1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thơ tình xuân quỳnh từ góc nhìn văn hoá

106 644 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 612 KB

Nội dung

Nếu có tiếng nói của nhân vật nữ trong văn học thì đó lại là hiện tượng nhà thơ nam giới hư cấu giọng nữ, nói hộ người phụ nữ tâm tình riêng tư, tình yêu, tình vợ chồng.Những hiện tượng

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ: VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN NHO THÌN

Thái Nguyên – 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Trong quá trình được học Cao học và thực hiện Luận văn Thạc sĩ khoa họctại Khoa Ngữ văn -Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, tôi đã được sự quantâm giúp tận tình của Nhà trường, của khoa, của các thầy, cô giáo trực tiếp giảngdạy và của PGS.TS Trần Nho Thìn – người hướng dẫn khoa học

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu của tôi là một đề tài mới và chưa từngđược công bố!

Dương Thị Ngọc Hà

Học viên Cao học Ngữ văn Khóa 8

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong cuốn “Các vấn đề của khoa học văn học”( Nxb KHXH, HàNội, 1990, tr361), tác giả M.Bakhtin nhận định: “Văn học là một bộ phận không thểtách rời của văn hóa Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ vănhóa một thời đại trong đó nó tồn tại Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của

văn hóa” Như vậy, bất cứ một sự sáng tạo sinh nở nào trong văn chương đều thoát

thai từ một bối cảnh văn hoá nhất định Bất cứ đứa con tinh thần nào của người

nghệ sĩ đều được nuôi dưỡng bằng cuống nhau của thời đại, được hấp thu các chất

dinh dưỡng từ hiện thực đời sống với tất cả sự phong phú và đa dạng của các giá trịvăn hóa Do đó, mã văn hoá của từng thời kì lịch sử sẽ hắt bóng trong văn chương,ảnh hưởng, chi phối tới cấu trúc nội tại của tác phẩm như cách xây dựng hình tượngnhân vật ở nhiều phương diện: ngôn ngữ, giọng điệu, hành vi ứng xử…Vì vậy, tiếpcận một tác phẩm văn học từ một quan điểm văn hoá, một không gian văn hoá màtác phẩm đó ra đời sẽ mang lại nhiều ý nghĩa mà các cách nghiên cứu khác không

có được

1.2 Thế giới được tạo thành và duy trì bởi hai giới: nam và nữ (đàn ông vàđàn bà) Mọi giá trị của cuộc sống dù là vật chất hay tinh thần đều do con ngườisáng tạo ra với mục đích để phục vụ chính con người Vậy nên, là một bộ phận cấuthành của văn hóa, văn hóa giới có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại xã hội củacon người Theo đó, văn hoá ứng xử giới (ứng xử giữa nam và nữ) là vấn đề rất cầnđược quan tâm Ở Việt Nam, truyền thống văn hoá ứng xử giới mang tính namquyền Tư tưởng nam quyền từ bao đời nay đã chi phối hành vi ứng xử của cả namgiới và nữ giới không chỉ trong đời sống xã hội mà cả trong đời sống văn học

1.3 Người phụ nữ là một nửa nhân loại Phân tích nhân vật nữ trong vănxuôi hay thơ không thể không chú ý đến đặc điểm giới Lý luận về nghiên cứu giớitrong văn học thế giới có nhiều thành tựu có ích cần được ứng dụng vào Việt Nam.Tuy vậy, trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông hiện nay, cũng như

Trang 5

trong thực tiễn giảng dạy văn học ở trường nói chung, thi ca nói riêng, hầu như chưa

có sự quan tâm đến khía cạnh giới của nhân vật văn học là phụ nữ

Trong xã hội nam quyền, các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, sinh hoạt…dànhcho phụ nữ đều do đàn ông áp đặt Nhìn vào thực tế cuộc sống chúng ta thấy, cácsách “Gia huấn ca” xưa dùng để dạy con cái trong gia đình (trong đó có các cô gái)đều do đàn ông viết (các nhà nho) Lễ ký của nhà nho hiển nhiên cũng do đàn ôngsoạn Những quy định lễ giáo ngặt nghèo như “nam nữ thụ thụ bất thân”, thuyết

“tam tòng”, “tứ đức” do đàn ông áp đặt lên cuộc đời người phụ nữ Bước sang lĩnhvực văn học, sáng tác của các nhà nho chủ trương đề cao người phụ nữ trinh tiết,trinh liệt đồng thời “ma quỷ hóa” những phụ nữ có quan niệm phóng khoáng về tìnhyêu…Môi trường văn hóa đó đã hình thành một áp lực khiến người phụ nữ phải imlặng, giấu kín các ý nghĩ, cảm xúc riêng tư của họ, nhất là cảm xúc về tình yêu,hạnh phúc lứa đôi Giới nghiên cứu quốc tế gọi đây là hiện tượng người phụ nữ mấtngôn.Trong ca dao và cả văn học trung đại, người phụ nữ truyền thống thể hiện tìnhyêu một cách e lệ, rụt rè, bị động, thầm kín, coi như đó là vẻ đẹp của nữ tính Nếu

có tiếng nói của nhân vật nữ trong văn học thì đó lại là hiện tượng nhà thơ nam giới

hư cấu giọng nữ, nói hộ người phụ nữ tâm tình riêng tư, tình yêu, tình vợ chồng.Những hiện tượng có sự trùng hợp tác giả và nhân vật trữ tình trong thơ ca về tìnhyêu (như thơ tình Xuân Quỳnh) thường là hiện tượng đột xuất cần chú ý phân tíchnhưng tiếc là chưa được giới nghiên cứu phê bình quan tâm Do vậy, lựa chọn điểmnhìn từ bối cảnh văn hoá, chúng tôi quan tâm đến văn hoá ứng xử giới, văn hoá diễnngôn của phụ nữ trong đề tài tình yêu

1.4 Như trên chúng tôi đã nói, do áp lực của văn hóa nam quyền mà suốtmười thế kỉ văn học trung đại Việt Nam cho đến trước năm 1945, nam nhân hầunhư độc chiếm thi đàn tình yêu Lịch sử văn hóa diễn ngôn của người phụ nữ ở địahạt thơ tình dường như luôn là mảnh đất trống Dám chủ động thể hiện những cảmxúc yêu đương, những khát khao con gái thầm kín, đấu tranh đòi quyền yêu và đượcyêu vẫn chỉ thuộc về bản lĩnh của một nhà thơ nữ duy nhất trong suốt thời kì vănhọc dân gian và mười thế kỉ văn học trung đại Việt Nam là Hồ Xuân Hương Nhưngthực ra cái tôi trữ tình của Hồ Xuân Hương cũng chỉ lên tiếng với tư cách nói lên

Trang 6

tiếng nói của người phụ nữ làm lẽ phê phán chế độ đa thê và thân phận chua chátchứ không phải là nói tiếng nói của cô gái yêu đương Mãi đến giữa thế kỉ XX, thơtình Việt Nam mới lại được đón nhận “những nữ thi nhân đồng thời là nữ tình nhântrực tiếp nói lên cảm xúc yêu đương của họ”(Trần Nho Thìn, văn học Việt Nam từthế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, NXBDG, 2012, tr 486) Gương mặt “nữ thi nhân đồngthời là nữ tình nhân” tiêu biểu, có vị trí quan trọng của nền văn học Việt Nam hiệnđại chúng tôi muốn nói đến là người con của làng La Khê nổi tiếng với nghề dệt the,dệt gấm - Xuân Quỳnh.

1.5 Bước ra từ khói lửa, đạn bom của cuộc kháng chiến chống Mỹ như bao nhàthơ khác cùng thế hệ nhưng Xuân Quỳnh đã nhanh chóng tạo được một diện mạoriêng, một giá trị riêng cho sự nghiệp văn học của mình Gần một phần tư thế kỉ laođộng nghệ thuật, thời gian đó không nhiều so với một đời thơ nhưng bằng tấm lòngyêu người, yêu đời tha thiết; bằng khát vọng dâng hiến mãnh liệt; bằng tinh thần laođộng nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã kịp để lại cho đời một di sản văn họcquý báu Ở người phụ nữ này, làm thơ dường như không chỉ là một duyên nghiệpkiểu “Trời đày” mà trên hết, thơ ca chính là cứu cánh, là lẽ sống của đời chị Từ thiphẩm đầu tay cho đến những sáng tác cuối cùng, chúng tôi thấy Xuân Quỳnh thật sự

là một tâm hồn đã sống cho thơ, sống trong thơ và sống bằng thơ Đặc biệt, chị viết

nhiều về tình yêu Dường như tình yêu là mảnh đất hứa cho tài năng của chị được

bộc lộ, cho cảm xúc của chị được thăng hoa, cũng là mảng sáng tác mà XuânQuỳnh bỏ ra nhiều tâm huyết nhất và cũng khiến chị trăn trở nhiều nhất Do vậy, đềtài tình yêu chiếm một số lượng khá lớn, có vị trí quan trọng trong việc thể hịêndiện mạo, bản sắc hồn thơ Xuân Quỳnh cũng như định hình phong cách nghệ thuậtcủa chị - một “Nữ hoàng thơ tình” – gương mặt thơ nữ xuất sắc của văn học ViệtNam hiện đại

1.6 Thơ tình Xuân Quỳnh không chỉ có giá trị vì nó chiếm phần lớn tronggia tài thơ của chị mà còn vì vị trí danh dự của nó trong chương trình Ngữ VănTHPT Sự hiện diện của thơ tình Xuân Quỳnh qua bài thơ “Sóng” đã mang đến chongười đọc những trải nghiệm thẩm mỹ mới về quan niệm tình yêu, về diễn ngôn vănhóa của người phụ nữ trong một đề tài đã quá ư quen thuộc Đã có rất nhiều công

Trang 7

trình nghiên cứu về thơ tình của Xuân Quỳnh nhưng hầu hết các tác giả mới chỉ tiếpcận mảng sáng tác này hoặc từ góc độ nội dung, hoặc từ góc độ thi pháp học, từtiểu sử nhà thơ…chứ chưa có một công trình nào tiếp cận thơ tình Xuân Quỳnh từgóc độ văn hóa học

Các quan sát trên giải thích vì sao chúng tôi chọn đề tài “Thơ tình XuânQuỳnh từ góc nhìn văn hoá” để nghiên cứu Từ điểm nhìn này, chúng tôi mongmuốn rọi thêm tia sáng mới vào thế giới thơ tình Xuân Quỳnh, lí giải sức quyến rũcủa thơ tình Xuân Quỳnh, mang đến những khám phá, những cảm nhận đầy đặn,tròn trịa về mảng sáng tác tâm huyết nhất và cũng thành công nhất của chị Đồngthời, chúng tôi cũng mong muốn qua góc nhìn văn hoá, chỉ ra được vẻ đẹp mang

tính “đột phá”, tính “cách mạng” của Xuân Quỳnh ở đề tài tình yêu trong dòng

chảy chung của thơ tình dân tộc

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Thơ tình của Xuân Quỳnh từ khi chào đời đã ám ảnh độc giả ở nhiều thế

hệ Vì vậy, nó không còn là mảnh đất trống, sức mời gọi của mảng sáng tác này đốivới những cây bút nghiên cứu, phê bình văn học luôn có một ma lực đặc biệt Trongquá trình khảo sát, với tài liệu có hạn, chúng tôi nhận thấy có những công trìnhnghiên cứu sau về thơ tình Xuân Quỳnh:

- Trong sách giáo viên Văn học lớp 12 - Tập một, NXBGD năm 2000,

Nguyễn Văn Long trong phần “Gợi ý phân tích cụ thể” bài thơ Sóng có nói: Người

phụ nữ yêu trong thơ Xuân Quỳnh mạnh bạo, chân thành bày tỏ những khao khát trong lòng mình, là điều rất mới mẻ, trong đời và cả trong thơ (Trước đây đã có

nàng chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc cũng đã nói đến những khao khát

hạnh phúc lứa đôi, nhưng trong thơ xưa chưa thể có một người phụ nữ bày tỏ trực tiếp tình yêu của mình) Đó là thứ tình yêu hết mình, quên mình, nó cũng đòi hỏi sự duy nhất, sự tuyệt đối, và luôn đi liền với khát khao về mái ấm gia đình, với sự gắn

bó lâu bền, thuỷ chung Điều đó chứng tỏ rằng quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vẫn có gốc rễ trong tâm thức của dân tộc Ở đây, tác giả bài viết đã chỉ ra

điều mới mẻ trong đời và thơ Xuân Quỳnh chính là sự táo bạo, chân thành bày tỏ

Trang 8

khát khao tình yêu đôi lứa – điều mà người phụ nữ xưa (trong đời và trong thơ)chưa bao giờ dám nói Đây là những quan sát chạm đến văn hóa giới nhưng chưathấy Nguyễn Văn Long triển khai sâu Vì vậy, Nguyễn Văn Long chưa hoàn toànchính xác khi chỉ ra nét tương đồng giữa người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh với

nàng chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc vì tác giả Đặng Trần Côn đã hư cấu

giọng nói của người chinh phụ Nghĩa là ở đây có hiện tượng tác giả nam mượn

giọng nhân vật nữ còn trong Sóng nói riêng và thơ tình của Xuân Quỳnh nói chung, nhân vật trữ tình chính là cái tôi tác giả Hơn nữa, cái đích của bài viết vẫn hướng

người đọc vào đặc điểm truyền thống trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh

- Lưu Khánh Thơ trong bài tựa đề tập sách Xuân Quỳnh - Cuộc đời gửi

lại trong thơ có nhận định “Trước Xuân Quỳnh có lẽ chưa có người phụ nữ làm thơ nào đã nói về tình yêu bằng những lời cháy bỏng, thiết tha và nồng nàn đến thế”.

Đây là một đánh giá rất quan trọng, có tính chất gợi mở và định hướng tiếp nhậncho người đọc khi đến với thơ tình Xuân Quỳnh Tuy nhiên, đó mới chỉ dừng lại làmột nhận xét chung của tác giả bài viết trong quá trình khảo sát cuộc đời và thơ cacủa Xuân Quỳnh chứ không phải là kết quả nghiên cứu dành riêng cho mảng thơ

tình yêu của nữ sĩ

- Bài viết Thơ tình Xuân Quỳnh - Tiếng nói mới của thơ dân tộc của Phan

Ngọc có ý nghĩa quan trong với người viết trong qua trình thực hiện luận văn Tácgiả bài viết đã chỉ rõ sự đồng nhất và nét khác biệt của Xuân Quỳnh so với các nhàthơ nữ trước và cùng thời với chị khi viết về đề tài tình yêu Đồng thời Phan Ngọccòn chỉ ra sự đóng góp to lớn của Xuân Quỳnh ở mảng thơ tình đối với nền văn học

dân tộc khi cho rằng thơ tình Xuân Quỳnh là “Tiếng nói mới của thơ dân tộc,

tiếng nói phản ánh chiểu sâu của văn hoá dân tộc.” và “Thơ tình của chị khác tất

cả mọi thơ tình bởi cái lớn, cái thời đại của nó” Dù vậy, bài viết mới chỉ dừng lại ở

góc độ nhận xét, thiếu sự minh giải cần thiết và những minh chứng cụ thể ở mảngsáng tác này

- Đứng từ góc độ nội dung, Trong bài viết Xuân Quỳnh - một chồi thơ sắc

biếc, Chu Nga có nói “Tình yêu trong thơ Xuân quỳnh là một tình yêu say mê, sôi

Trang 9

nổi, bạo dạn và rất chủ động.” Cũng vậy, TS Đoàn Thị Đặng Hương trong bài viết

về thơ Xuân Quiỳnh Người đàn bà yêu và làm thơ nhận định “Trong thơ, Xuân

Quỳnh đã hát một giọng riêng khác với ngay cả những tác giả nữ khác về tình yêu.

Nó có một sắc thái táo bạo và nhiều khi còn dữ dội nữa (Ở thời kì ấy, thơ tình của chị đôi khi còn làm cho những nhà thơ đàn ông phải nể vì ) Chị là một trong những tiếng thơ rất sớm của một người con gái, một người đàn bà chủ động yêu và đòi quyền được yêu (ở cái thời mà người ta quen nhìn phụ nữ - dẫu là trong văn học một vai trò bị động và yếu đuối.”

- Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền trong bài viết Bình bài thơ Sóng của

Xuân Quỳnh có viết “Đến Xuân Quỳnh, thơ Việt Nam hiện đại mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao hồn nhiên, chân thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ” Tác giả của bài viết trên đã chỉ ra vẻ đẹp riêng, độc

đáo của tiếng nói tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh nhưng kết luận trên vẫn thiên về

cảm nhận mà chưa phải là kết quả của một quá trình nghiên cứu có chủ đích từ góc

nhìn văn hoá Hơn nữa, đấy mới chỉ là đánh giá riêng từ bài thơ Sóng.

- Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết “Một giọng thơ tình ám ảnh”đã nhận xét “ Những câu thơ giống hệt như những giọt nước sau cơn mưa qua, còn đọng lại

trên lá cây Chỉ cần một làn cảm xúc chợt đến, khẽ chạm vào lá, là những câu thơ

ấy sẽ rơi rụng ngay xuống vùng tâm thức và mồn một hiện lên giữa lòng ta có lẽ cái khát vọng tình yêu từng thiêu đốt thơ Xuân Quỳnh cũng thiêu đốt luôn cả người đọc”.

- Trong bài viết “Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh”, Nguyễn Xuân Nam có nhận xét

“Xem yêu đương như một khía cạnh của quyền sống của mình, chùm thơ tình yêu

của Xuân Quỳnh có tính chất mới, được tuổi trẻ ngày nay ưa thích” Đồng thời, tác giả bài viết còn nhận ra ở thơ Xuân Quỳnh “vẻ đẹp hồn nhiên, mang đậm nét nữ tính, dịu dàng, đằm thắm, và nhân hậu nhưng lại không vướng mặc cảm cho mình

là phái yếu của con người Xuân Quỳnh trong thơ Với bản tính ấy thơ tình của chị chủ động, bao dung mà cũng thiết tha dữ dội”

Trang 10

Như vậy, nhìn lại lịch sử tiếp nhận thơ tình của Xuân Quỳnh, chúng tôi nhận

thấy mảng sáng tác này chưa được nghiên cứu từ góc độ văn hoá học, cụ thể là vănhóa ứng xử giới Nghĩa là khi tiếp cận thơ tình Xuân Quỳnh, chưa có nhà nghiêncứu nào có ý thức triển khai cách tiếp cận giới, chưa lí giải và soi chiếu đối tượng từvăn hóa ứng xử giới Đây là vẻ đẹp còn bỏ ngỏ, là khoảng trống cần được lấp đầy.Tuy nhiên, từ những bài viết đó, cá nhân người viết đã học tập và tiếp thu đượcnhiều kiến thức bổ ích giúp cho việc thực hiện luận văn phát triển theo chiều hướngtốt

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài là “Thơ tình Xuân Quỳnh từ góc nhìn văn hoá”, vì vậy chúng tôi chỉtập trung tìm hiểu, nghiên cứu mảng sáng tác về tình yêu của Xuân Quỳnh đặt trongbối cảnh văn hoá giới, văn hóa diễn ngôn của người phụ nữ Việt Nam từ xưa đếnnay

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Thực hiện đề tài “Thơ tình Xuân Quỳnh từ góc nhìn văn hoá”, chúng tôi

nhằm thực hiện 3 mục tiêu sau:

-Vận dụng kiến thức về văn hóa ứng xử giới để làm nổi bật sự mới mẻ, độcđáo, chất hiện đại, tính đột phá trong diễn ngôn của người phụ nữ trong thơ tình yêucủa Xuân Quỳnh

- Đưa đến một cái nhìn đầy đủ về diện mạo thơ tình Xuân Quỳnh nói

riêng và sự nghiệp thơ ca Xuân Quỳnh nói chung

- Những đóng góp của thơ tình Xuân Quỳnh đối với thơ tình Việt Nam nóiriêng (đặc biệt trong bối cảnh văn học, thơ ca thời kì chống Mỹ) và nền văn họcViệt Nam hiện đại nói chung

Trang 11

4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi thực

hiện các nhiệm vụ sau:

- Khảo sát, phân loại mảng thơ tình yêu của Xuân Quỳnh

- Khảo sát các công trình nghiên cứu về thơ tình của Xuân Quỳnh

- Thu thập những tài liệu có liên quan đến cuộc đời của Xuân Quỳnh,đến các sáng tác thơ ca của nữ sĩ, đặc biệt là mảng thơ viết về tình yêu

- Thu thập và nghiên cứu những tài liệu viết về văn hoá giới, về xã hộinam quyền

- Sưu tầm và nghiên cứu những tác phẩm thơ tình Việt nam nói chung

và diễn ngôn phụ nữ trong thơ tình nói riêng tiêu biểu ở các giai đoạn văn học khácnhau

- Xác định những nét nổi bật của bối cảnh văn hóa (đặc biệt là văn hoáứng xử giới, văn hoá diễn ngôn ) và ảnh hưởng của nó đến văn học, đến cách xâydựng hình tượng người phụ nữ trong văn học xưa và nay Từ đó xác định cái mới,đóng góp, cách tân của Xuân Quỳnh qua những sáng tác về đề tài tình yêu

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Để triển khai đề tài, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứuchính sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp tiếp cận từ góc nhìn văn hoá học

- Phương pháp so sánh văn học (Được áp dụng ở nhiều cấp độ: so sánh cáctác phẩm ở các thời kì sáng tác khác nhau, so sánh thơ tình của Xuân Quỳnh với thơtình của các tác giả nữ và tác giả nam trước và cùng thời với chị.)

Trang 12

- Phương pháp tiếp cận trên tinh thần thi pháp học.

Ngoài ra, để luận văn có tính khoa học và hệ thống, chúng tôi còn vậndụng kết hợp một số phương pháp khác như: phân tích, bình giảng, chứng minh,liên văn bản…

5 Phạm vi nghiên cứu.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ mảngthơ tình của Xuân Quỳnh Đồng thời liên hệ so sánh với một số tác phẩm thơ tìnhViệt Nam ở nhiều giai đoạn văn học khác nhau nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cầntrình bày

6 Cấu trúc của luận văn

Luận văn của chúng tôi ngoài phần mở đầu , phần kết luận, thư mục tham khảo, phần nội dung gồm có 3 chương:

- Chương 1: Thơ tình Việt Nam và phương pháp tiếp cận văn hóa học.

- Chương 2: Nội dung thơ tình Xuân Quỳnh từ góc nhìn văn hóa

- Chương 3: Thi pháp thơ tình Xuân Quỳnh nhìn từ góc nhìn văn hóa

7 Đóng góp của luận văn.

- Về mặt lí luận: Luận văn chứng minh sự cần thiết phải áp dụng phương pháp tiếp

cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học, kể cả với các tác phẩm văn học hiện đại

- Về mặt thực tiễn: Mang đến một cách tiếp cận mới cho thơ tình của Xuân

Quỳnh, từ đó chỉ ra những vẻ đẹp còn tiềm ẩn của mảng sáng tác này cũng nhưnhững đóng góp quan trọng của Xuân Quỳnh đối với nền văn học Việt Nam hiện

đại - điều khiến chị được tôn vinh là “ Nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỉ

XX ” ( Vũ Quần Phương )

8 Những chú giải kí hiệu, viết tắt trong luận văn.

- Kí hiệu trích dẫn:

Trang 13

+ Số đầu: Sách tham khảo (theo thứ tự những đề mục tài liệu trong bảng tài liệu tham khảo)

Ra đời giữa những vui buồn của loài người, bước những bước đồng hành

tri kỉ, thơ ca ( chúng tôi muốn nói tới thơ trữ tình) đã trở thành bầu sữa tinh thầnkhông thể thiếu trong cuộc đời của mỗi chúng ta Có người tìm đến thơ như tìm vềchốn nương náu bình yên nhất của tâm hồn Có người lại dùng thơ như một sự giảithoát Ai đó lại tìm đến thơ ca để được sẻ chia, được thấu hiểu Và với sức mạnhtinh thần vô song của mình, thơ ca có khả năng rịt lành, băng bó, làm hồi sinh…

những trái tim khô héo, rụi tàn Phải chăng thơ đã trở thành “Rượu của thế

gian”(Huy Trực) Thơ đã, vẫn và sẽ mãi mãi: “là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại”(Hoài Thanh – Hoài Chân Thi nhân Việt Nam) Giá trị tinh thần to lớn ấy

của thơ đã khiến cho nó luôn hiện diện bằng nhiều cách khác nhau trong cuộc sốngcủa con người

Là một bộ phận hữu cơ của thơ trữ trình, thơ tình lại có một đời sống riêng,sức hấp dẫn riêng trong lòng nhân loại Có lẽ chưa có một người nghệ sĩ nào lạichưa từng một lần cầm bút viết về tình yêu – một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp

và giàu tính nhân văn này Dường như đề tài tình yêu ở thời kì văn học nào cũng có,

nó xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, với những mức độ và vẻ đẹp khácnhau khiến thơ tình trở thành một dòng chảy liên tục và bền bỉ trong lịch sử thi ca

Trang 14

Việt Nam Do vậy, tìm hiểu khái niệm thơ tình là một khâu quan trọng đầu tiên củaqúa trình thực hiện đề tài

1.1 Khái niệm thơ tình

Để làm sáng tỏ khái niệm này, chúng tôi bắt đầu từ việc khảo sát hai chữ

ái tình Theo từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên – NXb Đà Nẵng,

năm 2002, chữ Tình được hiểu theo ba nghĩa: thứ nhất là chỉ tình cảm nói chung ,

thứ hai chỉ sự yêu mến, gắn bó giữa con người với con người, thứ ba chỉ sự yêu

đương giữa nam và nữ Chữ ái tình được hiểu là tình yêu nam nữ Qua lăng kính Phật giáo, ái nghĩa là sự yêu mến, là sự thèm khát, ham muốn xuất phát từ sự tiếp

xúc của giác quan với đối tượng của các giác quan đó Theo PGS.TS Trần Nho

Thìn, khái niệm tình được một số học giả phương Tây dịch là emotion – cảm xúc.

Tổng hợp các cách hiểu trên, trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi tạm đưa

ra cách hiểu về thơ tình như sau: Thơ tình yêu nam nữ là những sáng tác thơ thể

hiện tiếng nói khám phá và diễn tả những trạng thái cảm xúc, những khát khao yêu đương, những rung động thầm kín của con người trong quan hệ tình yêu nam nữ Những tình cảm cá nhân, riêng tư ấy được biểu đạt, được mã hóa bằng những tín hiệu thẩm mỹ mang đặc trưng riêng nhằm thể hiện được tình cảm nam nữ chứ không phải là tình cảm yêu mến giữa con người với con người nói chung.

Từ cách hiểu trên về thơ tình, nhìn lại lịch sử thơ ca nước nhà, như trên chúngtôi đã nói, có cả một dòng chảy thơ tình xuyên suốt các thời kì văn học Lí do trướchết và duy nhất để văn học ra đời và tồn tại là vì con người Với tư cách là một thựcthể văn hóa, trong tiến trình phát triển của mình, con người không ngừng tìm kiếm,xác lập nguyên tắc cho các ứng xử trong quan hệ với môi trường tự nhiên, quan hệvới xã hội và quan hệ với chính bản thân mình Đến lượt mình, các nguyên tác ứng

xử ấy luôn chi phối các phương diện thi pháp của một tác phẩm văn học Xin nhắclại nhận định của M.Bakhtin mà chúng tôi đã nói ở phần mở đầu: “Văn học là một

bộ phận không thể tách rời của văn hóa Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyênvẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại Không được tách nó khỏicác bộ phận khác của văn hóa” Đứng trên tư cách kép, vừa là chủ thể tiếp nhận,thừa hưởng các giá trị văn hóa, vừa là chủ thể sáng tạo, người nghệ sĩ chính là

Trang 15

người phản ánh qua văn chương mình những đặc trưng của văn hóa dân tộc Do đóchúng tôi muốn đứng từ góc độ văn hóa, lựa chon cách tiếp cận văn hóa học đểnghiên cứu thơ tình của nữ sĩ Xuân Quỳnh mong phát hiện được những vẻ đẹp còntiềm ẩn trong mảng sáng tác mà chị gần như dành nhiều tâm huyết nhất Tuy nhiên,thơ tình Xuân Quỳnh lại ra đời và tồn tại trực tiếp trong cái nôi của thơ tình ViệtNam, bởi vậy khảo sát thơ tình Việt Nam từ chiều sâu văn hóa dân tộc là một việclàm cần thiết.

1.2 Đặc điểm của thơ tình Việt Nam trong bối cảnh văn hoá truyền thống (văn hóa nam quyền)

Xuân Quỳnh là một nữ tác giả tiêu biểu của thơ tình Việt Nam Do vậy ở đề

tài này, chúng tôi muốn soi chiếu sáng tác của chị từ điểm nhìn văn hóa giới để có

cơ sở khoa học so sánh với thơ tình của những tác giả cùng giới cũng như khác giớitrong lịch sử thơ tình nước nhà Từ đó mới thấy được điểm giống và khác, đâu là sự

kế thừa, đâu là sự cách tân của Xuân Quỳnh ở lĩnh vực thơ tình yêu Từ xuất phátđiểm đó, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu đặc điểm thơ tình Việt Nam từ góc độ giớiqua các giai đoạn để có những cứ liệu khoa học cho việc triển khai đề tài

1.2.1 Quan điểm văn hoá giới ở Việt Nam thời trung đại

Với tư cách là một nửa của nhân loại, người phụ nữ đã cùng với đàn ông

góp phần quan trọng trong việc tạo ra mọi giá trị của cuộc sống và duy trì sự sống.Thực tiễn lịch sử cả nhân loại đã phản ánh rõ nét vai trò tạo dựng thế giới khôngkém gì đàn ông nhưng người phụ nữ lại chưa bao giờ được nhìn nhận trong quan hệngang hàng, bình đẳng với đàn ông cả Họ bị xếp vào “giới thứ hai”, bị xem là “Thanhân”(The Other) và bị đặt ra bên lề xã hội trong suốt chiều dài của lịch sử Sự bấtbình đẳng giới này có thể thấy trong xã hội nhiều quốc gia thời kì trung đại, ngay cảvới các nước được coi là tiến bộ nhất như Pháp và Mỹ

Các nhà nữ quyền trong cuộc cách mạng nữ quyền ở phương Tấy cuối thập niên

60 đầu thập niên 70 của thế kỉ XX chỉ ra thực trạng rằng, suốt một thời kì dài, namgiới luôn đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ phụ thuộc vàonam giới Phụ nữ không chỉ phụ thuộc vào nam giới trong các vai trò xã hội mà còn

Trang 16

trong cái nhìn về thế giới: họ nhìn theo những quy chuẩn đã được người đàn ôngđịnh ra Triết gia cổ đại Hy Lạp Aristotle từng nhìn phụ nữ từ phương diện khônghoàn thiện của giới tính: “Phụ nữ chỉ là một người đàn ông khiếm khuyết” Tưtưởng này đã có những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu bền ở phương Tây.Simone de Beauvoir – Nhà hiện tượng học, nhà triết học hiện sinh, người “chị cả”của chủ nghĩa nữ quyền Pháp cũng đã kết luận rằng hầu hết các xã hội trong lịch sửphương Tây từ cổ đại đến hiện đại dưới sự chi phối của hệ thống phụ hệ nên đã xemphụ nữ chỉ là kẻ lệ thuộc vào đàn ông, chỉ duy nhất đàn ông mới có tự do lựa chọn

để xác lập bản chất và tính chủ thể của mình, còn phụ nữ chỉ là hệ quả của sự lựachọn ấy Bà còn khẳng định trong hầu hết các thể chế hôn nhân, phụ nữ là kẻ lệthuộc, thứ yếu và ký sinh, sự bình đẳng trong hôn nhân sẽ vẫn là ảo tưởng chừngnào đàn ông vẫn nắm quyền chi phối về kinh tế của gia đình

Ở phương Đông, Khổng Tử và nhà Nho của các thế hệ cũng luôn bảo thủ quanđiểm “trọng nam khinh nữ”, họ đặt người phụ nữ ở vị trí thấp kém so với đàn ông:

“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, họ cho rằng “nữ nhân nan hóa” nghĩa là dướicái nhìn của Nho giáo, đàn bà thật khó dạy vì ngu muội, dốt nát, thiếu năng lực,không có khả năng tiếp thu cái hay, cái mới Nho giáo đã kìm chân người phụ nữquanh quẩn trong những công việc gia đình , ngăn cách họ với thế giới bên ngoài để

họ ngoan ngoãn đến mức đánh mất luôn cả bản ngã của mình để làm tròn bổn phậncủa một “nô tỳ”, toàn tâm toàn ý phụng sự đàn ông

Nằm trong nền văn hóa phương Đông, xã hội Việt Nam trong một thời kì lịch

sử lâu dài cũng vận hành theo kiểu xã hội nam quyền, người đàn ông đã thống ngự

nữ giới và áp đặt các chuẩn mực của họ về cái đẹp, về hành vi, về đức hạnh …chongười phụ nữ Và chính cái nhìn của đàn ông của xã hội nam quyền đã trở thànhmột thứ xiềng xích, một thứ gông cùm trói buộc, đè nặng lên cuộc đời người phụ nữnhiều thế kỉ qua Dưới đây, chúng tôi sẽ khảo sát quan điểm văn hóa về nữ giới ởViệt Nam trong xã hội xưa

1.2.1.1 Nữ giới dưới cái nhìn của xã hội nam quyền

Trang 17

Trong lịch sử văn hóa nhiều nước trên thế giới, ban đầu phụ nữ và đàn ông cóvai trò bình đẳng như nhau Nam nữ là sự phối kết tự nhiên của vũ trụ Thậm chí,chế độ Mẫu hệ đã chứng minh đàn bà đã là chủ nhân thống ngự thế giới đầu tiên.Nằm trong khu vực nông nghiệp lúa nước thuộc nền văn hóa phương Đông vớivùng văn minh Đông Nam Á, Việt Nam bắt đầu lịch sử văn hóa của mình bằng vănhóa Mẫu hệ Tuy nhiên, các giá trị văn hóa không phải là một thực thể bất biến, nó

có sự vận động, thay đổi theo thời gian, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau dướinhững tác động của các yếu tố như lịch sử, chính trị…Do nằm trong “vùng văn hóaHán”, Việt Nam là nước đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Khổng Nho, xã hộiViệt nam dần chuyển sang chế độ phụ quyền, theo đó, thân phận người phụ nữ cũnghoàn toàn bị thay đổi

Có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại, Nho giáo được đưa vào Việt Nam và trởthành học thuyết chính thống được nhiều triều đại Phong Kiến Việt Nam áp dụng đểtrị quốc Đặc biệt từ thế kỉ XV trở đi, tư tưởng Khổng Tử và chế độ nam quyền vớinhững “Tam tòng”, “Tứ đức”, “Tam cương”, “Ngũ thường” đã trở thành một thếlực trói buộc, đàn áp phụ nữ, biến họ trở thành những sinh thể đứng thấp hơn đànông, phụ thuộc hoàn toàn vào đàn ông Dưới cái nhìn của xã hội nam quyền, ngườiphụ nữ bị coi thường, bị hạ thấp, bị khinh miệt Họ bị đánh đồng với hạng tiểunhân: “những người không thể dạy, không thể chỉ dẫn, đó là phụ nữ và thái giám”( Kinh Thi); “Nước lũ và thú dữ có thể chế ngự được Chỉ có đàn bà và tiểu nhân thìkhông sao chế ngự được”( Khổng Tử)

Điểm nổi bật trong hệ thống quan điểm văn hóa về nữ giới ở Việt Nam thờitrung đại là tư tưởng “Tam tòng”, “Tứ đức” Chế độ phong kiến đã dùng nó nhưmột thữ vũ khí đầy công năng để áp bức nữ giới cũng là để bảo vệ cho quyền lợicủa nam giới Thuyết “Tam tòng”( Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòngtử) trong “Gia ngữ” được giải thích cụ thể như sau: “Người phụ nữ là những ngườinghe theo sự dạy bảo của người đàn ông Bởi vậy, đối với họ, không có sự tự chủvốn có mà chỉ có đạo “tam tòng” Khi còn nhỏ theo cha và những người anh traitrong gia đình, khi đã kết hôn đi theo chồng và khi chồng chết đi theo con trai củamình mà không tái giá” Như vậy, xã hội phong kiến Việt Nam đã lấy tư tưởng đầy

Trang 18

khắc nghiệt này để quy chiếu và định danh cho phẩm chất đạo đức của người phụ

nữ, đẩy họ vào một cuộc sống không có quyền tự chủ, mất tiếng nói trong gia đình

và ngoài xã hội Thậm chí nhiều phụ nữ đã phải chôn vùi cả cuộc đời trong nướcmắt, trong nhục nhằn, cay đắng

Không chỉ bị trói buộc trong tư tưởng “Tam tòng”, cuộc đời người phụ nữ còn

bị đè nặng bởi “Tứ đức” bao gồm công, dung, ngôn, hạnh Trong đó, công đượchiểu là sự khéo léo của người phụ nữ trong các công việc gia đình; dung là vẻ đẹphình thức đoan trang; ngôn là lời nói dịu dàng; hạnh là những phẩm chất như yêuchồng, thương con, giàu đức hi sinh…Như vậy, cùng với “Tam tòng”, “Tứ đức” đãtrở thành công cụ để xã hội nam quyền nhào nặn ra mẫu người phụ nữ “chuẩn mực”

về phẩm chất đạo đức nhằm phục vụ những người được coi là “giới thứ nhất”: Phận làm gái này lời giáo huấn

Lắng tai nghe cổ truyện mới nên

Hãy xem xưa những bậc dâu hiền

Kiêm tứ đức: Dung, công, ngôn, hạnh

Công là đủ mùi xôi, thức bánh

Nhiệm nhặt thay đường chỉ mũi kim

Dung là mặt ngọc trang nghiêm

Không tha thiết, không chiều lả tả

Ngôn là dạy trình thưa vâng dạ

Hạnh là đường ngay thảo kính tin

Xưa nay mấy kẻ dâu hiền

Dung, công ngôn, hạnh là tiên phàm trần

(Gia huấn ca)

Trang 19

Trong xã hội nam quyền, phụ nữ chưa bao giờ được nhìn nhận ở góc độ giới, họchỉ được đánh giá trong các mối quan hệ bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ với giađình, dòng tộc Theo đó, đời sống bản năng cũng không được coi trọng Họ gần như

bị “đánh cắp” bản ngã, không được là mình, không thể sống cho mình Đúng hơn,

họ phải sống một cuộc đời theo sự áp đặt của cái nhìn đàn ông, ý muốn đàn ôngcũng như những quan niệm giá trị của văn hóa nam quyền

Không nhìn nhận và coi trọng người phụ nữ ở góc độ giới kéo theo thái độ rấtđáng bị lên án của Nho giáo khi khinh miệt, kì thị với sắc đẹp của người con gái Xãhội xưa quan niệm sắc đẹp là mầm mống gây họa, gieo rắc bất hạnh cho gia đình vàquốc gia PGS.TS Trần Nho Thìn trong cuốn “Văn học trung đại Việt Nam, tr 38”,khi nhận định về sự xung đột giữa nhà nho và sắc đẹp đã viết: “Nghiêm khắc vớisắc đẹp phụ nữ hầu như là một nét tính cách tiêu biểu của Khổng Tử và đã trở thànhmột phẩm chất không thể thiếu nơi những người hiền nhân quân tử, anh hùng trongvăn hóa phương Đông Với ông, không thể có sự dung hòa giữa đạo nhân với sắcđẹp”

Như vậy, trong xã hội nam quyền, bản ngã của người phụ nữ dường như bị xóa

bỏ hoàn toàn dưới cái nhìn áp đặt của người đàn ông về vị trí, vai trò trong gia đình

và ngoài xã hội, về phẩm chất đạo đức, về đời sống bản năng…Vậy nữ giới ứng xửnhư thế nào trước những quan niệm giá trị đầy khắt khe và phần nhiều bất công mà

xã hội nam quyền đã quàng lên cuộc đời của họ?

1.2.1.2 Văn hóa ứng xử giới trong xã hội nam quyền

Trước sự thống ngự, áp đặt nữ giới qua các giai đoạn lịch sử và các chế độkhác nhau của xã hội nam quyền, nữ văn sĩ, nhà triết học nổi tiếng người PhápSimone de Beauvoir đã sử dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để khẳngđịnh rằng khoa học sinh học, thần thoại học, nhân loại học không ngành nào đủ khảnăng để giải thích định nghĩa phụ nữ là “giới thứ hai” đối với nam giới cũng như vịthế áp bức của họ Bà cũng khẳng định rằng “Người ta sinh ra không phải là phụ nữ

mà trở thành phụ nữ” nghĩa là bất bình đẳng nam nữ không do tự nhiên quy định, đó

là một vấn đề văn hóa Tuy nhiên sự bất bình đẳng giới này – điều hết sức phi lí này

Trang 20

lại có một lịch sử tồn tại khá lâu trong phạm vi nhiều quốc gia, nhiều vùng khônggian rộng lớn.

Ở Việt Nam, truyền thống văn hóa ứng xử giới là nam quyền Tư tưởng namquyền từ bao đời nay đã chi phối hành vi ứng xử của cả nam giới và nữ giới Trongmọi vấn đề, ở mọi vị trí từ gia đình đến ngoài xã hội, người đàn ông luôn đứng ở tưcách là kẻ chỉ huy, áp đặt, ra lệnh Còn người phụ nữ luôn phải phục tùng đàn ông,

cả đời sống trong tư thế hoàn toàn bị động, phụ thuộc Những tư tưởng như “Tamtòng”, “Tứ đức”, “trọng nam khinh nữ”…không chỉ là “xiềng xích” mà chế độ namquyền trói buộc người phụ nữ, siết chặt đời sống của họ cả về thể xác và tinh thần

mà đôi khi, chính người phụ nữ cũng mặc nhiên thừa nhận, chấp nhận tự đặt nó lên

cổ mình Họ tự nguyện ép mình, rèn mình sống theo những quy chuẩn đạo đức,những quan niệm giá trị mà Nho giáo áp đặt trong mọi phương diện như nói năngphải dịu dàng, cung phụng, nhu thuận với chồng, giữ gìn trinh tiết…thậm chí cónhững người phụ nữ còn mù quáng vứt bỏ cả sự sống bản thân chỉ để chứng minhcho phẩm chất đạo đức của mình mà nam giới áp đặt Nghĩa là họ luôn sống trong

và sống theo cái nhìn của tư tưởng nam quyền cho dù đó là những tư tưởng bấtcông, bất lợi cho mình

Sự bất bình đẳng giới này không chỉ tồn tại trong cách ứng xử của nam giới

mà còn ăn sâu vào cả tiềm thức của nữ giới khiến lịch sử của nữ giới là một “Lịch

sử câm lặng và giông bão”(Trần Huyền Sâm,2009, Siêu lí đàn bà nhìn từ góc độ

giới, Hồn Việt Quốc học, www Honvietquochoc.com.vn)

Trong địa hạt thơ tình, theo quan niệm truyền thống, người đàn ông thường giữ

vai trò chủ động trong mọi phương diện, từ việc thể hiện những cảm xúc yêu đươngđến việc lựa chọn cách ứng xử trong tình yêu cũng như lựa chọn người tình Tuynhiên, cùng với sự tiếp diễn không ngừng của tiến trình lịch sử văn học dân tộc nóichung và thơ ca nói riêng, thơ tình Việt Nam cũng có những vận động khôngngừng Người phụ nữ đã thực sự từng bước xác lập tiếng nói của riêng mình bằngrất nhiều cách biểu đạt trong diễn ngôn ở cái lãnh địa từng được coi là đặc quyềncủa đàn ông Do vậy chúng tôi sẽ đi tìm hiểu đặc điểm thơ tình Việt Nam ở góc độgiới

Trang 21

1.2.2 Đặc điểm của thơ tình Việt Nam nhìn từ góc độ giới.

Như trên chúng tôi đã nói, tư tưởng nam quyền từ bao đời nay đã chi phốihành vi ứng xử của cả nam giới và nữ giới Nếu như người đàn ông càng tỏ ra chủđộng sai khiến, áp đặt người phụ nữ trong mọi phương diện của đời sống bao nhiêuthì người phụ nữ lại càng tỏ ra phục tùng, bị động, phụ thuộc vào người đàn ông bấynhiêu Họ cam chịu, bằng lòng với thân phận chìm nổi, với những cay đắng, nhụcnhằn của đời người đàn bà mà xã hội nam quyền đã tạo nên Suốt chiều dài lịch sửnghìn năm phong kiến, người phụ nữ luôn sống trong “câm lặng”, mất tiếng nóitrong cả gia đình và ngoài xã hội Dường như “Mọi lịch sử của phụ nữ đều do đànông tạo nên”

Sự bất bình đẳng giới không chỉ tồn tại trong tư duy và trong đời sống xã hội

mà còn được thể hiện ngay trong ngôn ngữ Từ lâu, giới nghiên cứu ngôn ngữ học

và văn hóa phương Tây đã nghiên cứu rất sâu về sự phản ánh của quan hệ phái tínhtrong lĩnh vực ngôn ngữ Chẳng hạn trong tiếng Anh, chữ “man” vừa có nghĩa làđàn ông, vừa có nghĩa là nhân loại Nhân loại (mankind) là thế giới của đàn ông

“Man” là gốc, từ đó mới nảy sinh nhánh “woman” (đàn bà); Mr (ông) là gốc, từ đóphái sinh ra Mrs (bà) Trong Tiếng Việt, sự phân biệt phái tính như trên thể hiện quacách nói phổ biến, quen thuộc còn tồn tại đến ngày nay thể hiện quan niệm namtrước, nữ sau như “Thưa quý ông, quý bà” trong giao tiếp xã hội; “Anh/ chị hãy

… ” trong câu lệnh của các đề thi môn Ngữ văn; “hiếu thảo với ông bà, bố mẹ”trong những lời giáo dục con trẻ… Hơn thế, “Tôn ti trật tự và thái độ trọng namkhinh nữ từ chỗ là một vấn đề lớn trong đời sống xã hội đã chuyển dịch vào lãnh địa

sáng tạo và thưởng thức văn học cũng như nhiều hoạt động tinh thần khác”( PGS.

TS Nguyễn Đăng Điệp – Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học

Việt Nam đương đại).

Trong xã hội nam quyền, đàn ông được xem như độc quyền về tri thức, lí

trí còn người phụ nữ từ xưa đến nay bị áp bức, bị chèn ép, thiệt thòi đủ mọi phươngdiện, trong đó những tri thức về văn hóa hoàn toàn bị nam giới tước đoạt Ngườiphụ nữ không được đi học, đi thi; không được tham gia vào các hoạt động xã hội

Trang 22

Do vậy, sự “im lặng” trong đời sống kéo theo sự “im lặng” trong văn học Ở ViệtNam, mười thế kỉ văn học trung đại có thể nói là nền văn học của nam giới

Dưới cái nhìn khắt khe, khắc nghiệt của xã hội nam quyền về phẩm chất đạođức, về đời sống bản năng, về sắc đẹp, tình yêu…tư tưởng, tình cảm của người phụ

nữ rơi vào trạng thái bị đè nén, bị kìm tỏa, khiến họ không chỉ mất tiếng nói trongđời sống văn học nói chung mà họ còn chưa một lần dám lên tiếng trong lĩnh vựcthơ tình yêu để trang trải lòng mình cũng như tỏ bày những ước ao, khát vọng thầmkín của bản thân Điều này được các nhà nghiên cứu gọi là hiện tượng mất ngônngữ Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không có ý định đi khảo sáthiện tượng trên trong tổng thể đời sống văn học của Việt Nam mà chỉ dừng lại ởmảng thơ tình yêu, tìm hiểu tiếng nói của người phụ nữ trong các giai đoạn của lịch

sử thơ tình nước nhà

1.2.2.1 Đặc điểm của thơ tình dân gian

Không chỉ là một hiện tượng văn học, thơ trữ tình dân gian nói chung và

ca dao viết về tình yêu đôi lứa nói riêng còn là một hiện tượng văn hóa Tư tưởngnam quyền cho phép người đàn ông tự do, chủ động trong mọi mối quan hệ vớingười phụ nữ ở mọi phương diện của cuộc sống Riêng trong lĩnh vực tình yêu đôi

lứa, “đàn ông bao giờ cũng giữ tư cách là kẻ chinh phục.” ( PGS TS Nguyễn Đăng Điệp – Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương

đại) Vậy nên, khảo sát những tác phẩm ca dao viết về tình yêu, chúng tôi thấy

những lời tỏ tình, phô bày cảm xúc nhớ nhung trực tiếp thường là của phái nam:

- Gặp đây anh nắm cổ tay

Anh hỏi câu này có lấy anh không?

- Cô kia cắt cỏ một mình

Cho anh cắt với chung tình làm đôi

Cô còn cắt nữa hay thôi

Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng

- Cô kia cắt cỏ bên sông

Trang 23

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.

Không được nhìn nhận, trân trọng ở góc độ giới nên những cảm xúc congái, những rung động đầu đời dù mãnh liệt đến đâu họ cũng phải kìm lòng bởi dângian chỉ cho phép “Trâu đi tìm cọc” chứ không bao giờ và cũng không thể có hiệntượng “cọc đi tìm trâu”: “Thấy anh như thấy mặt trời/ Chói chang khó ngó, trao lờikhó trao.” Thảng hoặc cũng có những cô gái quê mạnh mẽ, cá tính muốn phô bàytình cảm nhớ nhung, yêu thương nồng thắm cho một chàng trai quê nào đó mà côđem lòng yêu mến Song dù có táo bạo đến đâu thì cô gái cũng không dám thể hiệntrực tiếp, không dám chủ động chinh phục mà chỉ giãi bày, gửi gắm tình cảm củamình qua nỗi ước niềm mong: Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm chochàng sang chơi; Ước gì anh hóa ra gương./ Để cho em cứ ngày thường em soi./Ước gì anh hóa ra cơi./ Để cho em đựng cau tươi trầu vàng

Hủ tục “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” khiến người con gái xưa khi bướcvào hôn nhân lại không có quyền lựa chọn hôn phu, không được phép tự định đoạthạnh phúc của mình Thực tế này đã gây ra biết bao nhiêu những bi kịch đau đớncho kiếp phận đàn bà Và những uất ức trong lòng buộc phải câm lặng trong cuộcsống, họ mượn ca dao để giải tỏa:

- Mẹ em tham gạo tham gà

Bắt em để bán cho nhà cao sang

Mẹ em tham thúng xôi rền

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng

Em đã bảo mẹ rằng đừng

Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào

Bây giờ chồng thấp vợ cao

Như đôi đũa lệch so sao cho bằng

Là một diễn đàn nghệ thuật để người phụ nữ trải lòng, ca dao từ lâu đã trởthành nơi để chia sẻ mọi buồn vui, được mất; những tủi hờn, thua thiệt của nhữngngười bị xếp vào “giới thứ hai” Chưa bao giờ người ta lại thấy tiếng hát than thân

Trang 24

của người phụ nữ cất lên nhiều đến thế, buồn đến thế, thê thiết và khắc khoải đến

thế Lời hát khi thì thấm đẫm dự cảm về sự mỏng manh của thân phận: “Cầm trầu,

cầm áo, cầm khăn./ Cầm dây lưng lụa, xin đừng cầm em ”;Anh như chỉ gấm thêu cờ/ Em như rau má mọc bờ giếng khơi; “Thân em như giếng giữa đàng./ Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân”; “Thân em như hạt mưa rào./ Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa”; “Thân em như hạt mưa sa./ Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”; “Thân em như chổi đầu hè./ Phòng khi mưa gió đi về chùi chân./ Chùi rồi lại vứt ra sân./ Gọi người hàng xóm có chân thì chùi; Thân em như con hạc đầu đình/ Muốn bay không cất nổi mình mà bay Khi thì ngưng đọng nỗi tủi buồn của

một người vợ, người mẹ: “Có con phải khổ vì con./ Có chồng phải gánh giang sơn

nhà chồng./ Có chồng phải lụy cùng chồng./ Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải theo” Khi thì thấm đẫm nước mắt của người phụ nữ là nạn nhận của chế độ đa thê:

“Ngày nào anh bủng anh beo./ Tay cất chén thuốc, tay đèo múi chanh./ Bây giờ anh

khỏi anh lành./ Anh mê nhan sắc anh tình phụ tôi./ Gió đưa bụi chuối sau hè./ Anh

mê vợ bé bỏ bè con thơ”; “Lấy chồng làm lẽ khổ thay./ Đi cấy, đi cày chị chẳng kể công./ Tối tối chị giữ mất chồng./ Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò./ Mong chồng, chồng chẳng xuống cho./ Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn.” Như

vậy, tất thảy những cay đắng, buồn đau của cuộc đời người phụ nữ thể hiện trongbao tiếng hát than thân trên đều do xã hội nam quyền mang lại Sự bất bình đẳng vềgiới khiến người phụ nữ cầm lòng hoặc tự nguyện chấp nhận Vậy nên diễn ngôncủa người phụ nữ mới chỉ là tiếng hát than thân chứ chưa phải là tiếng nói thể hiện

sự bình đẳng hoặc đòi quyền bình đẳng Càng không phải là những phô diễn tìnhcảm trong quan hệ đôi lứa Họ tìm đến ca dao chỉ để giãi bày mong tìm sự cảmthông chứ chưa có ý thức dùng văn chương để đòi lại bản ngã

1.2.2.2 Đặc điểm của thơ tình trung đại.

Là một trong những tình cảm thiêng liêng không thể thiếu, không thểkhông có của con người, tình yêu nam nữ vẫn luôn là cảm hứng bất tận của nghệthuật, trong đó có thơ ca Nhìn lại lịch sử mười thế kỉ văn học trung đại, chúng tôinhận thấy thơ tình là bộ phận quan trọng tạo nên diện mạo của mỗi giai đoạn vănhọc Dưới đây, chúng tôi tạm thời chia thành hai giai đoạn văn học để khảo sát tiếng

Trang 25

nói của người phụ nữ trong thơ tình là trước thế kỉ XVIII và thế kỉ XVIII đến hếtthế kỉ XIX ( sự phân chia này dựa vào những đặc điểm cơ bản của lịch sử, văn hóa,chính trị thời trung đại)

* Thơ tình trước thế kỉ XVIII

Do những quy ước và quan niệm bất bình đẳng về giới nên người phụ nữhầu như vắng bóng trong tám thế kỉ văn học này “Thế giới đàn ông” gần như ápđảo cả vị trí là chủ thể thẩm mỹ hay là khách thể thảm mỹ của người phụ nữ Thảnghoặc, nếu có xuất hiện thì họ thường bị nhìn qua lăng kính của tư tưởng nam quyền:hoặc chỉ được nói đến trong mối quan hệ với gia đình, dòng tộc ở bổn phận, tráchnhiệm; hoặc bị coi là nguồn gốc của sự cám dỗ, có thể đe dọa công phu tư trì đạocủa nhà tu hành, đe dọa lí tưởng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”của thánh nhân quântử; hoặc trở thành đối tượng để giáo huấn đạo đức như trong “Gia huấn ca”, “HồngĐức quốc âm thi tập”…

Trong địa hạt thơ tình, hoàn toàn không có sự hiện diện của người phụ nữ Theo khảo sát của chúng tôi, giai đoạn này có bảy tác giả sáng tác thơ tình và họđều là những thành viên của “giới thứ nhất” Đó là Trần Thánh Tông, Trần NhânTông, Nguyễn Húc, Phạm Nhân Khanh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nhóm TaoĐàn, Phù Thúc Hoành và Nguyễn Bảo Hiện tượng mất ngôn ngữ, mất tiếng nói củangười phụ nữ trong thơ tình dân tộc suốt một thời kì dài này cho thấy tư tưởng namquyền với những quan niệm hà khắc, những tập tục cổ hủ, những quy chuẩn khắtkhe đã trở thành một thứ “bóng đè” lên cuộc đời của biết bao nhiêu thế hệ đàn bà

Dù tâm hồn cũng bộn bề yêu thương, cũng có những khát khao cháy bỏng, nhữngcảm xúc và nhu cầu rất Người nhưng trong bối cảnh “văn hóa giới” đương thời, họlại luôn phải sống trong câm lặng vì không thể trải lòng và không được phép trảilòng

* Thơ tình từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX

Văn học là sự tự ý thức của văn hóa Những biến động trong lịch sử, chínhtrị xã hội, văn hóa bao giờ cũng kéo theo những biến động trong văn học Từ cuốithế kỉ XVIII đến đến nửa đầu thế kỉ XIX , nhà nước phong kiến đã đi vào khủng

Trang 26

hoảng, chính trị rối ren, phong hóa suy đồi, nền tảng đạo lí Nho giáo bị lung lay, cácquan niệm giá trị cũng không còn tôn nghiêm như trước nữa Trong bối cảnh vănhóa – lịch sử ấy, văn đàn Việt Nam mang một diện mạo mới với sự ra đời và gặt háinhiều thành tựu của các tác phẩm viết về người phụ nữ, đặc biệt ghi nhận rõ néttrong lĩnh vực thơ ca Những người bị coi là phái yếu, là “giới thứ hai” trước đâyvắng bóng thì nay họ đã đi vào văn học với cả hai tư cách là khách thể thẩm mỹ vàchủ thể thẩm mỹ

Khảo sát bộ phận thơ tình viết ở giai đoạn này về phương diện chủ thể thẩm

mỹ, chúng tôi nhận thấy số lượng tác giả đã tăng nhiều hơn trước Song những cảmxúc yêu đương, sự chủ động thể hiện tình cảm vẫn thuộc về đặc quyền của ngườiđàn ông, của “giới thứ nhất” Họ vẫn là lực lượng sáng tác chính Đáng lưu ý phải

kể đến sự góp mặt của các tác giả như: Lê Hữu Trác, Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du,Phạm Thái, Trương Quỳnh Như, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Nguyễn CôngTrứ… Mặc dù giai đoạn này đã xuất hiện người phụ nữ cầm bút làm thơ nhưng các

nữ tác giả lại không trực tiếp bộc lộ tình yêu đôi lứa Sống trong môi trường vănhóa nam quyền, bị giáo dục bởi những tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức củaNho giáo, người phụ nữ chưa bao giờ được biết đến tình yêu, càng chưa bao giờđược sống trong những cảm xúc yêu đương Thứ tình cảm vừa mang tính bản năng,lại vừa mang giá trị văn hóa này dường như rất xa lạ, thậm chí “sa sỉ” trong đờisống tinh thần của hầu hết giới nữ nên ngay cả chính họ cũng thường né tránh nó

Do vậy, điểm qua một vài cây bút nữ hiếm hoi của văn học giai đoạn này như ĐoànThị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, chúng ta đều thấy không có diễn ngôn về tìnhyêu trong sáng tác của các nữ sĩ Chỉ có một nhà thơ nữ duy nhất trong lịch sử vănhọc Việt Nam gần 1000 năm thời trung đại dám mạnh mẽ, táo bạo cất lên tiếng nóiđòi quyền yêu và được yêu của người phụ nữ là Hồ Xuân Hương Đặt trong bốicảnh văn hóa, văn học đương thời thì thơ ca của nữ sĩ họ Hồ là một hiện tương độtxuất hiếm có Bà đã thực hiện một cuộc cách mạng hiếm hoi trong thơ ca trung đạiViệt Nam và trong văn hóa ứng xử giới bởi chỉ đến với Xuân Hương, thơ tình ViệtNam mới xuất hiện diễn ngôn của người phụ nữ về đề tài tình yêu nam nữ Đángtrân trọng hơn, tiếng thơ bà lại là lời thổ lộ trực tiếp những cung bậc cảm xúc,

Trang 27

những khao khát yêu đương, những ham muốn đời thường của chính nữ tác giả.Thơ bà là tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống của người phụ nữ dưới góc độ đờisống bản năng có ý nghĩa bênh vực nữ quyền sâu sắc Tuy nhiên “mặc dù giàu tinhthần nổi loạn và phản kháng, nhưng những khúc tự tình của nữ sĩ họ Hồ vẫn chủyếu là những tiếng than thân, trách phận Đó là lí do khiến bà chúa thơ Nôm phải ao

ước: Ví đây đổi phận làm trai được./ Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu”(Nguyễn Đăng Điệp, Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương

đại)

Bước vào thơ ca các nhà nho giai đoạn này, người phụ đã trở thành nhữngkhách thể thẩm mỹ, là những hình tượng nghệ thuật sống động hiện lên với bứcchân dung tinh thần sắc nét Lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà, phái nữđược nhìn nhận ở góc độ giới và được trân trọng ở cả hai phương diện Thân vàTâm Tuy nhiên, mọi tâm sự buồn vui, nỗi khát vọng tình yêu của người phụ nữtrong hầu hết các sáng tác thơ tình giai đoạn này lại do nam giới viết thay Tiêu

biểu phải kể đến các khúc ngâm như “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, “Cung

oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều Trong đó nhà thơ nam giới mượn giọng nhân vật

nữ ( tự xưng là thiếp) để thể hiện thái độ phê phán những quan điểm chính trị, đạođức, văn hóa truyền thống của nho gia và mang đến một cái nhìn mới vấn đề quyềnsống của người phụ nữ Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã gọi hiện tượng trên làhiện tượng “giả giọng” hay ( “Mượn giọng’, “Hư cấu giọng”, “mặt nạ tác giả”)trong văn học Hiện tượng văn học này xuất hiện ở hầu hết các nền văn học “lấy đànông làm trung tâm”( phallocentrism), được viết bởi các tác giả nam giới nhưng chủthể phát ngôn lại là nhân vật nữ khiến đặc trưng về giới của giọng tác giả dườngnhư bị xóa bỏ Tuy nhiên, xuất phát từ cái nhìn đàn ông của tác giả chịu ảnh hưởngcủa tư tưởng nam quyền Nho giáo nên người phụ nữ mặc dù đã được nhìn nhận ởgóc độ giới, ở đời sống bản năng, ở những khát khao nhân bản nhưng các tác giảnam vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng nam quyền ăn sâu vào tiềm thưc ngàn đời

Như vậy, nhìn lại thơ tình Việt Nam trung đại, chúng ta thấy các nữ tác giả(ngoại trừ Hồ Xuân Hương) đều né tránh vấn đề tình yêu nam nữ Dẫu có bản lĩnhđến mấy họ cũng chưa vượt qua được bức vách của luân lí, của định kiến giới để

Trang 28

sống thật với lòng mình Ngọn lửa tình yêu vì vậy chưa một lần được thắp sángtrong cuộc đời người phụ nữ Diễn ngôn tình yêu vì thế mà chưa bao giờ hiện diệntrong sáng tác của các nhà thơ nữ Sự câm lặng, hiện tượng mất ngôn ngữ, mất tiếngnói của người phụ nữ trong tình yêu không chỉ là sự thiệt thòi cho chính giới nữ màcòn tạo ra sự phát triển “khiếm khuyết” cho nền văn học nước nhà Phải chăngchính điều này đã đốt cháy khát khao tìm lại bản ngã, thôi thúc những người phụ nữtiến bộ trong những thế kỉ sau tiếp bước nữ sĩ họ Hồ đấu tranh cho sự bình đẳng củagiới mình

1.4.3 Đặc điểm của thơ tình hiện đại

Đầu thế kỉ XX, dưới sự tác động của nền văn hóa, văn minh phương Tây, đờisống tinh thần của con người Việt Nam đã có nhiều thay đổi “Phương Tây bây giờ

đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước,buồn cái buồn ngày trước, yêu, ghét, giận, hờn nhất nhất như ngày trước…Nhìn một

cô gái xinh xắn, ngây thơ các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì cho là mát

mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hônnhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng.” (Hoài Thanh, Hoài Chân – Thinhân Việt Nam, NXB Văn hoc, Hà Nội năm 1996, tr17) Sự thay đổi trên kéo theo

sự thay đổi của diện mạo văn học nói chung và thơ tình nói riêng

Giai đoạn này, do ý thức cá nhân phát triển, cảm xúc con người được cởi tróinên thơ tình phát triển sâu rộng với sự góp mặt của rất nhiều cây bút tài năng nhưTản Đà, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Vũ HoàngChương…Dàn đồng ca Thơ mới có thêm sự hiện diện của các nhà thơ nữ như AnhThơ, Hằng Phương, Mộng Tuyết, Vân Đài… nhưng kết quả khảo sát của chúng tôicho thấy các cây bút nữ kể trên đều không trực tiếp viết về tình yêu của bản thângiới mình Vẫn còn có một thái độ “giữ mình” trước lãnh địa thơ tình của nhữngngười phụ nữ hiện đại.Vì vậy, thơ tình Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945vẫn là độc quyền của các nhà thơ nam Đặc biệt vẫn còn tồn tại hiện tượng “giảgiọng”, “hư cấu giọng nữ” mà tiêu biểu có thể thấy trong những sáng tác của nhàthơ Nguyễn Bính – một trong những thi sĩ hàng đầu của phong trào Thơ mới với cácbài thơ như “Mưa xuân”, “Lòng mẹ”, “Cô lái đò”…

Trang 29

Sau năm 1945, với sự ra đời của Hội phụ nữ Việt Nam – tiền đề văn hóa và

xã hội thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của “văn học nữ tính”, các nhà văn nữ đãthể hiện được bản lĩnh và tài năng của giới mình Tuy nhiên do yêu cầu của phươngpháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, đời sống tinh thần của nữ giới mới đượckhái thác nhiều ở khía cạnh xã hội mà chưa được chú ý nhiều đến đặc trưng về giới.Đặc biệt, văn học giai đoạn 1945- 1975 là thời kì phát triển rực rỡ nhất của văn họccách mạng Việt Nam Nó đã thực hiện xuất sắc sứ mệnh lịch sử thiêng liêng củamình là chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân, giải phóng dân tộc Đây là thời kì màlợi ích quốc gia dân tộc phải được đặt lên hàng đầu, con người cá nhân cũng phảinhường chỗ cho con người cộng đồng Vì vậy, hầu hết hình tượng nhân vật đượcxây dựng trong văn học là những hình tượng con người phi giới tính Hình ảnhngười phụ nữ hiện lên phảng phất hơi thở của những bản anh hùng ca Họ là những

người phụ nữ trong các đoàn dân công tải đạn, tải lương ra chiến trận “Đèo Lũng Lô

anh hò chị hát./ Dù bom đạn xương tan thịt nát./ Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh.” Họ là những người mẹ sẵng sàng hi sinh cho con, cho Đảng “Chẳng sự tù gông chấp súng gươm” Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, hình tượng người

phụ nữ hiện lên như một biểu tượng anh hùng; “Em là ai? Cô gái hay nàng tiên/ Em

có tuổi hay không có tuổi/ Mái tóc em đây hay là mây là suối/ Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông/ Thịt da em hay là sắt là đồng” (Người con gái Việt Nam - Tố

Hữu), là những cô gái thanh niên xung phong trên cao lộng gió: “Vai áo bạc quàng

súng trường” là “Chuyện kể rằng em cô gái mở đường/ Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương/ Cho đoàn xe kịp giờ ra trận/ Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.”( Lâm Thị Mỹ Dạ - Khoảng trời hố bom).

Trên nền của thơ ca kháng chiến, giữa mưa bom, bão đạn của kẻ thù, tiếng thơtình yêu vẫn vút lên như một bản tình ca bất tử - sự bất tử của sức sống, của nhữnggiá trị tinh thần nhân bản, nhân văn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.Thơ tình thời kì này chủ yếu vẫn là sáng tác của các nhà thơ nam như Hoàng NhuậnCầm, Vũ Cao, Hoàng Hữu, Nguyễn Mỹ, Thanh Tùng, Nguyễn Đình Thi, PhùngQuán… Một số tác giả nữ đã xác lập được tiếng nói tình yêu của giới mình, cảm

Trang 30

xúc đã được giải phóng và có phần cởi mở hơn song dường như tiếng thơ tình yêucủa các tác giả vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn hóa ứng xửgiới thời phong kiến Vì vậy, những xúc cảm trong thơ hoặc còn hiền lành, thiếu

lửa: “Gặp nhau tròn mùa trăng/ Em trẻ như bầu trời/ Vòng tay anh đằm thắm/ Giấu

lời ru trên môi”(Lê Thị Mây); “Dẫu chúng mình có ngày tháng cách chia/ dẫu chúng mình xa nhau nghìn dặm dài đất nước/ em biết giữa Hà Nội đêm nay anh thức/ anh nghĩ những điều cũng giống như em” (Ý Nhi); hoặc còn nhòe lẫn vào cát

bụi, khói lửa chiến tranh: “Mong chờ em mong chờ/ Vầng trăng xinh gương mặt/

Sáng sáng đầy theo anh/ Suốt chặng đường đánh giặc”(Lê Thị Mây); hoặc còn tựa

nương vào tình yêu đất nước: “Trái tim ta đau nỗi đau mất nước/ anh ơi anh – khi

Tổ quốc yêu cầu/ ta sẵn sàng lại gửi nhớ thương nhau/ theo bước hành quân kháng chiến”( Hoàng Thị Minh Khanh); Hoặc còn rơi vào bị động: “Giá được một chén say mà ngủ suốt triệu năm/ Khi tỉnh dậy anh đã chia tay với người con gái ấy/ Giá được anh hẹn hò dù phải chờ lâu đến mấy/ Em sẽ chờ như thể một tình yêu”(Đoàn

Thị Lam Luyến) hoặc còn còn ngần ngại, e dè, vẫn khiêm nhường đầy vẻ nữ tính

truyền thống: Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay Cô gái ngập ngừng sang

nhà hàng xóm./ Bên ấy có người ngày mai ra trận(…) Nào ai đã một lần dám nói./ Hương bưởi thơm cho lòng bối rối./ Anh không dám xin./ Cô gái chẳng dám trao./ Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao./ Không dấu được cứ bay dịu nhẹ./ Cô gái như chùm hoa lặng lẽ./ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.( Phan Thị Thanh Nhàn)

1.3 Khái niệm văn hoá và phương pháp tiếp cận văn hóa học.

1.3.1 Khái niệm văn hóa.

Văn hóa là một phạm trù rất rộng, do đó việc tìm hiểu khái niệm văn hóatrong lịch sử nhân loại đã mang lại rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, tùytheo diện quan tâm của người nghiên cứu Theo PGS.TS Trần Nho Thìn, có thểnhìn văn hóa từ góc độ một hệ thống tôn giáo – đạo đức; từ góc độ kĩ thuật; từ góc

độ dân tộc học hay từ góc độ hình thái xã hội… F Mayor đã nói: “Ai nấy đều biết

rất khó định nghĩa về văn hóa, có lẽ vì văn hóa định nghĩa chúng ta nhiều hơn là chúng ta định nghĩa văn hóa” Do vậy, không có một định nghĩa nào có thể bao gồm

hết các phương diện đa dạng của văn hóa Năm 1952, hai nhà nghiên cứu văn hóa

Trang 31

người Mỹ là A Kroeber và C.Kluckhohn đã thống kê được 150 định nghĩa khácnhau về văn hóa và cho đến nay, số lượng các định nghĩa về văn hóa đã vượt quacon số trên rất nhiều Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của luận văn, chúng tôi lựachọn cách hiểu văn hóa theo định nghĩa của PGS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa làmột hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tíchlũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môitrường tự nhiên và xã hội của mình.” Như vậy, văn hóa là các phạm trù giá trị docon người hình thành trong các mối quan hệ ứng xử căn bản: ứng xử xã hội, ứng xửvới môi trường tự nhiên và ứng xử với bản thân

Trong định nghĩa về văn hóa, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến quan niệm giátrị của chủ thể văn hóa Cụ thể, trong giới hạn của đề tài, chúng tôi sẽ tìm hiểu quanniệm giá trị về chế độ nam quyền (văn hóa nam quyền) và hành vi ứng xử của namgiới cũng như nữ giới (văn hóa ứng xử giới) trong bối cảnh xã hội nam quyền thờitrung đại

Văn chương đích thực của bất kì dân tộc nào cũng đều có nhu cầu nói vớinhân loại một điều gì Và điều mà các tác phẩm muốn nói đó là tấm vé để bước vàocánh cửa của mọi thời Văn học nghệ thuật là một trong những hình thức tự nhậnbiết và biểu hiện mình của con người Mà nhìn từ góc độ văn hóa, con người là giátrị cao nhất của đời sống Chính quan niệm về giá trị trong các lĩnh vực khác nhaucủa cuộc sống sẽ chi phối và quy định các yếu tố khác nhau của thi pháp tác phẩm.Như vậy, văn học nghệ thuật như là ý thức của sự phát triển nhân loại, nó khôngtách rời đời sống xã hội Plêkhanốp cho rằng "muốn hiểu nghệ thuật phản ánh cuộcsống như thế nào thì cần phải hiểu cơ cấu của cuộc sống đó” Từ ý nghĩa này màngười viết càng tự tin hơn vào sự lựa chọn cách tiếp cận văn hóa học để nghiên cứumảng thơ tình yêu của Xuân Quỳnh

1.3.2.Phương pháp tiếp cận văn hóa học

M.Gorki từng nói “Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phậncho tác phẩm là độc giả” Như vậy, nhà văn chỉ là người tạo nên đời sống kí tự củamột văn bản văn học, người đọc mới tạo sự sống cho nó trong quá trình tiếp nhận

Trang 32

Với lớp lớp câu chữ phi vật thể, ẩn chứa nhiều nghĩa khác nhau, luôn biến động vàkhông thể khoanh vùng, tác phẩm văn học có phương thức tồn tại riêng như là kíhiệu thẩm mỹ Mỗi tác phẩm là một thế giới, một mê cung của sự tạo nghĩa khôngngừng Và nghĩa của nó được quyết định bởi sự lựa chọn cách đọc, cách tiếp cậncủa công chúng Lí thuyết nghiên cứu khoa học văn học đã đưa ra một số phươngpháp nghiên cứu văn học như phương pháp phê bình ấn tượng, phương pháp nghiêncứu tiểu sử, phương pháp xã hội học, phương pháp văn hóa- lịch sử …

Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thể hiện con người và hoạt động của nótrong không gian và thời gian xác định Con người trong văn học của mỗi thời kìlịch sử lại có một diện mạo riêng chịu sự quy định của quan niệm về con người lítưởng trong thời đại ấy Theo PGS.TS Trần Nho Thìn, con người là sản phẩm của

xã hội, đã và không ngừng được văn hóa hóa, tức là con người đã xây dựng đượcnhững định chế quy định hành vi ứng xử xã hội và ứng xử bản thân

Phương pháp đọc tác phẩm từ góc độ văn hóa- lịch sử (gọi tắt là phươngpháp tiếp cận văn hóa học) lấy con người làm trung tâm để xây dựng hệ thống vấn

đề miêu tả tác phẩm Trong tiến trình phát triển của mình, con người không ngừngtìm kiếm, xác lập nguyên tắc cho các ứng xử trong quan hệ với môi trường tự nhiên,quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân mình Đến lượt mình, các nguyêntác ứng xử ấy chi phối các phương diện thi pháp của một tác phẩm văn học Do vậy,đọc một tác phẩm văn học theo quan điểm văn hóa học là vận dụng những tri thức

về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm Tuy nhiên,tiếp cận văn hóa học vẫn có những nét khác biệt căn bản so với thi pháp học ở chỗ :Tiếp cận văn hóa học không chủ trương miêu tả thế giới nghệ thuật của tác phẩmnhư một vũ trụ khép kín, có giá trị tự thân mà đặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh,truy nguyên các quan niệm văn hóa của thời đại nơi tác phẩm được sản sinh để tìmnguồn gốc của các dạng thức quan niệm về con người, về không gian, thời giantrong tác phẩm Tiếp cận văn hóa học thực chất là tiến cận liên nghành

Phương pháp tiếp cận tác phẩm từ quan điểm văn hóa học ưu tiên cho việcphục nguyên không gian văn hóa trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự

Trang 33

chi phối của các quan điểm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm

mĩ, quan niệm về con người cũng như sự chi phối của các quan niệm khác nhautrong đời sống sinh hoạt xã hội sống động hiện thực… từng tồn tại trong một khônggian văn hóa xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, hình tượng,cảm xúc, ngôn ngữ…

Phương pháp này tuy có tính chất tổng hợp, trung gian giữa các phương phápđọc văn bản khác nhau nhưng vẫn có đặc trưng riêng biệt Nó thiên về nhiệm vụgiải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của chúng, đồngthời cũng nhấn mạnh tới sự liên tục, đến tính chất mở của chúng trong không gian

và thời gian

Theo PGS.TS Trần Nho Thìn, phương pháp văn hóa học đã từ lâu được giớinghiên cứu vận dụng trong nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, tuy nhiên cácnhà nghiên cứu mới chỉ vận dụng một số kiến thức văn hóa mà họ cho là cần thiết

để đọc văn học chứ chưa có ý thức xây dựng một hệ thống vấn đề mang tính chất líthuyết cho việc đọc tác phẩm văn học bằng văn hóa Không có một nền văn hóachung chung, trừu tượng nằm ngoài không gian và thời gian nên tiếp cận văn hóahọc luôn chú ý đến tính lịch sử, cụ thể của một quan niệm giá trị văn hóa, đến đặctrưng của cấu trúc hệ thống văn hóa

Tiểu kết.

Như chúng tôi đã nói, tư tưởng nam quyền bao đời nay đã chi phối mạnh mẽhành vi ứng xử của nữ giới trong mọi phương diện của đời sống Một trong nhữngsản phẩm mà văn hóa nam quyền đã tạo ra là sự “im lặng” kìm nén tình cảm riêng

tư, những khát khao nhân bản của người phụ nữ trong tình yêu Điều này khiến chongười phụ nữ Việt Nam nhiều thế hệ thể hiện tình yêu một cách bị động, e dè, kínđáo, coi đó như là vẻ đẹp của nữ tính truyền thống cần hướng tới và bảo lưu Như

vậy, trong lịch sử thơ tình Việt Nam, “người phụ nữ dẫu ở tư cách là khách thể

thẩm mỹ hay chủ thể thẩm mỹ thì những gì thuộc về riêng tư, cá nhân họ chưa từng được thừa nhận.Và đến nay, khát khao được là mình, được trải nghiệm cuộc đời mình như “giới thứ nhất” vẫn luôn là mong mỏi của một nửa nhân loại bị xếp vào

Trang 34

“giới thứ hai” ( Nguyễn Thị Thanh xuân) Tuy nhiên, trong bối cảnh văn hóa hiện

đại, thơ tình Việt Nam đã được đón nhận một hương sắc mới từ một “bông hoa lạ”mang tên Xuân Quỳnh Với một giọng thơ tình mang hơi hướng phái tính rõ nét, chị

đã góp phần “giải tỏa ẩn ức của cả một cộng đồng trong một thời kì lịch sử văn học

đặc biệt”(Nguyễn Thị Thanh Xuân) Vẻ đẹp thơ tình yêu của Xuân Quỳnh cũng

như những cống hiến của chị đối với văn đàn dân tộc sẽ được chúng tôi triển khaitrong các chương sau

Chương 2 Nội dung thơ tình Xuân Quỳnh từ góc nhìn văn hóa 2.1 Khảo sát thơ tình Xuân Quỳnh

2 Hoa dọc chiến hào (Nxb Văn học, 1968).

3 Gió Lào cát trắng (Nxb Văn học, 1974).

4 Lời ru trên mặt đất (Nxb Tác phấm mới, 1978).

5 Sân ga chiều em đi (Nxb Văn học, 1984).

6 Tự hát (Nxb Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, 1984).

7 Thơ viết tặng anh (Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1988).

8 Hoa cỏ may (Nxb Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, 1989).

Kết quả khảo sát trong 265 bài thơ có 73 bài thơ tình yêu, chiếm khoảng27,5% Con số trên là một căn cứ khoa học chứng tỏ thơ tình yêu là mảng sáng tácXuân Quỳnh dành nhiều tâm sức, nó chiếm một số lượng lớn trong sự nghiệp thơ cacủa chị Đồng thời đây cũng là bộ phận quan trọng góp phần tạo nên diện mạo thơXuân Quỳnh, từ đó thấy được vẻ đẹp đa dạng, độc đáo của thơ tình Việt Nam nóiriêng và nền thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung

Văn chương luôn là câu chuyện của cuộc đời, về cuộc đời và con người Cũng

Trang 35

vẫn ý nghĩa ấy, thơ ca chính là tiếng lòng, là tâm hồn của người làm thơ Riêng vớiXuân Quỳnh – nữ thi sĩ hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại, thơ ca còn là

lẽ sống, là phương tiện giao cảm linh diệu nhất giữa nhà thơ với cuộc đời Qua thơ

mà chị tìm được những giá trị sống cho riêng mình Tiếp nhận thơ Xuân Quỳnh,người đọc đều nhận thấy những đứa con tinh thần của chị mang gương mặt cuộcsống của người hạ sinh ra nó Do vậy, tìm hiểu thơ tình yêu của Xuân Quỳnh, mảngsáng tác thành công và cũng lấy đi nhiều tâm sức của nữ sĩ, chúng tôi muốn đi từtiểu sử và thời đại sống để tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng cũng như chi phối tớiđời thơ của chị Từ đó để hiểu sâu sắc hơn giá trị của những thông điệp mà XuânQuỳnh đã kí thác qua những trang thơ

2.2 Xuân Quỳnh - từ bất hạnh tuổi thơ đến bất hạnh trong hôn nhân và tình

yêu.

Không chọn cho mình một mỹ từ sang trọng, bóng bẩy làm bút hiệu chomột đời thơ, người con gái của làng La Khê nổi tiếng với nghề dệt the, dệt gấm củamảnh đất Hà Tây (nay là Hà Nội) mang tên Nguyễn Thị Xuân Quỳnh đã giản dịsống trong lòng bạn đọc với bút danh bằng chính tên mình Chị đến với thơ cũngbằng sự giản dị, chân thật, chân thành Đó là cái gốc của thơ chị và cũng là lí dokhiến thơ Xuân Quỳnh có sức neo đậu bền vững trong lòng bạn đọc mọi thời Ngày 6 tháng 10 năm 1942, Xuân Quỳnh chào đời trong niềm hạnh phúc vỡ

òa của gia đình Những tưởng ngôi sao may mắn sẽ chiếu xuống cuộc đời của ngườicon gái có đủ tài, đủ sắc như Xuân Quỳnh song dường như “hồng nhan bạc phận” -cái điều mà Nguyễn Du đã nói cách đây mấy trăm năm vẫn còn vận vào đời chị Bấthạnh đầu tiên nữ thi sĩ phải nếm trải khi tuổi còn trứng nước là nỗi đau mất mẹ Haituổi, chị đã phải sống cảnh côi cút, thiếu thốn tình yêu thương, không có được sựchở che, bao bọc của tình mẫu tử Lại thêm việc người cha đi bước nữa nên cảnhcôi cút lại càng thêm côi cút Mặc cảm bơ vơ, đơn độc cứ ám ảnh Xuân Quỳnh suốt

cuộc đời ngay cả khi chị đã làm vợ, làm mẹ “Tuổi thơ tôi lạc lõng giữa đời/ Như

một cánh chim bơ vơ mất tổ”(Tiếng mẹ) Và chúng ta cũng dễ hiểu vì sao ở thơ chị,

nỗi khát khao yêu thương, khát khao một tổ ấm hạnh phúc cứ luôn da diết, cháybỏng và cồn cào đến thế

Trang 36

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, cô bé mồ côi thuở nào đã trở thành một cô

văn công xinh đẹp, tài giỏi, tràn đầy lòng yêu đời: “Đem lòng vui tôi dệt tấm đời

chung/ Cánh tay mềm dưới hoa đèn lấp lánh/ Đâu phải tiếng ru buồn bên khung cửi lạnh/ Của mẹ xưa Tôi cất lời ca/ Rằng: “đời tôi không giống hạt mưa sa”/ Mà ánh nắng của ngày xuân mơ ước.”(Tiếng mẹ) Mười ba tuổi, Xuân Quỳnh bước

chân vào lĩnh vực nghệ thuật, những thành công đầu tiên khá rực rỡ đã hứa hẹn mộttương lai vô cùng tươi sáng, rộng mở Cũng tại môi trường làm việc này, chị đã tạodựng tổ ấm cho riêng mình với một người nghệ sĩ chơi đàn hiền lành, chân thật.Tuy nhiên, cuộc sống gia đình đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn, có những vết rạn nứtkhó hàn gắn để rồi cái gì đến đã đến, tổ ấm vừa mới tạo dựng không lâu nay đã đổ

vỡ Xuân Quỳnh quyết định chia tay chồng trong đau đớn Sau cuộc chia tay ấy, chịđến với một tình yêu mới, ngỡ tưởng đó là một tình yêu cao đẹp có thể sưởi ấm chotrái tim cô đơn của Xuân Quỳnh nhưng rồi nó cũng nhanh chóng lụi tàn Nỗi đauchồng nỗi đau, bất hạnh cứ rượt đuổi chị, hạnh phúc với người con gái ấy dường

như chỉ là một ảo ảnh Tuy nhiên, không đầu hàng số phận, dù “bị phũ phàng, bị

vùi dập” , dù đã đi đến tận cùng đau đớn nhưng trong chị vẫn còn nguyên vẹn niềm

yêu, niềm khát khao như thưở ban đầu Để rồi, bất chấp “Núi cao biển rộng, sông

dài”, người con gái mạnh mẽ và đầy bản lĩnh ấy sẵn sàng “đi khắp chốn tìm người tôi yêu”.Và niềm tin của chị đã được đền đáp, giữa lúc bơ vơ, hụt hẫng, đau khổ,

chị đã lại tìm được tình yêu – một tình yêu đích thực của cuộc đời mình bên LưuQuang Vũ và Xuân Quỳnh chấp nhận con đường chông gai để đến với hạnh phúc

mà mình từng nhọc nhằn tìm kiếm

Những nếm trải cay đắng trong hành trình kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc,

Xuân Quỳnh đều mượn thơ để giãi bày: “Niềm mơ ước gửi vào trang viết/ Nỗi đau

buồn dồn xuống đáy tâm tư”(Có một thời như thế) Những thiệt thòi, bất hạnh ;

những mất mát, hao khuyết trong đời, Xuân Quỳnh đều chia sẻ trong thơ hoặc dùng

thơ để tự bù đắp cho mình Chị từng tâm sự “Làm văn học cảm thấy như mình được

sống thêm một cuộc đời khác nữa.” Vậy nên có thể nói, khát vọng tình yêu mãnh

liệt luôn được đốt cháy trên mỗi trang thơ của chị bắt nguồn từ những nhức nhối,những được mất, vui buồn mà chị từng trải qua Khảo sát thơ tình Xuân Quỳnh,

Trang 37

chúng tôi thấy quả thật chị “đã viết” những gì chị “đã sống” Thơ chị là lời “tự hát”

về tình yêu và cuộc săn đuổi hạnh phúc của chính mình., là bông hoa quý mọc trênmảnh đất cuộc sống đầy những nỗi nhọc nhằn Bởi thế, tiếp cận thơ tình yêu củaXuân Quỳnh, không thể không quan tâm tới những vấn đề lớn trong đời tư của chị

Nhà phê bình Lại Nguyên Ân trong bài viết về Xuân Quỳnh: “Con người và nhà

thơ” cũng nhận xét: “Giá như trong cuộc đời người phụ nữ ấy đã không có những trắc trở trong tình yêu, đã không từng hơn một lần qua đò sang bến thì cũng khó hình dung mảng thơ tình của chị sẽ mang diện mạo ra sao”(Xuân Quỳnh thơ và đời,

Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1998, tr131)

Cùng với con người, thời đại cũng là yếu tố luôn hắt bóng trong thơ Với ý

nghĩa “Văn học là người thư kí trung thành của thời đại”, thơ ca không chỉ là tiếng

nói của cá nhân mà còn là tiếng nói của thời đại nữa Đặc điểm lịch sử, xã hội baogiờ cũng để lại dấu ấn đậm nét trên những trang văn học Do vậy, cần đặt thơ tìnhXuân Quỳnh trong bối cảnh văn hóa truyền thống và văn hóa đương thời để thấy hếtđược giá trị của mảng sáng tác này

2 3 Bối cảnh văn hóa, văn học cho sự ra đời của thơ tình Xuân Quỳnh.

Ở chương 1 chúng tôi đã khẳng định tầm quan trọng của môi trường văn hóa

đối với sự ra đời của một tác phẩm văn học Đó không chỉ là môi trường sinh thành

và tồn tại của tác phẩm mà người cầm bút trước khi hoài thai để tạo ra một cuộcsinh nở nghệ thuật đã tắm mình trong dòng sông văn hóa, ngụp lặn và đưa vàohuyết quản của mình những phù sa của dòng sông ấy Để rồi, nghệ thuật của họ vừamang dấu ấn cá nhân người sáng tác, vừa mang hơi thở của thời đại

Như chúng tôi đã nói, văn hóa ứng xử giới truyền thống của người Việt Nam là

tư tưởng nam quyền Nền văn hóa ấy có thể ví như một cây cổ thụ mà bộ rễ của nó

đã ăn sâu vào lòng đất, tán lá của nó xòe rộng che phủ suốt hàng nghàn năm phongkiến và còn vươn tới những thế kỉ sau Tư tưởng nam quyền từ bao đời nay đã chiphối hành vi ứng xử của cả nam giới và nữ giới trên mọi phương diện của đời sống

xã hội (tình yêu, hôn nhân, lao động, chính trị…) ở mọi vị trí ( trong gia đình, ngoài

xã hội) Văn hóa nam quyền đã sinh ra mẫu người đàn ông được độc đoán, độc

Trang 38

quyền và mẫu người phụ nữ cam chịu, phục tùng, bị động, phụ thuộc vào người đànông Dường như đó chính là những nam nhân, nữ nhân được đào tạo theo chuẩn

mực của Nho giáo Chính cái nhìn khắt khe, khắc nghiệt của

xã hội nam quyền về phẩm chất đạo đức, về đời sống bản năng, về sắc đẹp, tình yêu

đã khiến người phụ nữ không không dám thể hiện cái Tôi, không dám sống với bảnngã của mình Thực tế này dẫn đến hiện tượng “mất tiếng nói” trong đời sống vănhọc Đặc biệt ở lĩnh vực tình yêu, họ chưa một lần dám lên tiếng tỏ bày những ước

ao, khát vọng thầm kín của bản thân

Sang đến thời kì hiện đại, từ đầu thế kỉ XX, dưới sự tác động của nền vănhóa, văn minh phương Tây, diện mạo văn hóa Việt nam đã có nhiều thay đổi Giaiđoạn này, do ý thức cá nhân phát triển, nhiều quan niệm giá trị thay đổi, cảm xúccon người được cởi trói nên thơ tình Việt Nam hiện đại phát triển sâu rộng nhưngvẫn là độc quyền của các nhà thơ nam Mãi đến giữa thế kỉ XX, với sự ra đời củaHội phụ nữ Việt Nam – tiền đề văn hóa và xã hội thuận lợi cho sự ra đời và pháttriển của “văn học nữ tính”, các nhà văn nữ đã thể hiện được bản lĩnh và tài năngcủa giới mình Cùng với đó, tiếng nói thơ ca của phái nữ, đặc biệt trong lĩnh vực thơtình cũng trở nên cởi mở hơn Tuy nhiên, trong sự vận động của xã hội, mặc dù đờisống chính trị có nhiều đổi thay nhưng văn hóa lại có một sức sống không dễ gì thayđổi, càng không dễ loại bỏ hoàn toàn vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức của con ngườiqua nhiều thế hệ Do vậy, dù cảm xúc đã được giải phóng nhưng dường như tiếngthơ tình yêu của các tác giả nữ vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi sự ảnh hưởng của vănhóa ứng xử giới thời phong kiến Phần lớn, thơ tình của các tác giả nữ vẫn còn e lệ,rụt rè Người con gái trong “Hương thầm” của Phan thị Thanh Nhàn phải mượn đếnhương bưởi làm sứ giả của tình yêu Họ còn ngần ngại khi nói về tình yêu của chínhmình, để rồi trong thơ của Ý Nhi, cô gái lặng lẽ, âm thầm sống trong khát vọng yêu

thương của riêng mình: Em lặng lẽ nói cười/ lặng lẽ nát tan/ em thành lá, thành

sương, thành lửa/ em lặng lẽ kêu gọi/ lặng lẽ cầu xin/ lặng lẽ chờ mong/ lặng lẽ vỡ

òa thành lệ (Trong ánh chớp số phận)

Lại thêm do yêu cầu của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa,

do hình thành và tồn tại trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nên thơ ca giai đoạn này

Trang 39

phải hướng tới nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phục vụ cách mạng, cổ vũ chiếnđấu Thơ tình luôn thể hiện con người cá nhân rõ rệt nhất nhưng con người cá nhânlại là kẻ thù của thời chiến tranh, khi mà con người cộng đồng, con người tập thểcần được đề cao Là một bộ phận của thơ ca chống Mỹ, thơ tình giai đoạn này cũngkhông đứng ngoài vấn đề mất còn của dân tộc Do vậy, chưa bao giờ người ta thấy

vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa lúc này lại tỏa sáng trong sự hài hòa với tình yêu tổ

quốc: “Anh đi bộ đội sao trên mũ/ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường/ Em sẽ là hoa

trên đỉnh núi/ Bốn mùa thơm mãi cánh hoa tươi” (Núi đôi – Vũ Cao); “Anh yêu

em như yêu đất nước/ Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần/ anh nhớ em mỗi bước đường anh bước/ Mối tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn.(Nhớ - Nguyễn Đình Thi); Anh nắm tay em, sôi nổi, vụng về./ Mà nói vậy: “Trái tim anh đó/ Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:/ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều/ Phần cho thơ, và

phần để em yêu…”/ Em xấu hổ: “ Thế cũng nhiều anh nhỉ!”(Bài ca mùa xuân

1961- Tố Hữu); “Từ nơi em gửi đến nơi anh/ Những đoàn quân trùng trùng ra trận/

Như tình yêu nối lời vô tận/ Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn”(Trường Sơn

Đông Trường sơn Tây – Phạm Tiến Duật)

Như vậy,vừa hấp thu các quan niệm giá trị văn hóa truyền thống, vừađược thai nghén và chào đời trong bối cảnh văn học, thi ca chống Mỹ với những đặcđiểm cơ bản như đã nói ở trên, lại vừa mang gương mặt tinh thần của một ngườiphụ nữ thông minh, sắc sảo, bản lĩnh và tràn đầy khát vọng yêu thương cháy bỏng,thơ tình yêu của Xuân Quỳnh đã tự nó mang một diện mạo độc đáo, một vóc dángmới lạ Sự có mặt của thơ tình Xuân Quỳnh đã góp phần tạo nên vẻ đẹp đa dạng,phong phú và đầy hấp dẫn của thơ tình Việt Nam Đóng góp này của nữ sĩ sẽ đượcchúng tôi tìm hiểu, khám phá trước tiên ở bình diện nội dung

2.4 Thơ tình Xuân Quỳnh – tiếng nói trực tiếp, câu chuyện riêng tư về tình yêu của “nữ thi nhân đồng thời cũng là nữ tình nhân”

2.4.1 Người phụ nữ trực tiếp nói về tình yêu của giới mình.

Tuổi thơ thiếu vắng tình yêu thương, lúc trưởng thành lại sớm phải nếm trảinhững đổ vỡ, cay đắng trong hôn nhân và tình yêu Ngần ấy vết thương lòng cũng là

Trang 40

quá đủ để lấy đi niềm vui sống của một người phụ nữ, lại chưa kể áp lực của cuộcsống mưu sinh vốn đã khó khăn, chật vật Tuy nhiên, người phụ nữ có vẻ ngoài nhỏ

bé, mỏng manh ấy lại có một nghị lực sống phi thường Tác giả Kiều Vân trong bàiviết “Thơ Xuân Quỳnh – Niềm khát khao yêu” đã ví chị “ tựa như một cây xươngrồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc, đã vắt kiệt mình để nở những bông hoatuyệt quý cho cuộc đời” Và chúng tôi xin được tặng cái danh hiệu “những bông hoatuyệt quý” cho những sáng tác thơ tình yêu của chị Nó quý vì đã mang đến baohương sắc lạ cho vườn thơ tình yêu Việt Nam trước và cùng thời với chị

Ở chương 1, trong phần khảo sát diễn ngôn của người phụ nữ trong lịch sửthơ tình Việt Nam, chúng tôi đã luận giải từ góc nhìn văn hóa nam quyền (đặc biệt

là văn hóa ứng xử giới) để đi đến kết luận: Lịch sử diễn ngôn của người phụ nữ ViệtNam truyền thống trong địa hạt thơ tình là một “Lịch sử câm lặng và giông

bão”(Trần Huyền Sâm,2009, Siêu lí đàn bà nhìn từ góc độ giới, Hồn Việt Quốc học,

www Honvietquochoc.com.vn) Thực tế đã chứng minh, trong văn học dân gian,tiếng nói yêu đương thuộc đặc quyền của nam giới, tiếng nói của nữ giới cất lên mớichỉ là tiếng hát than thân, trách phận chứ chưa phải là những tỏ bày trực tiếp tìnhyêu đôi lứa Mười thế kỉ trung đại của văn học viết Việt Nam, lực lượng sáng tácthơ tình vẫn thuộc về “giới thứ nhất” Sang đầu thế kỉ XX, dù bối cảnh văn hóa đã

có nhiều đổi khác nhưng các nhà thơ nam vẫn độc chiếm thi đàn tình yêu Ngườiphụ nữ hiện đại vẫn rụt rè hoặc né tránh viết về tình yêu của giới mình Phải đợi đếnnhững năm sau 1945, thi đàn Việt Nam mới có sự hiện diện của các nhà thơ nữ viết

về tình yêu Trong số những nữ thi nhân đương thời, Xuân Quỳnh được đánh giá làgương mặt tiêu biểu nhất

Trong cuộc gặp mặt với các nhà thơ Á Phi ở Liên Xô mùa hè năm 1987 XuânQuỳnh phát biểu: “Người ta làm thơ đầu tiên là để tự thể hiện, là một hành độngkhẳng định.” Do vậy, đến với những sáng tác tình yêu của người con gái làng LaKhê ấy, người đọc có thể tìm thấy bản ngã của một người đàn bà vừa táo bạo, mãnhliệt, vừa đằm thắm, dịu dàng Không cần phải ao ước “đổi phận làm trai” như nữ sĩtiền bối thuở nào, cũng không cần chờ các nhà thơ nam lên tiếng hộ, người phụ nữ

Ngày đăng: 19/04/2017, 04:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w