1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía bắc sau 1986 từ góc nhìn văn hóa tt

27 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 406 KB

Nội dung

Khuvực miền núi phía Bắc MNPB là vùng văn hóa có sự giao thoa, tiếp biến vàtích hợp khá rõ về văn hóa của các tộc người cùng sinh sống, là khu vực tậptrung đông nhất những người cầm bút

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu

Phản biện 2: PGS.TS Hà Văn Đức

Phản biện 3: PGS.TS Trần Văn Toàn

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tạiHọc viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,

477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Vào hồi ….giờ … ngày … tháng … năm 201…

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau 1986, văn học các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đã đạt đượcmột bước tiến dài trong đó khu vực MNPB có sự phát triển nổi bật hơn cả Khuvực miền núi phía Bắc (MNPB) là vùng văn hóa có sự giao thoa, tiếp biến vàtích hợp khá rõ về văn hóa của các tộc người cùng sinh sống, là khu vực tậptrung đông nhất những người cầm bút là đồng bào dân tộc với số lượng tácphẩm lớn và có nhiều kết tinh nghệ thuật nhất cả nước ở thể loại tiểu thuyết.Góc nhìn văn hóa (GNVH) tỏ ra phù hợp và có nhiều lợi thế khi nghiên cứu tiểuthuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 – bộ phận văn học hình thành vàphát triển trên một vùng văn hóa vào loại đặc sắc của nước nhà Bản thân ngườinghiên cứu là một người con dân tộc Tày đồng thời là một người nghiên cứu vàgiảng dạy văn học tại một trường đại học thuộc khu vực MNPB; tôi mong muốn

sẽ trau dồi thêm những kiến thức và năng lực cần thiết trên hành trình giảng dạy

và nghiên cứu của mình Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986 từ góc nhìn văn hóa” làm đề tài nghiên cứu trong luận án của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986

từ góc nhìn văn hóa nhằm chỉ ra cái nhìn độc đáo và dấu ấn văn hóa tộc ngườitrong tư duy nghệ thuật của họ

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, phác thảo tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTSMNPB sau 1986, lịch sử nghiên cứu văn học từ GNVH, từ đó đưa ra những đánhgiá khách quan và hướng tiếp cận của đề tài Thứ hai, phân tích những tiền đề tựnhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội cùng những tác động của chúng vào đời sống vănhóa của đồng bào các DTTS MNPB; phác họa diện mạo tiểu thuyết của các nhà vănDTTS MNPB sau 1986 từ đó đánh giá sự nỗ lực và trưởng thành của đội ngũ nhàvăn Thứ ba mô tả, lí giải và cắt nghĩa hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của cácnhà văn DTTS MNPB Thứ tư, nghiên cứu một số phương thức biểu đạt văn hóatrong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB tạo nên dấu ấn độc đáo về văn hóavùng miền, văn hóa tộc người

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là tiểu thuyết của các nhà vănDTTS MNPB sau 1986.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Do số lượng tác phẩm khảo sát khá phong phú nên luận án, một mặt cố gắng

bao quát về diện, mặt khác, tập trung vào điểm, đi sâu nghiên cứu những tác phẩm

có chất lượng nghệ thuật cao, tiêu biểu cho tiểu thuyết DTTS MNPB từ 1986 đếnnay Luận án dựa vào hướng tiếp cận văn hóa để lí giải, cắt nghĩa thành tựu cũngnhư giới hạn của tiểu thuyết DTTS MNPB thời kì đổi mới chứ không tham vọngnghiên cứu tất cả mọi vấn đề của bộ phận tiểu thuyết này

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp hệ thống

4.2 Phương pháp so sánh đối chiếu

4.3 Phương pháp liên ngành văn hóa học

4.4 Phương pháp thống kê – phân loại

4.5 Tiếp cận thi pháp học

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Đây là đề tài đầu tiên khảo sát tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau

1986 từ góc độ văn hóa một cách hệ thống, chuyên sâu qua các bình diện: nhữngtiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội; những đặc trưng của chủ thể văn hóa nhưnhững yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cội nguồn văn hóa trong tiểu thuyết.Khảo sát, hệ thống hóa và giải mã các hệ biểu tượng trong tiểu thuyết của các nhàvăn DTTS MNPB sau 1986 dựa trên những đặc trưng văn hóa của khu vực MNPB,từng vùng văn hóa nói chung và bản sắc văn hóa của từng cộng đồng dân tộc nóiriêng Nghiên cứu một số phương thức nghệ thuật thể hiện và chuyển tải ý nghĩavăn hóa, thông điệp văn hóa trong tác phẩm của các nhà văn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án là công trình có ý nghĩa lí luận trong việc khảo sát, hệ thống hóanhững công trình nghiên cứu văn học trong và ngoài nước từ góc nhìn văn hóa, từ

đó đưa ra quan điểm, góc nhìn riêng soi chiếu từ hệ thống biểu tượng và cácphương thức biểu đạt văn hóa đặc thù Luận án là công trình đầu tiên hệ thống hóamột cách tương đối đầy đủ về tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986;nghiên cứu, khám phá các tác phẩm tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB từGNVH thông qua hệ thống biểu tượng và một số phương thức biểu đạt văn hóatrong tiểu thuyết của các nhà văn; qua đó thấy được dấu ấn văn hóa, gương mặt vănhóa của cộng đồng các DTTS MNPB

Trang 5

7 Cơ cấu của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận

án được tổ chức thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Chương 2 Những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và diện mạo tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986

Chương 3 Hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986

Chương 4 Một số phương thức biểu đạt văn hóa trong tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết của các tác giả là người DTTS MNPB sau 1986

1.1.1.Những nghiên cứu có tính chất tổng quát

Hiện nay chưa có những công trình chuyên biệt nghiên cứu về tiểu thuyếtcủa các nhà văn dân DTTS MNPB mà mới chỉ xuất hiện những công trình nghiên

cứu có nhận xét, đánh giá chung về văn học, văn xuôi miền núi: Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (NXB Văn hóa dân tộc, 1988); 4 cuốn nghiên cứu phê bình của Lâm Tiến: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1995), Về một mảng văn học dân tộc (1999), Văn học và miền núi (2002), Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số (2011); Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – Một

số đặc điểm của nhóm tác giả Trần Thị Việt Trung – Cao Thị Hảo (NXB Đại học

Thái Nguyên, 2011) Những năm gần đây, nhiều cuộc hội thảo lớn nhỏ thể hiện

mối quan tâm đặc biệt với văn học DTTS đã được tổ chức: Hội thảo Văn học dân tộc thiểu số với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kì đổi mới (2011

- Lạng Sơn), Hội thảo khoa học quốc gia Ngôn ngữ và văn học vùng Tây Bắc (2014

- Trường Đại học Tây Bắc); Hội thảo khoa học toàn quốc Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế (2014 – Viện Văn học).

1.1.2 Nghiên cứu về một số hiện tượng tiêu biểu

Một số bài nghiên cứu và các luận văn, luận án bước đầu tìm hiểu về tác giả,hoặc một tác phẩm cụ thể trong mảng tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPBnhưng mới chỉ tập trung vào một số tác giả dân tộc Tày và một số tác phẩm nổi bậtcủa họ, còn nhiều tác giả, tác phẩm tiểu thuyết thuộc các dân tộc anh em khác ítđược các nhà nghiên cứu quan tâm

Trang 6

1.1.3 Nghiên cứu từ góc độ văn hóa

Công trình Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam (Đào Thủy Nguyên (chủ biên) – Dương Thu Hằng) – NXB Đại

học Thái Nguyên, 2014, là công trình đầu tiên nghiên cứu phương diện văn hóatrong văn xuôi DTTS Một số công trình, bài viết khác cũng ít nhiều đề cập tớiphương diện văn hóa trong văn xuôi của các nhà văn DTTS khu vực MNPB Cáccông trình, bài viết đó tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: (1) Ý nghĩa, tầm quantrọng của bản sắc văn hóa trong văn học DTTS; (2) Vai trò của nhà văn DTTS vớiviệc thể hiện, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; (3) Sự thể hiện của bảnsắc văn hóa dân tộc trên phương diện nội dung văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nóiriêng của các nhà văn DTTS MNPB; (4) Sự thể hiện của bản sắc văn hóa dân tộctrên phương diện nghệ thuật văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng của các nhàvăn DTTS MNPB Bên cạnh đó, đã có một vài bài viết trực tiếp tìm hiểu phươngdiện văn hóa trong văn xuôi về MNPB khi nghiên cứu một tác giả, tác phẩm cụ thể

1.2 Tình hình nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa

1.2.1 Trên thế giới

Trên thế giới, hướng nghiên cứu văn học từ văn hóa có lịch sử từ thế kỉ

XIX, gắn với trường phái Văn hóa – lịch sử và triết học thực chứng ở Pháp mà tên

tuổi nổi bật là H.Taine (1828 – 1893) Sang thế kỉ XX, nhà triết học người Đức E

Casirer nghiên cứu văn học từ góc độ huyền thoại học như một kiểu tư duy cổ xưa nhất của con người Từ góc độ kí hiệu học, Iu.M.Lotman – người sáng lập trường

phái nghiên cứu Tartu – Moskva đã nhận ra sự tương tác của các kênh thông tinnhư một phạm trù xã hội Iu.M.Lotman là người có công lớn trong việc đề xướng

giải mã văn bản văn học bằng kí hiệu Trường phái Phân tâm học mà người đặt nền

móng là Sigmund Freud cũng có những đóng góp đáng kể trong việc xác nhận vàkhẳng định vai trò của văn hóa đối với văn học Xu hướng vận dụng các quan điểm

và thành tựu văn hóa để lí giải văn học ở Nga xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ XX

mà người khởi xướng là M Bakhtin Công trình của ông có thể coi là một bước

ngoặt trong nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa: Sáng tác của F.Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng (1960) Tại Anh, hướng nghiên cứu văn

học từ văn hóa nảy sinh từ những năm 50 với trường phái Birmingham (R.Williams, R.Hoggart), ở Đức với trường phái Frankfurt (D Kellner), những năm 70

ở Pháp với R.Barthes…

1.2.2 Trong nước

Trang 7

Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu ít nhiều có liênquan đến văn hóa đối với những hiện tượng văn học cụ thể: Nguyễn Huệ Chi,Trương Tửu, Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Trần Đình Hượu, Nguyễn Văn

Huyên, Trần Ngọc Vương Đáng chú ý nhất là các công trình: Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực (Đỗ Lai Thúy), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (Trần Nho Thìn), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa và Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa (Lê Nguyên Cẩn) Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện những công trình của các nhà nghiên cứu chủ động nghiên cứu văn học từ văn hóa,

xác lập quan niệm nghiên cứu văn học từ văn hóa hoặc giới thiệu lí thuyết nghiên

cứu văn học từ văn hóa của các học giả phương Tây: Quan hệ giữa văn chương và văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc; Giá trị văn hóa của văn học Việt Nam, Ý thức văn hóa của văn học cách mạng Việt Nam sau 1945 (Trần Đình Sử); Phương pháp nghiên cứu văn học của Nguyễn Văn Dân; Từ cái nhìn văn hóa, Phê bình văn học – con vật lưỡng thê ấy (Đỗ Lai Thúy); Vị thế của văn học trong sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử (Lã Nguyên); Giải mã văn học từ mã văn hóa (Trần Lê Bảo); Văn hóa như nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương (Nguyễn Văn Hạnh); Sáng tác của F.Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng (của M.Bakhtin do Từ Thị Loan dịch); Kí hiệu học văn hóa (của Iu.Lotman do Lã

Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch) Thời gian gần đây, xu hướng nghiêncứu về kí hiệu, biểu tượng, cổ mẫu, huyền thoại trở thành hướng nghiên cứu được

nhiều nhà nghiên cứu quan tâm: Kí hiệu học văn hóa (Trần Đình Sử, La Khắc Hòa,

Đỗ Hải Phong); Văn chương như kí hiệu đa văn hóa (Lê Huy Bắc), Kí hiệu học văn hóa (giáo trình đại học – Nguyễn Tri Nguyên); Biểu tượng: từ kí hiệu học đến tu từ học tiểu thuyết (Cao Kim Lan), Từ kí hiệu đến biểu tượng (Trịnh Bá Đĩnh); Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam (Nguyễn Thị Thanh Xuân); Nghiên cứu biểu tượng – một số hướng tiếp cận lí thuyết (Đinh Hồng Hải)

1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng tiếp cận của đề tài

1.3.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về văn xuôi DTTS hiện đại đã chỉ ra được một sốđặc điểm về nội dung, nghệ thuật của bộ phận văn học này Một số công trình đãtiếp cận các tác giả cụ thể và bước đầu có những nhận định về một vài phương diệnvăn hóa trong sáng tác của một tác giả hoặc tác phẩm lẻ tẻ Chưa có công trìnhchuyên biệt nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống về thể loại tiểuthuyết của các nhà văn DTTS MNPB từ GNVH

1.3.2 Hướng tiếp cận của đề tài

Trang 8

1.3.2.1 Tiếp cận từ hệ thống biểu tượng

Sử dụng hệ thống biểu tượng như một mã văn hóa đặc thù, tiểu thuyết củacác nhà văn DTTS MNPB sau 1986 đã tạo dựng được trường văn hóa, thẩm mỹriêng cho tác phẩm cũng như góp phần phác họa một cách nghệ thuật những đặctrưng văn hóa nổi bật, tiêu biểu góp phần phác họa gương mặt văn hóa đặc sắc củađồng bào mình

1.3.2.2 Tiếp cận từ một số phương thức biểu đạt văn hóa

Một số phương thức biểu đạt văn hóa được các nhà văn DTTS MNPB sửdụng hiệu quả đó là nghệ thuật sử dụng huyền thoại, nghệ thuật sử dụng các motif

và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Những yếu tố này không chỉ góp phần vào việc tổchức văn bản nghệ thuật mà quan trọng hơn, đó là những yếu tố có mối quan hệmật thiết với việc thể hiện và chuyển tải những thông điệp văn hóa, chiều sâu vănhóa mà các tác giả DTTS MNPB muốn gửi gắm trong tiểu thuyết của mình

Tiểu kết chương 1

Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện vềtiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 từ GNVH Luận án đã điểm lạimột cách sơ lược những nghiên cứu văn học từ GNVH qua các công trình của cácnhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước, thấy được sự vận động, sự kế thừa, sựthay đổi và cả những tư duy đột phá của các nhà nghiên cứu, coi đó là phông nềnmang tính lí thuyết, là những gợi dẫn quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài

Chương 2 NHỮNG TIỀN ĐỀ TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DTTS MNPB SAU

1986 2.1 Những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội khu vực MNPB

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực MNPB

Khu vực MNPB là một khu vực có điều kiện thiên nhiên rất đặc biệt, có địahình đa dạng và phức tạp với đầy đủ các dạng địa hình, bao gồm đồi núi, đồngbằng, bờ biển và thềm lục địa, có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài Đặcbiệt trong khu vực MNPB có dãy Hoàng Liên Sơn được người Thái gọi là “sừngtrời” (Khau phạ) trở thành biên giới tự nhiên ngăn cách hai vùng Tây Bắc và ĐôngBắc Tây Bắc là vùng địa lí điển hình và độc đáo với núi non hiểm trở, trùng điệp,nhiều dòng sông, nhiều cao nguyên cùng với những cánh đồng rộng lớn Địa hìnhhiểm trở và giao thông đi lại khó khăn dẫn tới kinh tế của các cộng đồng dân tộcvùng Tây Bắc thường mang tính chất khép kín, thiên về tự cấp tự túc, vì vậy, văn

Trang 9

hóa vùng Tây Bắc cũng nghiêng về tính chất tĩnh, ít giao lưu, biến đổi Đông Bắc làvùng có địa hình ít bị chia cắt nên giao thông đi lại thuận lợi hơn vùng Tây Bắc.Đây cũng là vùng chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sông Hồng lên vùng biên giớiĐông Bắc, là cửa ngõ giao thương với phía Nam Trung Quốc và với vùng đồngbằng Bắc Bộ Đó chính là cơ sở quan trọng mang đến cho các hoạt động kinh tế vàgiao lưu văn hóa của các dân tộc vùng Đông Bắc năng động và cởi mở hơn so vớitính chất khép kín, tĩnh tại của các dân tộc vùng Tây Bắc Với điều kiện địa lí tựnhiên và xã hội khác nhau, mỗi dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử với thiênnhiên và xã hội theo những cách thức riêng.

2.1.2 Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội của khu vực MNPB

Văn hóa Tây Bắc đa dạng và độc đáo chính là sản phẩm của sự kết hợp vàđan xen các bản sắc riêng của hơn 20 dân tộc: Thái, Mông, Kháng, Xinh Mun, LàoLự với văn hóa chủ thể là văn hóa Thái Văn hóa dân tộc Thái cầu kì trong trangphục nhưng đơn giản trong ẩm thực Người Thái sống lối sống khép kín, trọng tình,coi trọng gia đình bên ngoại Các dân tộc sinh sống trong vùng Đông Bắc: Tày,Nùng, Mông, Dao, Thái, Hoa… trong đó người Tày là cư dân bản địa lâu đời nhất,

có dân số đông nhất và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa của cáctộc người cùng khu vực Khác với văn hóa Thái, văn hóa Tày đơn giản trong trangphục nhưng lại khá cầu kì trong ẩm thực Người Tày sống cởi mở, năng động, dễthích nghi, đề cao lí tính, xem trọng gia đình bên nội, xem nhẹ gia đình bên ngoại.Cùng chia sẻ “quyền lực” với các tộc người Tày – Thái trong vành đai quyền lựcvùng núi thấp và thung lũng là tộc người Mường Văn hóa của dân tộc Mường vừa

có nhiều nét tương đồng gần gũi với văn hóa Kinh, vừa có nhiều nét ảnh hưởng từvăn hóa Thái Vượt thoát lên trên “vành đai quyền lực” vùng núi thấp và thung lũngTày – Thái – Mường, dân tộc Mông cư trú rải rác trên các vùng núi cao tạo thành

“vành đai hay dải quyền lực đỉnh núi” (Nguyễn Mạnh Tiến) Văn hóa Mông là mộtthực thể văn hóa riêng biệt, độc đáo, trang phục đặc sắc, ẩm thực đơn giản, đờisống vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng văn hóa tinh thần vô cùng phong phú.Bên cạnh các dân tộc người chủ thể có vai trò quan trọng trong việc tạo lập, duy trì

và phát triển gương mặt văn hóa vùng, các dân tộc sống xen kẽ với dân số ít hơnthường chịu sự thâu thuộc văn hóa của tộc người chủ thể song vẫn giữ được nhữngnét văn hóa đặc sắc riêng biệt của tộc người mình, đó là các dân tộc Nùng, Giáy,Dao cùng góp phần mang đến sự đa dạng trong thống nhất của các vùng văn hóaViệt Nam

Trang 10

Mặc dù khu vực MNPB có sự cộng cư lâu dài và khá phức tạp của nhiều tộcngười thiểu số nhưng có thể hình dung theo hai cách: Cách thứ nhất: sự phân chiatheo vùng văn hóa, khu vực MNPB có sự phân chia thành hai vùng văn hóa rõ rệt

là vùng văn hóa Tây Bắc với văn hóa chủ đạo là văn hóa Thái, vùng văn hóa ĐôngBắc (Việt Bắc) với văn hóa chủ đạo là văn hóa Tày; các tộc người khác sống đanxen và ít nhiều chịu sự ảnh hưởng, thâu thuộc văn hóa của tộc người chủ thể Cáchthứ hai: sự phân chia theo độ cao: MNPB được phân chia thành hai vành đai

“quyền lực”: Vành đai “quyền lực” vùng núi thấp và thung lũng Tày – Thái –Mường và vành đai “quyền lực” đỉnh núi - Mông; các tộc người khác sống xen kẽ

và chịu sự ảnh hưởng, tác động của các tộc chủ thể Do đó, đời sống văn hóa cácDTTS cư trú tại khu vực này vừa là sự tổng hợp một cách tự nhiên bởi mối giaolưu, ảnh hưởng, tiếp biến sắc thái văn hóa của các tộc người vừa là sự hiện hữu một

số nét văn hóa riêng của mỗi tộc người ấy

2.1.3 Đặc điểm văn hóa của các tộc người thiểu số MNPB

2.1.3.1 Vũ trụ quan

Đời sống tâm linh của hầu hết các DTTS MNPB đều tồn tại quan niệm “vạnvật hữu linh” Theo đó, mỗi sự vật trong thiên nhiên đều có một vị thần to lớn, kì bítrú ngụ: thần núi, thần rừng, thần thổ địa, thần sông Mặc dù mỗi DTTS vùng caophía Bắc đều có phong tục tập quán riêng, nhưng lại có những điểm chung trongcác tập tục bảo vệ môi trường, môi sinh của đồng bào như: coi “nước” là “mẹ”,

“rừng” là “thần”, “thú hoang” là “bạn”, cây cỏ có “linh hồn” Vì vậy, hầu hết cáccộng đồng DTTS vùng cao đều có những quy định rõ ràng, nghiêm ngặt về bảo vệnguồn nước, bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn Đó là một trong những cách ứng

xử tiến bộ, mang đậm ý nghĩa nhân văn, thể hiện sự tôn trọng môi trường sinh thái

và khát vọng chung sống hài hòa với “mẹ” thiên nhiên của đồng bào

2.1.3.2 Nhân sinh quan

Điểm chung trong quan niệm nhân sinh của các tộc người thiểu số khu vựcMNPB đó là quan niệm về kiếp luân hồi, quan niệm về luật nhân quả Niềm tin vềthế giới của người chết – thế giới của tổ tiên là cơ sở quan trọng của tín ngưỡng thờcúng tổ tiên trong đời sống văn hóa của đồng bào Bên cạnh đó nhiều tộc ngườithiểu số vẫn duy trì tín ngưỡng thờ vật tổ (totem giáo) Tinh thần gia tộc (cùngdòng họ) rất mạnh mẽ trong đồng bào các DTTS Nhân sinh quan của các tộc ngườithiểu số khu vực MNPB chi phối sâu sắc tới đời sống văn hóa, quan niệm và cáchứng xử của con người với thế giới thần linh, ma quỷ, thái độ và cách ứng xử củacon người với tổ tiên, gia đình, với các cá nhân khác và với cộng đồng xã hội

Trang 11

2.1.3.3 Căn tính văn hóa của các tộc người

Điểm nổi bật trong căn tính văn hóa dân tộc Tày là lòng tự tôn sâu sắc NgườiTày nặng về tư duy lí tính, mạnh mẽ, dứt khoát trong chinh phục tự nhiên, năngđộng, tự chủ, dễ thích nghi, có tầm nhìn rộng và nhạy bén với thời cuộc Dân tộcThái với đặc trưng về một nền văn hóa khép kín, âm tính tạo nên đặc điểm tínhcách nổi bật là lối sống trọng tình, thủy chung Người Thái thích thanh bình, không

ưa tranh chấp, coi trọng đời sống tình cảm, bởi vậy đời sống tinh thần của ngườiThái khá kín đáo, hiền hòa, mang tính hướng nội Người Mường với quan niệmsống thực tế ăn sâu vào tâm thức, đặc điểm nổi bật của người Mường gói trọn trongcâu tục ngữ “Ăn cốt tươi, chơi cốt thật” Dân tộc Giáy luôn mặc cảm về vị thế củathân phận lép vế, bên lề Dân tộc Mông, dân tộc Dao – những tộc người có nguồngốc từ phương Bắc luôn mang trong mình những ẩn ức về lịch sử thiên di, ẩn ức

mồ côi trong kí ức văn hóa tộc người

2.2 Diện mạo tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986

2.2.1 Khái quát về tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986

Trước đổi mới, khu vực MNPB mới chỉ có vài ba gương mặt tác giả dân tộc

Tày: Nông Minh Châu với Muối lên rừng (1964); Vi Hồng với Đất bằng (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), Thung lũng đá rơi (1985) Sau 1986, các nhà văn DTTS

trưởng thành hơn trong cơ chế mới Đây là giai đoạn đánh dấu sự xuất hiện của độingũ đông đảo người DTTS viết tiểu thuyết thuộc nhiều DTTS khác nhau: Tày,Thái, Nùng, Mường, Giáy, Mông Tuy nhiên, sự phát triển của đội ngũ tác giảcũng như số lượng tiểu thuyết của các DTTS trong khu vực MNPB còn nhiềuchênh lệch Dân tộc Tày là DTTS có số lượng nhà văn lớn nhất ở khu vực với cácgương mặt nhà văn viết tiểu thuyết đông đảo, thuộc đủ các thế hệ, từ thế hệ các nhàvăn gạo cội mở đường như: Vi Hồng, Hoàng Luận, Triều Ân, Ma Trường Nguyênđến các nhà văn thuộc thế hệ thứ hai như: Hữu Tiến, Hà Lâm Kỳ, Cao Duy Sơn vàtác giả trẻ thuộc thế hệ thứ ba là nữ nhà văn Chu Thanh Hương với số lượng tác

phẩm lớn (trên dưới 50 tiểu thuyết) Dân tộc Thái có 4 cuốn tiểu thuyết: Mối tình mường Sinh, Đất bản quê cha (Vương Trung); Cơn lốc đen (Cầm Hùng), Tiếng thét Tồng Lôi (Thái Tâm) góp phần khẳng định văn xuôi của dân tộc Thái luôn có một vị thế vững vàng trong nền văn xuôi các DTTS khu vực MNPB Một vài dân

tộc mới chỉ có sự xuất hiện của tác giả tiểu thuyết duy nhất, gương mặt đại diện cho

cả cộng đồng: dân tộc Mường: Hà Trung Nghĩa (Lửa trong rừng sa mu, Bão từ hai phía, Gió bụi nhân gian); dân tộc Nùng: Địch Ngọc Lân (Hoa mí rừng); dân tộc

Trang 12

Mông: Mã Anh Lâm với Đối mặt phía nửa đêm; dân tộc Giáy: Lù Dín Siềng với hai tác phẩm: Dưới chân núi Tiên và Vua phỉ.

Tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB chủ yếu tập trung vào một số đềtài chủ yếu: đề tài lịch sử và đấu tranh cách mạng; đề tài xây dựng cuộc sống mớivới những vận động không ngừng của đời sống văn hóa xã hội của đồng bào vùngcao; đề tài thế sự, đời tư, tìm hiểu và khám phá số phận cá nhân của những conngười miền núi; bên cạnh đó là những say mê và trải nghiệm của các nhà văn vềđời sống văn hóa của các DTTS MNPB Sau đổi mới, nhờ những tác động tích cựccủa môi trường văn hóa xã hội mới, tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB đã

có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng Các nhà văn DTTS MNPB

đã có những nỗ lực đáng kể trong hành trình hoàn thiện hệ thống thể loại cho nềnvăn học DTTS, góp phần quan trọng để văn học DTTS trở thành một bộ phậnkhông thể thiếu trong nền văn học đa dân tộc của nước nhà

2.2.2 Đội ngũ các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 có sáng tác thể loại tiểu thuyết

Nếu như trước 1986, các nhà văn DTTS có sáng tác thể loại tiểu thuyết chỉ cóvài ba người: Nông Minh Châu, Vi Hồng (đều là nhà văn Tày) thì từ năm 1986 đếnnay các nhà văn DTTS sáng tác thể loại tiểu thuyết tăng lên nhanh chóng về sốlượng: tăng thêm 17 nhà văn, trong đó, có thêm 10 nhà văn dân tộc Tày sáng táctiểu thuyết: Triều Ân, Cao Duy Sơn, Hoàng Quảng Uyên, Hữu Tiến (Tày – CaoBằng), Hoàng Luận, Ma Trường Nguyên (Tày – Thái Nguyên), Hoàng Hạc, HàLâm Kỳ, Hoàng Hữu Sang (Tày – Yên Bái), Chu Thanh Hương (Tày – Lạng Sơn);xuất hiện 3 nhà văn dân tộc Thái sáng tác tiểu thuyết: Vương Trung (Sơn La), CầmHùng (Sơn La), Thái Tâm; một số dân tộc khác cũng đã bắt đầu có nhà văn đầu tiênthể nghiệm với thể loại tiểu thuyết: Lù Dín Siềng (Giáy – Lào Cai), Địch Ngọc Lân(Nùng – Yên Bái), Hà Trung Nghĩa (Mường – Phú Thọ), Mã Anh Lâm (Mông –Lào Cai) Các nhà văn DTTS hiện nay xuất hiện ngày càng đông đảo với nhữngtên tuổi được bạn đọc chú ý, nhiều nhà văn đã dần trở nên quen thuộc với độc giả

Có thể phân chia đội ngũ nhà văn DTTS MNPB có sáng tác tiểu thuyết thành

ba thế hệ: Thế hệ thứ nhất là những nhà văn lão thành, có những nhà văn đã mất và

có những tác giả đã cao tuổi hiện nay không còn sáng tác: Vi Hồng, Lù Dín Siềng,Hoàng Hạc, Hoàng Luận, Triều Ân, Vương Trung, Ma Trường Nguyên Họ lànhững người đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi nói chung và tiểu thuyết DTTSnói riêng Thế hệ thứ hai là những nhà văn trung tuổi – họ là lực lượng sáng tácquan trọng nhất, chiếm số lượng đông đảo với nhiều tác phẩm tiểu thuyết để lại

Trang 13

những dấu ấn đậm nét trong nền văn học các DTTS Việt Nam: Cao Duy Sơn,Hoàng Hữu Sang, Hoàng Quảng Uyên, Hà Lâm Kỳ (dân tộc Tày), Cầm Hùng, TháiTâm (dân tộc Thái), Địch Ngọc Lân (dân tộc Nùng), Hà Trung Nghĩa (dân tộcMường) Điểm nổi bật của các nhà văn DTTS thuộc thế hệ thứ hai đó là có nhiềucây bút đã được đào tạo bài bản qua trường lớp do chính sách của Đảng và Nhànước về phát triển đội ngũ sáng tác người DTTS theo hướng chuyên nghiệp Thế hệthứ ba là thế hệ những nhà văn trẻ, lớp nhà văn kế cận trong tương lai song sốlượng nhà văn ở thế hệ thứ ba có sáng tác thể loại tiểu thuyết chỉ đếm được một haingười: Mã Anh Lâm (dân tộc Mông), Chu Thanh Hương (dân tộc Tày) Có thểnhận thấy, thế hệ vàng (thế hệ thứ hai) đang già đi nhanh chóng, trong khi thế hệngười viết trẻ (thế hệ thứ ba) còn vô cùng ít ỏi về số lượng, không đủ bù đắp chonhững thiếu hụt của nền văn học các DTTS khi thế hệ thứ hai gác bút.

Tuy nhiên, có một dấu hiệu đáng mừng đó là đội ngũ người viết tiểu thuyếtDTTS MNPB đang trưởng thành theo hướng chuyên nghiệp hơn Nếu như trước

đó, các nhà văn DTTS hầu như rất ít phát biểu quan niệm sáng tác của mình thì gầnđây có ngày càng nhiều nhà văn đã phát biểu thành quan niệm sáng tác riêng.Trong đó, có không ít những quan niệm sáng tác thực sự mới mẻ, hiện đại, thể hiệntài năng và bản lĩnh cùng cá tính sáng tạo cũng như sự trưởng thành trong tư duynghệ thuật của đội ngũ người viết DTTS Đã có nhiều tên tuổi được vinh danh vớinhững giải thưởng trong nước và khu vực: Ma Trường Nguyên, Cao Duy Sơn, HữuTiến, Hoàng Quảng Uyên, Chu Thanh Hương

Tiểu kết chương 2

Những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa xã hội đã có những tác động khôngnhỏ tới sự hình thành văn hóa vùng và văn hóa các DTTS MNPB, in những dấu ấnđậm nét trong phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, nếp cảm, nếp nghĩ của conngười nơi đây Sau 1986, khu vực MNPB xuất hiện trên dưới 60 cuốn tiểu thuyếtcủa các tác giả DTTS, chiếm tỉ lệ tới 90% số lượng tiểu thuyết của các nhà vănDTTS trong cả nước với nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, càng góp phần khẳngđịnh, khu vực MNPB là miền đất vàng của văn học DTTS Việt Nam

Ngày đăng: 19/12/2018, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w