Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng ở Hàn Quốc từ tháng 11/1961 với việc phát hành trái phiếu ổn định tiền tệ (MSBs) của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK). Hoạt động mua, bán trái phiếu chính phủ và trái phiếu công cộng
giữa BOK với các ngân hàng được thực hiện từ tháng 2/1969. Đến năm 1977 thì các định chế tài chính phi ngân hàng được tham gia nghiệp vụ này. Từ năm 1986, nghiệp vụ thị trường mở với quy mô đầy đủ (full-scale OMO) bắt đầu được áp dụng. Tuy nhiên, cho đến tháng 3/1993, phương pháp đấu thầu cạnh tranh mới được áp dụng, các trái phiếu chính phủ và trái phiếu công cộng được giao dịch dưới hình thức các thoả thuận mua lại (RPs). Từ tháng 2/1997, những trái phiếu đấu thầu không thành công hoặc trái phiếu ổn định tiền tệ không còn được bán trực tiếp cho các định chế tài chính. Từ đó, nghiệp vụ thị trường mở đã được hoàn thiện và chuyển sang phương pháp đấu thầu hoàn toàn cạnh tranh.
Thành viên tham gia các giao dịch liên quan đến MSBs và các chứng khoán được BOK xác định vào tháng 8 hàng năm, căn cứ vào các tiêu chí về kết quả tham gia đấu thầu, kết quả giao dịch MSBs trên thị trường thứ cấp, khối lượng MSBs nắm giữ, chất lượng tài sản và sự lành mạnh tài chính của các chế định tài chính. Những ngân hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn này, BOK có quyền cắt quan hệ giao dịch.
Cho đến nay có 35 chế định tài chính được lựa chọn làm đối tác tham gia giao dịch chứng khoán và 42 chế định tài chính được tham gia các giao dịch phát hành MSBs. BOK không thông báo đến công chúng danh sách các đối tác này cũng như các tiêu chuẩn đối với các đối tác, vì không muốn có những hiểu lầm không cần thiết về các định chế không là đối tác.
Về các công cụ nghiệp vụ thị trường mở.
Thứ nhất, trái phiếu ổn định tiền tệ (MSBs) do BOK phát hành. MSBs là công cụ chính sách tiền tệ chủ yếu khi khối lượng trái phiếu chính phủ và trái phiếu công cộng phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở còn hạn chế. MSBs bao gồm các trái phiếu chiết khấu (discount bonds – với các thời hạn 14 ngày, 28 ngày, 63 ngày, 91 ngày, 140 ngày, 182 ngày, 364 ngày, 371 ngày, 392
ngày và 546 ngày) và các trái phiếu coupon (coupon bonds – thời hạn 2 năm với phiếu lĩnh lãi hàng quý).
Thứ hai, chứng khoán sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở bao gồm: trái phiếu chính phủ, các trái phiếu bảo lãnh của Chính phủ, các loại trái phiếu phát triển đất đai (Land Development Bonds).
Hình thức giao dịch: Đối với MSBs, BOK sử dụng hai hình thức là đấu thầu và bán trực tiếp MSBs. Đấu thầu MSBs được thực hiện vào thứ ba hàng tuần, MSBs kỳ hạn 2 năm và 91 ngày được phát hành vào tuần thứ nhất và tuần thứ ba hàng tháng, kỳ hạn 364 ngày phát hành vào tuần thứ hai và kỳ hạn 182 ngày được phát hành vào tuần thứ tư. Tần suất và quy mô phát hành MSBs hàng tuần được xác định dựa trên các yếu tố như việc thanh toán MSBs, các điều kiện tiền tệ và dự trữ. Phương pháp bán trực tiếp được thực hiện vào các ngày thứ 6 khi cần thiết. BOK xác định lợi tức của MSBs với mức cao hơn lãi suất thị trường, các đối tác không phải đăng ký, ai đến trước thì mua trước. Các giao dịch liên quan đến MSBs đều được thực hiện theo hình thức ghi sổ¹.
Đối với các giao dịch chứng khoán: được chia thành 2 hình thức là giao dịch mua bán hẳn và các hợp đồng mua lại. Các hợp đồng mua lại được sử dụng khi dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng mang tính tạm thời hoặc lãi suất ngắn hạn cần phải điều chỉnh.
______________________________
¹ NTH-Phòng CSTD&LS-Vụ CSTTT, Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc
Các đơn vị thực hiện nghiệp vụ thị trường mở tại BOK: Vụ Chính sách tiền tệ (Phòng chính sách tín dụng và dự trữ) chịu trách nhiệm lập kế hoạch về nghiệp vụ thị trường mở. Vụ thị trường tài chính (Phòng nghiệp vụ thị trường mở) là đơn vị chịu trách nhiệm thực thi các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày. Vụ này quyết định các chi tiết của hoạt động tiền tệ, bao gồm việc lựa chọn công cụ, thời gian, tần xuất và quy mô của hoạt động.
Ngân hàng Thái Lan (BOT, Ngân hàng Trung ương của Thái Lan) thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua mua bán giấy tờ có giá với các thành viên (bao gồm các ngân hàng thương mại, tất cả các định chế tài chính khác và một số doanh nghiệp nhà nước).
Hàng hoá sử dụng trong các nghiệp vụ thị trường mở bao gồm các chứng khoán chính phủ, tín phiếu Ngân hàng Trung ương và trái phiếu doanh nghiệp nhà nước được Bộ Tài chính bảo lãnh phát hành và được gửi tại Ngân hàng Trung ương. Tại Thái Lan, do số dư trái phiếu Chính phủ giảm mạnh trong một vài năm qua từ tình trạng ngân sách nhà nước bội thu và nhiều trái phiếu chính phủ đã được thanh toán trước hạn nên BOT đã mở rộng giao dịch bằng chứng khoán khác và tự phát hành tín phiếu Ngân hàng Trung ương để tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ thị trường mở.
Phương thức giao dịch nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu của BOT là các giao dịch có kỳ hạn thông qua các hợp đồng repo. Thậm chí đã có thời gian BOT dựa hoàn toàn vào hình thức giao dịch mua bán có kỳ hạn thông qua các hợp đồng mua bán lại trên thị trường thứ cấp mà không thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trên thị trường sơ cấp. Nhưng sau này, khi số dư trái phiếu chính phủ giảm mạnh, BOT cũng thực hiện việc đấu thầu tín phiếu Ngân hàng Trung ương trên thị trường mở.
Do thị trường tiền tệ có quy mô nhỏ và tính cạnh tranh giữa các thành viên so với các nước phát triển, phạm vi hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của BOT tương đối rộng. Mặc dù vậy, sự hạn chế về hàng hoá cũng như sự phát triển thị trường chưa hoàn hảo làm cho tác động có thể thiệp của BOT thông qua nghiệp vụ thị trường mở còn hạn chế.
Hiện nay, Thái Lan đang thực hiện hai chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở:
mở nhằm tăng cường khả năng can thiệp của Ngân hàng Trung ương cả thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối. Chẳng hạn BOT đã phát hành các tín phiếu Ngân hàng Trung ương vào các ngày thứ sáu hàng tuần. Danh mục các giấy tờ có giá đủ điều kiện sử dụng trên thị trường mua lại sẽ được mở rộng bao gồm cả các trái phiếu của các doanh nghiệp nhà nước không được Bộ Tài chính bảo lãnh phát hành. Nghiệp vụ swap cũng được coi như một phương tiện khác để thực hiện việc bơm hay rút tiền Baht thông qua sử dụng USD.
Thứ hai, BOT coi việc thiết lập một hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp như một kênh bổ sung thực hiện thị trường mở. Theo kế hoạch, bước đầu, BOT sẽ có lựa chọn một số các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính và các công ty chứng khoán thực hiện vai trò các đối tác không chính thức mua bán các giấy tờ có giá với Ngân hàng Trung ương. Chứng khoán được giao dịch giữa Ngân hàng Trung ương và các đối tác này sẽ giới hạn, chỉ gồm chứng khoán chính phủ, trái phiếu Ngân hàng Trung ương và các trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước. Trong giai đoạn này, các định chế tài chính thực hiện vai trò các nhà giao dịch sơ cấp không chính thức sẽ không phải chấp nhận thực hiện nghĩa vụ cụ thể nào. Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh và tạo lập thị trường của các đối tác này sẽ được đánh giá làm cơ sở lựa chọn tiếp các nhà giao dịch sơ cấp chính thức. Khi được chỉ định chính thức, các nhà giao dịch sẽ phải chấp nhận các nghĩa vụ nào đó như tham gia đều đặn vào các phiên đấu thầu trái phiếu Ngân hàng Trung ương hàng tuần và thực hiện vai trò tạo lập thị trường đối với trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Ngân hàng Trung ương thông qua việc sẵn sàng chào giá hai chiều đối với BOT và các đối tượng khác (gồm các thể chế tài chính và các nhà đầu tư tư nhân) và cung cấp thông tin thị trường theo yêu cầu của Ngân hàng Trung ương.
1.4.5. Thị trường mở ở Ba Lan
Ba Lan là một quốc gia thuộc khối Đông Âu. Cũng như các quốc gia khác, công cụ nghiệp vụ thị trường mở trở thành công cụ chính của Ngân hàng Trung ương Ba Lan (NBP) trong thực thi chính sách tiền tệ.
nghiệp vụ thị trường mở. Các giao dịch đảo ngược (repo và repo đảo ngược) được NBP đưa vào sử dụng vào năm 1993, khi thị trường tiền gửi liên ngân hàng tại Ba Lan đã phát triển. Lúc này NBP đã có thể thực hiện các giao dịch nhằm bổ sung hoặc hấp thụ vốn cho hệ thống ngân hàng. Sau một thời gian, do nguồn vốn của các ngân hàng gia tăng nên giao dịch cung ứng vốn của NBP đã ngừng lại. Giao dịch repo cuối cùng thực hiện vào ngày 27/01/1995. Kể từ đó, NBP chỉ thực hiện các giao dịch nhằm hấp thụ vốn dư thừa từ hệ thống ngân hàng.
NBP cũng đã từng nhận tiền gửi từ nền kinh tế trong thời kỳ từ tháng 9 đến tháng 12/1997 và đây là một công cụ ngoại lệ trong nghiệp vụ thị trường mở.Việc nhận tiền gửi của NBP đã làm gia tăng lãi suất huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng. Hiện nay, NBP thực hiện các hình thức của nghiệp vụ thị trường mở:
- Các giao dịch hấp thụ vốn như bán hẳn, bán có kỳ hạn tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc, phát hành tín phiếu NBP;
- Các giao dịch bổ sung vốn như mua đảo ngược, mua hẳn tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc.
Mặc dù quy định về thời hạn giao dịch khá rộng nhưng NBP chủ yếu sử dụng hình thức phát hành tín phiếu NBP với thời hạn 14 ngày trong các giao dịch thị trường mở. Hiện nay, các giao dịch bổ sung vốn không được sử dụng do nguồn vốn của hệ thống ngân hàng liên tục gia tăng. Bên cạnh đó, các giao dịch đảo ngược hay hoặc bán hẳn tín phiếu kho bạc không được thực hiện do NBP không nắm giữ các giấy tờ có giá này. Nguyên nhân là do NBP chỉ có thể mua các giấy tờ có giá này trên thị trường mở do việc tài trợ thâm hụt ngân sách của NBP kể cả việc mua trực tiếp các giấy tờ có giá do kho bạc phát hành đã bị cấm thực hiện theo quy định tại Hiến pháp của Ba Lan.
Từ tháng 9/2000, NBP đã bán các trái phiếu kho bạc hiện đang nắm giữ. Đây là các trái phiếu mà NBP mua được từ các giao dịch trước khi thay đổi quy định về việc tài trợ ngân sách của NBP, được thực hiện trong tháng 9 và tháng 12/1999. NBP bán các giấy tờ có giá này là một hình thức giao dịch nghiệp vụ thị
trường mở cấu trúc nhằm giảm bớt sự dư thừa nguồn vốn của hệ thống ngân hàng. Từ tháng 2/2002, giao dịch nghiệp vụ thị trường mở cơ bản - hình thức phát hành tín phiếu NBP thời hạn 28 ngày (và 14 ngày kể từ 01/01/2003), được thực hiện vào ngày thứ 6 hàng tuần. Khối lượng phát hành tín phiếu NBP được xác định trên cơ sở tình hình thị trường và nhu cầu thanh toán của hệ thống ngân hàng. Kể từ khi Ban điều hành chính sách tiền tệ được thành lập vào năm 1998, NBP bắt đầu đưa vào áp dụng lãi suất tham chiếu, được xác định từ lãi suất tín phiếu NBP thời hạn 28 ngày. Kể từ năm 2003, lãi suất tham chiếu được xác định từ lãi suất tín phiếu NBP thời hạn 14 ngày. Quy mô phát hành tín phiếu NBP được công bố trên mạng Reuters. Các nhà giao dịch thị trường tiền tệ và Quỹ bảo hiểm ngân hàng có thể mua các tín phiếu này tại thị trường sơ cấp, trong khi các ngân hàng thương mại chỉ có thể mua các tín phiếu trên thị trường thứ cấp.
Sau khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU), NBP trở thành một thành viên của hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu (ESCB). Vì vậy, NBP phải điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ của mình phù hợp với quy định của ESCB. Lý do điều chỉnh xuất phát từ thực tế tình trạng dư thừa vốn của hệ thống ngân hàng Ba Lan và sự thay đổi trong địa vị pháp lý của NBP. Sự khác biệt trong công cụ nghiệp vụ thị trường mở của NBP và ESCB xuất phát từ tình trạng dư thừa vốn do đó NBP không sử dụng các giao dịch tái cấp vốn ngắn hạn (14 ngày) và dài hạn (3 tháng) mà chỉ thực hiện các giao dịch hấp thụ vốn.
Trong các giao dịch dài hạn, NBP không loại trừ việc sử dụng các công cụ có thời hạn dài hơn. Vì vậy, NBP đã phát hành tín phiếu NBP thời hạn 3 tháng nhằm phù hợp với quy định về công cụ thời hạn 3 tháng của ESCB. Ngoài ra, NBP đã thực hiện các giao dịch bán hẳn đối với trái phiếu kho bạc với toàn bộ thời hạn còn lại của trái phiếu.
1.4.6. Một số bài học kinh nghiệm
Qua thực tế sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Trung ương một số nước trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, tuỳ theo điều kiện cụ thể của nền kinh tế và mức độ phát triển của thị trường tài chính của từng quốc gia để vận dụng và xử lý linh hoạt công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng nhằm thực thi chính sách tiền tệ. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngày càng được sử dụng phổ biến tại các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau và vai trò đang ngày càng quan trọng. Tại hầu hết các quốc gia, công cụ nghiệp vụ thị trường mở đều được sử dụng với các hình thức và mức độ khác nhau. Điều này chứng tỏ sự ưu việt của công cụ này trong điều hành chính sách tiền tệ. Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, công cụ này được sử dụng phổ biến và chủ yếu. Còn tại Thái Lan, công cụ này đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Tại Ba Lan, NBP đã và đang thực hiện công cụ này và điều chỉnh nhằm phù hợp với quy định của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Thứ hai, cần phối kết hợp sử dụng hài hoà công cụ nghiệp vụ thị trường mở với các công cụ khác trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ cụ thể trong từng thời kỳ.
Tuy công cụ nghiệp vụ thị trường mở là loại công cụ được sử dụng phổ biến trong thực thi chính sách tiền tệ nhưng không thể giải quyết được tất cả các tình huống của thị trường. Chính vì vậy, Ngân hàng Trung ương các nước đã lựa chọn các công cụ khác như swap, tỷ giá, lãi suất của BOT, chiết khấu của FED … để phối hợp sử dụng. Tại Ba Lan, bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, NBP cũng sử dụng các công cụ khác như dự trữ bắt buộc, tín dụng Lombard, công cụ tiền gửi cuối ngày, chính sách lãi suất. Cùng với nghiệp vụ thị trường mở, các công cụ này đã hình thành nền hệ thống công cụ chính sách tiền tệ và đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ trong các tình huống.
Thứ ba, về các loại hàng hoá giao dịch trên thị trường mở. Nhìn chung tất cả các quốc gia đều xem các loại chứng khoán của Chính phủ như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính quyền địa phương và tín phiếu Ngân hàng Trung