Khuôn khổ pháp lý

Một phần của tài liệu Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 38)

2.1.1.1. Khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời của nghiệp vụ thị trường mở

Điều 21 Luật Ngân hàng Nhà nước quy định: "Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua bán tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia." Theo quy định này thì nghiệp vụ thị trường mở chỉ giới hạn trong phạm vi thị trường tiền tệ, các giao dịch thị trường mở phải có thời hạn dưới 12 tháng và các loại giấy tờ có giá tham gia giao dịch cũng phải đáo hạn trong vòng 1 năm.

Ngoài ra, Luật Ngân hàng Nhà nước cũng đã cụ thể hoá các loại công cụ (giấy tờ có giá) giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở là tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống đốc quy định cụ thể.

Thứ hai, khung pháp lý về việc phát hành các giấy tờ có giá

Để cung cấp hàng hoá cho thị trường, một số loại giấy tờ có giá đã được phát hành. Hệ thống pháp lý về việc ban hành các giấy tờ có giá này đã được hoàn thiện, như:

- Quy chế phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước ban hành theo Quyết định số 362/1999/QĐ-NHNN1 ngày 08/10/1999 của Thống đốc;

- Quy chế phát hành trái phiếu chính phủ theo Nghị định số 72/CP ngày 26/7/1994 của Chính phủ và Quyết định số 01/2000/QĐ-TTg ngày 13/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ;

- Pháp lệnh thương phiếu tháng 2/1999; - Luật Thương mại năm 1997.

Thứ ba, khung pháp lý về thị trường thứ cấp

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về các giao dịch thứ cấp nhằm tạo tính thanh khoản cho các giấy tờ có giá trên và thị trường thứ cấp, như:

- Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường nội tệ liên ngân hàng theo Quyết định số 136 QĐ/NHNN2 ngày 20/7/1993 của Thống đốc;

- Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo Quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999 của Thống đốc;

- Quy chế về nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng theo Quyết định 356/1999/QĐ-NHNN14 ngày 06/10/1999 của Thống đốc.

Thứ tư, khung pháp lý về hoạt động can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở

Quy chế nghiệp vụ thị trường mở được ban hành theo Quyết định 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/3/2000 của Thống đốc. Quy chế này hướng dẫn thực hiện giao dịch trên thị trường mở, nghiệp vụ thanh toán, lưu ký, … và sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước cũng đã thành lập Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở để quyết định tất cả các vấn đề liên quan.

Thứ năm,khung pháp lý về quản lý vốn khả dụng

Quy chế quản lý vốn khả dụng được ban hành theo Quyết định số 37/2000/QĐ-NHNN1 ngày 24/01/2000 của Thống đốc. Đây là yếu tố nền tảng cho hoạt động nghiệp vụ thị trường mở và hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Nó xác định lượng vốn khả dụng thừa thiếu hàng ngày làm căn cứ để quyết định chiều hướng và mức độ can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở.

Như vậy, để chuẩn bị cho công cụ nghiệp vụ thị trường mở triển khai hoạt động, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan, không những trực tiếp quy định về công cụ này như quy chế về nghiệp vụ thị trường mở, thành lập Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở, quy trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, hạch toán giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, chế độ thông tin báo cáo, … mà còn ban hành quy định về những vấn đề liên quan đến công cụ này

như quy chế quản lý vốn khả dụng, quy chế lưu ký giấy tờ có giá ngắn hạn, quy trình đấu thầu tín phiếu kho bạc, ... Thông qua các quy định này, Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn cụ thể việc tổ chức và thực hiện các giao dịch trên thị trường mở, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nắm bắt và triển khai thực hiện. Hệ thống các văn bản pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của thị trường mở đã cơ bản đầy đủ và sẽ hoàn thiện trong tương lai. Các quy định này đảm bảo hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trôi chảy từ khâu phát hành giấy tờ có giá đến giao dịch giấy tờ có giá cũng như cơ sở để xác định mức độ can thiệp thị trường của Ngân hàng Nhà nước.

2.1.1.2. Quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở

Trong thời gian gần 10 năm triển khai thực hiện, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tiến hành sửa đổi kịp thời các văn bản nhằm thúc đẩy sự hoạt động của thị trường như sửa đổi quy chế hoạt động nghiệp vụ thị trường mở vào các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2007, 2008; quy chế lưu ký giấy tờ có giá được sửa đổi năm 2004, ...

Quy chế về nghiệp vụ thị trường mở

Để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam, ngày 09/3/2000, Thống đốc đã ban hành Quy chế hoạt động nghiệp vụ thị trường mở kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN. Theo đó, nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn giữa một bên là Ngân hàng Nhà nước với một bên là các tổ chức tín dụng là thành viên của thị trường mở trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Các giấy tờ có giá ngắn hạn được giao dịch ở thị trường mở bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống đốc quy định¹. Quy chế cũng quy định về các giao dịch trên thị trường mở, phương thức giao dịch, phương thức đấu thầu, điều kiện tham gia thị trường mở, các loại giấy tờ có giá được giao dịch thông qua thị trường mở, quy trình tham gia nghiệp vụ thị trường mở.

Tuy nhiên, việc quy định về hình thức giao dịch đấu thầu lãi suất, ngày thanh toán, lãi suất mua hoặc bán, khối lượng mua hoặc bán ... tại Quy chế 85 chưa phù hợp cho nên Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục sửa đổi, bổ sung bằng các Quyết định số 1439/2001/QĐ-NHNN ngày 20/11/2001 và Quyết định số 877/2002/QĐ-NHNN ngày 19/8/2002. Theo đó, “Đấu thầu lãi suất là việc xác định lãi suất trúng thầu của các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở lãi suất dự thầu của các tổ chức tín dụng và khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán.¹” và “Ngày thanh toán là ngày đấu thầu, các tổ chức tín dụng trúng thầu thực hiện giao, nhận giấy tờ có giá và thanh toán với Ngân hàng Nhà nước.²”. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định thẩm quyền của “Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàngNhà nước cần mua hoặc cần bán trước mỗi phiên đấu thầu³ ” trong phương thức đấu thầu lãi suất.

_______________________

¹ Quyết định 1439/2001/ QĐ- NHNN ² Quyết định 877/ 2002/ QĐ- NHNN

³ Khoản 2, Điều 1, Quyết định 1439/2001/QĐ-NHNN

Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước được ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1085/2003/QĐ- NHNN ngày 16/9/2003 và công văn số 1511/NHNN-TD ngày 28/12/2004 để sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Quy chế nghiệp vụ thị trường mở. Năm 2005, Thống đốc ban hành Quyết định số 1909/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 cho phép trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển được phép giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở. Chủng loại giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường mở cũng được mở rộng, ngoài những giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn bao gồm cả những giấy tờ có giá dài hạn như trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư do ngân sách trung ương thanh toán, công trái, trái phiếu công trình trung ương và các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc quy định. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã sửa đổi các quy định liên quan đến thời gian thực hiện nghiệp vụ, các mẫu biểu đi kèm…

nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng khi tham gia thị trường mở.

Để khắc phục những hạn chế tiến dần tới chuẩn hóa các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong các giao dịch liên quan đến giấy tờ có giá, Thống đốc đã ban hành Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 về ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở, thay thế tất cả các quy định trước đó. Và tiếp đó là Quyết định số 27/2008/ QĐ-NHNN ngày 30/09/2008 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Quy chế về phát hành giấy tờ có giá

Một hệ thống các văn bản pháp luật về phát hành giấy tờ có giá được ban hành hoàn thiện thêm các quy định pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở.

Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

Quyết định số 46/2006/QĐ-BTC ban hành Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn.

Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của các tổ chức tín dụng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 16/2009/TT-NHNN (11/8/2009) sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá dài hạn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Ngoài ra, Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước phù hợp với nội dụng tại Quyết định 83/2009/QĐ-TTG ngày 27/05/2009.

Ngày 06/01/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 11/QĐ-NHNN về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, các giấy tờ có giá được sử dụng trong các

giao dịch của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu Chính quyền địa phương do UBND Tp Hà Nội và Hồ Chí Minh phát hành. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1909/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005, Quyết định số 86/QĐ-NHNN ngày 08/1/2007, Quyết định số 441/QĐ-NHNN ngày 02/3/2009.

Luật thương mại năm 1997 cũng được thay thế bằng Luật thương mại 2005. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004.

Quy chế quản lý vốn khả dụng

Để quyết định việc “bơm”, “hút” tiền qua thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước cần phải căn cứ vào thực trạng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Vì vậy việc quản lý và dự báo vốn khả dụng nhằm phục vụ cho điều hành chính sách tiền tệ là hết sức cần thiết. Theo Quy chế quản lý vốn khả dụng kèm theo Quyết định số 37/2000/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 24/01/2000 của Thống đốc, vốn khả dụng là số tiền gửi của các tổ chức tín dụng (gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán và các loại tiền gửi khác) tại Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở tính toán, phân tích và dự báo sự thay đổi về vốn khả dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ xác định mức vốn khả dụng cần duy trì của các tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện chính sách tiền tệ, từ đó đưa ra các giải pháp để can thiệp đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng thông qua các công cụ chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước dự báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng trên cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vốn khả dụng, như: cung cầu ngoại tệ trên thị trường tiền tệ và sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước; diễn biến thu chi ngân sách nhà nước; doanh số phát hành và thu hồi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước; nhu cầu vay và khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại, … Kết quả dự báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng được sử dụng làm cơ sở thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và dự đoán cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ để điều hành chính sách tiền tệ.

Như vậy, việc tính toán và dự báo diễn biến vốn khả dụng là cơ sở cho việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung của Ngân hàng Nhà nước.

2.1.2. Chủ thể tham gia thị trường

Ngân hàng Nhà nước

Tham gia với tư cách vừa là người tổ chức vừa là người điều hành thị trường, vừa là người trực tiếp mua bán trên thị trường . Ngân hàng Nhà nước là cơ quan xem xét và chứng nhận tư cách thành viên cho các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện.

Các đối tác của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Các đối tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng bao gồm : Tổ chức tín dụng Nhà nước, Tổ chức tín dụng cổ phần, Tổ chức tín dụng hợp tác, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam.

Như vậy, hiện nay chỉ có các tổ chức tín dụng mới có thể là thành viên thị trường mở. Quy định về điều kiện thành viên nghiệp vụ thị trường mở hiện nay là phù hợp với giai đoạn phát triển đầu của thị trường mở tại Việt Nam, điều kiện phát triển của thị trường tiền tệ Việt Nam và năng lực quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

2.1.3. Điều kiện tham gia thị trường mở ở Việt Nam

Theo quy định hiện hành về nghiệp vụ thị trường mở, thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở chỉ là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và có đủ các điều kiện sau¹:

- Có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước ( Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố);

- Có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia nghiệp vụ thị trường mở gồm: máy FAX, máy tính nối mạng internet;

- Có giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở ( theo Phụ lục số 01/TTM của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở).

Các tổ chức tín dụng khi được Ngân hàng Trung ương công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở sẽ được cấp mã số chữ kí cho những người đại diện qua máy tính, máy Fax và mã số chữ kí cho những người đại diện tổ chức tín dụng cũng như người tham gia giao dịch thực hiện chế độ bảo mật với các giao dịch.

Đối với các tổ chức tín dụng có quy mô lớn thì có thể đầu tư các thiết bị mạng theo kỹ thuật tiên tiến để giao dịch. Đối với những tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ thì có thể giao dịch với Ngân hàng Nhà nước thông qua việc truyền file

Một phần của tài liệu Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w