1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ở việt nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện

20 519 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 533,09 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG 1.2.1 Hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK 19 1.2.2 Hoạt động môi giới ch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐÀO THỊ CẤM

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG

KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 50

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

HÀ NỘI - 2008

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG

1.2.1 Hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK 19 1.2.2 Hoạt động môi giới chứng khoán và phân loại hoạt động môi

1.3 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK 27 1.3.1 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với

1.3.2 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với

1.3.3 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với

1.3.4 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với

1.3.5 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK đối với

1.4 Trình tự, thủ tục cáp phép hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK 30 1.4.1 Các điều kiện cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán 31 1.4.2 Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ

HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY

2.1 Chủ thể của hoạt động môi giới chứng khoán 39

Trang 4

2.2.1 Khái niệm hợp đồng môi giới chứng khoán 40 2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới

2.3 Trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK 50 2.3.1 Mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng 51 2.3.2 CTCK chuyển lệnh cho đại diện của công ty tại TTGĐCK/SGDCK 52 2.3.3 TTGDCK/SGDCK thực hiện việc phép lệnh và thông báo kết

2.3.4 CTCK thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư 56

2.4 Xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động môi giới chứng khoán 59

2.5 Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động môi giới chứng khoán 68

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT

3.1 Cơ sở hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của

3.1.1 Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước 71

3.1.3 Những bất cập của pháp luật về hoạt động môi giới chứng

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới

3.2.1 Quy định pháp luật về chủ thể hoạt động môi giới chứng khoán 77 3.2.2 Quy định pháp luật về việc cấp chứng chỉ hành nghề 79 3.2.3 Các quy định về đạo đức thành nghề của người môi giới chứng

khoán và CTCK và trách nhiệm bồi thường thiệt hại 81 3.2.4 Quy định pháp luật về vốn pháp định đối với hoạt động môi giới

3.2.5 Quy định pháp luật về cơ sở vật chất kỹ thuật, thời gian nhận

lệnh và chuyển lệnh đến thị trường, về thời gian thanh toán 83

Trang 5

KẾT LUẬN 89

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

TTCK chính thức của Việt Nam hình thành và phát triển từ năm 2000 khi TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động Qua gần tám năm, TTCK nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành công nhất định

Hiện nay, việc giao dịch chứng khoán tập trung được thực hiện qua 02 sàn giao dịch là SGDCK thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và TTGDCK Hà Nội (HASTC) Trong đó, các cổ phiếu giao dịch tại HOSE là những cổ phiếu

đủ điều kiện niêm yết còn các cổ phiếu giao dịch tại HASTC là những cổ phiếu chưa đủ điều kiện niêm yết tại HOSE

Tính đến hết tháng 11/2008, SGDCK thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) có

239 chứng khoán được giao dịch trong đó cổ phiếu là 167, chứng chỉ quỹ là 4

và trái phiếu là 68 (1) Trên sàn giao dịch TTGDCK Hà Nội (HASTC) có 161 cổ phiếu được giao dịch, tổng số có 162 công ty niêm yết và 36 công ty nộp hồ sơ xin niêm yết.(2) Trong đó, đã có nhiều doanh nghiệp lớn, tiêu biểu của Việt Nam đã “lên sàn“ như: Vinamilk (VNM); Sacombank (STB), Ngân hàng Á Châu (ACB), FPT,

1 Nguồn: http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/Chungkhoan.aspx

http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/TraiPhieu.aspx

http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/ChungChiQuy.aspx

2 Nguồn:

http://www.hastc.org.vn/danhsach_TCDKGD.asp?actType=1&menuup=402000&TypeGrp=1&menuid=114120&

menulink=114120&menupage=danhsach_TCDKGD.asp&stocktype=2

Trang 6

Sự phát triển của TTCK Việt Nam đáng chú ý nhất là trong ba năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2006 và đầu năm 2007 Năm 2007, toàn thị trường

đã có khoảng 327.000 tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các CTCK, tăng 241.000 tài khoản so với năm 2006 Các tập đoàn tài chính lớn như: Morgan Staley, Merrill Lynch, HSBC, đã có mặt tại Việt Nam cùng làn sóng đầu tư từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, khiến cho TTCK nước ta có thời điểm phát triển với tốc độ vào loại nhất, nhì thế giới Số tài khoản giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài đến hết năm 2007 là 7.900 tài khoản (gồm 7.400 tài khoản của cá nhân và 500 tài khoản của tổ chức)

Nhắc đến TTCK không thể không nhắc đến một định chế trung gian là CTCK CTCK đóng một vai trò quan trọng giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành chứng khoán Sự có mặt của các nhà môi giới chứng khoán rất cần thiết trên TTCK Chức năng của họ là nối kết nhu cầu giữa người mua và người bán chứng khoán, giúp nhà đầu tư nhận định đúng về thông tin của các loại chứng khoán hiện đang được niêm yết tại sàn giao dịch để họ có thể đánh giá và quyết định mua hay không mua chứng khoán, nếu mua chứng khoán thì nên mua loại chứng khoán nào

Trong thời gian qua, số lượng các CTCK đã tăng lên nhanh chóng Đến thời điểm hiện nay, tổng số CTCK được UBCKNN cấp phép hoạt động 101 công ty chính thức đi vào hoạt động.(3)

Về quản lý nhà nước, UBCKNN là cơ quan quản lý nhà nước về TTCK Việt Nam nói chung và CTCK nói riêng Trong thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý đã tích cực có những văn bản pháp lý điều chỉnh giúp cho thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch và ổn định Đóng vai trò quan trọng nhất phải kể đến là sự ra đời của Luật Chứng khoán có hiệu lực từ 01/01/2007

và hệ thống các văn bản hướng dẫn đã tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ

và thuận lợi cho các hoạt động trên thị trường

Tuy vậy, bên cạnh đó cũng còn nhiều văn bản pháp lý còn chưa phù hợp hoặc chưa kịp thời

làm ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK Vì vậy, tôi chọn đề tài: “PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG

MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN” làm đề tài nghiên cứu

Luận văn này sẽ nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về một trong những nghiệp vụ kinh doanh của CTCK được hầu hết các

3 Nguồn: http://www.ssc.gov.vn/ssc/Detail.aspx?tabid=1150&typeid=142

Trang 7

quốc gia có TTCK quan tâm, đó là nghiệp vụ môi giới chứng khoán Hiện nay, các CTCK Việt Nam cũng coi đây là hoạt động quan trọng nhất của mình vì đây là một hoạt động tạo ra nguồn thu không nhỏ cho hầu hết các CTCK Hoạt động môi giới chứng khoán cũng đóng một vai trò quan trọng trên TTCK

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hoạt động môi giới và thực trạng pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK, tác giả sẽ tập trung phân tích những mặt tích cực và mặt hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh (Ví dụ: So sánh các văn bản pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước trên thế giới về hoạt động môi giới chứng khoán), phân tích, tổng hợp, thống kê dữ liệu xuất phát từ thực trạng để nghiên cứu

Luận văn cũng dựa trên cơ sở sử dụng phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với các quan điểm kinh tế thương mại tài chính, dựa trên đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở lý luận chung

và kinh nghiệm của các nước để nghiên cứu và áp dụng vào TTCK tại Việt Nam

4 Tính mới của Luận văn

Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và các quy định pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK

Trang 8

Luận văn cũng nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK và so sánh các quy định pháp luật

đó với quy định pháp luật của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung

Luận văn đưa ra những kiến nghị mang tính cụ thể về hoạt động môi giới chứng khoán để áp dụng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về CTCK nói riêng và TTCK nói chung

5 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn này gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về công ty chứng khoán và hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán

Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán tại Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1 Khái quát chung về CTCK

1.1.1 Định nghĩa và phân loại CTCK

Theo quy định của Luật Chứng khoán nhân dân Trung Hoa thông qua tại kỳ họp thứ VI của Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc

khoá IX ngày 19/12/1998 có hiệu lực ngày 01/7/1999 thì “CTCK là công ty

trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần làm nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán” Hoặc theo Luật Chứng khoán và Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc

thì “CTCK là công ty cổ phần được Bộ Tài chính và kinh tế cấp phép kinh

doanh chứng khoán” Theo Luật Chứng khoán Nhật Bản thì “CTCK là bất kỳ công ty cổ phần nào đó được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp phép kinh doanh chứng khoán” Theo Luật Chứng khoán Thái Lan định nghĩa thì “CTCK là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng hoặc tổ chức tài chính được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán” Theo

Luật Chứng khoán của các nước châu Âu thì “CTCK là pháp nhân hoặc

không phải là pháp nhân thực hiện các dịch vụ kinh doanh chứng khoán cho bên thứ ba như là nghiệp vụ chính của mình”

Pháp luật Việt Nam có định nghĩa cụ thể khá chi tiết và đầy đủ về CTCK, theo đó CTCK là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.(4)

4 Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK

Trang 10

Hiện nay, theo pháp luật của một số nước trên thế giới thường có các loại CTCK sau đây:

- CTCK chuyên doanh

Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán

Ưu điểm của mô hình này là: Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho TTCK phát triển có tính chuyên môn hoá cao hơn

Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Canada…

- CTCK đa năng (CTCK đa nghiệp vụ)

Mô hình này đối lập hẳn với mô hình chuyên doanh, theo đó các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể

đa dạng hoá, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro do hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của thị TTCK là cao Mặt khác, ngân hàng tận dụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán, khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng

và lâu năm của ngân hàng

Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường cổ phiếu do các ngân hàng có xu hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu Thêm vào đó, nếu có biến động trên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính

Do những hạn chế trên mà trước đây Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình này, nhưng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì mô hình này đến ngày nay

Trang 11

Ngoài cách phân loại trên, phụ thuộc vào từng loại hình hoạt động kinh doanh chứng khoán, có các CTCK sau:

- Công ty môi giới: Môi giới chứng khoán là việc CTCK làm trung gian

thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng Trường hợp này, CTCK phải là thành viên của SGDCK/TTGDCK

- Công ty tư vấn đầu tư chứng khoán: CTCK thực hiện nghiệp vụ tư vấn

tài chính, đầu tư chứng khoán là chủ yếu Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc CTCK cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích

và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán

- Công ty bảo lãnh phát hành: CTCK phân phối chứng khoán mới được

phát hành cho công chúng qua việc mua bán chứng khoán của tổ chức phát hành và bán lại cho công chúng để hưởng lợi nhuận (thường gọi là nhà bảo lãnh phát hành) Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng

- Công ty buôn bán chứng khoán không nhận hoa hồng: Trường hợp này

CTCK thực hiện nghiệp vụ tự doanh là chủ yếu - công ty mua bán chứng khoán bằng tài khoản của chính mình nhằm tìm kiếm lợi nhuận, tự chịu trách nhiệm về các khoản phí, lỗ và lãi Tự doanh chứng khoán là việc CTCK mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường: mua vào khi giá chứng khoán tụt giảm mạnh và bán ra khi giá chứng khoán tăng cao

- Công ty dịch vụ đa năng: CTCK hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh

doanh chứng khoán mà pháp luật cho phép

Trang 12

Tại Việt Nam, do quy mô các ngân hàng thương mại nói chung là rất nhỏ bé và đặc biệt vốn dài hạn rất thấp, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực thương mại ngắn hạn, trong khi hoạt động của TTCK thuộc lĩnh vực vốn dài hạn Khả năng khắc phục những điểm yếu này của ngân hàng Việt Nam còn rất lâu dài Do đó, để bảo vệ an toàn cho các ngân hàng, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/11/2003 về chứng khoán và TTCK quy định các ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình thành lập một CTCK chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng Tại Quyết định số 172/1999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc các tổ chức tín dụng thành lập CTCK và tham gia niêm yết trên TTCK cũng nói rất rõ quan điểm trên

Tiếp theo là Quyết định số 163/2003/QĐ-TTGDCK của Thủ tướng Chính phủ, ngày 05 tháng 08 năm 2003 phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 Trong đó có đề cập đến việc phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK Việt Nam Theo định hướng này thì CTCK hiện tại và trong tương lai sẽ phát triển theo cả hai loại

hình: “CTCK đa nghiệp vụ và CTCK chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung

cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ”

1.1.2 Đặc điểm CTCK

CTCK kinh doanh các dịch vụ tài chính và tư vấn tài chính trên TTCK nên có những điểm khác biệt so với các loại công ty khác

- Về hình thức pháp lý: CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần

Ở Việt Nam, hình thức của CTCK được quy định tại điều 59, Luật Chứng khoán, theo đó CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty trách

Ngày đăng: 13/11/2016, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w