Tổ chức điều hành nghiệp vụ thị trường mở

Một phần của tài liệu Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 53)

Để tổ chức và điều hành nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước cũng đã hình thành được một bộ máy tổ chức và triển khai hoạt động thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở do một Phó Thống đốc làm trưởng ban. Bên cạnh đó, một số bộ phận tại các Vụ, Cục cũng được thiết lập và hoàn thiện nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực về con người, trang thiết bị để xây dựng và hoàn thiện hoạt động thị trường mở.

2.1.6.1. Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở

Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở trực tiếp chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam. Trưởng ban điều hành là 1 Phó Thống đốc. Ban điều hành có 1 phó trưởng ban thường trực là Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, 1 phó trưởng ban là Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Các uỷ viên Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở là đại diện lãnh đạo các Vụ Tín dụng, Vụ Quản lý ngoại hối và Sở Giao dịch. Thư ký ban là chuyên viên của Vụ chính sách tiền tệ và Sở giao dịch.

Mọi vấn đề từ chủ trương định hướng đến các quyết định cụ thể trong từng phiên hay các sáng kiến cải tiến cơ chế, quy chế, quy trình kỹ thuật đều được Ban điều hành bàn bạc tập thể và Trưởng ban quyết định trên cơ sở các ý kiến đã thống nhất. Việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở đã ngày càng mang tính thị trường, các quyết định mua và bán giấy tờ có giá với các phương án đấu thầu, xét thầu cụ thể đối với từng phiên đều được Ban điều hành cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở xem xét tình hình vốn khả dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng, xu hướng lãi suất thị trường và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh việc chỉ đạo sát sao các Vụ, Cục liên quan chủ động nghiên cứu đổi mới cơ chế, quy chế về nghiệp vụ thị trường mở, Ban điều hành đã tổ chức một số đợt tập huấn, hội nghị sơ kết hàng năm để hướng dẫn các văn bản mới,

tiếp thu kịp thời các kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Đồng thời thông qua một số đợt khảo sát trong nước và nước ngoài, Ban điều hành đã kịp thời có các đề xuất về đổi mới hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, phát triển các nghiệp vụ thị trường tiền tệ và việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nói chung.

2.1.6.2. Các phòng, bộ phận liên quan

Bộ phận quản lý vốn khả dụng thuộc Vụ Chính sách tiền tệ

Xây dựng và hoàn thiện Quy chế quản lý vốn khả dụng; trực tiếp thu thập các thông tin để dự báo sự biến động về vốn khả dụng trên thị trường, đề xuất với Ban điều hành về định hướng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, cũng như khối lượng, lãi suất và phương thức giao dịch của từng phiên đấu thầu, qua đó hỗ trợ đắc lực cho Ban điều hành đưa ra những quyết sách phù hợp.

Phòng Nghiệp vụ thị trường tiền tệ thuộc Sở Giao dịch

Căn cứ vào Thông báo của Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở về khối lượng tín phiếu cần bán hoặc cần mua hàng ngày và thời hạn mua bán tín phiếu tối đa để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở như:

+ Thông báo mua hoặc bán tín phiếu;

+ Tiếp nhận việc đăng ký mua hoặc bán tín phiếu của các thành viên. + Tổ chức đấu thầu theo nguyên tắc đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. - Phối hợp với Trung tâm tuyên truyền - báo chí thông báo về những hoạt động của thị trường trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước và trên phương tiện thông tin đại chúng về khối lượng tín phiếu mua, bán, lãi suất, thể thức mua bán.

- Tham mưu cho Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở những vấn đề khác, có liên quan đến hoạt động của thị trường.

Thực hiện xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, quy chế cho hoạt động nghiệp vụ thị trường mở và các thị trường tiền tệ liên quan.

Bộ phận đăng ký tín phiếu

Thực hiện việc đăng ký tín phiếu; bảo quản tín phiếu đã đăng ký để hoạt động trên thị trường mở của các thành viên; xác nhận, phong toả, chuyển quyền sở hữu tín phiếu khi thực hiện nghiệp vụ thị trường mở; theo dõi , thống kê chi tiết về thời hạn tín phiếu đã mua, đã bán để cung cấp thông tin cho Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở.

Bộ phận thanh toán

Thực hiện việc ký quỹ đấu thầu của các thành viên; thực hiện việc hạch toán kế toán và thanh toán theo kết quả của hoạt động thị trường mở.

Một số phòng ban khác

- Phòng Kế toán, Phòng Thanh toán điện tử liên ngân hàng, Phòng Ngân quỹ … tại Sở Giao dịch thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, thanh toán, lưu ký giấy tờ có giá…

- Phòng Kỹ thuật I, Phòng Kỹ thuật II, Phòng Quản lý thông tin thuộc Cục Công nghệ tin học ngân hàng thực hiện thiết kế cài đặt chương trình phần mềm ứng dụng, trang bị phần cứng, đường truyền kết nối, xử lý các vấn đề kỹ thuật trong việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở qua mạng máy tính.

2.2. Thực trạng pháp luật nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam

2.2.1. Thực tiễn thực hiện

2.2.1.1. Chính sách tiền tệ

Nghiệp vụ thị trường mở được kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với các công cụ khác nhằm phát tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

Từ tháng 7/2000 đến năm 2002, Ngân hàng Nhà nước mua bán giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng theo mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Nhất là thời điểm các tổ chức tín dụng gặp khó khăn về vốn khả dụng, nghiệp vụ thị trường mở đã được kết hợp sử dụng đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác như nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, nghiệp vụ cho vay cầm cố để hỗ trợ kịp thời cho các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán, góp phần ổn định tiền tệ và thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

Tỷ trọng doanh số mua qua nghiệp vụ thị trường mở trong tổng doanh số hỗ trợ vốn của Ngân hàng Nhà nước qua các kênh (tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở và Swap) ngày càng tăng qua các năm, từ khoảng 45% năm 2001 lên 75% năm 2003 và khoảng 82% từ năm 2004 đến nay¹. Điều này cho thấy vai trò điều tiết vốn khả dụng của nghiệp vụ thị trường mở ngày càng đóng vị trí quan trọng.

Nhìn chung, việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở đã được kết hợp tương đối đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đã kết hợp khá chặt chẽ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường.

_______________________

¹ Vũ Nguyên Hòa – Vụ chính sách tiền tệ, 2005, 10 “điểm nhấn” quan trọng của nghiệp vụ thị trường mở

2004.

Qua theo dõi, phân tích các kết quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin, các tổ chức tín dụng có thể tham khảo về diễn biến thị trường để quyết định việc tham gia các hoạt động thị trường tiền tệ, nắm bắt tín hiệu về định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước để có hướng cân đối nguồn vốn thích hợp.

2.2.1.2. Chính sách lãi suất

Nhìn chung, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở khá bám sát các lãi suất khác của Ngân hàng Nhà nước công bố như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Lãi suất trúng thầu thường nằm giữa mức lãi suất tái cấp vốn và

lãi suất chiết khấu. Lãi suất trúng thầu, trong các phiên đấu thầu lãi suất, thể hiện khá chính xác và phù hợp với diễn biến thị trường.

Từ tháng 4-7/2003, trước xu hướng các tổ chức tín dụng liên tục tăng lãi suất huy động VNĐ trong khi vốn khả dụng vẫn dư thừa khá lớn, bên cạnh việc điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục chào mua giấy tờ có giá trong các phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất thấp nhằm phát tín hiệu sẵn sàng cung ứng vốn khả dụng với chi phí thấp, các tổ chức tín dụng cần theo dõi và chủ động cân đối vốn hợp lý.

Trong năm 2004 và 2005, chỉ số giá tiêu dùng CPI liên tục tăng trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hết sức quan tâm thực hiện. Ngân hàng Nhà nước liên tục chào mua giấy tờ có giá để cung ứng vốn ra nền kinh tế nhằm góp phần hạ nhiệt lãi suất thị trường. Chính vì vậy mà doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng đột biết trong 2 năm 2004-2005.

Trong năm 2006, thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường chào bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước để hút tiền về, góp phần làm giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán. Đồng thời, giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản (8,25%/năm), lãi suất tái cấp vốn (6,5%/năm), lãi suất chiết khấu (4,5%/năm), duy trì ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức tín dụng nhằm làm hạn chế sức ép tăng lãi suất thị trường.¹

Do lãi suất trúng thầu trong các phiên nghiệp vụ thị trường mở theo phương thức đấu thầu lãi suất phản ánh chính xác hơn diễn biến của thị trường nên tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu thực hiện nghiệp vụ thị trường mở theo phương thức đấu thầu lãi suất, chiếm tới 86,2% tổng số phiên và 100% số phiên trong 2 năm gần đây.

Trong 3 tháng đầu năm 2010, lãi suất hình thành qua những phiên đầu thầu ổn định ở 8%/năm, bằng với lãi suất tái cấp vốn hiện hành, tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 14 ngày. Trong những thời điểm căng thẳng về vốn khả dụng, lãi suất hình thành qua đấu thầu có thể cao hơn lãi suất tái cấp vốn.²

2.2.1.3. Các cơ chế và quy trình của nghiệp vụ thị trường mở

Dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở, các Vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời sửa đổi, bổ sung cơ chế, quy chế, quy trình kỹ thuật có liên quan. Về cơ bản, các vướng mắc về cơ chế, quy trình và hạ tầng kỹ thuật đã từng bước được xử lý, khắc phục. Công tác tổ chức, điều hành hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bài bản, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong các phiên giao dịch. Quy trình thanh toán từng bước được rút ngắn. Từ thanh toán sau 2 ngày kể từ ngày đấu thầu (T +2) năm 2000, thanh toán sau ngày đấu thầu 1 ngày (T+1) năm 2001 và từ năm 2002 đến nay việc thanh toán được thực hiện ngay trong ngày đấu thầu (T+0). Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước được vận hành từ tháng 5/2003 đã tạo điều kiện cho các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng thị trường mở được nhanh, quyết đoán tức thời, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các tổ chức tín dụng.

_______________________

¹ Dạ Thảo, 03/04/2007, Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở và giải pháp điều hành 2007.Website:

www.sbv.gov.vn

² Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 16/03/2010

Thủ tục đấu thầu ngày càng được cải tiến. Nhất là từ ngày 15/12/2004, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp dụng công nghệ trang Web trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở,

cho phép thành viên kết nối trực tuyến với Ngân hàng Nhà nước, không phải đầu tư máy chủ, tiết kiệm chi phí đầu tư tham gia nghiệp vụ này. Điều này đã tạo điều kiện thu hút thêm thành viên tham gia thị trường, qua đó nâng cao vai trò điều tiết của công cụ này.

Năm 2004, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đã có những bước tiến đáng kể so với những năm trước đây. Cụ thể, khối lượng giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng mạnh. Tổng doanh số giao dịch năm 2004 là 61.936 tỷ đồng, bằng 292% so với năm trước, tăng cao hơn nhiều so với những năm trước đây. Khối lượng

giao dịch bình quân mỗi phiên tăng mạnh: năm 2004 là 500 tỷ đồng/phiên, trong khi năm 2003 là 197 tỷ đồng/phiên, 2002 là 15 tỷ đồng/phiên và năm 2001 là 82 tỷ đồng/phiên.Tỷ trọng doanh số mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở trên tổng doanh số cho vay của Ngân hàng Trung ương (bao gồm cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá, hoán đổi ngoại tệ và nghiệp vụ thị trường mở) năm 2004 tiếp tục tăng lên khoảng 81% so với các năm trước (năm 2003 là 75%, năm 2002 là 39% và năm 2001 là 37%).¹

Năm 2005, đã có tổng số giao dịch hơn 91.662 tỷ đồng, trong đó doanh số Ngân hàng Nhà nước mua vào giấy tờ có giá ngắn hạn là 82.862 tỷ đồng và bán ra tín phiếu là 1.800 tỷ đồng. Điều đáng ghi nhận, trong các phiên giao dịch năm 2005 thường xuyên có kết quả trúng thầu với khối lượng trúng thầu từ 256 tỷ đồng đến 1000 tỷ đồng, có phiên trúng 1200 tỷ đồng.²

_______________________

¹ Vũ Nguyên Hòa – Vụ chính sách tiền tệ, 2005, 10 “điểm nhấn” quan trọng của nghiệp vụ thị trường mở

2004.

² Nghiệp vụ thị trường mở đạt doanh số 90.000 tỷ đồng, 19/12/2005. www.dddn.com.vn

Đầu tháng 5/2010, Ngân hàng Nhà nước đã tăng thêm phiên giao dịch buổi chiều trên thị trường mở thay vì chỉ một phiên buổi sáng. Trong đó phiên giao dịch buổi sáng cho kỳ hạn 28 ngày và phiên giao buổi chiều cho kỳ hạn 7 ngày. Trong 2 ngày 1-2/2010, Ngân hàng Nhà nước bơm ra 8.200 tỷ đồng kỳ hạn 4 tuần với lãi suất 8%, và 2.500 tỷ đồng kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất 7,5%. Động thái này của Ngân hàng Nhà nước nằm trong chủ trương cung ứng vốn dài hơi như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn đồng thời kiểm soát việc cạnh tranh không lành mạnh, giữ ổn định lòng tin về đồng tiền nhằm giúp giảm lãi suất trong thời gian tới.

Khi nghiệp vụ thị trường mở bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2000 có 20 tổ chức tín dụng được công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Số lượng thành viên thị trường mở tăng dần qua các năm, nhưng với tốc độ chậm, chỉ 1-2 thành viên mỗi năm. Đến ngày 31/12/2005 đã có 29 tổ chức tín dụng được công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở, gồm 05 Ngân hàng thương mại Nhà nước, 14 Ngân hàng thương mại cổ phần, 07 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 01 ngân hàng liên doanh, 01 công ty tài chính và Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương.

Bảng 2.1. Số lượng thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở qua các năm Số lượng thành viên nghiệp vụ thị trường mở Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Ngân hàng Nhà nước 1 1 1 1 1 1 2. NHTM nhà nước 4 4 4 5 5 5 3. NHTM cổ phần 9 10 10 11 13 14 4. NH nước ngoài 4 4 5 5 6 7 5. NH liên doanh 1 1 1 1 1 1 6. TCTD phi ngân hàng 1 1 1 1 1 1 7. Quỹ TDNDTW 1 1 1 1 1 1 Tổng 21 22 23 25 28 30

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Cho đến tháng 9 năm 2006 thì phạm vi thành viên tham gia tăng đến 35 thành viên:

Bảng 2.2: Số lượng các thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở tính đến tháng 9/2006

TT Tên thành viên Ngày tham gia 01 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 07/7/2000

Một phần của tài liệu Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w