Định hướng hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở của

Một phần của tài liệu Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 69 - 71)

nước Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, thị trường mở đã từng bước khẳng định được vai trò là công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Trong thời gian tới, mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là nâng dần vị trí, vai trò của công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong các công cụ điều hành của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời kết hợp với các công cụ khác để thực hiện tốt mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Những tiền đề thuận lợi để thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong thời gian tới là:

- Các tổ chức tín dụng đang từng bước cơ cấu lại để có đủ khả năng cạnh tranh và thực hiện đa dạng các nghiệp vụ ngân hàng của nền kinh tế thị trường;

- Nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động tài chính - ngân hàng nói riêng đang chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới, với việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ, tham gia Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO);

- Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã và đang từng bước được đổi mới và phát huy tác dụng; Ngân hàng Nhà nước xác định sẽ xây dựng công cụ nghiệp vụ thị trường mở trở thành công cụ chủ yếu và quan trọng nhất để thực hiện chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

Để từng bước ổn định và đưa hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trở thành công cụ chủ đạo trong việc thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, định hướng cụ thể cho công cụ này như sau:

- Tạo điều kiện thúc đẩy sự hoạt động của các thị trường như: thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, thị trường mua bán lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng … nhằm tạo động lực thúc đẩy hoạt động thị trường mở.

- Từng bước mở rộng và đa dạng hoá các loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường mở.

- Thực hiện cơ cấu lại tình hình tài chính và tổ chức của các ngân hàng thương mại cổ phần nhằm nâng cao năng lực tài chính và mức độ tín nhiệm trong việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong nền kinh tế thị trường.

- Trên cơ sở duy trì các loại giấy tờ có giá như tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước làm “hàng hoá’ chủ yếu cho các phiên giao dịch thị trường mở, từng bước mở rộng và đa dạng hoá các loại hàng hoá của thị trường mở như: tín phiếu, kỳ phiếu của các Ngân hàng thương mại Nhà nước, trái phiếu của Quỹ Hỗ trợ phát triển, trái phiếu đô thị do các tỉnh, thành phố lớn, đã tự chủ ngân sách phát hành;

- Rà soát lại các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến hoạt động thị trường mở để điều chỉnh cho phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng tham gia;

- Phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả giữa công cụ nghiệp vụ thị trường mở với các công cụ khác để thực hiện tốt các mục tiêu của chính sách tiền tệ;

- Làm tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ để các tổ chức tín dụng ngày càng thấy rõ hiệu quả của việc tham gia vào các phiên giao dịch của thị trường mở. Ngân hàng Nhà nước nên định kỳ sơ kết, đánh giá hoạt

động thị trường mở với các thành viên để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các tổ chức tín dụng khi tham gian nghiệp vụ thị trường mở;

- Cải tiến và nâng cao chất lượng thu thập, dự báo và phân tích vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại, để làm cơ sở cho Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời cho các phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở.

Một phần của tài liệu Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 69 - 71)