Thứ hai, phân tích những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội cùng nhữngtác động, những ảnh hưởng của chúng vào đời sống văn hóa, bản sắc văn hóa của đồngbào các DTTS MNPB; nghiê
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
HÀ NỘI - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệ u trong luạn̂ án đều đuợc̛ trích dẫn nguồn trung thực Những kết luạn̂ khoa học của luậ n án chua̛ đuợc̛ ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
BẾ THỊ THU HUYỀN
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
DTTS: dân tộc thiểu số
MNPB: miền núi phía Bắc
GNVH: góc nhìn văn hóa
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1 Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết của các tác giả DTTS MNPB sau 1986 6
1.2 Tình hình nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa 14
1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng tiếp cận của đề tài 21
CHƯƠNG 2 NHỮNG TIỀN ĐỀ TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DTTS MNPB SAU 1986 26
2.1 Những tiền đề tự nhiên lịch sử, văn hóa, xã hội khu vực MNPB 26
2.2 Diện mạo tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 46
CHƯƠNG 3 HỆ BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DTTS MNPB SAU 1986 60
3.1 Giới thuyết về biểu tượng .60
3.2 Hệ biểu tượng về thiên nhiên 64
3.3 Hệ biểu tượng về con người 77
3.4 Hệ biểu tượng về văn hóa xã hội 92
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DTTS MNPB SAU 1986 111
4.1 Nghệ thuật sử dụng huyền thoại 111
4.2 Nghệ thuật sử dụng các motif 119
4.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 130
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Sau 1986, đất nước bước vào thời kì Đổi mới trên nhiều lĩnh vực trong đó cóvăn học nghệ thuật Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền văn học nước nhà, văn họccác DTTS Việt Nam với tư cách là một bộ phận cấu thành và không thể thiếu của nền vănhọc ấy, đã đạt được một bước tiến dài cả về số lượng và chất lượng Trong đội ngũ nhàvăn DTTS Việt Nam hiện đại, khu vực MNPB là khu vực có sự phát triển nổi bật hơn cả,với nhiều gương mặt các nhà văn thuộc nhiều DTTS khác nhau, có những đóng góp đáng
kể ở thể loại tiểu thuyết: Vi Hồng, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Hoàng Luận, Hữu Tiến,Hoàng Quảng Uyên, Cao Duy Sơn, Chu Thanh Hương (dân tộc Tày), Vương Trung, CầmHùng, Thái Tâm (dân tộc Thái), Hà Trung Nghĩa (dân tộc Mường), Địch Ngọc Lân (dântộc Nùng), Lù Dín Siềng (dân tộc Giáy), Mã Anh Lâm (dân tộc Mông)…
1.2 Khu vực MNPB là khu vực đặc sắc trong bản đồ các vùng văn hóa ViệtNam, ở đây có những đặc trưng của một vùng văn hóa hội tụ đầy đủ những tinh hoavăn hóa độc đáo, dễ khu biệt với các vùng miền khác trên cả nước Đó là khu vực sinhsống của đồng bào các DTTS: Tày, Thái, Mông, Nùng, Dao, Mường, Giáy… với bảnsắc văn hóa riêng biệt, độc đáo mang dấu ấn đặc trưng của mỗi tộc người Mỗi nhà văn
là con đẻ của một nền văn hóa, vừa tiếp nhận, hấp thụ vừa bồi đắp, tô điểm thêm chonền văn hóa mà họ thuộc về Bởi vậy, một cách tự nhiên, đời sống văn hóa của đồngbào đã in dấu vào sáng tác tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB đậm nét và vôcùng độc đáo Đây là vùng văn hóa có sự giao thoa, tiếp biến và tích hợp khá rõ giữavăn hóa của các tộc người cùng sinh sống, giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiệnđại Đây cũng là nơi đánh dấu sự ra đời của tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại tiểu thuyết
của đồng bào các DTTS (tiểu thuyết Muối lên rừng của nhà văn dân tộc Tày Nông
Minh Châu) – có ý nghĩa đánh một dấu mốc hoàn thiện trong hành trình phát triển vềmặt thể loại của văn học DTTS; là khu vực tập trung đông nhất những người cầm bút
là đồng bào dân tộc, cũng là khu vực có nhiều kết tinh nghệ thuật nhất cả nước ở thểloại tiểu thuyết Nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 là mộtviệc làm cần thiết một mặt nhằm khẳng định sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ các nhàvăn DTTS MNPB trên hành trình hoàn thiện về thể loại đồng thời khám phá những nétriêng đặc sắc làm nên gương mặt văn hóa của đồng bào các DTTS MNPB trong tiểuthuyết của chính họ
Trang 61.3 Nghiên cứu văn học từ từ GNVH trong những năm gần đây đã trở thànhmột xu hướng nghiên cứu văn học được giới nghiên cứu quan tâm Nghiên cứu vănhọc từ GNVH là một hướng nghiên cứu liên ngành, phù hợp với xu thế thời đại, đemlại những khả năng mới, những khám phá mới cho khoa học văn học nói riêng, khoahọc xã hội nói chung, ngày càng khẳng định được những ưu điểm của nó Tiếp cận vănhọc từ GNVH hướng tới mục tiêu khám phá các giá trị văn học không chỉ trên bìnhdiện hình tượng mà từ chiều sâu văn hóa của các hình tượng văn chương, vốn là mộttrong những giá trị căn bản của tác phẩm văn học GNVH là một hướng nghiên cứu tỏ
ra phù hợp và có nhiều lợi thế khi nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTSMNPB sau 1986 – bộ phận văn học hình thành và phát triển trên một vùng văn hóavào loại đặc sắc của nước nhà, được viết bởi chính những người con DTTS - những
“sứ giả văn hóa” (Dương Thuấn) của chính cộng đồng dân tộc mà họ thuộc về
1.4 Bản thân người nghiên cứu là một người con dân tộc Tày luôn yêu mến và
tự hào về những nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông; đồng thời là một ngườinghiên cứu và giảng dạy văn học tại một trường đại học thuộc khu vực MNPB; tôimong muốn những nghiên cứu của bản thân sẽ trau dồi thêm những kiến thức và nănglực cần thiết cho một người giáo viên trên hành trình sự nghiệp của mình Nhữngnghiên cứu của ngày hôm nay là tiền đề cho những dự định, những khát vọng lớn hơntrong tương lai nhằm khẳng định, giữ gìn, phát huy truyền thống văn học, văn hóa củacộng đồng các DTTS tại quê nhà
Vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tiểu thuyết của các nhà văn
dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986 từ góc nhìn văn hóa” làm đề tài nghiên
cứu trong luận án của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà
nhìn văn hóa nhằm chỉ ra cái nhìn độc đáo và dấu
nghệ thuật của họ
văn DTTS MNPB sau 1986 từ góc
ấn văn hóa tộc người trong tư duy
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, phác thảo tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của các nhà văn DTTSMNPB sau 1986, phác thảo lịch sử nghiên cứu văn học từ GNVH, từ đó đưa ra nhữngđánh giá khách quan cũng như hướng tiếp cận của đề tài
Trang 7Thứ hai, phân tích những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội cùng nhữngtác động, những ảnh hưởng của chúng vào đời sống văn hóa, bản sắc văn hóa của đồngbào các DTTS MNPB; nghiên cứu chủ thể văn hóa (cộng đồng các DTTS MNPB) trêncác phương diện vũ trụ quan, nhân sinh quan và căn tính văn hóa nổi bật của các tộcngười thiểu số MNPB từ góc nhìn nhân học văn hóa nhằm khám phá đặc trưng tư duysáng tạo cũng như tâm lí tiếp nhận của đồng bào; phác họa diện mạo tiểu thuyết củacác nhà văn DTTS MNPB sau 1986 từ đó đánh giá sự nỗ lực và trưởng thành của độingũ nhà văn.
Thứ ba, phác họa, mô tả và lí giải hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết củacác nhà văn DTTS MNPB sau 1986; phân tích ý nghĩa văn hóa của các biểu tượng gắnvới truyền thống và đặc trưng văn hóa các tộc người
Thứ tư, nghiên cứu một số phương thức nghệ thuật nhằm biểu đạt văn hóatrong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB: nghệ thuật sử dụng huyền thoại, nghệthuật sử dụng các motif và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ theo cách riêng của các nhàvăn DTTS MNPB – tạo nên dấu ấn độc đáo về văn hóa vùng miền, văn hóa tộc ngườitrong sự cộng sinh với lịch sử, phong tục và tín ngưỡng dân gian
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là tiểu thuyết của các nhà văn DTTSMNPB sau 1986 Bên cạnh đó, luận án còn nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, lịch sử,
xã hội, văn hóa của các cộng đồng DTTS MNPB cùng với chủ thể văn hóa – các tộcngười thiểu số MNPB - như những tiền đề quan trọng góp phần kiến tạo và sáng tạocác nội dung văn hóa, ý nghĩa văn hóa trong tiểu thuyết
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do số lượng tác phẩm khảo sát khá phong phú nên luận án, một mặt cố gắng bao
quát về diện, mặt khác, tập trung vào điểm, đi sâu nghiên cứu những tác phẩm có chất
lượng nghệ thuật cao, tiêu biểu cho tiểu thuyết DTTS MNPB từ 1986 đến nay Để thựchiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, về cơ bản, luận án dựa vào hướng tiếp cận văn hóa để lígiải, cắt nghĩa thành tựu cũng như giới hạn của tiểu thuyết DTTS MNPB thời kì đổi mớichứ không có tham vọng nghiên cứu tất cả mọi vấn đề của bộ phận tiểu thuyết này
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
4.1 Phương pháp hệ thống
Trang 8Phương pháp này được vận dụng để luận án có cái nhìn hệ thống, toàn diện vềthể loại tiểu thuyết của các tác giả DTTS MNPB sau 1986 từ GNVH.
4.2 Phương pháp so sánh
Nhằm bước đầu tìm ra sắc thái văn hóa độc đáo giữa những sáng tác tiểu thuyếtcủa các nhà văn thuộc các tộc người khác nhau; sự khác biệt về sắc thái văn hóa trongtiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 với giai đoạn trước đó; sự khácbiệt về sắc thái văn hóa trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB với tiểu thuyếtcủa các tác giả DTTS ở các vùng miền khác trong cả nước
4.3 Phương pháp liên ngành văn hóa học
Đây là phương pháp chủ đạo, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình triển khai luận
án Phương pháp này vận dụng một số tri thức liên ngành: nhân loại học, triết học,phân tâm học, ngôn ngữ học, lịch sử, tôn giáo… để giải thích văn học bằng nhữngtruyền thống văn hóa, mã văn hóa, hoạt động văn hóa… Phương pháp này tạo nên cáinhìn bao quát, toàn diện về vấn đề cần nghiên cứu Phương pháp này trở thành công cụđắc lực khi giải mã văn học, giúp người đọc thấy được mối quan hệ giữa văn học vớicác ngành khoa học khác Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng cách đọc liên văn bản,cách phân tích diễn ngôn nhằm chỉ ra những biểu hiện chiều sâu của văn hóa trong tácphẩm văn học, cắt nghĩa những biểu hiện văn hóa từ tâm thức của cộng đồng dân tộc
4.4 Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình khảo sát các tác phẩm tiểuthuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 nhằm có những cứ liệu xác đáng chocác luận điểm
4.5 Tiếp cận thi pháp học
Đây là phương pháp được sử dụng để khám phá những phương thức nghệthuật chủ yếu nhằm biểu đạt văn hóa trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPBsau 1986
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đề tài Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986
từ góc nhìn văn hóa lần đầu tiên khảo sát hệ thống tiểu thuyết của các nhà văn DTTS
MNPB sau 1986 từ góc độ văn hóa một cách hệ thống, chuyên sâu qua các bình diện:những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội; những đặc trưng của chủ thể văn hóanhư những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cội nguồn văn hóa cho tiểu thuyết củacác nhà văn DTTS MNPB
Trang 9Khảo sát, hệ thống hóa và giải mã hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của cácnhà văn DTTS MNPB sau 1986 dựa trên những đặc trưng văn hóa của khu vựcMNPB, từng vùng văn hóa nói chung và bản sắc văn hóa của từng cộng đồng dân tộcnói riêng.
Nghiên cứu một số phương thức nghệ thuật thể hiện và chuyển tải ý nghĩa vănhóa, thông điệp văn hóa trong tác phẩm của các nhà văn
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình có ý nghĩa lí luận trong việc khảo sát, hệ thống hóanhững công trình nghiên cứu văn học trong và ngoài nước từ góc nhìn văn hóa, từ đóđưa ra quan điểm, góc nhìn riêng soi chiếu từ hệ thống biểu tượng và các phương thứcnghệ thuật nhằm biểu đạt văn hóa đặc thù
Luận án là công trình đầu tiên hệ thống hóa một cách tương đối đầy đủ về tiểuthuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986; nghiên cứu, khám phá các tác phẩmtiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB từ một góc nhìn mới mẻ và phù hợp: GNVHthông qua hệ thống biểu tượng và một số phương thức nghệ thuật nhằm biểu đạt vănhóa của các nhà văn; qua đó thấy được dấu ấn văn hóa, gương mặt văn hóa của cộngđồng các DTTS MNPB Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi giảng dạymảng văn học DTTS cho giảng viên và sinh viên các trường cao đẳng, đại học
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án được tổ chức thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2 Những tiền đề tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và diện mạo tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986
Chương 3 Hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986
Chương 4 Một số phương thức biểu đạt văn hóa trong tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết của các tác giả dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986
1.1.1 Những nghiên cứu có tính chất tổng quát
So với việc nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại nói chung thì những nghiên
DTTS còn tương đối khiêm tốn Thực tế, chưa có những công trình chuyên biệt nghiêncứu về tiểu thuyết của các nhà văn dân DTTS MNPB mà mới chỉ xuất hiện nhữngcông trình nghiên cứu có nhận xét, đánh giá chung về văn học, văn xuôi miền núi màtiểu thuyết là một phần trong đó
Có thể kể đến công trình Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (NXB
Văn hóa dân tộc, 1988) với các bài viết về 16 nhà văn, nhà thơ DTTS, trong đó có một
số tác giả tiểu thuyết: Triều Ân, Nông Minh Châu, Vi Hồng Các bài viết đã chỉ ranhững nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của mỗi nhà văn, với
những thành công và hạn chế Với 4 cuốn sách nghiên cứu, lí luận phê bình: Văn học
các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (1995), Về một mảng văn học dân tộc (1999), Văn học và miền núi (2002), Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số (2011), Lâm Tiến là
nhà nghiên cứu dành nhiều tâm sức cho văn học các DTTS Trong các công trình củamình, Lâm Tiến đã khảo sát và phân tích kĩ lưỡng đối tượng mà ông đặc biệt quantâm: nền văn học của các DTTS, từ đó phác thảo khái quát diện mạo nền văn học hiệnđại của họ; phân tích những ảnh hưởng theo chiều hướng tiếp thu văn học dân gian củacác tác giả DTTS hiện đại; chỉ ra những biểu hiện khác nhau của các nhà văn DTTSkhi sử dụng chất liệu truyền thống là văn học dân gian để thấy được những nét riêngbiệt, đặc sắc của từng người Đồng thời, ông cũng đưa ra lý do giải thích vì sao, vănxuôi các DTTS chưa thực sự phát triển trong giai đoạn đầu, do rất ít các nhà văn DTTSphát biểu về quan điểm sáng tác của mình, cũng như chưa có được những bài phê bình
và tiểu luận về văn học Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định văn xuôi các DTTS đã tạocho mình những sắc thái riêng khá đặc sắc Bên cạnh đó, Lâm Tiến cũng chỉ ra một sốhạn chế về nghệ thuật: đơn giản trong cốt truyện, kết cấu, nhân vật thiếu cá tính, tácphẩm thiếu khả năng hư cấu nên ranh giới giữa truyện và kí không rõ rệt “Tầm tưduy của nhà văn cũng chưa cao hơn nhân vật, cho nên chưa hòa vào từng nhân vật và
thế giới riêng của nó, bằng tiết tấu của chính nó” [122; tr.220] Trong bài Một mảng
văn học đặc sắc (in trong Văn học và miền núi), Lâm Tiến có nêu ra những điểm theo
ông vừa là mặt mạnh, vừa là hạn chế của một số tác giả văn xuôi DTTS, khẳng địnhnhững thành công nhất định với cái riêng mang bản sắc dân tộc trong sáng tác của ViHồng, Cao Duy Sơn… Theo ông, tác phẩm của Vi Hồng rất đậm bản sắc văn hóa dân
Trang 11tộc Tày nhưng lối nói ví von truyền thống được dùng quá nhiều, làm cho truyện nặng
nề, phát triển chậm và có phần đơn điệu
Trong cuốn Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – Một số đặc
điểm, nhóm tác giả Trần Thị Việt Trung – Cao Thị Hảo (NXB Đại học Thái Nguyên,
2011) đã có những nghiên cứu bao quát trên diện rộng về văn học dân tộc thiểu số Việt
Nam nói chung (Chương 1: Khái quát về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại)
và nghiên cứu riêng về mảng văn xuôi (Chương 2: Văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam
thời kì hiện đại – Một số đặc điểm cơ bản) cũng như phần viết riêng về tác giả Vi
Hồng – một cây bút tiểu thuyết tiêu biểu của MNPB (Lời văn nghệ thuật – Một
phương diện đặc sắc trong tiểu thuyết của Vi Hồng in trong Chương 4: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu).
Những năm gần đây, nhiều cuộc hội thảo lớn nhỏ trực tiếp đề cập mối quan tâmđặc biệt với văn học DTTS đã được tổ chức Ngày 18/11/2011, tại thành phố Lạng
Sơn, Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam đã tổ chức hội thảo Văn học dân
tộc thiểu số với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kì đổi mới.
Hội thảo đã nhìn lại quá trình hình thành và phát triển văn học các DTTS nói chung,
văn xuôi các DTTS nói riêng, khẳng định những đóng góp quan trọng của văn họcDTTS trong sự nghiệp văn học chung của cả nước, mỗi trang viết của các nhà văn làtiếng nói tự hào, là sự kết tinh văn hóa mỗi tộc người trên đất nước Việt Nam Đồngthời, nhiều ý kiến xác đáng được đặt ra trong hội thảo: Làm thế nào để việc tăng về sốlượng người viết cũng đồng thời với tăng các tác phẩm có giá trị cao? Viết như thế nào
để không bị lạc hậu, lỗi thời? Ngày 12/4/2014, Hội thảo khoa học quốc gia Ngôn
ngữ và văn học vùng Tây Bắc diễn ra tại Trường Đại học Tây Bắc, thành phố Sơn
La Nhiều báo cáo tại hội thảo đã trực tiếp bàn về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong
nghiên cứu và giảng dạy văn học DTTS: Ảnh hưởng của văn học dân gian trong loại
hình tự sự dân tộc Thái thời kì hiện đại (Nguyễn Thị Hải Anh), Tăng cường nghiên cứu và giảng dạy văn học địa phương – Một trong những yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vùng Tây Bắc (Nguyễn Thị Thu Hoài)… Ngày
15/5/2014, Viện Văn học tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc Phát triển văn học
Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề về vẻ đẹp,
thành tựu, sự đóng góp, đội ngũ, những hạn chế, khúc mắc… của văn học các DTTS
trong sự phát triển đời sống văn học nước nhà đã được trình bày Đặc biệt, vấn đềtruyền thống và hiện đại trong văn học DTTS lại một lần nữa được đặt ra với nhữngtrăn trở của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu trong cả nước
1.1.2 Nghiên cứu về một số hiện tượng tiêu biểu
Những năm gần đây, một số bài nghiên cứu và các luận văn, luận án bước đầutìm hiểu về tác giả, hoặc một tác phẩm cụ thể trong mảng tiểu thuyết của các nhà văn
Trang 12DTTS MNPB, nhưng mới chỉ tập trung vào một vài giả quen thuộc như Vi Hồng, MaTrường Nguyên, Cao Duy Sơn, Triều Ân.
Vi Hồng là tác giả được các nhà nghiên cứu, học viên và sinh viên của Đại họcThái Nguyên quan tâm hơn cả Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, luận
văn Thạc sĩ… lựa chọn Vi Hồng và tiểu thuyết của ông làm đề tài nghiên cứu: Tìm
hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng (Phạm Mạnh Hùng – Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ)… Ngoài ra, có khá nhiều bài viết về tác giả này được in rải rác trên
các báo: “Nhà văn Vi Hồng như tôi đã biết” (Dương Thuấn, Tạp chí Văn nghệ dân tộc
và miền núi, 2002), “Cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng” (Lâm Tiến, Tạp chí Non nước Cao Bằng, số 3 năm 2006), “Bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ tác phẩm Vi
Hồng” (Phạm Mạnh Hùng, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 4 năm 2006), “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vi Hồng” (Phạm Mạnh Hùng, Tạp chí Nghiên cứu Văn học,
số 2 năm 2006)… Trong các chuyên luận về văn xuôi miền núi, Vi Hồng cũng là tácgiả thường xuyên được nhắc tới như một tên tuổi nổi bật của văn học DTTS MNPB,
được viết thành một phần trong chuyên luận: Vi Hồng và một miền núi được dân gian
hóa (trong chuyên luận Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi, Phạm Duy
Nghĩa, NXB Văn hóa dân tộc, 2012), Nhà văn Vi Hồng – Bản sắc dân tộc trong cảm
hứng nhân văn truyền thống (trong chuyên luận Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam, Đào Thủy Nguyên – Dương Thu
Hằng, NXB Đại học Thái Nguyên, 2014) Đặc biệt, năm 2006, Hội thảo về nhà văn ViHồng được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã thu hútđược sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu với nhiều bài viết có giá trị
Gần đây, tên tuổi của Cao Duy Sơn được biết tới với nhiều giải thưởng văn học
có giá trị, khẳng định được vị trí đặc biệt trong nền văn học DTTS Việt Nam hiện đại.Cao Duy Sơn cũng là tên tuổi được các nhà nghiên cứu quan tâm: “Cả đời tôi chỉ đeo
đuổi đề tài về người miền núi” (Chu Thị Hằng, Báo Văn hóa số 1609 ra ngày
12/11/2008), “Nhà văn người Cô Xàu đoạt giải văn chương” (Hứa Hiếu Lễ, Tạp chí
Văn hóa – Văn nghệ Cao Bằng, 5/2008), Nhà văn Cao Duy Sơn – Đến với hiện đại từ
cội nguồn văn hóa truyền thống (trong chuyên luận Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam, Đào Thủy Nguyên – Dương Thu
Hằng, NXB Đại học Thái Nguyên, 2014)…
Năm 2007, tại Cao Bằng diễn ra Hội thảo về nhà thơ, nhà văn Triều Ân Những bài nghiên cứu có chất lượng đã được tập hợp trong cuốn Triều Ân, tác giả, tác phẩm
và dư luận (NXB Văn hóa dân tộc, 2009) do Hồng Thanh tuyển chọn.
Nhìn chung, các công trình, bài viết mới chỉ tập trung vào một số tác giả dân tộcTày (Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Triều Ân, Ma Trường Nguyên) và một số tác phẩm nổi bật
Trang 13của họ, còn nhiều tác giả, tác phẩm tiểu thuyết thuộc các dân tộc anh em khác (Nùng,Mường, Thái, Giáy, Mông…) ít được các nhà nghiên cứu quan tâm.
1.1.3 Nghiên cứu từ góc độ văn hóa
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về tiểu thuyết của cácnhà văn DTTS MNPB sau 1986 trên phương diện văn hóa mà chỉ có những công trìnhnghiên cứu về văn xuôi miền núi trên phương diện văn hóa trong đó tiểu thuyết là một
thể loại được đề cập tới ở mức độ khiêm tốn Công trình Bản sắc văn hóa dân tộc
trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam (Đào Thủy Nguyên (chủ
biên) – Dương Thu Hằng) – NXB Đại học Thái Nguyên, 2014, có thể coi là công trìnhdày dặn đầu tiên nghiên cứu phương diện văn hóa trong văn xuôi DTTS Các tác giả
đã tìm hiểu bản sắc dân tộc trong văn xuôi DTTS Việt Nam trên hai phương diện chính
là nội dung và nghệ thuật, được thể hiện ở chương 2: Những mạch nguồn cảm hứng
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
và chương 3: Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc
trong văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Nhìn chung, công trình Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà
văn dân tộc thiểu số Việt Nam của nhóm tác giả Đào Thủy Nguyên, Dương Thu Hằng
đã có sự nghiên cứu công phu về sự thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôiDTTS (trong đó có thể loại tiểu thuyết) trên hai phương diện cơ bản là nội dung vànghệ thuật Bên cạnh việc nghiên cứu tìm hiểu bản sắc văn hóa trong văn xuôi DTTSthời kì hiện đại trên diện rộng (chương II, III), các tác giả cũng đã chú trọng nghiêncứu bản sắc dân tộc qua một số cây bút văn xuôi tiêu biểu, trong đó có Vi Hồng vàCao Duy Sơn là hai cây bút tiểu thuyết nổi bật của khu vực MNPB, nằm trong phạm vinghiên cứu của đề tài luận án mà chúng tôi đang triển khai
Ngoài ra, nhiều công trình, bài viết khác cũng có ít nhiều đề cập tới phươngdiện văn hóa trong văn xuôi của các nhà văn DTTS khu vực MNPB Theo sự thống kêban đầu, chúng tôi thấy các công trình, bài viết đó tập trung chủ yếu vào các vấn đề
sau: (1) Ý nghĩa, tầm quan trọng của bản sắc văn hóa trong văn học DTTS; (2) Vai trò
của nhà văn DTTS với việc thể hiện, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; (3) Sự thể hiện của bản sắc văn hóa dân tộc trên phương diện nội dung văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng của các nhà văn DTTS MNPB; (4) Sự thể hiện của bản sắc văn hóa dân tộc trên phương diện nghệ thuật văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng của các nhà văn DTTS MNPB.
Thứ nhất, ý nghĩa, tầm quan trọng của bản sắc văn hóa trong văn học DTTS là
vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi màbản sắc văn hóa dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một Chính Lâm Tiến, nhànghiên cứu văn học người dân tộc Nùng đã bày tỏ quan ngại: “Càng gần tới thế kỉ XXI
Trang 14thì khoảng cách giữa văn học Kinh và văn học các DTTS ngày càng xa dần Không chỉ
xa về số lượng, mà cả về chất lượng, trong đó bản sắc dân tộc trong văn học các DTTS
bị mai một dần” [125; tr.31] Và có một thực tế là “những nhà văn dân tộc Tày sau nàyphần nào đã “đô thị hóa” cách viết, làm cho cách viết của họ hơi xa lạ với cách cảm,cách nghĩ, cách nói của người lao động miền núi đích thực Nhưng thế mạnh của họ làtăng cường chất tự sự, chất văn xuôi trong văn học” [125; tr.27] Nhóm tác giả Đào
Thủy Nguyên – Dương Thu Hằng trong công trình Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn
xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam (NXB Đại học Thái Nguyên, 2014)
cho rằng cần “giải quyết các vấn đề quan trọng đang đặt ra trong thực tiễn đời sốngvăn học các DTTS hiện nay: Bản sắc văn hóa trong văn xuôi của các DTTS Việt Namhiện đại là gì? Trước tác động của quá trình nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, bản sắc ấy hiện đang tồn tại và phát triển ra sao, với những mặt mạnh và hạn chếnhư thế nào? Từ đó, có cơ sở để đưa ra những giải pháp cần thiết, góp phần ngănchặn sự mai một và bảo tồn, xây dựng, phát triển tinh hoa văn hóa các DTTS ViệtNam” [72; tr.11] Đây là một điều hết sức quan trọng, bởi thế hệ trẻ đồng bào cácDTTS hiện nay đang đứng trước nguy cơ ngày càng trở nên xa rời nguồn cội văn hóa –văn học của chính dân tộc mình “Chưa bao giờ, việc giữ gìn và phát huy bản sắc dântộc lại được đặt ra một cách bức thiết như hiện nay Bởi đây không chỉ là điều kiện đểphát triển lành mạnh con người và xã hội mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự pháttriển bền vững và tiến bộ của mỗi dân tộc trên thế giới” [72; tr.12]
Thứ hai, các công trình, bài viết đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến các nhà văn DTTS, bởi chính họ là lực lượng trực tiếp sáng tác những tác phẩm văn học – kết
tinh văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc mà họ là thành viên Theo nhà nghiêncứu Phong Lê, “Không ai là người nói lên được tốt nhất thế giới tâm hồn và khát vọngcủa mỗi dân tộc bằng chính người viết của dân tộc mình” Do đó, ông nhấn mạnh yêucầu về bản sắc đối với các nhà văn DTTS “đó là điều bắt buộc, bởi lẽ, thiếu cái đó –bản sắc dân tộc – tức là chưa có gì đáng nói cả - tức là chưa có cái để phân biệt họ vớicác nhà văn dân tộc khác” [83; tr.220] Quan điểm này gần với quan điểm của nhà vănDTTS nước Nga – Raxun Gamzatov: “Khi văn học không còn được nuôi dưỡng bằngnhững gì cha ông để lại, mà chuyển sang xơi những thứ cao lương mĩ vị đem từ nướcngoài đến, khi văn học trút bỏ những phong tục, tập quán, ngôn ngữ và tính cách củadân tộc mình, khi văn học thay lòng đổi dạ với dân tộc mình, thì nó sẽ trở nên ốm o,quặt quẹo, chết dần chết mòn mà không một thứ thuốc nào có thể chứa được”
(Đaghetxtan của tôi) Điều này, chính nhà văn Tô Hoài cũng đã khiêm tốn thừa nhận,
dù ông có cố gắng đến đâu, những tác phẩm về miền núi của ông “cũng chỉ đạt tới đôinét chấm phá của một bức tranh kí họa thông qua cảm xúc mới mẻ của mình” do
“không thể có được tâm hồn và những hiểu biết để thể hiện như các cây bút dân tộc
Trang 15thiểu số” [41] Theo lí giải của Vi Hồng, “Một dân tộc dù nhỏ bé đến đâu, họ vẫn cómột tâm hồn rất riêng mà chỉ có những con đẻ thông minh và nhạy cảm của dân tộcmình mới có cơ may khám phá và phát hiện được Cái thế giới tâm hồn rất riêng, rấtđặc trưng của mỗi dân tộc có thể coi như vùng phát sáng của dân tộc họ” “Nhà văn,nhà nghệ sĩ…phải bằng mọi cách phát hiện được con đường bí ẩn để đột nhập vào
“vùng phát sáng”, vào “mắt”, vào “tâm” tâm hồn…Cái chỗ ấy bao giờ cũng yên tĩnh
và nó phát khởi mọi động lực làm nên đời sống tâm hồn của một dân tộc… Điều này
vô cùng quan trọng đối với thành công của một nghệ sĩ” [41] Bởi bản sắc văn hóa dântộc làm nên sức sống và vẻ đẹp riêng cho văn học DTTS nên các nhà văn phải ý thứcsâu sắc điều này, theo Lâm Tiến (nhà nghiên cứu văn học dân tộc Nùng): “khi nhà vănkhông được tắm mình trong dòng chảy của truyền thống văn hóa dân tộc, không cóđược những kỉ niệm máu thịt thắm đượm tâm hồn dân tộc thì không thể có tác phẩmmang được bản sắc dân tộc đó” [122; tr.75] Để có được những sáng tác văn học giàubản sắc văn hóa dân tộc, nhà văn DTTS phải có một quá trình phấn đấu lâu dài vànhiều tố chất đáng quý: “Việc thể hiện bản sắc dân tộc trong văn học là sự phấn đấu tựgiác của nhà văn Nó đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao và sự tìm tòi, sáng tạo không mệtmỏi của mỗi nhà văn dân tộc Nó không chỉ đòi hỏi người viết có tâm huyết, có tìnhcảm sâu nặng với dân tộc mình, có vốn sống phong phú, có một chiều sâu tư tưởng cầnthiết, mà còn phải thực sự có tài năng” Do đó, đã có khá nhiều bài viết thể hiện sự lolắng, sự quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng sáng tác để văn họcDTTS có thể phát triển nhanh, mạnh, vững chắc trong thời kì đổi mới của đất nước:
“Cần nâng cao chất lượng văn học viết về dân tộc và miền núi” (Dương Thuấn); “Vănhọc dân tộc thiểu số và vấn đề đội ngũ tác giả người dân tộc” (Hoàng Tuấn Cư);
“Chương trình trọng tâm đối với văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số” (ChẩmHương Việt); “Phát triển đội ngũ sáng tác là người dân tộc thiểu số ở Nam Tây
Nguyên” (K.Đích)… (In trong Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kì đổi mới
– NXB Văn hóa Dân tộc, 2007) Tác giả Hùng Đình Quý cho rằng, chủ trương đầu tưphát triển đội ngũ nhà văn DTTS là vô cùng bức thiết bởi “Nếu không có một phươnghướng đúng, đến một lúc nào đó con em các dân tộc rất dễ bị cắt đứt với truyền thống,làm mất đi bản sắc của dân tộc mình Nghĩa là chúng ta khó hi vọng có một lớp cácnhà văn của các dân tộc trong tương lai” [85; tr.120]
Thứ ba, một số nhà nghiên cứu đã khám phá bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi nói chung, tiểu thuyết về MNPB nói riêng trên phương diện nội dung tư tưởng: Ma Trường Nguyên – nhà thơ, nhà văn dân tộc Tày – trong cuốn tiểu luận Hiện đại mà dân tộc (NXB Hội nhà văn, 2009) đã thể hiện mối trăn trở đau đáu về mối quan hệ giữa hai
yếu tố hiện đại và truyền thống trong bản sắc văn hóa dân tộc Trong công trình nghiêncứu của ông có nhiều kiến giải hay về vấn đề bản sắc văn hóa trong văn học DTTS, có
Trang 16những kiến nghị và đề xuất khá hợp lí nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Phạm Duy Nghĩa với chuyên luận Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền
núi (NXB Văn hóa dân tộc, 2012) đã có những phần trực tiếp bàn về phương diện văn
hóa trong văn xuôi DTTS: Con người trong đời sống văn hóa (trong chương II: Văn
xuôi miền núi nhìn từ các bình diện về con người) và Vấn đề truyền thống – hiện đại
và vấn đề bản sắc dân tộc (trong chương III: Nghệ thuật văn xuôi miền núi và vấn đề truyền thống, hiện đại) Theo Phạm Duy Nghĩa, văn học về đề tài miền núi luôn là nơi
tái hiện và bảo lưu những giá trị văn hóa trong đời sống các dân tộc bằng con đườngriêng theo đặc trưng của văn học Yếu tố văn hóa trong văn học có mặt ở hầu khắp cácsáng tác về đề tài này Nó tồn tại trong tính đa dạng, cả hữu thể và vô thể, vật chất vàtinh thần, bề nổi và bề chìm: phong tục tập quán và lễ hội, kiến trúc, trang phục, hìnhthái sản xuất của các tộc người… Tác giả đã tập trung nghiên cứu những nét đặc sắccủa văn hóa Tây Nguyên thể hiện trong văn xuôi trong sự so sánh tương quan với vănhóa Hmông (Mèo) – một dân tộc tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc MNPB PhạmDuy Nghĩa cũng khẳng định, bản sắc dân tộc trong văn học là tổng hòa mọi đặc điểmđộc đáo chung cho sáng tác văn học của một dân tộc, phân biệt nó với dân tộc khác.Bản sắc dân tộc thể hiện không chỉ ở các yếu tố ngoại hiện thuộc về khách thể: nhàcửa, trang phục, thiên nhiên, tập quán sinh hoạt… mà còn được thể hiện ở tinh thầndân tộc, tính cách và tâm hồn dân tộc, nằm ở bề sâu
Thứ tư, một số công trình nghiên cứu, chuyên luận và bài viết đã đề cập đến sự
thể hiện của bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi DTTS trên phương diện nghệ
thuật Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, phương diện nghệ thuật vừa có những ưu
thế vừa có những hạn chế nhất định trong việc thể hiện bản sắc dân tộc trong văn xuôicủa các nhà văn DTTS MNPB Trước hết, về mặt ưu điểm, các nhà nghiên cứu đềuthống nhất rằng, việc tiếp thu những yếu tố dân gian (lối nói giàu hình ảnh, sử dụngcác thành ngữ, tục ngữ…), những cách ví von, so sánh, ẩn dụ, việc đưa ngôn ngữ dântộc… vào văn xuôi đã tạo ra những hiệu ứng nhất định, góp phần làm nổi bật bản sắcvăn hóa dân tộc trong tác phẩm Theo Văn Giá, “trong bối cảnh suy tưởng sống động,những ví von, so sánh, ẩn dụ… của đồng bào các DTTS đã thực sự trở thành kho báutuyệt diệu Chúng vô cùng lợi hại, chúng là trợ thủ đắc lực số một của văn chương, bởi
vì tự bản thân chúng đã bao hàm tính văn chương, tính nghệ thuật, dồi dào năng lượngthẩm mĩ” [30] Nhóm tác giả Đào Thủy Nguyên – Dương Thu Hằng với những nghiêncứu của mình đã khẳng định: “Ngôn ngữ trong văn xuôi DTTS mang vẻ đẹp mộc mạc,giản dị, gắn với tư duy trực giác và cảm tính Phép so sánh và nhân hóa được sử dụngnhư một thủ pháp đặc trưng và hữu hiệu” [72; tr.251] và “không chỉ dừng lại ở lớp từvựng đặc trưng gắn với cuộc sống và con người miền núi, thể hiện rõ bản sắc dân tộctrong văn xuôi các nhà văn DTTS chính là một hệ thống phong phú những thành ngữ,
Trang 17tục ngữ, câu nói hình ảnh dân gian nhiều ý nghĩa mang đậm dấu ấn tư duy, cảm nhậncủa đồng bào DTTS” [72; tr.236] Nhóm tác giả Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hảocũng khẳng định, chính những yếu tố “sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác vănhọc”, “cách diễn đạt giàu hình ảnh, cách so sánh, ví von phù hợp với cách cảm rấtriêng, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ, cách nói của đồng bào miền núi” [133; tr.44]
đã góp phần làm nổi bật bản sắc văn hóa trong sáng tác của các nhà văn DTTS
Về mặt hạn chế, có nhiều ý kiến cho rằng, đôi khi chính sự thái quá hoặc sửdụng chưa đúng mức những yếu tố nghệ thuật trong việc thể hiện bản sắc văn hóa dântộc lại tạo ra những cản trở nhất định Lâm Tiến có nêu ra quan điểm theo ông vừa làmặt mạnh, vừa là hạn chế của các nhà văn DTTS, khẳng định những cái riêng mangbản sắc dân tộc trong sáng tác của Vi Hồng, Cao Duy Sơn…, mặt khác ông cũng chorằng, tác phẩm của Vi Hồng rất đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày nhưng lối nói ví vontruyền thống được sử dụng quá nhiều, làm cho truyện nặng nề, chậm phát triển và cóphần đơn điệu Chính lối nói ví von so sánh làm cho “chất văn xuôi chưa được nổi rõ,các nhân vật thường được xây dựng theo kiểu nhân vật chức năng hoặc nhân vật loạihình như trong các truyện cổ tích, thần thoại hoặc nhân vật cổ mà thiếu chiều sâu phântích, lí giải để nhân vật có tính cách riêng” [125; tr.146] Phạm Duy Nghĩa cũng chorằng tiểu thuyết của các nhà văn DTTS còn rất nhiều hạn chế, chẳng hạn “tư duy dângian với lối nói hình ảnh, bóng bẩy lặp lại quá nhiều cũng làm nhạt chất tự sự và bãohòa chất thơ trong tiểu thuyết của Vi Hồng Sự đơn điệu, mòn sáo cũng là hệ quả tấtyếu”, ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Nông Minh Châu thì “khá trong sáng với nhữngcâu đúng ngữ pháp nhưng thiếu đa dạng, linh hoạt”, tiểu thuyết Triều Ân lại “để lộnhững chỗ hành văn vụng về, lặp từ và thừa từ, thừa chi tiết khiến văn loãng, chậm vànhàm” [79; tr.201] Theo Phạm Duy Nghĩa, chính “vốn ngôn ngữ tiếng Việt eo hẹp,nghèo nàn đã cản trở các nhà văn rất nhiều khi viết tiểu thuyết, đó cũng là nguyênnhân tiểu thuyết ít xuất hiện” [79; tr.201]
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu ở TháiNguyên lại cho rằng, vẫn cần nhận ra chỗ yếu song phải đánh giá thỏa đáng hơn, bởi
“nếu nhìn từ góc độ tiếp nhận với tầm tiếp nhận của độc giả, sự tiếp thu kế thừa cácyếu tố văn hóa dân gian là một trong những con đường để tác phẩm của các nhà vănDTTS đi vào công chúng miền núi một cách hiệu quả Nên chăng, vẫn có thể coi đây
là một thế mạnh của các nhà văn miền núi?” [133; tr.157] Theo Đào Thủy Nguyên –Cao Thị Hảo, gần đây, văn xuôi của các nhà văn DTTS đã có những biến chuyển đángmừng “Từ những tác phẩm ban đầu đơn giản trong cách cảm nhận hiện thực, thô mộctrong ngôn ngữ thể hiện đến những tác phẩm sau này chau chuốt, chọn lọc trong lờivăn nghệ thuật; mới mẻ trong cách nhìn con người và cuộc sống, trong quan niệmnghệ thuật về hiện thực và con người với ý thức tăng cường tư duy tiểu thuyết, nêu cao
Trang 18tinh thần nhân văn, nhân bản… là cả một quá trình gắng gỏi tích lũy tri thức, tìm tòicách thể hiện và vượt lên chính mình của các cây bút văn xuôi DTTS” [72; tr.75].
Bên cạnh đó, đã có một vài bài viết trực tiếp tìm hiểu phương diện văn hóatrong văn xuôi về MNPB khi nghiên cứu một tác giả, tác phẩm cụ thể: Đào Thủy
Nguyên (2010): Cội nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6 tháng 6 năm 2010; Hỏa Diệu Thúy (2012): Truyện ngắn Cao
Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 340 tháng 10 năm 2012.
Các bài viết trên đã đề cập đến phương diện văn hóa như “cội nguồn văn hóa”, “bảnsắc văn hóa” trong văn xuôi về MNPB nói chung, trong tiểu thuyết về MNPB nóiriêng, có bài viết khai thác từ “góc nhìn văn hóa” nhưng chỉ tập trung vào truyện ngắncủa một tác giả và trong khuôn khổ của một bài viết ngắn
1.2 Tình hình nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa
1.2.1 Trên thế giới
Trên thế giới, hướng nghiên cứu văn học từ văn hóa có lịch sử từ thế kỉ XIX,
gắn với trường phái Văn hóa – lịch sử và triết học thực chứng ở Pháp mà tên tuổi nổi
bật là H.Taine (1828 – 1893) Taine – nhà triết học, nhà sử học, đồng thời là nhà phêbình văn học có ảnh hưởng lớn đối với tư tưởng học thuật của nhân loại - là người đặt
vấn đề nghiên cứu văn học trong văn hóa từ rất sớm Ông coi chủng tộc (gien của tộc người), môi trường (địa lí và xã hội) và thời điểm (sự tiến hóa của lịch sử) là ba động
lực đầu tiên để giải thích sự xuất hiện của văn học Taine đã chỉ ra vai trò của chủ thểsáng tạo văn học với những đặc điểm hình thành bởi yếu tố có tính quy định là tố chấtbên trong của tộc người, đó là “các giới hạn của hình thức đầu tiên” mà ông gọi là “cấutrúc tinh thần của một chủng tộc”, nó chứa đựng các đặc tính di truyền mang tính sinhhọc Chủng tộc – trong quan niệm của Taine, không đơn thuần chỉ là các vấn đề vềmàu da, tiếng nói (ngôn ngữ) mà còn là vấn đề tâm thức tộc người – cái căn cốt đểtạo nên diện mạo, lịch sử và vị thế của một dân tộc, là yếu tố đầu tiên và vô cùng quantrọng làm nên bản sắc văn hóa cho mỗi quốc gia Đồng thời, H Taine cũng chỉ ra sự
hình thành đặc tính tinh thần của tộc người là môi trường sống của họ (hoàn cảnh địa
lí, hoàn cảnh chính trị, các điều kiện tôn giáo, xã hội) Môi trường ở đây bao gồm cảmôi trường tự nhiên và môi trường xã hội (môi trường văn hóa) Sự khác biệt về điềukiện tự nhiên sẽ dẫn đến sự hình thành và phát triển của những cộng đồng khác nhau
và những cá nhân khác nhau Bên cạnh đó, Taine đặc biệt chú ý tới thời điểm Nếu hai
yếu tố trên được ông chú ý ở đặc tính sinh học và những tác động ngoại cảnh thì yếu tốthứ ba này Taine chú ý đến bản chất của quá trình kế thừa và sáng tạo văn học Về thờiđiểm, ông giải thích quá trình kế thừa và sáng tạo của văn học “đặc điểm dân tộc vàhoàn cảnh bên ngoài đặt dấu ấn không phải lên “nền trắng” mà lên một bề mặt đã cóhình, tùy từng thời điểm khác nhau mà bức tranh này khác nhau, vì vậy, chúng ta có
Trang 19các kết quả khác nhau” [113; tr.102] “Như vậy, H Taine đã đặt văn học trong quan hệphức tạp ba chiều của đời sống văn hóa con người Tuy vậy, ông mới chú ý đến sự tácđộng của hoàn cảnh môi trường chủ yếu về mặt tinh thần (hoàn cảnh chính trị, các điềukiện xã hội, tôn giáo và hoàn cảnh địa lí), chưa đề cập tới mặt cơ bản nhất có ảnhhưởng trực tiếp mạnh mẽ tới đời sống con người đó là cơ sở kinh tế xã hội” [113;tr.71] Tuy nhiên theo đánh giá của nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy, “trường phái văn hóa– lịch sử vẫn tìm giá trị của văn chương không phải ở bản thân văn chương, mà ở đốitượng đã in dấu vào văn chương, tức là văn hóa, lịch sử Như vậy nó đã có phần đồngnhất văn chương với thực tại xã hội mà văn chương phản ánh Bởi vậy, lịch sử vănchương mà Taine muốn tạo dựng thực chất là lịch sử văn minh, lịch sử tư tưởng xãhội Mối quan hệ biện chứng, chân thực giữa các quá trình xã hội và văn học chưađược giải thích rõ” [114; tr.107 – 108] Tuy nhiên, có thể nhận thấy, đóng góp đángghi nhận của trường phái này đó là đã chỉ ra mối quan hệ giữa văn học và văn hóa quachủ thể sáng tạo văn học (tác giả) Một tác giả văn học luôn thuộc về một dân tộc nào
đó, chịu ảnh hưởng của văn hóa lịch sử của dân tộc mình để rồi những ảnh hưởng đó ítnhiều được phản chiếu vào tác phẩm của họ bằng con đường kế thừa, kết tinh và sángtạo
Sang thế kỉ XX, nhà triết học người Đức E Casirer nghiên cứu văn học từ góc
độ huyền thoại học như một kiểu tư duy cổ xưa nhất của con người Ông phát triển
quan niệm coi hoạt động tinh thần của con người (trong đó tiêu biểu nhất là sự sáng
tạo huyền thoại với tư cách là dạng cổ xưa nhất của hoạt động ấy) như là một hoạt
động mang tính cách biểu trưng Trong cuốn “Tư duy huyền thoại” (tập thứ hai trong một công trình nghiên cứu ba tập nhan đề “Triết học về các hình thức biểu trưng”) ông
đã miêu tả một số đặc điểm cơ bản về dạng thức cũng như về cấu trúc của tư duyhuyền thoại, và về tính ẩn dụ biểu trưng của huyền thoại Ông cho rằng văn hóa là một
hệ thống kí hiệu và nghiên cứu văn học là nghiên cứu biểu tượng của nó.
Từ góc độ kí hiệu học, Iu.M.Lotman – người sáng lập trường phái nghiên cứuTartu – Moskva (trường phái nghiên cứu bao trùm nhiều lĩnh vực như văn học, kí hiệuhọc, văn hóa học, ngôn ngữ học) đã nhận ra sự tương tác của các kênh thông tin nhưmột phạm trù xã hội Iu.M.Lotman là người có công lớn trong việc đề xướng giải mãvăn bản văn học bằng kí hiệu Tất cả những công trình về ký hiệu học của ông đều
dành vào việc tiếp tục phát triển lý thuyết ký hiệu học văn hoá, hoặc phân tích những
tư liệu văn hoá cụ thể từ giác độ ký hiệu học Văn bản văn học giờ đây đã được xemxét như một văn bản văn hóa Đời sống của một tác phẩm văn học không chỉ đượcnhìn nhận bằng ngôn ngữ (kí tự) mà phải được xem xét như một chỉ dấu văn hóa mangtính đặc thù Quan điểm về ngôn ngữ văn hóa, kí hiệu học văn hóa đã góp phần đưađến một bước đột phá trong nghiên cứu văn học Công trình nghiên cứu của Lotman về
Trang 20kí hiệu học văn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nghiên cứu văn học Theoquan điểm của ông, bản thân văn hóa cũng là một đối tượng kí hiệu học và do đó, bất
cứ một hiện tượng văn hóa nào cũng đều có những đặc điểm kí hiệu Đồng thời ôngcũng chỉ ra rằng, nghiên cứu kí hiệu không thể phân rã nhỏ lẻ mà phải được nhìn nhậntrong một chỉnh thể, một tổ chức nhất định Kí hiệu phải đặt vào chỉnh thể thì nó mớitrở thành kí hiệu đang hoạt động, nói cách khác, đưa kí hiệu ra khỏi chỉnh thể thì nóchỉ là một kí hiệu khô cứng mà thôi Theo hướng đi của Lotman, nghiên cứu các hìnhthức của văn học cũng đồng thời là nghiên cứu các hình thức của văn hóa Bên cạnhngôn ngữ, các yếu tố như biểu tượng, cổ mẫu, không gian, thời gian, con người (nhânvật) đều có thể xem như là những kí hiệu văn hóa
Trường phái Phân tâm học mà người đặt nền móng là Sigmund Freud cũng có
những đóng góp đáng kể trong việc xác nhận và khẳng định vai trò của văn hóa đối vớivăn học Sigmund Freud là người có công lớn trong việc hình thành lí thuyết về vôthức cá nhân với những ham muốn bị lãng quên, dồn nén Theo ông, sáng tạo nghệ
thuật là sự thăng hoa của cái vô thức cá nhân bị dồn nén, cụ thể hơn là sự thăng hoa
của bản năng tính dục trong vô thức Tiếp đó, người học trò của Freud là Card GustavJung trên cơ sở vừa kế thừa vừa phê phán lí thuyết của người thầy, đã sáng lập ra tâm
lí học phân tích với một phát hiện có giá trị là lí thuyết về vô thức tập thể Jung là
người đầu tiên vẽ ra sơ đồ về con đường di truyền văn hóa trong nghệ thuật: vô thứctập thể là tài sản chung của nhân loại, được cấu trúc hóa thành các archétyphe (dịch làsiêu mẫu, cổ mẫu hay mẫu gốc) là những đồ hình vĩnh cửu của kinh nghiệm loài ngườiđược thể hiện bằng những hình ảnh tượng trưng tập thể Sự xuất hiện trở đi trở lại củachúng khiến cho văn hóa được lưu truyền từ đời này qua đời khác Văn học, theo sựphân loại của Jung gồm 2 loại: Loại hình tâm lí và loại hình ảo giác Nếu loại hình tâm
lí thường viết về những bài học cuộc đời, số phận con người với những niềm vui, nỗibuồn… con người ý thức được và giải thích được thì loại hình ảo giác được khơinguồn từ vô thức tập thể có nguồn gốc sâu xa từ thời tiền sử Ông đánh giá cao loại thứhai vì cho rằng tác phẩm sáng tác từ ý thức hay vô thức cá nhân vẫn là vấn đề trongphạm vi hẹp của cá nhân chứ chưa vươn ra tầm nhân loại Jung cho rằng, muốn nhậnbiết hình tượng văn học phải hiểu được con đường hình thành biểu tượng Trong mỗicon người đều tồn tại vô thức tập thể được kế thừa từ thời xa xưa dưới một dạng thức
nhất định của những hình ảnh được ghi nhớ Siêu mẫu (cổ mẫu, mẫu gốc) được sử
dụng lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử ở bất kì nơi đâu có trí tưởng tượng sáng tạo tự
do hoạt động Vì vậy, theo ông, quá trình sáng tạo nghệ thuật là phải “hà hơi sống chosiêu mẫu từ trong vô thức, là trải nó ra và tạo hình nó cho đến khi thành một tác phẩmnghệ thuật hoàn chỉnh” [116; tr.72] Bên cạnh vai trò của vô thức cá nhân, Jung đặcbiệt nhấn mạnh đến ý nghĩa to lớn của vô thức tập thể trong quá trình sáng tạo nghệ
Trang 21thuật “một cá nhân riêng rẽ không thể phát huy được hết sức mạnh tập thể, nếu mộttrong các biểu tượng tập thể, những cái được gọi là lí tưởng, không hiện ra giúp nó vàkhông tháo cởi những sức mạnh bản năng của nó” [116; tr.72] Như vậy, có thể nhận
thấy, Jung là người có công lớn trong việc khẳng định vai trò của cổ mẫu trong sáng
tạo nghệ thuật
Xu hướng vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa để lí giải văn học ởNga xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ XX mà người khởi xướng là M Bakhtin, giáo sưvăn học người Nga thuộc Đại học Saransk Bakhtin quan niệm “Trước hết, khoanghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn học Văn học là một bộphận không thể tách rời của văn hóa Không thể hiểu nó ngoài cái bối cảnh nguyên vẹncủa toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại” Công trình nghiên cứu quantrọng của ông có thể coi là một bước ngoặt trong nghiên cứu văn học từ góc độ văn
hóa: Sáng tác của F.Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng (1960).
Công trình đặc biệt của M.Bakhtin không đơn thuần là công trình lí thuyết nhưngnhững khảo cứu của ông về sáng tác của F.Rabelais có ý nghĩa như một tuyên ngôn líthuyết nghiên cứu văn học từ văn hóa Ông đã đi từ nghiên cứu đặc điểm, tính chất củacác lễ hội hóa trang (các-na-van) để nghiên cứu văn học Ông phát hiện ra tính chất
“đảo ngược” của lễ hội hóa trang là chìa khóa để nghiên cứu văn học từ góc độ vănhóa đối với dòng văn học phi chính thống thời kì Phục hưng ở châu Âu; trong đónhững biểu tượng của lễ hội hóa trang được xem là cơ sở quan trọng để giải thích các
biểu tượng trong văn học Đặc biệt, trong công trình của mình, M.Bakhtin rất chú
trọng nghiên cứu ngôn ngữ trong vai trò của ngôn từ văn hóa Những phát hiện mới mẻ
và thú vị của M.Bakhtin về ngôn ngữ chợ búa quảng trường là những minh chứnghùng hồn và sống động cho nỗ lực phá vỡ các chuẩn mực ngôn ngữ chính thống, là sựchuẩn bị, là tiền đề, là phông nền cho sự xuất hiện của hình tượng trung tâm trong sángtác của Rabelais – hình tượng hội hè dân gian Với những nghiên cứu của mình,M.Bakhtin đã chỉ ra tính đối thoại của ngôn ngữ, ngôn ngữ trở thành một thứ “siêungôn ngữ” Lời nói/phát ngôn không chỉ là sản phẩm chủ quan của chủ thể phát ngôn
mà còn là kết quả của sự tương tác với môi trường xung quanh và với xã hội.M.Bakhtin cũng khẳng định chỉ có thể thấu hiểu con người thông qua văn bản được nótạo ra Văn bản được hiểu gồm lời nói trực tiếp, văn bản viết, mọi hệ thống kí hiệu,biểu tương Mỗi văn bản như một nhân tố giao tiếp văn hóa, như phần hợp thành củavăn hóa Điều đó cũng có nghĩa là, mỗi văn bản văn học là một văn bản văn hóa.Người sáng tác trở thành tác giả văn hóa mang lại sự kết nối văn hóa đối với độc giả
Có lẽ vì vậy mà nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã khẳng định, thi pháp học củaM.Bakhtin cũng chính là thi pháp học văn hóa
Trang 22Cũng theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, tại Anh, hướng nghiên cứu văn học từvăn hóa nảy sinh từ những năm 50 với trường phái Birmingham (R Williams,R.Hoggart), ở Đức với trường phái Frankfurt (D Kellner), những năm 70 ở Pháp vớiR.Barthes… Họ chủ trương nghiên cứu các hiện tượng đời sống văn hoá như đấu vật,quảng cáo, thoát y vũ, kiểu dáng ôtô, minh tinh màn bạc…, phát hiện ý nghĩa văn hoá
và ý thức hệ của chúng, vừa có thái độ phê phán vừa coi đó là đời sống bình thườngcủa đô thị Hướng nghiên cứu này đến những năm 80 lan sang Úc, Canada, Mĩ, chuyển
thành một hướng nghiên cứu có tính chất xã hội, chính trị như nghiên cứu nữ quyền,
hậu thực dân và trở thành một trào lưu có tính thế giới.
Năm 1985, cùng với chuyến thăm Trung Quốc của F Jameson hướng nghiêncứu văn học từ văn hóa học được giới thiệu, nhưng chưa được chú ý Năm 1992, với
sự chuyển hướng kinh tế thị trường, các vấn đề xã hội mới xuất hiện, đặc biệt là vănhoá đại chúng, khiến người ta bắt đầu quan tâm vấn đề văn hoá Đến cuối những năm
90 các học giả Trung Quốc mới thấy hết ý nghĩa của vấn đề, thế là Lí Âu Phạn, UôngHuy, Chu Tiểu Nghi, Từ Huỷ, Lí Đà, Lí Tượng Ngu, Nam Phàm, Đào Đông Phong,Trần Hiểu Minh, La Cương, Mạnh Phồn Hoa, Vương Đức Thắng, Vương NhạcXuyên…đều có bài viết về nghiên cứu văn hoá Năm 2002 Kim Nguyên Phủ mởwebsite culstudies.com, bắt đầu đồng loạt giới thiệu, tổ chức hội thảo, ra các tủ sách,phiên dịch giới thiệu nghiên cứu văn hoá rầm rộ vào Trung Quốc Năm 2003 ĐàoĐông Phong, Kim Nguyên Phủ, Vương Đức Thắng công bố một chùm bài về nghiên
cứu văn hoá trên Văn nghệ tranh minh số 6, gây thảo luận, đến năm 2004 thì tạo được
một phong trào rộng lớn, được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm
1.2.2 Trong nước
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy thì phê bình văn học từ văn hóa đã có từ lâu,
từ thời kì trung đại khi Phạm Quý Thích bình luận Kiều là “Nhất phiếu tài tình thiên cổlụy/ Tân thanh đáo để vị thùy dương”, khi Trần Trọng Kim nghiên cứu Truyện Kiều từ
quan điểm Phật giáo, khi Hoài Thanh viết “Một thời đại trong thi ca” (Thi nhân Việt
Nam) khảo sát từ luồng gió mới của văn hóa phương Tây Và đến gần đây, khi Unesco
phát động những thập kỉ phát triển văn hóa, với nhận thức văn hóa là động lực của sựphát triển thì phê bình văn học từ văn hóa càng được chú y nhiều hơn, đặc biệt khi bộmôn Văn hóa học và Nhân học văn hóa xuất hiện ở Việt Nam thì văn hóa bắt đầu đượccoi như một nhân tố chi phối văn học
Trước tiên, phải kể đến những nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiêncứu ít nhiều có liên quan đến văn hóa đối với những hiện tượng văn học cụ thể:
Nguyễn Huệ Chi với Nhà văn Trương Hán Siêu từ góc nhìn văn hóa; Trương Tửu với
Nguyễn Du và Truyện Kiều; Đào Duy Anh với Khảo luận Kim Vân Kiều truyện; Trần
Trọng Kim với Đạo Phật trong Truyện Kiều; Trần Đình Hượu với Nho giáo và văn
Trang 23học Việt Nam trung cận đại, Nguyễn Văn Huyên với Hát đối của thanh niên nam nữ Việt Nam; Trần Ngọc Vương với Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Mẫu hình hoàng đế và con đường tìm kiếm sự thể hiện bản ngã trong triết học và văn học khu vực Đông Nam Á, Trần Nho Thìn với Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa; Lê Nguyên Cẩn với Truyện Kiều dưới góc nhìn văn hóa, Đỗ Lai Thúy với Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực Trong đó chúng tôi đặc biệt chú ý tới các tác giả
với những công trình sau:
Đỗ Lai Thúy với Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (1992) đã lí giải những
biểu tượng lấp lửng hai mặt trong thơ bà bằng tín ngưỡng phồn thực Theo tác giả,những điều được thể hiện trong thơ Hồ Xuân Hương chính là sự bộc lộ sinh động, hấpdẫn tín ngưỡng phồn thực, một trong những tín ngưỡng cổ sơ và lâu đời nhất của loàingười, nhất là những cộng đồng sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp Tác giả đã đi vào
khám phá Những biểu tượng ám ảnh, Sự lấp lửng hai mặt, Triết lí phồn thực và bình
chú, soi rọi, giải mã một số bài thơ của Hồ Xuân Hương dưới ánh sáng của phươngpháp nhân học văn hóa hết sức độc đáo và giàu tính thuyết phục Công trình còn chứađựng những suy ngẫm sâu sắc của người viết về con đường tiếp cận văn học từ phươngpháp nhân học văn hóa
Trần Nho Thìn trong Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2003)
cho rằng nghiên cứu văn học trung đại từ những phạm trù cơ bản của văn hóa trung đại
để tránh hiện đại hóa văn học dân tộc Trần Nho Thìn có nhận xét rằng, các nhà khoahọc ngày nay đôi khi đã dùng cách giải thích hiện đại để áp đặt cho văn học thời quákhứ, mà cụ thể là cho nền văn học trung đại Việt Nam, dẫn đến chỗ suy diễn chủ quan,
xa rời thực tế Từ đó ông chủ động chọn “cách tiếp cận văn hóa như một hướng đi chủyếu để nghiên cứu văn học Việt Nam” Theo ông, “nếu chúng ta tìm kiếm và tích lũyđược nhiều sự kiện văn hóa trong quá khứ để giải thích văn học, thì khả năng suy diễn,khả năng hiện đại hóa có thể được giảm thiểu và chúng ta càng có nhiều cơ may đếngần sự thật lịch sử văn học” (Lời nói đầu)
Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn cũng là một người dành nhiều tâm huyết cho
hướng nghiên cứu này Năm 2011, công trình Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn
hóa của ông đã góp phần khẳng định, tính chất phi thường của tác phẩm không chỉ thể
hiện qua quan niệm độc đáo, qua nghệ thuật tài hoa mà còn ở chỗ nó mang tầm vócvăn hóa, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, mang tính lịch sử và truyền thống văn
hóa thời đại Đến năm 2014, tác giả lại cho ra đời công trình dày dặn mang tên Tiếp
cận văn học từ góc nhìn văn hóa Công trình này có những gợi ý quan trọng về mặt lí
thuyết về phương pháp tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa: Lí giải tính văn hóa của tác phẩm văn học, các phương diện biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm văn học (huyền
thoại, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học), tìm hiểu mã văn hóa trong
Trang 24các mối quan hệ của tác phẩm văn học (mã trong các quan hệ nội tại và quan hệ ngoại
tại của tác phẩm) và đi sâu nghiên cứu các dạng thức tồn tại của mã văn hóa (mã văn hóa qua những kí hiệu đặc biệt, mã văn hóa trong các mô típ truyền thống, mã văn hóa trong các biểu tượng, mã văn hóa huyền thoại, mẫu gốc).
Bên cạnh những công trình nghiên cứu các tác giả, tác phẩm, các hiện tượngvăn học cụ thể bằng phương pháp nghiên cứu ít nhiều liên quan đến văn hóa như đã kểtrên; ở Việt Nam cũng đã xuất hiện những công trình của các nhà nghiên cứu, chủđộng nghiên cứu văn học từ văn hóa, chủ động xác lập quan niệm nghiên cứu văn học
từ văn hóa hoặc giới thiệu lí thuyết nghiên cứu văn học từ văn hóa của các học giả
phương Tây Trong đó, không thể không kể đến các công trình Quan hệ giữa văn
chương và văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc; Giá trị văn hóa của văn học Việt Nam, Ý thức văn hóa của văn học cách mạng Việt Nam sau 1945 (Trần Đình Sử); Phương pháp nghiên cứu văn học của Nguyễn Văn Dân; Từ cái nhìn văn hóa, Phê bình văn học – con vật lưỡng thê ấy (Đỗ Lai Thúy); Vị thế của văn học trong sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử (Lã Nguyên); Giải mã văn học từ mã văn hóa (Trần Lê Bảo); Văn hóa như nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương (Nguyễn Văn Hạnh); Sáng tác của F.Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng (của
M.Bakhtin do Từ Thị Loan dịch); Kí hiệu học văn hóa (của Iu.Lotman do Lã Nguyên,
Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch)
Trong thời gian gần đây, xu hướng nghiên cứu về kí hiệu, biểu tượng, cổ mẫu,huyền thoại trở thành hướng nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Nhiềucông trình có giá trị xuất hiện một lần nữa khẳng định nghiên cứu văn học trong tương
quan với văn hóa là hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng: Kí hiệu học văn hóa (Trần Đình Sử, La Khắc Hòa, Đỗ Hải Phong); Văn chương như kí hiệu đa văn hóa (Lê Huy Bắc), Kí hiệu học văn hóa (giáo trình đại học – Nguyễn Tri Nguyên); Biểu tượng: từ kí
hiệu học đến tu từ học tiểu thuyết (Cao Kim Lan), Từ kí hiệu đến biểu tượng (Trịnh Bá
Đĩnh); Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam (Nguyễn Thị Thanh Xuân); Nghiên cứu biểu tượng – một số hướng tiếp cận lí thuyết (Đinh Hồng Hải) Các công trình trên là những gợi dẫn thú vị để chúng tôi tìm tòi và lựa chọn
hướng tiếp cận cũng như các bộ công cụ để giải mã văn học từ văn hóa trong đề tài củamình
Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ ở nước ta trong thời gian gần đây cũng
đi theo hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa: Hoàng Thị Huế (2006), Thơ
Mới từ giác độ văn hóa – văn học (Luận án Tiến sĩ Văn học, Viện Văn học); Ngô
Minh Hiền (2008), Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn
hóa (Luận án Tiến sĩ Văn học, Viện Văn học); Lương Minh Chung (2012), Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hóa (Luận án Tiến sĩ Văn học - Học viện Khoa học Xã
hội); Đỗ
Trang 25Thị Ngọc Chi (2013), Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa (Luận án Tiến sĩ Văn học - Học viện Khoa học Xã hội), Nguyễn Thị Mai Hương (2014), Tiểu thuyết về
nông thôn sau đổi mới từ góc nhìn văn hóa (Luận án Tiến sĩ Văn học – Học viện Khoa
học Xã hội), Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), Thơ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
sau 1986 từ góc nhìn văn hóa (Luận án Tiến sĩ Văn học – Học viện Khoa học Xã hội),
Phùng Phương Nga (2018) Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa qua trường hợp
tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh (Luận án Tiến sĩ Văn học – Học viện Khoa học Xã
hội)… cho thấy, hướng nghiên cứu này đã và đang được giới nghiên cứu, học thuậttrong nước quan tâm và đạt được những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu văn họchiện nay
Nhiều bài viết khoa học đăng rải rác trên các báo đã lựa chọn hướng nghiên cứunày, dù là nghiên cứu văn học nước ngoài hay văn học Việt Nam, hướng nghiên cứuvăn học từ văn hóa cũng tỏ ra có nhiều ưu thế Bên cạnh những bài viết mang tính chấtkhái quát: “Mấy suy nghĩ về hướng nghiên cứu văn học nghệ thuật trong mối quan hệ
với văn hóa” (Nguyễn Duy Bắc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 1999), “Tiếp cận văn học bằng văn hóa học” (Nguyễn Văn Dân, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 11 năm
2004), “Văn hóa như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương” (Nguyễn Văn
Hạnh, Tạp chí Văn học số 1, 2007), “Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học” (Trần
Lê Bảo, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2009), “Văn học và văn hóa truyền thống” (Huỳnh Như Phương, Tạp chí Nhà văn số 10, 2009), “Chuyển hướng văn hóa trong
nghiên cứu văn học Trung Quốc” (Trần Đình Sử, vanhoanghean.com.vn, 2011)… đã
có nhiều bài viết tiếp cận và khám phá văn học từ góc nhìn này với những kiến giảimới mẻ và thú vị: “Thử giải mã văn học Việt Nam theo tinh thần văn hóa Việt Nam và
văn hóa phương Đông” (Đoàn Thị Đặng Hương, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 3,
1996), “Tiếp cận tác phẩm thơ từ góc độ văn hóa nghệ thuật” (Lã Nguyên, Tạp chí
Nghiên cứu Văn học số 3, 1998), “Giải mã truyện cổ Lào theo phương pháp tiếp cận
văn hóa học” (Phạm Đức Dương, Tạp chí Văn học số 1, 1998), “Thế giới kì ảo trong
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường từ điểm nhìn văn hóa” (Lê
Nguyên Cẩn, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 8, 2006)… Đây thực sự là những tham
khảo hữu ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài
1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng tiếp cận của đề tài
1.3.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về văn xuôi DTTS hiện đại nói chung, tiểu thuyếtcủa các nhà văn DTTS miền núi nói riêng đã chỉ ra được một số đặc điểm về nội dung,nghệ thuật của bộ phận văn học này trong đó có công trình của nhóm tác giả Đào ThủyNguyên, Dương Thu Hằng đã đi sâu nghiên cứu bản sắc dân tộc trong văn xuôi củacác nhà văn DTTS miền núi; một số công trình đã tiếp cận các tác giả cụ thể và bước
Trang 26đầu có những nhận định về một vài phương diện văn hóa trong sáng tác của một tácgiả hoặc trong một vài tác phẩm lẻ tẻ, chưa thành hệ thống Ở đây, cũng cần phân biệtgiữa việc nghiên cứu bản sắc dân tộc trong văn học và nghiên cứu văn học từ GNVH.Nghiên cứu bản sắc dân tộc trong văn học tập trung làm rõ bản sắc dân tộc là nhữngcái thuộc về căn tính, là bản chất, mang tính tự nhiên, vốn có, ít thay đổi Về cơ bản,nghiên cứu bản sắc dân tộc trong văn học mang tính chất tĩnh tại, thiên về tìm hiểunhững biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm văn học Còn nghiên cứu văn học từGNVH là hướng tiếp cận lấy GNVH làm điểm tựa để soi chiếu và khám phá tác phẩmvăn học Hướng nghiên cứu này mang tính chất động, cho phép người nghiên cứu tìm
ra mối dây liên hệ mật thiết giữa văn hóa và văn học trong tiến trình lịch sử, khôngphải là làm công việc chỉ ra những biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm văn học màquan trọng hơn đó là lí giải, cắt nghĩa những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm trên cơ
sở đời sống văn hóa của cộng đồng, giải mã những thông điệp văn hóa ẩn chứa ở bềsâu của tác phẩm để thấy được những đóng góp trên phương diện văn học, văn hóa củanhà văn Nghiên cứu văn học từ GNVH cho phép xem xét tác phẩm văn học như mộtvăn bản văn hóa sống động lưu trữ những giá trị văn hóa của cộng đồng gắn với khônggian văn hóa, quan niệm văn hóa, truyền thống văn hóa, vẻ đẹp văn hóa, những biểutượng văn hóa, những phương thức kiến tạo diễn ngôn văn hóa… của chính cộng đồng
đó Cho đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có một công trình khoa học nghiên cứu bản sắcdân tộc trong văn xuôi DTTS và một vài bài viết nhỏ nghiên cứu một tác giả hoặc mộttác phẩm văn xuôi DTTS từ GNVH; chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiêncứu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống về thể loại tiểu thuyết của các nhà vănDTTS MNPB từ GNVH Đó là khoảng trống, cũng là cơ hội để chúng tôi thực hiện đềtài luận án của mình Những công trình nghiên cứu của các tác giả ở nước ngoài vànhững công trình nghiên cứu văn học dưới GNVH của các tác giả trong nước có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa văn học
và văn hóa, là cơ sở để chúng tôi tham khảo, học hỏi và đề xuất hướng đi trên phươngdiện lí thuyết nghiên cứu Chúng tôi coi đây là khung lí thuyết cho đề tài nghiên cứucủa mình Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài là những gợi ý quantrọng để chúng tôi lựa chọn hướng tiếp cận đối tượng của mình đồng thời là cơ sở giúpchúng tôi xây dựng bộ khung cho đề tài Những luận điểm của H.Tain về tầm quan
trọng và mối quan hệ giữa ba yếu tố: chủng tộc, môi trường và thời điểm khơi gợi cho
chúng tôi hướng tiếp cận địa văn hóa và nhân học văn hóa (được cụ thể hóa ở chương
2 của đề tài) Tiếp cận địa văn hóa là một hướng tiếp cận cần thiết bởi chúng tôi nhậnthấy có một mối quan hệ vô cùng mật thiết giữa môi trường địa lí tự nhiên khu vựcMNPB với lịch sử hình thành, phát triển, vị thế, sinh kế cùng những đặc trưng văn hóariêng biệt của từng tộc người Đặc biệt, yếu tố địa văn hóa in dấu trong tiểu thuyết của
Trang 27các nhà văn DTTS MNPB không đơn giản chỉ là môi trường cư trú mà đã trở thànhyếu tố văn hóa, tâm linh đặc biệt; góp phần kiến tạo nên hệ thống biểu tượng về thiênnhiên, chuyển tải những kí ức văn hóa, quan niệm và cách ứng xử văn hóa của mỗicộng đồng người Tiếp cận nhân học văn hóa nhằm khám phá chủ thể văn hóa (các tộcngười) trong những vùng văn hóa vào loại đặc sắc và độc đáo của nước nhà trên cácphương diện vũ trụ quan, nhân sinh quan, đặc điểm tâm lí, tính cách góp phần làmnên căn tính văn hóa – tấm thẻ căn cước, gương mặt văn hóa riêng của các tộc ngườithiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Căn tính văn hóa là chìa khóa để đivào khám phá và lí giải những giá trị văn hóa độc đáo trong từng tác phẩm bởi nó gắnliền với những giá trị căn cốt cùng với những kí ức văn hóa của mỗi cộng đồng dântộc Thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học E.Casier, Iu.Lotman, Sigmund.Freud,M.Bakhtin mang đến cho chúng tôi những xác tín về vai trò, ý nghĩa của biểu tượng
và ngôn ngữ - với tư cách là những yếu tố góp phần quan trọng vào việc kiến tạo, sángtạo ý nghĩa văn hóa, giá trị văn hóa cho tác phẩm văn học Những nỗ lực to lớn của cácnhà nghiên cứu trong nước với hàng loạt các công trình dịch thuật, tổng thuật, xác lập
hệ thống lí thuyết cùng những phương pháp nghiên cứu văn học trong mối quan hệ vớivăn hóa hay những công trình nghiên cứu thực nghiệm về các tác phẩm, tác giả, vấn đềvăn học từ GNVH thực sự trở thành những tài liệu tham khảo quý báu và hữu ích chochúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài
1.3.2 Hướng tiếp cận của đề tài
Nghiên cứu văn học từ GNVH có nhiều hướng tiếp cận khác nhau, trong đó
chúng tôi đặc biệt tâm đắc với nhận định của nhà nghiên cứu John Lye trong Lí thuyết
văn chương đương đại: “Văn hóa và các cá nhân được kiến tạo thông qua mạng lưới
của những cách sử dụng ngôn ngữ, biểu tượng và diễn ngôn liên kết với nhau” (JohnLye (2009) [143] Học hỏi ý kiến của John Lye, soi chiếu vào đề tài của mình, chúngtôi thấy có nhiều điểm tương đồng, do đó, trong luận án này, chúng tôi lựa chọn hướngtiếp cận chủ yếu trên hai bình diện: một là tiếp cận từ hệ thống các biểu tượng; hai làtiếp cận từ một số phương thức nghệ thuật nhằm biểu đạt văn hóa trong tiểu thuyết củacác nhà văn DTTS MNPB sau 1986
1.3.2.1 Tiếp cận từ hệ thống biểu tượng
“Biểu tượng chính là ngôn ngữ tượng trưng chỉ có ở loài người và là tế bào củađời sống văn hóa”, do đó, “muốn tìm được bản sắc văn hóa dân tộc một cách chính xácthì cần phải thông qua các hệ thống biểu tượng có trong lòng mỗi dân tộc” (NguyễnVăn Hậu) Biểu tượng với chiều sâu ý nghĩa của nó được xem như là sự mã hóa nhữngthông điệp thẩm mĩ riêng của tác phẩm – hay nói cách khác, biểu tượng chính là một
mã văn hóa đặc biệt Vì vậy, biểu tượng mang lại cho chỉnh thể nghệ thuật chiều sâu ýnghĩa và những thông điệp thẩm mĩ riêng biệt, đặc trưng Thông qua biểu tượng, có thể
Trang 28giải mã được đời sống văn hóa của cả một cộng đồng dân tộc Các nhà văn DTTSMNPB đã kiến tạo nên một hệ thống biểu tượng đa dạng, phong phú và giàu ý nghĩavăn hóa trong tiểu thuyết của họ: nhóm biểu tượng về thiên nhiên, nhóm biểu tượng vềcon người và nhóm biểu tượng về văn hóa xã hội Những biểu tượng văn hóa này, mộtmặt, nó là sản phẩm sáng tạo, mang đậm dấu ấn cá nhân của mỗi nhà văn; mặt khác nótồn tại như là hiện thân của kí ức tập thể, của lịch sử văn hóa cộng đồng, có nguồn gốcsâu xa từ đời sống văn hóa muôn màu muôn vẻ của đồng bào Sử dụng hệ thống biểutượng đặc thù, tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 đã tạo dựng đượctrường văn hóa, thẩm mỹ riêng cho tác phẩm của mình cũng như góp phần phác họamột cách nghệ thuật những đặc trưng văn hóa nổi bật, tiêu biểu hay nói cách khác làphác họa diện mạo văn hóa, gương mặt văn hóa riêng đặc sắc của đồng bào mình.1.3.2.2 Tiếp cận từ một số phương thức biểu đạt văn hóa
Các phương thức nghệ thuật nhằm biểu đạt văn hóa là những cách thức khácnhau của nhà văn góp phần thể hiện và chuyển tải nội dung văn hóa, ý nghĩa văn hóatrong tác phẩm Các phương thức nghệ thuật nhằm biểu đạt văn hóa trong tiểu thuyếtcủa các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 có nhiều nhưng một số phương thức đượcchúng tôi chú trọng khai thác trong đề tài này đó là nghệ thuật sử dụng huyền thoại,nghệ thuật sử dụng các motif và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của cácnhà văn DTTS MNPB sau 1986 Đây là những yếu tố không chỉ góp phần vào việc tổchức văn bản nghệ thuật (kể chuyện) mà quan trọng hơn, đó là những yếu tố có mốiquan hệ mật thiết với việc thể hiện và chuyển tải những thông điệp văn hóa, chiều sâuvăn hóa mà các tác giả DTTS muốn gửi gắm trong tiểu thuyết của mình
Tiểu kết chương 1
Trên đây là toàn bộ những nghiên cứu tổng quan của chúng tôi về những vấn đề liên
quan đến đề tài “Tiểu thuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau
1986 từ góc nhìn văn hóa” Luận án đã kiểm diện, đánh giá những nghiên cứu về tiểu
thuyết của các nhà văn DTTS MNPB nói chung, những nghiên cứu về tiểu thuyết củacác nhà văn DTTS MNPB trên phương diện văn hóa; nhìn nhận những nghiên cứu nàymột cách khách quan, thẳng thắn để thấy được những thành tựu cũng như nhữngkhoảng trống còn bỏ ngỏ để tìm thấy cơ hội nghiên cứu cũng như những đóng góp mới
mẻ trong đề tài của mình Có thể nhận thấy, các công trình, các bài nghiên cứu về tiểuthuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 chủ yếu là những nghiên cứu mang tínhchất tổng quát, trong đó, tiểu thuyết được nghiên cứu đồng thời cùng với các thể loạivăn xuôi khác chứ chưa được nghiên cứu một cách riêng biệt, hệ thống và nghiên cứu
về tiểu thuyết dường như còn rất khiêm tốn so với những nghiên cứu về truyện ngắncủa các nhà văn DTTS Ngoài ra, có một số luận án, luận văn, bài viết có nghiên
Trang 29cứu về tiểu thuyết nhưng chỉ tập trung vào một tác giả cụ thể, và thường đó là gươngmặt tương đối nổi bật chứ chưa có sự nghiên cứu tổng hợp, đầy đủ về tiểu thuyết củacác nhà văn thuộc nhiều DTTS khác nhau trong khu vực MNPB Bên cạnh đó, có mộtvài công trình nghiên cứu và bài viết ngắn khai thác bản sắc dân tộc trong văn xuôiDTTS MNPB hoặc khai thác phương diện văn hóa trong một hoặc một vài sáng táccủa một tác giả cụ thể; chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống
về tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986 từ GNVH Những nghiên cứunày mới dừng lại là những gợi ý đồng thời tạo cơ hội cho chúng tôi thực hiện đề tàinghiên cứu của mình Chúng tôi coi những công trình nghiên cứu, những bài viết ítnhiều có đề cập tới tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB, ít nhiều có khai thác vàkhám phá bình diện văn hóa trong tiểu thuyết nói riêng, văn học nói chung là nhữnggợi ý cần thiết và hữu ích cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài luận án: “Tiểuthuyết của các nhà văn dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sau 1986 từ góc nhìn vănhóa” Luận án cũng đã điểm lại một cách sơ lược những nghiên cứu văn học từ GNVHqua các công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước, thấy được sự vậnđộng, sự kế thừa, sự thay đổi và cả những tư duy đột phá của các nhà nghiên cứu, coi
đó là phông nền mang tính lí thuyết hữu ích, là những gợi dẫn quan trọng để từ đóchúng tôi lựa chọn những phương diện và tiêu chí phù hợp với đối tượng nghiên cứucủa mình
Trang 30CHƯƠNG 2
NHỮNG TIỀN ĐỀ TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ
DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC SAU 1986 2.1 Những tiền đề tự nhiên lịch sử, văn hóa, xã hội khu vực miền núi phía Bắc
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực miền núi phía Bắc
Nhà nghiên cứu Phạm Đức Dương cho rằng: “Sự khác biệt giữa các môitrường sống mang tính vật chất đặt ra cho con người những thách đố và những nguồntài nguyên mà môi trường tạo ra, hơn nữa, đó là sự khác biệt của các cộng đồng ngườivới cách thức hoạt động khác nhau từ lao động sản xuất, tiếng nói, nếp sống… Rõràng, môi trường đã để lại dấu ấn khác nhau trên những nền văn hóa khác nhau củaloài người… Môi trường khác nhau, thách đố khác nhau và con người cũng ứng xửkhác nhau Do đó, dấu ấn môi trường để lại rất rõ trong mô thức văn hóa” [22] Vì vậy,nghiên cứu văn hóa nói chung, văn học nói riêng của một cộng đồng dân tộc không thểkhông tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, môi trường sống của cộng đồng đó
Khu vực MNPB là một khu vực có điều kiện thiên nhiên rất đặc biệt, có địahình đa dạng và phức tạp với đầy đủ các dạng địa hình, bao gồm đồi núi, đồng bằng,
bờ biển và thềm lục địa, có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóamạnh mẽ, có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Đặc biệt trongkhu vực MNPB có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng 30 km, cao từ 1500 mtrở lên, được người Thái gọi là “sừng trời” (Khau phạ) chính là bức tường thành, trởthành biên giới tự nhiên ngăn cách hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc Từ sự khác biệt vềđịa hình, khu vực MNPB chia thành hai vùng với sự khác biệt rõ rệt về địa văn hóa:vùng Tây Bắc bao gồm 7 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, YênBái; vùng Đông Bắc gồm 8 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, TuyênQuang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh
Vùng Tây Bắc là khu vực thuộc sườn phía Tây của dãy núi Hoàng Liên Sơn vớiđặc điểm địa hình chia cắt, núi cao, địa hình đứt gãy tạo thành vùng rừng núi trùngđiệp hiểm trở với những ngọn núi cao: Phanxipăng, Yam Phình, Pú Luông… Tây Bắc
là vùng chủ yếu là núi trung bình và núi cao Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chiacắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam Các dạng địa hình phổ biến ở khu vực này là: xengiữa những dãy núi trùng điệp là các cao nguyên rộng lớn (Mộc Châu, Tả Phình…) vàcác cánh đồng lòng chảo nổi tiếng: “nhất Thanh” (Mường Thanh – Điện Biên), “nhìLò” (Mường Lò – Văn Chấn – Yên Bái), “tam Than” (Than Uyên – Lai Châu)” “tứTấc” (Mường Tấc – Phù Yên – Sơn La) Tây Bắc cũng là vùng có hệ thống sông suốidày đặc, là đầu nguồn của các con sông lớn như sông Đà, sông Mã Do địa hình dốcnên các con sông ở vùng Tây Bắc thường có dòng chảy đột ngột và dữ dội, nhất là vào
Trang 31mùa mưa Tây Bắc vẫn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nhưng vô cùng khắc nghiệt.Một năm có thể chia thành hai mùa chính: mùa nóng và mưa, mùa rét và hanh khô.Mùa nóng nhiệt độ có thể lên tới 39 độ C Mùa rét có khi nhiệt độ hạ thấp dưới 0 độ
C (nhiệt độ âm) gây ra hiện tượng băng tuyết Những biến cố khí hậu ở miền núi TâyBắc thường mang tính chất cực đoan Mùa mưa thường xảy ra mưa lớn, có thể gây ra
lũ ống, lũ quét Mùa khô, hạn hán thường xuyên xảy ra, có những thời điểm hạn hánkéo dài ngoài sức chịu đựng của con người và muôn vật Với địa hình núi non hiểm trởcùng với khí hậu dữ dội và khắc nghiệt, Tây Bắc từng bị coi là nơi “rừng thiêng nướcđộc” Có thể nhận thấy, Tây Bắc là vùng địa lí điển hình và độc đáo với núi non hiểmtrở, trùng điệp, nhiều dòng sông, nhiều cao nguyên cùng với những cánh đồng rộnglớn Địa hình hiểm trở và giao thông đi lại khó khăn dẫn tới kinh tế của các cộng đồngdân tộc vùng Tây Bắc thường mang tính chất khép kín, thiên về tự cấp tự túc, ít giaolưu, trao đổi hàng hóa với các vùng khác cũng như giữa các địa bàn trong vùng vớinhau Vì vậy, văn hóa vùng Tây Bắc cũng nghiêng về tính chất tĩnh, ít giao lưu, biếnđổi
Vùng Đông Bắc phần lớn là núi thấp và đồi nằm ven bờ biển Đông, được baobọc bởi các đảo và quần đảo lớn nhỏ Đông Bắc là khu vực đồi núi, cao nguyên xenlẫn với những thung lũng, cánh đồng lòng chảo, những sông dài và nhiều danh lamthắng cảnh Đông Bắc nổi tiếng với những ngọn núi cao như Tây Côn Lĩnh, Ngân Sơn,Mẫu Sơn… cao trên 1000m, với những cao nguyên nằm ở biên giới Việt – Trung nhưcao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, Đồng Văn… Đông Bắc còn có những thunglũng với những cánh đồng bằng phẳng như Nước Hai, Lộc Bình, Phủ Thông… vớinhiều con sông lớn nhỏ như sông Hồng, sông Lô, sông Chảy, sông Gâm, sông Cầu,sông Thương, sông Lục Nam, sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng… Sông suối chảy quacao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu Đông Bắc nằm trong vùng khí hậu nhiệtđới gió mùa ẩm nhưng vì địa hình cao, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ởphía Bắc, chụm đầu về Tam Đảo, nên vào mùa đông vùng này thường có gió bắc thổimạnh, rất lạnh Sự dữ dội của thiên nhiên vùng Đông Bắc được nhà thơ dân tộc Tày Y
Phương ghi lại đầy ấn tượng: “Mùa đông/ Qua Trùng Phủ/ Thổi ầm ầm/ Dội ào ào/ Chén rượu vừa rót ra/ Đã lạt đi một nửa/ Chén trà vừa rót ra/ Đã nguội tanh nguội ngắt/ Có thứ gió làm da người mốc thếch/ Lửa lung lay không chín nổi nồi cơm” (Gió Trùng Phủ).
Khí hậu Đông Bắc cơ bản thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bìnhnăm từ 20 đến 22 độ C với sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm tương đối lớn Vùng núi ở
Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thể có lúc nhiệt độ xuống dưới 0 độ C và có băng giá,đôi khi có tuyết rơi Có thể dễ dàng nhận thấy, về mặt địa lí tự nhiên, Đông Bắc là vùng cóđầy đủ các yếu tố mang tính đại diện cho cả nước Ở đây có núi cao, có sông dài, có vùngthấp, vùng cao, có thung lũng, có cánh đồng, có biển, có biên giới quốc gia Đây là vùng
Trang 32có địa hình ít bị chia cắt nên giao thông đi lại thuận lợi hơn vùng Tây Bắc Đây cũng làvùng chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sông Hồng lên vùng biên giới Đông Bắc, làcửa ngõ giao thương với phía Nam Trung Quốc và với vùng đồng bằng Bắc Bộ Đóchính là cơ sở quan trọng mang đến cho các hoạt động kinh tế và giao lưu văn hóa củacác dân tộc vùng Đông Bắc năng động và cởi mở hơn so với tính chất khép kín, tĩnhtại, nghiêng về tự cấp tự túc của các dân tộc vùng Tây Bắc.
Với điều kiện địa lí tự nhiên và xã hội khác nhau, mỗi dân tộc đã tìm ra phươngthức ứng xử với thiên nhiên và xã hội theo những cách thức riêng Đây chính là nguồncội của sự đa dạng bản sắc văn hóa các tộc người, nguồn gốc cho sự hình thành và pháttriển của các vùng văn hóa Các yếu tố vị trí địa lí, địa hình, chất đất, khí hậu, sông hồ,rừng quy định cách cư trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển của các tộcngười Chẳng hạn, cùng là trồng cây lương thực nhưng điều kiện địa lí, địa hình khácnhau, các dân tộc cư trú ở những vùng khác nhau lại sáng tạo ra các cách thức sản xuấtkhác nhau Tộc người cư trú ở các thung lũng tương đối bằng phẳng (người Thái,người Tày, người Mường ) thì chủ yếu là trồng lúa nước, tộc người cư trú ở các vùngnúi cao, đất dốc (người Mông, người Dao ) thì đa số trồng lúa nương, trồng ngô Đối với các dân tộc sống ở vùng núi thấp và thung lũng (Thái, Tày,
Mường ) thì nước là yếu tố tự nhiên có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đếnđời sống vật chất cũng như văn hóa tinh thần của con người; còn các dân tộc sinh sống
ở vùng núi cao (Mông, Dao ) thì yếu tố tác động sâu sắc đến đời sống con người lại lànúi và đá Môi trường địa văn hóa của từng vùng, môi trường sinh sống và cư trú củatừng dân tộc đã in những dấu ấn đậm nét trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS vớinhững sắc thái riêng, những gương mặt riêng Điều kiện tự nhiên vừa có phần hùng vĩ,thơ mộng, vừa có phần khắc nghiệt, hiểm trở ấy đã chi phối đến đời sống xã hội, vănhóa và văn học các dân tộc trên nhiều phương diện Đó cũng là cơ sở cho sự hìnhthành hệ thống những biểu tượng thiên nhiên phong phú mang dấu ấn văn hóa tộcngười trong tiểu thuyết của các nhà văn DTTS MNPB sau 1986
2.1.2 Những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội của khu vực miền núi phía Bắc MNPB
là nơi cư trú lâu đời của nhiều DTTS (khoảng 30 dân tộc) như: Tày,
Nùng, Thái, Mường, H mông, Dao, Giáy, Cao Lan, Sán Dìu, Hà Nhì, Lô Lô, Khơ Mú…thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau: Việt – Mường, Tày – Thái, Mông – Dao, Tạng –Miến, Môn – Khơ me… trong đó sự phân bố của các DTTS ở từng vùng Tây Bắc, ĐôngBắc cũng như sự phân bố ở các tỉnh có nhiều sự khác biệt Do sự khác biệt về điều kiện tựnhiên, yếu tố địa văn hóa cùng với sự chi phối của các yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội đãhình thành hai vùng văn hóa tiêu biểu của khu vực MNPB: Vùng văn hóa Tây Bắc vàvùng văn hóa Đông Bắc (Việt Bắc) Trong mỗi vùng văn hóa đó đều có sự chung sốngđan xen theo hình thái cài răng lược giữa nhiều tộc người thiểu số với những bản sắc văn
Trang 33hóa riêng biệt, độc đáo đồng thời luôn có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa với các tộcngười trong cùng khu vực Nhờ sự giao lưu, tiếp biến văn hóa đó, các dân tộc đã trảiqua quá trình vay mượn, thẩm thấu nhiều hình thái văn hóa (ngôn ngữ, nhà cửa, trangphục, phong tục tập quán ) tạo nên sự đa dạng trong sự thống nhất với văn hóa vùng
và luôn chịu sự chi phối bởi văn hóa của tộc người chủ thể Lịch sử tồn tại và pháttriển của các tộc người thiểu số ở Việt Nam chỉ ra rằng, “tính chất thâu thuộc văn hóacủa các tộc người Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử là một quy luật” [129; tr.75].Những nhóm tộc đa số luôn ảnh hưởng tới các nhóm tộc thiểu số Sự thâu thuộc vănhóa diễn ra theo cả hai chiều: tự nguyện và cưỡng chế Thâu thuộc văn hóa tự nguyện
là các tộc người nhỏ trong quá trình phát triển luôn tìm cách tiếp thu, thâu nạp, thâmnhập vào nền văn hóa của các tộc người lớn hơn để học hỏi những thành tựu văn hóacủa họ, lâu dần tự nguyện hòa lẫn và chịu sự thâu thuộc của tộc người lớn hơn trênnhiều phương diện Chẳng hạn, người Nùng ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng đang hòalẫn vào người Tày, chịu sự thâu thuộc của người Tày trên nhiều phương diện như tổchức xã hội, hình thái văn hóa Người Khơ Mú tại Sơn La, Lai Châu tiếp nhận ảnhhưởng của người Thái trong ngôn ngữ, trang phục, nhà cửa Thâu thuộc văn hóacưỡng chế là các tộc người lớn hơn, nhất là tộc người chủ thể, luôn tìm cách gây ảnhhưởng, chèn ép tộc người nhỏ không cho sống cùng hoặc o ép tộc người nhỏ buộc phải
lệ thuộc vào tộc chủ thể trên mọi phương diện Chẳng hạn câu chuyện về người Lự làtộc người đầu tiên khai phá Mường Thanh nhưng sau đó bị người Thái dồn đuổi vềVân Nam (Trung Quốc) hoặc chạy ngược lên Phong Thổ, Sìn Hồ (Lai Châu) hoặc trởthành tộc người lệ thuộc vào tộc người Thái Quá trình tiếp biến và thâu thuộc văn hóatrong từng vùng đã tạo ra tộc người chủ thể của từng vùng văn hóa: Vùng văn hóa TâyBắc với tộc chủ thể là dân tộc Thái, còn vùng văn hóa Việt Bắc (Đông Bắc) người Tàygiữ vai trò là tộc chủ thể Cùng “chia sẻ quyền lực” với tộc người Thái, Tày ở vùng núithấp và các thung lũng còn có tộc người Mường tạo thành vành đai quyền lực Tày –Thái – Mường – vành đai quyền lực quan trọng nhất của MNPB Vượt thoát lên trên
sự chi phối của vành đai quyền lực đó, tộc người “H’Mông tạo nên vành đai quyền lựclớp trên cùng của miền núi – vành đai hay dải quyền lực đỉnh núi” [128, tr.249]
Vùng văn hóa Tây Bắc là nơi cư trú của trên 20 dân tộc: Thái, Mông, Kháng,Xinh Mun, Lào Lự Văn hóa Tây Bắc đa dạng và độc đáo chính là sản phẩm của sựkết hợp và đan xen các bản sắc riêng của hơn 20 dân tộc ấy Trong đó, các dân tộcThái, Mông, Dao có thể xem là những dân tộc đại diện tiêu biểu, góp phần quan trọngtrong việc hình thành văn hóa của khu vực Tây Bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo
độ cao rõ rệt: Vùng rẻo cao (đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngônngữ Mông – Dao, Tạng – Miến với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phátnương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư
Trang 34trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me với phương thức lao độngsản xuất chính là làm lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; vùng thunglũng, chân núi là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Thái– Kadan với điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngànhnghề khác Sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũnggây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn Do môi trường sống tương đối biệt lập nên sự tiếpnhận và giao lưu văn hóa của vùng Tây Bắc hạn chế với “cấu trúc văn hóa cổ truyềncho tới đầu thế kỉ thứ XX hầu như vẫn còn nguyên vẹn” [109] Vì vậy, văn hóa vùngTây Bắc mang tính chất tĩnh, ít biến đổi hơn so với văn hóa vùng Đông Bắc.
Văn hóa chủ thể và đặc trưng của vùng Tây Bắc chính là văn hóa Thái – tộcngười chủ thể, chủ nhân quyền lực trong vùng văn hóa Tây Bắc Người Thái có trình
độ phát triển văn hóa, xã hội khá cao Văn hóa dân tộc Thái có ảnh hưởng vô cùng sâurộng đến văn hóa của các tộc người khác trong vùng đồng thời góp phần quan trọngtrong việc hình thành, tạo lập nên bản sắc văn hóa vùng của Tây Bắc Dân tộc Thái từlâu đời đã thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng, phát triển canh tác lúa nước ởcác thung lũng lớn, nơi có những cánh đồng màu mỡ, cạnh các dòng sông, con suối
Họ biết lợi dụng những con suối trên các sườn núi dốc cao để sáng tạo ra hệ thốngthủy lợi độc đáo “mương, phai, lái, lín” Nhờ sự phát triển lâu đời của kĩ thuật làmruộng nước, người Thái ở Tây Bắc đã trở thành chủ nhân của những cánh đồng rộnglớn: Mường Thanh (Điện Biên), Mường Than (Than Uyên), Mường Tấc (Phù Yên),Mường Lò (Nghĩa Lộ) và những cánh đồng nhỏ men theo các dòng sông, con suốitrong không gian thung lũng của miền Tây Bắc Về kiến trúc, nhà sàn người Thái đượcbiết đến là một công trình kiến trúc tài hoa, hòa đồng với thiên nhiên, đất trời cùng vạnvật Nhà thường có số gian lẻ, hai đầu hồi “tụp cống” khum khum như mai rùa, gắnvới truyền thuyết thuở khai thiên lập địa, thần Rùa dạy cho người Thái biết cách làmnhà theo hình rùa đứng Nhà sàn người Thái nổi tiếng với biểu tượng “khau cút” – cặpsừng trâu cách điệu là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, biểu tượng của tình cảmanh em son sắt, tình nghĩa thủy chung với bản với mường Trang phục của người Tháitương đối cầu kì, ưa màu sắc sặc sỡ như hàng cúc bướm, gấu áo với hoa văn họa tiếtcầu kì Đặc biệt chiếc khăn piêu Thái được các cô gái thêu rất kì công, thể hiện sựkhéo léo, trở thành đặc trưng của văn hóa Thái với đường nét tinh xảo, hoa văn mangđậm chất núi rừng hoang sơ, màu sắc tươi tắn, rực rỡ, thể hiện vẻ đẹp nữ tính thâmtrầm mà vô cùng quyến rũ Trang phục của người Thái không chỉ thể hiện quan niệmthẩm mĩ mà còn biểu hiện những nhận thức của họ về tự nhiên và xã hội Người phụ
nữ Thái thường mặc váy, áo cóm gọn gàng, không cầu kì nhưng lại rất ưa nhìn – làmnổi bật nét mềm mại, duyên dáng, nữ tính của thân hình người phụ nữ Đặc biệt, áođiểm hai hàng khuy bạc tượng trưng cho sự kết hợp nam – nữ, tạo nên sự hòa hợp,
Trang 35trường tồn của giống nòi Trong văn hóa ẩm thực, người Tây Bắc chuộng sự giản dị,không mâm cao cỗ đầy, không nem công chả phượng Do khí hậu vùng Tây Bắc ấmhơn Đông Bắc nên người dân Tây Bắc có thói quen cấy nhiều lúa nếp, cơm nếp trởthành món ăn quen thuộc hàng ngày, về điểm này, các dân tộc vùng Tây Bắc giống vớicác dân tộc của nước Lào (tiếp giáp ở sườn phía Tây) Đồng bào Tây Bắc thích nhữngmón ăn đơn giản được chế biến kiểu đồ và nướng, ít sử dụng dầu mỡ Người ta chú ýnhiều đến hương vị của món ăn mà ít chú ý đến kĩ thuật bày biện, màu sắc của món ăn.
Họ xem ăn uống là dịp để thể hiện phong cách ứng xử trong sinh hoạt cộng đồng,không lấy ăn uống làm chính mà lấy sự vui làm trọng Tổ chức xã hội của người Tháitương đối chặt chẽ Trong đời sống gia đình, người Thái coi trọng người phụ nữ và giađình họ ngoại, thể hiện tính dân chủ, đây cũng là nét văn hóa độc đáo của người Thái
so với các DTTS khác Tiếng nói phổ thông của vùng Tây Bắc là tiếng Thái Với vaitrò là tộc chủ thể của vùng văn hóa Tây Bắc, dân tộc Thái có một nền văn học dày dặnqua các thời kì lịch sử, người Thái luôn khẳng định được vị thế của mình trong nềnvăn học các DTTS Việt Nam
Các dân tộc sinh sống trong vùng Đông Bắc: Tày, Nùng, Mông, Dao, Thái,Hoa… trong đó người Tày là cư dân bản địa lâu đời nhất, có dân số đông nhất và cótầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa của các tộc người cùng khu vực Dântộc Tày là tộc người có dân số đứng thứ hai của cả nước (chỉ sau dân tộc Kinh) Vềlịch sử, người Tày (Tây Âu cổ) và người Việt (Lạc Việt) là các nhóm cư dân bản địa,
có mặt trên đất nước Việt Nam ngay từ buổi bình minh dựng nước Bởi vậy, người Tày
đã trở thành tộc chủ thể - chủ nhân văn hóa vùng Việt Bắc Dân tộc Tày sinh sống ổnđịnh tại các thung lũng rộng lớn, gần sông suối Người Tày thành thạo kĩ thuật canhtác lúa nước, các loại cây hoa màu, làm nương rẫy ven chân đồi, bìa rừng Hệ thốngthủy lợi tương đối hoàn chỉnh với nhiều cách dẫn nước vào ruộng: be bờ, đào mương,đắp phai, làm cọn nước Ngoài ra, người Tày còn phát triển lâm nghiệp với nhiều sảnvật đặc trưng, phát triển các nghề thủ công truyền thống Người Tày với đặc trưng tínhcách hướng ngoại cởi mở nên khá phát triển các ngành nghề kinh doanh, buôn bán với
hệ thống chợ rộng lớn Một số vùng sát biên giới Việt –Trung, chợ trở thành trung tâmthương mại lớn, thu hút các thương nhân đem hàng từ dưới xuôi lên, từ Trung Quốcsang, chợ cũng là nơi đồng bào bán các sản phẩm lâm thổ sản nổi tiếng của địaphương Kiến trúc của người Tày nhìn chung đơn giản, không cầu kì như kiến trúc củangười Thái Trước đây, nhà truyền thống của người Tày chỉ có một loại là nhà sàn, vềsau trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa với các dân tộc khác sinh sống trongcùng khu vực người Tày đã làm cả nhà đất trình tường và kiểu nhà phòng thủ (vớinhững nhà ở gần biên giới) Nhìn chung nhà của người Tày có kiến trúc linh hoạt, phùhợp với văn hóa và môi trường sống Về trang phục, nếu người Thái ưa trang phục cầu
Trang 36kì thì người Tày quan niệm trang phục phải giản dị, tiện dụng Vì lẽ đó, trang phục củangười Tày không cầu kì, kiểu cách; cả trang phục của nam và nữ đều giản đơn, khôngthêu trang trí với màu sắc đặc trưng cơ bản là màu chàm Trang phục phụ nữ Tày cũngkhá đơn giản và kín đáo, các cô gáy Tày thường mặc áo dài xẻ nách phải, cài khuy bạchoặc xà cừ Đồ trang sức phổ biến là các loại xà tích đeo ngang thắt lưng cùng vòng
cổ, vòng tay, vòng chân bằng bạc Tuy nhiên, trong văn hóa ẩm thực, khác với ngườiThái ưa các món ăn đơn giản, ít coi trọng bày biện hình thức thì văn hóa ẩm thực củangười Tày lại khá cầu kì Người Tày không ưa đồ luộc mà thích những món ăn đượcchế biến cầu kì như: món xào, món rán, món quay Họ chế biến nhiều món ăn phứctạp, độc đáo: thịt lợn quay, thịt vịt quay nhồi lá mác mật, bánh trứng kiến, xôi bảy màu(nhuộm bằng lá cây) Nếu người Thái có thói quen ăn cơm nếp thì gười Tày lại ăncơm tẻ hàng ngày Về tổ chức xã hội của người Tày tương đối lỏng lẻo Trong giađình, người Tày chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc nên nặng về tính gia trưởng,với tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” thể hiện khá rõ Nếu trong gia đình người Thái,người phụ nữ và họ hàng bên ngoại được coi trọng thì trong gia đình người Tày, namgiới giữ vị trí quan trọng, nữ giới và họ hàng bên ngoại ít có tiếng nói hơn: “anh embên ngoại không thân thiết bằng anh em bên nội, tiếng nói của ông cậu không được coitrọng bằng tiếng nói của ông chú (hoặc bác) bên nội” [21; tr.287] Chịu ảnh hưởng củavăn hóa Tày, cấu trúc gia đình của các dân tộc ở vùng Việt Bắc là gia đình phụ hệ, phụquyền, vai trò của người con trai được đánh giá cao trong gia đình, cho thấy tính giatrưởng rất nặng nề Tiếng nói phổ thông của vùng Đông Bắc là tiếng Tày – Nùng Làtộc người thiểu số có lịch sử phát triển lâu dài và bề dày truyền thống văn hóa, dân tộcTày có nhiều người đỗ đạt các học vị Nho học, làm quan Ngoài chữ Hán được sửdụng phổ biến ở tầng lớp trên, người Tày đã sáng tạo ra chữ Nôm Tày để ghi chép vàsáng tác văn học Đây cũng là cơ sở lí giải tại sao dân tộc Tày là tộc người thiểu số cókhả năng thích nghi cao trước sự biến đổi của thời cuộc, có sự xuất hiện của các nhàvăn, nhà thơ sớm nhất, đông đảo nhất, có hệ thống tác phẩm dày dặn và đạt chất lượngnghệ thuật cao trong tương quan với các DTTS khác
Cùng chia sẻ “quyền lực” với các tộc người Tày – Thái trong vành đai quyềnlực vùng núi thấp và thung lũng là tộc người Mường Dân tộc Mường chủ yếu sinhsống ở Hòa Bình, cửa ngõ tiếp nối của vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ Do
đó, văn hóa của dân tộc Mường vừa có nhiều nét tương đồng gần gũi với văn hóaKinh, vừa có nhiều nét ảnh hưởng từ văn hóa Thái Người Mường sống theo gia đìnhnhỏ phụ quyền, người chồng, người cha quyết định mọi việc trong gia đình; người phụ
nữ đảm nhận việc dệt vải, chăn nuôi, hái lượm, nấu nướng trong gia đình NgườiMường chịu ảnh hưởng của Nho giáo nên có tư tưởng trọng nam khinh nữ, con traiđược âu yếm gọi là “họ mạ” (thóc giống), con gái bị gọi là “cách tác” (rau cỏ) Về văn
Trang 37hóa ẩm thực, người Mường có tập quán làm chín gạo bằng đồ hoặc hấp: xôi đồ, cơm tẻ
đồ, đồ xong dỡ ra rá tãi đều cho khỏi nát trước khi ăn, người Mường ưa làm chín thức
ăn bằng cách nướng (thịt nướng, ngô nướng, sắn nướng ) Nhà thơ nữ người Mường– Hà Thị Cẩm Anh đã có những tổng kết khá thú vị về văn hóa đặc trưng của tộc ngườimình: “trâu đeo mõ, chó leo thang, củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong, cơm đồ, nhàgác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới” Trang phục nữ của dân tộc Mường là váy,váy Mường bó sát từ ngực xuống chấm mắt cá Phần quan trọng nhất trên váy Mường
là cạp váy được dệt riêng bằng lụa tơ tằm thành thổ cẩm với nhiều hoa tiết công phu,
da dạng Trang trí trên cạp váy Mường tương tự trang trí trên mặt trống đồng ĐôngSơn, các hàng chim bay, hươu chạy quy tụ vào trung tâm là hình mặt trời Nhiều côngtrình nghiên cứu đã khẳng định họa tiết cạp váy Mường có có quan hệ gần gũi với hìnhchạm khắc trên trống đồng cổ Đông Sơn – là một cơ sở quan trọng để lí giải về nguồngốc gần gũi giữa dân tộc Mường và dân tộc Việt (người Kinh) Ngoài ra, trang phụcphụ nữ Mường còn có yếm nhỏ che ngực (tương tự như người Việt), áo thân ngoàingắn, xẻ trước ngực (tương tự người Thái), dải thắt lưng, khăn đội đầu với nhiều đồtrang sức: chuỗi hạt cườm ở cổ, khuyên bạc ở tai, vòng bạc ở cổ tay Người Mường ởnhà sàn, nhà sàn của người Mường tiếp thu những kĩ thuật đục, lắp mộng gỗ của ngườiKinh nhưng mái nhà hình mai rùa giống như nhà người Thái Chế độ phụ quyền xácđịnh rõ ràng địa vị đàn ông Mường, vị trí của phụ nữ Mường tương đối mờ nhạt, íttham gia vào các hoạt động chung của xóm, làng Tuy vậy, di vết của thời kì mẫu hệvẫn tồn tại trong cúng cơm mới tại một số nơi, tổ chức lễ bên ngoại, tục lấy rể, các côgái có mảnh đất riêng thu hoa lợi, trong gia đình Mường, phụ nữ được bàn bạc dânchủ
Vượt thoát lên trên “vành đai quyền lực” vùng núi thấp và thung lũng Tày –Thái – Mường, dân tộc Mông cư trú rải rác trên các vùng núi cao ở các tỉnh: Hà Giang,Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn tạo thành
“vành đai hay dải quyền lực đỉnh núi” (Nguyễn Mạnh Tiến) Người Mông từ bao đờinay vẫn lưu truyền câu ca “Cá bơi dưới nước/ Chim bay trên trời/ Chúng ta sống ởvùng cao/ Và con chim có tổ/ Người Mèo ta cũng có quê/ Quê ta là Mèo Vạc” với ýnghĩ rằng Mèo Vạc là quê hương của người Mông – nơi có nước giếng thần, khi ốmđau người Mông uống nước giếng thần thì bệnh chóng khỏi, khi chết hồn được về với
tổ tiên Người Mông chủ yếu là phát nương, làm rẫy và canh tác trên ruộng bậc thang,cuộc sống chủ yếu là du canh “lửa cháy đến đâu người Mông theo đến đó”, “ngườichạy theo nương” Là tộc người sinh sống trên những đỉnh núi cao nhất của khu vựcMNPB, dân tộc Mông nhìn chung có cuộc sống khá cách biệt với các dân tộc khác Đã
có những thời kì trong lịch sử, người Mông duy trì các khu tự trị vùng núi cao, cácquan hệ xã hội nhìn chung chủ yếu được duy trì và phát triển trên cơ sở luật tục của
Trang 38người Mông Theo lí giải của Nguyễn Mạnh Tiến, với người Mông, ở núi đó là “địnhmệnh”, người Mông đã phải lựa chọn đỉnh núi trong những lần chạy đua với dân tộckhác để giành đất sống; đồng thời, Nguyễn Mạnh Tiến cũng chỉ ra rằng, việc lựa chọn
cư trú trên các đỉnh núi cao của người Mông phải tính đến những “động cơ sâu xatrong vô thức”, được hiểu là “xung lực văn hóa tộc người, được cố định vào văn hóa,tạo nên tính cố hữu trong lựa chọn đất sống, cốt làm sao để có thể duy trì được nền tựtrị tộc người Tự do trên đỉnh núi” [128; tr.33] Cấu trúc xã hội truyền thống của ngườiMông là xã hội phụ quyền, coi trọng mối quan hệ gia đình, dòng tộc Trong gia đình,nam giới là nhân tố quan trọng hàng đầu “Hổ chết còn da, bò chết còn sừng, bố chếtcòn con trai” Thân phận người phụ nữ dân tộc Mông vô cùng bé nhỏ, mặc dù phải làmviệc vất vả nhưng hầu như không có quyền quyết định bất cứ việc gì cũng như khôngđược phép tham dự vào các công việc xã hội Với người phụ nữ Mông, việc phục tùng
và chăm sóc chồng được coi là nghĩa vụ tất yếu Tuy nhiên, có một điểm thú vị là vợchồng người Mông rất tình cảm và luôn gắn bó bên nhau khi đi chợ, đi nương, đi thămhỏi bạn bè Về văn hóa ẩm thực, người Mông thường ăn món quen thuộc là mèn mén(bột ngô đồ), các món rau thường xào mỡ thêm nước vào thành canh, họ thường thích
ăn món luộc hoặc món xáo (thắng cố) Trang phục của phụ nữ Mông rất sặc sỡ, đadạng, gồm: váy, áo xẻ ngực có yếm lưng, tấm xiên che trước ngực, khăn quấn đầu, xàcạp quấn hai bụng chân Váy của phụ nữ Mông hình nón cụt, xếp nếp xòe rộng, khibước đi váy đu đưa lượn sóng Về nếp ở, người Mông thường thích sống khép kín,nhiều nơi đồng bào xây hàng rào đá quanh nhà ở, quanh làng Người Mông thường ởnhà nền đất, thường có ba gian hai chái Ngày Tết của người Mông thường sớm hơnTết Nguyên Đán 1 tháng Chợ phiên là trung tâm trao đổi kinh tế, văn hóa độc đáo củađồng bào Mông, đã trở thành một nét sinh hoạt kinh tế, văn hóa hấp dẫn, là niềm vuisống và hi vọng của con người vùng cao Chợ phiên ghi những dấu ấn đậm nét trongthơ ca dân gian của tộc người: “Lòng dạ có tốt thì ra chợ mới biết”; và khát vọng cuốicùng của đời người cũng là “Chết đi được nắm tay nhau trảy chợ thong dong”
Bên cạnh các dân tộc người chủ thể có vai trò quan trọng trong việc tạo lập, duytrì và phát triển gương mặt văn hóa vùng, các dân tộc sống xen kẽ với dân số ít hơnthường chịu ảnh hưởng đáng kể bởi văn hóa của tộc người chủ thể song vẫn giữ đượcnhững nét văn hóa đặc sắc riêng biệt của tộc người mình, đó là các dân tộc Nùng,Giáy, Dao cùng góp phần mang đến sự đa dạng trong thống nhất của các vùng vănhóa Việt Nam Dân tộc Nùng cư trú rải rác xen kẽ với người Tày ở cả hai vùng ĐôngBắc và Tây Bắc Người Nùng thạo canh tác nông nghiệp lúa nước nhưng vì là cư dânđến muộn, người Tày đã khai phá hết các cánh đồng rộng nên người Nùng chỉ còn khaiphá được những ruộng nước ở thung lũng hẹp Bên cạnh canh tác ruộng nước, ngườiNùng còn canh tác nương rẫy và chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển nghề thủ
Trang 39công gia đình: nghề dệt vải, nghề rèn, nghề đan lát, nghề mộc, nghề làm giấy NgườiNùng giống người Tày ở cách thức tổ chức gia đình, phát triển kiểu gia đình phụquyền từ lâu đời với tôn ti trật tự phong kiến Người đàn ông làm chủ gia đình, làmchủ tài sản, quyết định tất cả mọi việc Người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc, chỉ chăm locông việc trong nhà và không có quyền thừa kế tài sản Người Nùng chịu nhiều ảnhhưởng của người Tày trong văn hóa ẩm thực, ưa các món xào, rán, nướng, không thíchmón luộc, biết chế biến nhiều loại bánh Giống như người Tày, trang phục của ngườiNùng chỉ có một màu chàm, không thêu trang trí trên quần áo Người Nùng ở nhà sàn
và cách bố trí nhà ở tương đối giống với người Tày Thôn bản thường ở sườn núi, chânnúi hoặc những bãi bằng ven suối Những người Nùng sinh sống chung bản với ngườiTày có nhiều phong tục tập quán giống người Tày, nhiều nhóm người Nùng không còn
sử dụng ngôn ngữ của mình mà trao đổi bằng tiếng Tày
Dân tộc Giáy sinh sống rải rác ở cả hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc Người Giáysinh sống gần gũi với các dân tộc Thái, Tày, Nùng nên văn hóa Giáy ít nhiều bị ảnhhưởng từ văn hóa Thái, Tày, Nùng Người Giáy chủ yếu sinh sống bằng nghề canh tácnông nghiệp lúa nước, cấy lúa tẻ nhiều hơn lúa nếp Người Giáy có câu ca “Trâu thấy
lá bánh chưng trâu khóc, trâu thấy lá bánh mật trâu cười”, nghĩa là sau khi ăn TếtNguyên đán có lá bánh chưng thì trâu bắt đầu vào mùa kéo cày, khi thấy lá bánh mậtrằm tháng bảy là kết thúc vụ làm mùa, được nghỉ ngơi Đó cũng là thời điểm bắt đầucủa lễ hội Roóng poọc (giống như lễ hội Lồng Tồng – xuống đồng của người Tày).Bên cạnh làm ruộng nước, người Giáy còn làm nương rẫy, chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò
và biết một số nghề thủ công: đúc lưỡi cày, đúc chảo gang, chạm bạc làm đồ trang sức,làm ngói và đồ gốm bằng bàn xoay Người Giáy cũng sống theo kiểu gia đình phụquyền, người cha – người chồng quyết định tất cả mọi việc trong gia đình Bữa ănhàng ngày, người Giáy ăn cơm tẻ, thỉnh thoảng ăn xôi hoặc cơm nếp, thức ăn được chếbiến đơn giản, không cầu kì Trang phục người Giáy thuộc loại đơn giản, ít thêu thùadiêm dúa, chủ yếu là vải chàm màu đen Người Giáy thường tập trung sinh sống ở cácthung lũng có nguồn nước, người Giáy thích sống quây quần bên nhau Người Giáy ởnhà sàn hoặc nhà đất Dù là nhà sàn hay nhà đất thì đều cùng một cách bố trí: gian giữaphía trong đặt bàn thờ tổ tiên, phía ngoài tiếp khách, buồng vợ chồng, con cái nằm haigian hai bên, bếp thì đặt ở đầu nhà gian chái
Dân tộc Dao sinh sống rải rác ở cả hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc Người Dao
cư trú ở cả ba địa bàn: vùng cao, vùng giữa và vùng thấp Tùy theo mỗi địa bàn cư trú
mà đặc điểm canh tác có khác nhau Ở vùng cao, người Dao canh tác trên nương rẫy –những thửa nương hẹp có nhiều tảng đá, canh tác bằng cách chọc lỗ tra hạt ngô kê, lúamạch Người Dao ở vùng giữa có nhiều núi đất xen lẫn với núi đá chủ yếu canh tác ducanh du cư, nương rẫy được làm vài vụ rồi bỏ đi canh tác ở nơi khác giống như người
Trang 40Mông Người Dao ở vùng thấp canh tác lúa nước ruộng bậc thang kết hợp với địnhcanh nương bằng phẳng giống các tộc người Tày, Thái Người Dao tổ chức đời sốngtheo kiểu gia đình phụ quyền, mọi tài sản và quyền lực tập trung ở người chủ gia đình(người chồng, người cha) Người Dao quần cư thành thôn bản không đông, thường chỉkhoảng 20 nóc nhà Người đứng đầu bản gọi là động trưởng điều hành mọi việc trongthôn bản Giống với người Mông, bữa ăn của người Dao thường kham khổ và đạmbạc, thường xuyên ăn bột ngô hấp hoặc cơm lúa nương với rau, măng Thịt thường đểdành cho những dịp quan trọng Khi ăn xong người Dao kiêng để đũa ngang miệng bát
vì đó là dấu hiệu trong nhà có người chết Từ lâu, việc trồng bông, kéo sợi, dệt vải,nhuộm chàm đã là công việc phổ biến của người Dao Người phụ nữ Dao cắt may,khâu vá, thêu thùa, in hoa (bằng việc bôi sáp ong trên áo quần) của cả gia đình
Như vậy, mặc dù khu vực MNPB có sự cộng cư lâu dài và khá phức tạp củanhiều tộc người thiểu số nhưng về cơ bản có thể hình dung theo hai cách như sau:Cách thứ nhất: sự phân chia theo vùng văn hóa, khu vực MNPB có sự phân chia thànhhai vùng văn hóa rõ rệt là vùng văn hóa Tây Bắc với văn hóa chủ đạo là văn hóa Thái,vùng văn hóa Đông Bắc (Việt Bắc) với văn hóa chủ đạo là văn hóa Tày; các tộc ngườikhác sống đan xen và ít nhiều chịu sự ảnh hưởng, thâu thuộc văn hóa của tộc ngườichủ thể Cách thứ hai: sự phân chia theo độ cao: MNPB được phân chia thành hai vànhđai “quyền lực”: Vành đai “quyền lực” vùng núi thấp và thung lũng Tày – Thái –Mường và vành đai “quyền lực” đỉnh núi - Mông; các tộc người khác sống xen kẽ vàchịu sự ảnh hưởng, tác động của các tộc chủ thể Các dân tộc Nùng, Giáy chủ yếuchịu ảnh hưởng của vành đai quyền lực vùng núi thấp và thung lũng; dân tộc Dao chủyếu chịu ảnh hưởng của vành đai quyền lực đỉnh núi Tuy nhiên, đó cũng chỉ là nhữngcách phân chia mang tính tương đối bởi quá trình chung sống của các tộc người thiểu
số luôn mang tính chất động, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa diễn ra không ngừng, vìvậy sự ảnh hưởng và tác động qua lại về mặt văn hóa của các tộc người thiểu số là mộtquá trình vô cùng phức tạp, chúng tôi chỉ nỗ lực trình bày theo những cách riêng nhằmđưa đến những hình dung về sự đa dạng trong thống nhất về văn hóa của khu vựcMNPB – khu vực có nền văn hóa vào loại độc đáo và phức tạp nhất của cả nước
MNPB là khu vực định cư của rất nhiều DTTS, ngoài một số tộc người bản địa cònnhiều nhóm tộc người từ các khu vực, quốc gia khác di cư đến và định cư sinh sống tại đây
Do đó, đời sống văn hóa các DTTS cư trú tại khu vực này vừa là sự tổng hợp một cách tựnhiên bởi mối giao lưu, ảnh hưởng, tiếp biến các sắc thái văn hóa tộc người vừa là sự hiện hữumột số nét văn hóa riêng của mỗi tộc người ấy Cộng cư trong hoàn cảnh thiên nhiên vừa bí
ẩn vừa khắc nghiệt, vừa hùng vĩ vừa nên thơ, người dân các DTTS MNPB đã tạo dựng và lưugiữ được những nét văn hóa đặc trưng thời cổ đại – văn hóa Nam Á Đó là bức tranh văn hóaphản ánh một nền sản xuất nông nghiệp miền núi nhiệt đới gió