép cả thành phần không phải

là ngân hàng tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở Khi kinh tế phát triển theochiều hướng đi xuống, ngân hàng liên bang phải mua nhiều (như từ tháng 7 đếntháng 10 năm 1975 mua tín phiếu trị giá 7,6 tỷ DM).²

_

¹ Trần Trọng Độ, Thị trường mở - Từ lý luận đến thực tiễn, NXB Công an nhân dân

² Chính sách tiền tệ của cộng hòa Liên bang Đức, 2000, NXB Văn hóa

Từ nhiều năm nay, Ngân hàng liên bang Đức sử dụng tín phiếu và chứng

từ có giá cho nghiệp vụ pesion, tăng cường dùng phương pháp đấu thầu, kết hợpphương pháp đấu thầu theo kiểu Mỹ và Hà Lan

1.4.3 Nghiệp vụ thị trường mở ở Hàn Quốc

Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng ở Hàn Quốc từ tháng 11/1961 vớiviệc phát hành trái phiếu ổn định tiền tệ (MSBs) của Ngân hàng Trung ương HànQuốc (BOK) Hoạt động mua, bán trái phiếu chính phủ và trái phiếu công cộng

Trang 30

giữa BOK với các ngân hàng được thực hiện từ tháng 2/1969 Đến năm 1977 thìcác định chế tài chính phi ngân hàng được tham gia nghiệp vụ này Từ năm

1986, nghiệp vụ thị trường mở với quy mô đầy đủ (full-scale OMO) bắt đầuđược áp dụng Tuy nhiên, cho đến tháng 3/1993, phương pháp đấu thầu cạnhtranh mới được áp dụng, các trái phiếu chính phủ và trái phiếu công cộng đượcgiao dịch dưới hình thức các thoả thuận mua lại (RPs) Từ tháng 2/1997, nhữngtrái phiếu đấu thầu không thành công hoặc trái phiếu ổn định tiền tệ không cònđược bán trực tiếp cho các định chế tài chính Từ đó, nghiệp vụ thị trường mở đãđược hoàn thiện và chuyển sang phương pháp đấu thầu hoàn toàn cạnh tranh

Thành viên tham gia các giao dịch liên quan đến MSBs và các chứngkhoán được BOK xác định vào tháng 8 hàng năm, căn cứ vào các tiêu chí về kếtquả tham gia đấu thầu, kết quả giao dịch MSBs trên thị trường thứ cấp, khốilượng MSBs nắm giữ, chất lượng tài sản và sự lành mạnh tài chính của các chếđịnh tài chính Những ngân hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn này, BOK

có quyền cắt quan hệ giao dịch

Cho đến nay có 35 chế định tài chính được lựa chọn làm đối tác tham giagiao dịch chứng khoán và 42 chế định tài chính được tham gia các giao dịch pháthành MSBs BOK không thông báo đến công chúng danh sách các đối tác nàycũng như các tiêu chuẩn đối với các đối tác, vì không muốn có những hiểu lầmkhông cần thiết về các định chế không là đối tác

Về các công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Thứ nhất, trái phiếu ổn định tiền tệ (MSBs) do BOK phát hành MSBs là

công cụ chính sách tiền tệ chủ yếu khi khối lượng trái phiếu chính phủ và tráiphiếu công cộng phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở còn hạnchế MSBs bao gồm các trái phiếu chiết khấu (discount bonds – với các thời hạn

14 ngày, 28 ngày, 63 ngày, 91 ngày, 140 ngày, 182 ngày, 364 ngày, 371 ngày,

Trang 31

392 ngày và 546 ngày) và các trái phiếu coupon (coupon bonds – thời hạn 2 nămvới phiếu lĩnh lãi hàng quý)

Thứ hai, chứng khoán sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở bao gồm:

trái phiếu chính phủ, các trái phiếu bảo lãnh của Chính phủ, các loại trái phiếuphát triển đất đai (Land Development Bonds)

Hình thức giao dịch: Đối với MSBs, BOK sử dụng hai hình thức là đấuthầu và bán trực tiếp MSBs Đấu thầu MSBs được thực hiện vào thứ ba hàngtuần, MSBs kỳ hạn 2 năm và 91 ngày được phát hành vào tuần thứ nhất và tuầnthứ ba hàng tháng, kỳ hạn 364 ngày phát hành vào tuần thứ hai và kỳ hạn 182ngày được phát hành vào tuần thứ tư Tần suất và quy mô phát hành MSBs hàngtuần được xác định dựa trên các yếu tố như việc thanh toán MSBs, các điều kiệntiền tệ và dự trữ Phương pháp bán trực tiếp được thực hiện vào các ngày thứ 6khi cần thiết BOK xác định lợi tức của MSBs với mức cao hơn lãi suất thịtrường, các đối tác không phải đăng ký, ai đến trước thì mua trước Các giaodịch liên quan đến MSBs đều được thực hiện theo hình thức ghi sổ¹

Đối với các giao dịch chứng khoán: được chia thành 2 hình thức là giaodịch mua bán hẳn và các hợp đồng mua lại Các hợp đồng mua lại được sử dụngkhi dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng mang tính tạm thời hoặc lãi suất ngắnhạn cần phải điều chỉnh

_

¹ NTH-Phòng CSTD&LS-Vụ CSTTT, Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc

Các đơn vị thực hiện nghiệp vụ thị trường mở tại BOK: Vụ Chính sáchtiền tệ (Phòng chính sách tín dụng và dự trữ) chịu trách nhiệm lập kế hoạch vềnghiệp vụ thị trường mở Vụ thị trường tài chính (Phòng nghiệp vụ thị trườngmở) là đơn vị chịu trách nhiệm thực thi các hoạt động nghiệp vụ thị trường mởhàng ngày Vụ này quyết định các chi tiết của hoạt động tiền tệ, bao gồm việclựa chọn công cụ, thời gian, tần xuất và quy mô của hoạt động

1.4.4 Thị trường mở ở Thái Lan

Trang 32

Ngân hàng Thái Lan (BOT, Ngân hàng Trung ương của Thái Lan) thựchiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua mua bán giấy tờ có giá với các thànhviên (bao gồm các ngân hàng thương mại, tất cả các định chế tài chính khác vàmột số doanh nghiệp nhà nước).

Hàng hoá sử dụng trong các nghiệp vụ thị trường mở bao gồm các chứngkhoán chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Trung ương và trái phiếu doanh nghiệpnhà nước được Bộ Tài chính bảo lãnh phát hành và được gửi tại Ngân hàngTrung ương Tại Thái Lan, do số dư trái phiếu Chính phủ giảm mạnh trong mộtvài năm qua từ tình trạng ngân sách nhà nước bội thu và nhiều trái phiếu chínhphủ đã được thanh toán trước hạn nên BOT đã mở rộng giao dịch bằng chứngkhoán khác và tự phát hành tín phiếu Ngân hàng Trung ương để tạo điều kiệnthuận lợi cho nghiệp vụ thị trường mở

Phương thức giao dịch nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu của BOT là cácgiao dịch có kỳ hạn thông qua các hợp đồng repo Thậm chí đã có thời gian BOTdựa hoàn toàn vào hình thức giao dịch mua bán có kỳ hạn thông qua các hợpđồng mua bán lại trên thị trường thứ cấp mà không thực hiện các hoạt độngnghiệp vụ thị trường mở trên thị trường sơ cấp Nhưng sau này, khi số dư tráiphiếu chính phủ giảm mạnh, BOT cũng thực hiện việc đấu thầu tín phiếu Ngânhàng Trung ương trên thị trường mở

Do thị trường tiền tệ có quy mô nhỏ và tính cạnh tranh giữa các thành viên so với các nước phát triển, phạm vi hoạt động nghiệp vụ thị trường mở củaBOT tương đối rộng Mặc dù vậy, sự hạn chế về hàng hoá cũng như sự phát triểnthị trường chưa hoàn hảo làm cho tác động có thể thiệp của BOT thông quanghiệp vụ thị trường mở còn hạn chế

Hiện nay, Thái Lan đang thực hiện hai chiến lược nhằm tăng cường hiệuquả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở:

Trước tiên, BOT đưa ra thêm nhiều công cụ thực hiện nghiệp vụ thị

Trang 33

trường mở nhằm tăng cường khả năng can thiệp của Ngân hàng Trung ương cảthị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối Chẳng hạn BOT đã phát hành các tínphiếu Ngân hàng Trung ương vào các ngày thứ sáu hàng tuần Danh mục cácgiấy tờ có giá đủ điều kiện sử dụng trên thị trường mua lại sẽ được mở rộng baogồm cả các trái phiếu của các doanh nghiệp nhà nước không được Bộ Tài chínhbảo lãnh phát hành Nghiệp vụ swap cũng được coi như một phương tiện khác đểthực hiện việc bơm hay rút tiền Baht thông qua sử dụng USD.

Thứ hai, BOT coi việc thiết lập một hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp

như một kênh bổ sung thực hiện thị trường mở Theo kế hoạch, bước đầu, BOT

sẽ có lựa chọn một số các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính và cáccông ty chứng khoán thực hiện vai trò các đối tác không chính thức mua bán cácgiấy tờ có giá với Ngân hàng Trung ương Chứng khoán được giao dịch giữaNgân hàng Trung ương và các đối tác này sẽ giới hạn, chỉ gồm chứng khoánchính phủ, trái phiếu Ngân hàng Trung ương và các trái phiếu doanh nghiệp Nhànước Trong giai đoạn này, các định chế tài chính thực hiện vai trò các nhà giaodịch sơ cấp không chính thức sẽ không phải chấp nhận thực hiện nghĩa vụ cụ thểnào Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh và tạo lập thị trường của các đối tácnày sẽ được đánh giá làm cơ sở lựa chọn tiếp các nhà giao dịch sơ cấp chínhthức Khi được chỉ định chính thức, các nhà giao dịch sẽ phải chấp nhận cácnghĩa vụ nào đó như tham gia đều đặn vào các phiên đấu thầu trái phiếu Ngânhàng Trung ương hàng tuần và thực hiện vai trò tạo lập thị trường đối với tráiphiếu Chính phủ và trái phiếu Ngân hàng Trung ương thông qua việc sẵn sàngchào giá hai chiều đối với BOT và các đối tượng khác (gồm các thể chế tài chính

và các nhà đầu tư tư nhân) và cung cấp thông tin thị trường theo yêu cầu củaNgân hàng Trung ương

1.4.5 Thị trường mở ở Ba Lan

Ba Lan là một quốc gia thuộc khối Đông Âu Cũng như các quốc giakhác, công cụ nghiệp vụ thị trường mở trở thành công cụ chính của Ngân hàngTrung ương Ba Lan (NBP) trong thực thi chính sách tiền tệ

Trang 34

Việc phát hành tín phiếu NBP vào năm 1990 là hình thức đầu tiên củanghiệp vụ thị trường mở Các giao dịch đảo ngược (repo và repo đảo ngược)được NBP đưa vào sử dụng vào năm 1993, khi thị trường tiền gửi liên ngân hàngtại Ba Lan đã phát triển Lúc này NBP đã có thể thực hiện các giao dịch nhằm bổsung hoặc hấp thụ vốn cho hệ thống ngân hàng Sau một thời gian, do nguồn vốncủa các ngân hàng gia tăng nên giao dịch cung ứng vốn của NBP đã ngừng lại.Giao dịch repo cuối cùng thực hiện vào ngày 27/01/1995 Kể từ đó, NBP chỉthực hiện các giao dịch nhằm hấp thụ vốn dư thừa từ hệ thống ngân hàng.

NBP cũng đã từng nhận tiền gửi từ nền kinh tế trong thời kỳ từ tháng 9đến tháng 12/1997 và đây là một công cụ ngoại lệ trong nghiệp vụ thị trường

mở Việc nhận tiền gửi của NBP đã làm gia tăng lãi suất huy động tiền gửi của

hệ thống ngân hàng Hiện nay, NBP thực hiện các hình thức của nghiệp vụ thịtrường mở:

- Các giao dịch hấp thụ vốn như bán hẳn, bán có kỳ hạn tín phiếu kho bạc

và trái phiếu kho bạc, phát hành tín phiếu NBP;

- Các giao dịch bổ sung vốn như mua đảo ngược, mua hẳn tín phiếu khobạc, trái phiếu kho bạc

Mặc dù quy định về thời hạn giao dịch khá rộng nhưng NBP chủ yếu sửdụng hình thức phát hành tín phiếu NBP với thời hạn 14 ngày trong các giaodịch thị trường mở Hiện nay, các giao dịch bổ sung vốn không được sử dụng donguồn vốn của hệ thống ngân hàng liên tục gia tăng Bên cạnh đó, các giao dịchđảo ngược hay hoặc bán hẳn tín phiếu kho bạc không được thực hiện do NBPkhông nắm giữ các giấy tờ có giá này Nguyên nhân là do NBP chỉ có thể muacác giấy tờ có giá này trên thị trường mở do việc tài trợ thâm hụt ngân sách củaNBP kể cả việc mua trực tiếp các giấy tờ có giá do kho bạc phát hành đã bị cấmthực hiện theo quy định tại Hiến pháp của Ba Lan

Từ tháng 9/2000, NBP đã bán các trái phiếu kho bạc hiện đang nắm giữ.Đây là các trái phiếu mà NBP mua được từ các giao dịch trước khi thay đổi quy

Trang 35

định về việc tài trợ ngân sách của NBP, được thực hiện trong tháng 9 và tháng12/1999 NBP bán các giấy tờ có giá này là một hình thức giao dịch nghiệp vụthị trường mở cấu trúc nhằm giảm bớt sự dư thừa nguồn vốn của hệ thống ngânhàng Từ tháng 2/2002, giao dịch nghiệp vụ thị trường mở cơ bản - hình thứcphát hành tín phiếu NBP thời hạn 28 ngày (và 14 ngày kể từ 01/01/2003), đượcthực hiện vào ngày thứ 6 hàng tuần Khối lượng phát hành tín phiếu NBP đượcxác định trên cơ sở tình hình thị trường và nhu cầu thanh toán của hệ thống ngânhàng Kể từ khi Ban điều hành chính sách tiền tệ được thành lập vào năm 1998,NBP bắt đầu đưa vào áp dụng lãi suất tham chiếu, được xác định từ lãi suất tínphiếu NBP thời hạn 28 ngày Kể từ năm 2003, lãi suất tham chiếu được xác định

từ lãi suất tín phiếu NBP thời hạn 14 ngày Quy mô phát hành tín phiếu NBPđược công bố trên mạng Reuters Các nhà giao dịch thị trường tiền tệ và Quỹbảo hiểm ngân hàng có thể mua các tín phiếu này tại thị trường sơ cấp, trong khi

các ngân hàng thương mại chỉ có thể mua các tín phiếu trên thị trường thứ cấp

Sau khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU), NBP trở thành một thành viêncủa hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu (ESCB) Vì vậy, NBP phải điềuchỉnh các công cụ chính sách tiền tệ của mình phù hợp với quy định của ESCB

Lý do điều chỉnh xuất phát từ thực tế tình trạng dư thừa vốn của hệ thống ngânhàng Ba Lan và sự thay đổi trong địa vị pháp lý của NBP Sự khác biệt trongcông cụ nghiệp vụ thị trường mở của NBP và ESCB xuất phát từ tình trạng dưthừa vốn do đó NBP không sử dụng các giao dịch tái cấp vốn ngắn hạn (14ngày) và dài hạn (3 tháng) mà chỉ thực hiện các giao dịch hấp thụ vốn

Trong các giao dịch dài hạn, NBP không loại trừ việc sử dụng các công

cụ có thời hạn dài hơn Vì vậy, NBP đã phát hành tín phiếu NBP thời hạn 3tháng nhằm phù hợp với quy định về công cụ thời hạn 3 tháng của ESCB Ngoài

ra, NBP đã thực hiện các giao dịch bán hẳn đối với trái phiếu kho bạc với toàn

bộ thời hạn còn lại của trái phiếu

1.4.6 Một số bài học kinh nghiệm

Qua thực tế sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng

Trang 36

Trung ương một số nước trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinhnghiệm như sau:

Thứ nhất, tuỳ theo điều kiện cụ thể của nền kinh tế và mức độ phát triển

của thị trường tài chính của từng quốc gia để vận dụng và xử lý linh hoạt công cụnghiệp vụ thị trường mở trong điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng nhằmthực thi chính sách tiền tệ Công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngày càng được sửdụng phổ biến tại các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau và vai trò đangngày càng quan trọng Tại hầu hết các quốc gia, công cụ nghiệp vụ thị trường mởđều được sử dụng với các hình thức và mức độ khác nhau Điều này chứng tỏ sự

ưu việt của công cụ này trong điều hành chính sách tiền tệ Tại các quốc gia pháttriển như Mỹ, Nhật Bản, công cụ này được sử dụng phổ biến và chủ yếu Còn tạiThái Lan, công cụ này đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện Tại Ba Lan,NBP đã và đang thực hiện công cụ này và điều chỉnh nhằm phù hợp với quyđịnh của Ngân hàng Trung ương châu Âu

Thứ hai, cần phối kết hợp sử dụng hài hoà công cụ nghiệp vụ thị trường mở

với các công cụ khác trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ để thực hiện cácmục tiêu chính sách tiền tệ cụ thể trong từng thời kỳ

Tuy công cụ nghiệp vụ thị trường mở là loại công cụ được sử dụng phổbiến trong thực thi chính sách tiền tệ nhưng không thể giải quyết được tất cả cáctình huống của thị trường Chính vì vậy, Ngân hàng Trung ương các nước đã lựachọn các công cụ khác như swap, tỷ giá, lãi suất của BOT, chiết khấu của FED …

để phối hợp sử dụng Tại Ba Lan, bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, NBP cũng sửdụng các công cụ khác như dự trữ bắt buộc, tín dụng Lombard, công cụ tiền gửicuối ngày, chính sách lãi suất Cùng với nghiệp vụ thị trường mở, các công cụ này

đã hình thành nền hệ thống công cụ chính sách tiền tệ và đảm bảo thực hiện có hiệuquả chính sách tiền tệ trong các tình huống

Thứ ba, về các loại hàng hoá giao dịch trên thị trường mở Nhìn chung tất cả

các quốc gia đều xem các loại chứng khoán của Chính phủ như tín phiếu kho bạc,trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính quyền địa phương và tín phiếu Ngân hàng Trung

Trang 37

ương là các loại hàng hoá chủ yếu trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở Bởi,các loại giấy tờ có giá này nhìn chung có thời hạn ngắn, có khối lượng đủ lớn đểNgân hàng Trung ương có thể can thiệp và có tính thanh khoản cao Bên cạnh đó,một số loại giấy tờ có giá của các doanh nghiệp lớn, có uy tín, đã được niêm yếttrên thị trường chứng khoán hoặc được Bộ Tài chính bảo lãnh cũng được phép giaodịch Đối với Thái Lan, do nhiều trái phiếu Chính phủ được thanh toán trước hạnnên BOT đã mở rộng sang sử dụng các loại giấy tờ có giá khác và tự phát hành tínphiếu Ngân hàng Trung ương để giao dịch.

Như vậy, việc lựa chọn và quyết định chủng loại hàng hoá cho giao dịch thịtrường mở tuỳ thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng quốc gia Tuy nhiên,các loại chứng khoán của Chính phủ vẫn là hàng hoá chủ yếu và không thể thiếu tạibất kỳ một quốc gia nào Các loại giấy tờ có giá do các doanh nghiệp phát hànhcũng có thể được giao dịch nếu như đủ uy tín và có tính thanh khoản cao

Thứ tư, đối tác giao dịch của Ngân hàng Trung ương trong các hoạt động

nghiệp vụ thị trường mở Trong giai đoạn đầu thì BOT chỉ giao dịch với các tổchức tín dụng, sau đó chuyển sang giao dịch với các nhà giao dịch sơ cấp BOTcòn thành lập các nhà giao dịch sơ cấp gồm các ngân hàng, công ty tài chính,công ty chứng khoán như là một kênh giao dịch bổ sung NBP chỉ giao dịch vớicác nhà giao dịch thị trường và Quỹ Bảo hiểm ngân hàng trên thị trường sơ cấp.Đối tác giao dịch chủ yếu của FED là các ngân hàng Như vậy, khi hệ thốngngân hàng đủ lớn mạnh và có thể tác động tới thị trường tài chính thì Ngân hàngTrung ương vẫn ưa thích lựa chọn các ngân hàng làm các đối tác giao dịch chủyếu Còn nếu thị trường tài chính chưa thực sự phát triển như của Thái Lan thìNgân hàng Trung ương sẽ mở rộng các đối tác giao dịch nhằm tăng khả năng tácđộng tới thị trường

Trang 38

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ NGHIỆP VỤ

THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM

2.1 Khái quát về pháp luật nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam

2.1.1 Khuôn khổ pháp lý

Trang 39

2.1.1.1 Khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời của nghiệp vụ thị trường mở

Thứ nhất, khung pháp lý về phạm vi thị trường và công cụ

Điều 21 Luật Ngân hàng Nhà nước quy định: "Ngân hàng Nhà nước thựchiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua bán tín phiếu kho bạc, tínphiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá ngắnhạn trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia." Theo quyđịnh này thì nghiệp vụ thị trường mở chỉ giới hạn trong phạm vi thị trường tiền

tệ, các giao dịch thị trường mở phải có thời hạn dưới 12 tháng và các loại giấy tờ

có giá tham gia giao dịch cũng phải đáo hạn trong vòng 1 năm

Ngoài ra, Luật Ngân hàng Nhà nước cũng đã cụ thể hoá các loại công cụ(giấy tờ có giá) giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở là tín phiếu Khobạc Nhà nước, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các loạigiấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống đốc quy định cụ thể

Thứ hai, khung pháp lý về việc phát hành các giấy tờ có giá

Để cung cấp hàng hoá cho thị trường, một số loại giấy tờ có giá đã đượcphát hành Hệ thống pháp lý về việc ban hành các giấy tờ có giá này đã đượchoàn thiện, như:

- Quy chế phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước ban hành theo Quyếtđịnh số 362/1999/QĐ-NHNN1 ngày 08/10/1999 của Thống đốc;

- Quy chế phát hành trái phiếu chính phủ theo Nghị định số 72/CP ngày26/7/1994 của Chính phủ và Quyết định số 01/2000/QĐ-TTg ngày 13/01/2000của Thủ tướng Chính phủ;

- Pháp lệnh thương phiếu tháng 2/1999;

- Luật Thương mại năm 1997

Thứ ba, khung pháp lý về thị trường thứ cấp

Trang 40

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về các giaodịch thứ cấp nhằm tạo tính thanh khoản cho các giấy tờ có giá trên và thị trườngthứ cấp, như:

- Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường nội tệ liên ngân hàng theoQuyết định số 136 QĐ/NHNN2 ngày 20/7/1993 của Thống đốc;

- Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàngtheo Quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999 của Thống đốc;

- Quy chế về nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhànước đối với các ngân hàng theo Quyết định 356/1999/QĐ-NHNN14 ngày06/10/1999 của Thống đốc

Thứ tư, khung pháp lý về hoạt động can thiệp của Ngân hàng Nhà nước

trên thị trường mở

Quy chế nghiệp vụ thị trường mở được ban hành theo Quyết định85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/3/2000 của Thống đốc Quy chế này hướng dẫnthực hiện giao dịch trên thị trường mở, nghiệp vụ thanh toán, lưu ký, … và sựcan thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường Ngân hàng Nhà nước cũng đãthành lập Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở để quyết định tất cả các vấn đềliên quan

Thứ năm, khung pháp lý về quản lý vốn khả dụng

Quy chế quản lý vốn khả dụng được ban hành theo Quyết định số37/2000/QĐ-NHNN1 ngày 24/01/2000 của Thống đốc Đây là yếu tố nền tảngcho hoạt động nghiệp vụ thị trường mở và hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàngNhà nước Nó xác định lượng vốn khả dụng thừa thiếu hàng ngày làm căn cứ đểquyết định chiều hướng và mức độ can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thịtrường mở

Như vậy, để chuẩn bị cho công cụ nghiệp vụ thị trường mở triển khai hoạtđộng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan, không

Ngày đăng: 02/07/2013, 22:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PTS. Lê Vinh Danh (1997), Tiền và hoạt động Ngân hàng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền và hoạt động Ngân hàng
Tác giả: PTS. Lê Vinh Danh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
2. Lê Vinh Danh (1998), Chính sách tiền tệ và sự điều tiết kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Trung ương, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách tiền tệ và sự điều tiết kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Trung ương
Tác giả: Lê Vinh Danh
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 1998
3. Lê Vinh Danh (2003), Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính quốc tế
Tác giả: Lê Vinh Danh
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 2003
4. Hồ Diệu ( 2001), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
5. PTS. Nguyễn Ngọc Hùng (1998), Lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng
Tác giả: PTS. Nguyễn Ngọc Hùng
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 1998
6. Dương Thị Bình Minh và các tác giả (1995), Tài chính công, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính công
Tác giả: Dương Thị Bình Minh và các tác giả
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1995
7. Nguyễn Văn Ngôn (1998), Những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán
Tác giả: Nguyễn Văn Ngôn
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1998
8. TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên), 2002, giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Nhà XB: NXB Thống kê
11. “Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam” NXB CTQG, H 1998 Tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Nhà XB: NXB CTQG
1. PTS. Nguyễn Anh Dũng – Lân Hồng Cường, Chính sách tiền tệ trên nền tảng lý luận và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 6/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách tiền tệ trên nền tảng lý luận và thực tiễn Việt Nam
2. PTS Mai Bạn, Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ sát hợp với thực tế Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 12/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ sát hợp với thực tế Việt Nam
3. Th.S Tô Kim Ngọc, Hạn chế của cơ chế điều chỉnh trực tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 1+2/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạn chế của cơ chế điều chỉnh trực tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam
4. Th.S Nguyễn Thị Thuý Vân, Hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Ngân hàng số 12/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay
5. PTS Nguyễn Văn Thắng, Chuyển đổi công cụ của chính sách tiền tệ từ trực tiếp sang gián tiếp, Tạp chí Ngân hàng số 12/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển đổi công cụ của chính sách tiền tệ từ trực tiếp sang gián tiếp
6. TS. Vũ Viết Ngoạn, Toàn cầu hoá - cơ hội và thách thức đối với chính sách tiền tệ của Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 2/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hoá - cơ hội và thách thức đối với chính sách tiền tệ của Việt Nam
7. TS. Lê Hoàng Nga, Nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam – đôi điều nhìn lại , Tạp chí Ngân hàng số 2/2001, trang 2-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam – đôi điều nhìn lại
8. Mai Minh Đệ, 2000, Nghiệp vụ thị trường mở - công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, Tạp chí Ngân hàng số 9/2000, trang 25-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ thị trường mở - công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
9. Nguyễn Văn Cầu, Nghiệp vụ thị trường mở - công cụ quan trọng nhất trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương, Tạp chí Ngân hàng, số 9/2000, trang 28-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ thị trường mở - công cụ quan trọng nhất trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương
10. TS. Nguyễn Thị Nhung, Nỗi băn khoăn từ hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 6/2002, trang 9-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗi băn khoăn từ hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam
11. Nguyễn Quang Thép, Tăng cường sự phối hợp giữa nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ của chính sách tiền tệ khác, Tạp chí Ngân hàng số 11/2002, trang 7-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường sự phối hợp giữa nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ của chính sách tiền tệ khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số lượng thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở qua các năm - Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện
Bảng 2.1. Số lượng thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở qua các năm (Trang 60)
Bảng 2.1. Số lượng thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở qua  các năm - Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện
Bảng 2.1. Số lượng thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở qua các năm (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w