MỤC LỤC
Thông qua hoạt động mua, bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở, Ngân hàng Trung ương đã tác động trực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất trên thị trường, từ đó tác động trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ cả về mặt giá và mặt lượng. Về mặt giá: Khi vốn khả dụng của từng ngân hàng cá nhân giảm (tăng) do tác động của hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, mức cung vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng giảm (tăng), trong điều kiện các yếu tố liên quan không thay đổi, lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng tăng lên (giảm xuống).
- Nếu dấu hiệu yêu cầu chỉ cần tạm thời thay đổi dự trữ tiền tệ hoặc dự trữ trong thời gian tới là thiếu ổn định thì Ngân hàng Trung ương thực hiện các giao dịch tác động lên cung tiền tệ bằng các hợp đồng mua lại đối với trường hợp muốn tăng dự trữ tạm thời hoặc bằng các giao dịch mua bán đảo ngược khi muốn giảm dự trữ tạm thời. Trong đấu thầu lãi suất, Ngân hàng Trung ương có thể áp dụng dưới hình thức đấu thầu lãi suất thống nhất hay còn gọi là hình thức một giá tức là tất cả khối lượng trúng thầu tính thống nhất theo mức lãi suất trúng thầu (phương thức Hà Lan) hoặc đấu thầu theo lãi suất riêng lẻ hay đấu thầu nhiều giá (phương thức Mỹ) tức là từng mức khối lượng trúng thầu sẽ tương ứng với mức lãi suất dự thầu.
Thứ nhất, trái phiếu ổn định tiền tệ (MSBs) do BOK phát hành. MSBs là công cụ chính sách tiền tệ chủ yếu khi khối lượng trái phiếu chính phủ và trái phiếu công cộng phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở còn hạn chế. ngày và 546 ngày) và các trái phiếu coupon (coupon bonds – thời hạn 2 năm với phiếu lĩnh lãi hàng quý). Tại Thái Lan, do số dư trái phiếu Chính phủ giảm mạnh trong một vài năm qua từ tình trạng ngân sách nhà nước bội thu và nhiều trái phiếu chính phủ đã được thanh toán trước hạn nên BOT đã mở rộng giao dịch bằng chứng khoán khác và tự phát hành tín phiếu Ngân hàng Trung ương để tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ thị trường mở. Khi được chỉ định chính thức, các nhà giao dịch sẽ phải chấp nhận các nghĩa vụ nào đó như tham gia đều đặn vào các phiên đấu thầu trái phiếu Ngân hàng Trung ương hàng tuần và thực hiện vai trò tạo lập thị trường đối với trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Ngân hàng Trung ương thông qua việc sẵn sàng chào giá hai chiều đối với BOT và các đối tượng khác (gồm các thể chế tài chính và các nhà đầu tư tư nhân) và cung cấp thông tin thị trường theo yêu cầu của Ngân hàng Trung ương.
Như vậy, để chuẩn bị cho công cụ nghiệp vụ thị trường mở triển khai hoạt động, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan, không những trực tiếp quy định về công cụ này như quy chế về nghiệp vụ thị trường mở, thành lập Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở, quy trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, hạch toán giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, chế độ thông tin báo cáo, … mà còn ban hành quy định về những vấn đề liên quan đến công cụ này. Theo đó, “Đấu thầu lãi suất là việc xác định lãi suất trúng thầu của các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở lãi suất dự thầu của các tổ chức tín dụng và khối lượng giấy tờ có giá Ngõn hàng Nhà nước cần mua hoặc bỏn.ạ” và “Ngày thanh toỏn là ngày đấu thầu, các tổ chức tín dụng trúng thầu thực hiện giao, nhận giấy tờ có giá và thanh toán với Ngân hàng Nhà nước.²”. Ngân hàng Nhà nước dự báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng trên cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vốn khả dụng, như: cung cầu ngoại tệ trên thị trường tiền tệ và sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước; diễn biến thu chi ngân sách nhà nước; doanh số phát hành và thu hồi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước; nhu cầu vay và khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại, … Kết quả dự báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng được sử dụng làm cơ sở thực hiện nghiệp vụ thị trường mở và dự đoán cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ để điều hành chính sách tiền tệ.
Nhất là thời điểm các tổ chức tín dụng gặp khó khăn về vốn khả dụng, nghiệp vụ thị trường mở đã được kết hợp sử dụng đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác như nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, nghiệp vụ cho vay cầm cố để hỗ trợ kịp thời cho các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán, góp phần ổn định tiền tệ và thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Qua theo dừi, phõn tớch cỏc kết quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin, các tổ chức tín dụng có thể tham khảo về diễn biến thị trường để quyết định việc tham gia các hoạt động thị trường tiền tệ, nắm bắt tín hiệu về định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước để có hướng cân đối nguồn vốn thích hợp. Từ tháng 4-7/2003, trước xu hướng các tổ chức tín dụng liên tục tăng lãi suất huy động VNĐ trong khi vốn khả dụng vẫn dư thừa khá lớn, bên cạnh việc điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục chào mua giấy tờ có giá trong các phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất thấp nhằm phát tín hiệu sẵn sàng cung ứng vốn khả dụng với chi phớ thấp, cỏc tổ chức tớn dụng cần theo dừi và chủ động cõn đối vốn hợp lý.
Bên cạnh đó, cần phải triệt để khai thác các công cụ nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc để tác động vào khối lượng tiền cung ứng và hệ số tạo tiền của các tổ chức tín dụng, đồng thời là những yếu tố tác động thêm tỷ giá và lãi suất theo định hướng của chính sách tiền tệ. Trong thời gian tới, mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là nâng dần vị trí, vai trò của công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong các công cụ điều hành của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời kết hợp với các công cụ khác để thực hiện tốt mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. - Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã và đang từng bước được đổi mới và phát huy tác dụng; Ngân hàng Nhà nước xác định sẽ xây dựng công cụ nghiệp vụ thị trường mở trở thành công cụ chủ yếu và quan trọng nhất để thực hiện chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Bên cạnh các giấy tờ có giá do Bộ Tài chính phát hành thì Ngân hàng Nhà nước có thể chấp thuận các loại giấy tờ có giá khác do các tổ chức tài chính, tín dụng lớn, có uy tín, các chính quyền địa phương hoặc các tổng công ty lớn của Nhà nước được phép giao dịch trên thị trường mở như: trái phiếu của Quỹ Hỗ trợ phát triển, trái phiếu của các Ngân hàng thương mại Nhà nước, trái phiếu đô thị của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố lớn đã tự chủ được ngân sách địa phương, trái phiếu của các Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Trong thời gian chưa triển khai được việc đa dạng kỳ hạn giao dịch trong một phiên, Ngân hàng Nhà nước cần phân bổ kỳ hạn hợp lý nhằm tránh tình trạng các thành viên phải dồn trả nhiều hợp đồng vào cùng một ngày hoặc vào các ngày quá gần nhau làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của họ, ví dụ hợp đồng 30 ngày và hợp đồng 15 ngày đáo hạn cùng một thời điểm. Bên cạnh việc sử dụng các tính năng bảo mật của các phần mềm thì Ngân hàng Nhà nước cần trang bị các thiết bị an ninh mạng chuyên dụng và tăng cường nhân lực về công nghệ thông tin để đảm bảo an toàn, bảo mật các thông tin trong giao dịch thị trường mở, đảm bảo mạng máy tính hoạt động thông suốt, an toàn, phát hiện và xử lý kịp thời các truy nhập, can thiệp trái phép vào hệ thống.
Do đó, cần có một cơ chế phối hợp hành động giữa các Bộ ngành và Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền nhằm hạn chế những tác động ngược chiều của các chính sách kinh tế vĩ mô, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ. Với kết cấu gồm 3 chương và 83 trang, luận văn “Pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện” đã tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở và thực tiễn hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 đến nay. Thứ hai, luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động cũng như pháp luật nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ khi đưa vào hoạt động đến nay và trên nhiều khía cạnh như: khuôn khổ pháp lý, chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở, điều kiện tham gia thị trường, hàng hóa giao dịch trong thị trường mở, tổ chức và điều hành nghiệp vụ thị trường mở, ….Luận văn cũng đã đánh giá được những ưu điểm cũng như hạn chế của pháp luật nghiệp vụ thị trường mở từ khi triển khai cho đến nay để từ đó rút ra những vấn đề nổi bật cần phải nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới và khẳng định cần có giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghiệp vụ thị trường mở.