Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía bắc VN (NCKH)
Trang 1BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC
NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỦA ĐỒNG BÀOVÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Mã số: ĐH2014-TN06-12
Chủ nhiệm đề tài: TS Bùi Nữ Hoàng Anh
THÁI NGUYÊN, 2017
Trang 2BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC
NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA ĐỒNG BÀOVÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Mã số: ĐH2014-TN06-12
Xác nhận của đơn vị chủ trì Chủ nhiệm đề tài
TS Bùi Nữ Hoàng Anh
THÁI NGUYÊN, 2017
Trang 3THÀNH VIÊN THAM GIA VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1 Thành viên tham gia
1 PGS.TS Trần Chí Thiện 5 ThS Nguyễn Thị Lan Anh
2 PGS.TS Đỗ Quang Quý 6 ThS Hoàng Văn Hải
3 TS Phạm Hồng Hải 7 ThS Triệu Văn Huấn
4 TS Nguyễn Thị Thu Thương
2 Đơn vị phối hợp chính
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Trang 4MỤC LỤC
THÀNH VIÊN THAM GIA VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ix
RESEARCH FINDINGS INFORMATION xii
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Đóng góp mới của đề tài 5
5 Kết cấu Báo cáo 5
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦUCHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc Việt Nam 6
1.1.2 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe 7
1.1.3 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe 9
1.1.4 Đặc điểm của thị trường dịch vụ Y tế 13
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe 14
1.1.6 Nội dung nghiên cứu 16
1.2 Cơ sở thực tiễn 17
1.2.1 Tổng quan một số chính sách của Nhà nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu CSSK cho đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam 17
1.2.2 Kinh nghiệm thực tiễn tại một số quốc gia châu Á 20
1.2.3 Bài học kinh nghiệm 22
1.2.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 24
Trang 5Chương 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 30
2.2 Cách tiếp cận nghiên cứu 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 31
2.3.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 34
2.3.3 Phương pháp phân tích thông tin 34
2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 34
2.4.1 Chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình địa bàn nghiên cứu 34
2.4.2 Chỉ tiêu phản ánh thực trạng nhu cầu CSSK 34
Chương 3.THỰC TRẠNG NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 39
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 39
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 40
3.2 Nhu cầu CSSK của người dân vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam và khả năng đáp ứng 45
3.2.1 Nhu cầu về giáo dục sức khoẻ 45
3.2.2 Nhu cầu về kiểm soát bệnh - dịch và nguy cơ tử vong trẻ em 49
3.3.3 Nhu cầu về tiêm chủng 56
3.3.4 Nhu cầu về chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình 59
3.3.5 Nhu cầu về các loại thuốc thiết yếu 76
3.3.6 Nhu cầu về lương thực - thực phẩm và cải thiện bữa ăn 78
3.3.7 Nhu cầu về khám chữa bệnh và phòng bệnh 84
3.3.8 Nhu cầu về nước an toàn và vệ sinh môi trường 89
3.3.9 Nhu cầu về quản lý sức khoẻ 91
3.3.10 Nhu cầu kiện toàn mạng lưới y tế 92
3.4 Đánh giá chung 99
Trang 6Chương 4.GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU
VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA ĐỒNG BÀO VÙNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 101
4.1 Quan điểm của Đảng về CSSK cho nhân dân và đồng bào vùng DTTS 101
4.2 Định hướng các hoạt động đáp ứng nhu cầu về CSSK cho đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam 101
4.3 Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về CSSK cho đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc 102
4.3.1 Các nhóm giải pháp chung 102
4.3.2 Giải pháp theo nhu cầu CSSK 104
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Dân số, diện tích và mật độ dân số của các tỉnh trong vùng nghiên cứu 39
Bảng 3.2 Ngân sách sự nghiệp Y tế của các tỉnh trong vùng DTTSmiền núi phía Bắc năm 2015 40
Bảng 3.3 Đơn vị hành chính của vùng nghiên cứu 41
Bảng 3.4 Dân số của vùng nghiên cứu 42
Bảng 3.5 Tỷ số giới tính của dân số phân theo tỉnh giai đoạn 2014-2016 43
Bảng 3.6 Số bệnh nhân lao được phát hiện và điều trị trong vùng nghiên cứu 50
Bảng 3.7 Tình trạng mắc bệnh sốt rét tại vùng nghiên cứu 52
Bảng 3.8 Tình hình mắc HIV/AIDS trong vùng nghiên cứu 53
Bảng 3.9 Tình trạng mắc bệnh tâm thần tại vùng nghiên cứu 55
Bảng 3.10 Tình hình tiêm chủng của trẻ em dưới 1 tuổi tại vùng nghiên cứu 57
Bảng 3.11 Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại vùng nghiên cứu 60
Bảng 3.12 Tỷ lệ trẻ được bú mẹ giờ đầu và tiêm Vitamin K1 tại vùng nghiên cứu 62
Bảng 3.13 Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi tại vùng nghiên cứu 64
Bảng 3.14 Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi tại vùng nghiên cứu 65
Bảng 3.15 Tình trạng khám chữa phụ khoa và phá thai của bà mẹtrong vùng nghiên cứu(Năm 2016) 67
Bảng 3.16 Tình hình chấp nhận thực hiện biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia đình tại vùng nghiên cứu 69
Bảng 3.17 Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia đình tại vùng nghiên cứu so với các vùng đối chứng và toàn quốc 70
Bảng 3.18 Tình hình tai biến sản khoa trong vùng nghiên cứu 71
Bảng 3.19 Tình hình tai biến sản khoa tại vùng nghiên cứu so với các vùng đối chứng 73
Bảng 3.20 Tình hình tai biến sản khoa tại vùng nghiên cứu so với toàn quốc 73
Bảng 3.21 Tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc trước, trong và sau sinh 75
Bảng 3.22 Chủng loại thuốc tại quầy thuốc trạm Y tế xã các tỉnh Đông
Bắccủa vùng nghiên cứu Error! Bookmark not defined
Bảng 3.23 Thuốc thiết yếu được cấp tại trạm y tế xãError! Bookmark not defined Bảng 3.24 Số thuốc và tỷ lệ thuốc thiết yếu được kê đơnError! Bookmark not defined
Trang 8Bảng 3.25 Thuốc thiết yếu được cấp tại các trạm y tế của các xã điều tra
tại tỉnh Lai Châu thuộc vùng nghiên cứu 78
Bảng 3.26 Nhu cầu về lương thực bình quân đầu người/nămcủa một số dân tộc trong vùng nghiên cứu 79
Bảng 3.27 Lượng lương thực bình quân đầu ngườitại vùng DTTS miền núi phía Bắc 80
Bảng 3.28 Năng suất bình quân của một số loại cây lương thựcở vùng DTTS miền núi phía Bắc 81
Bảng 3.29 Tình trạng ngộ độc thực phẩm tại vùng nghiên cứu 82
Bảng 3.30 So sánh tình trạng ngộ độc thực phẩm tại vùng nghiên cứu với hai vùng đối chứng và cả nước 83
Bảng 3.31 Cơ cấu bệnh tật, tử vong tại vùng nghiên cứu 84
Bảng 3.32 Các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong vùng nghiên cứu 85
Bảng 3.33 Các bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong vùng nghiên cứu 85
Bảng 3.34 Hoạt động khám chữa bệnh tại các tỉnh trong vùng nghiên cứu 86
Bảng 3.35 Các phương thức sử dụng dịch vụ y tế khi ốmcủa đồng bào tại tỉnh Lai Châu thuộc vùng nghiên cứu 87
Bảng 3.36 Thời gian trung bình đến các nơi để sử dụng dịch vụ y tếtại các xã điều tra thuộc tỉnh Lai Châu trong vùng nghiên cứu 88
Bảng 3.37 Nguồn tiền để chi trả cho khám chữa bệnh và mua thuốc tại các xã điều tra thuộc tỉnh Lai Châu trong vùng nghiên cứu 88
Bảng 3.38 Giải pháp hoàn trả nợ vay để khám chữa bệnh và mua thuốc 89
Bảng 3.39 Thực trạng số lượng cơ sở y tế và giường bệnh tuyến tỉnh tại vùng nghiên cứu 93
Bảng 3.40 Thực trạng số lượng cơ sở y tế và giường bệnh tuyến huyện - xã tại vùng nghiên cứu 94
Bảng 3.41 Thực trạng số lượng bệnh viện tư nhân và bán côngtrong vùng nghiên cứu 95
Bảng 3.42 Tình hình y tế xã tại các tỉnh thuộc vùng nghiên cứu 96
Bảng 3.43 Tình hình y tế thôn bản tại các tỉnh thuộc vùng nghiên cứu 97
Bảng 3.44 Đội ngũ cán bộ y tế các tuyến trong vùng nghiên cứu 98
Trang 98 CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
9 DS-KHHGÐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Trang 10STT Dạng viết tắt Dạng đầy đủ
27 UNFPA United Nations Fund for Population Activities
(Quỹ Dân số Liên hợp quốc)
28 VSMT Vệ sinh môi trường
29 WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
30 YHCT Y học cổ truyền
Trang 11THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung
- Tên đề tài: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
- Mã số: ĐH2014-TN06-12
- Chủ nhiệm đề tài: TS Bùi Nữ Hoàng Anh
- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2016
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số
miền núi phía Bắc Việt Nam được phản ánh và phân tích
- Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số tại địa bàn nghiên cứu được nhận diện
- Một số giải pháp thích hợp được đề xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
3 Tính mới và sáng tạo
+) Về cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu này đã khám phá
và chứng minh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam theo một cách tiếp cận nghiên cứu khá toàn diện với
10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu của Việt Nam, trong khi các nghiên cứu trước đó mới chỉ đề cập đến một hoặc một vài nội dung về chăm sóc sức khỏe của người dân mà chưa bao quát được tất cả các nội dung trong chăm sóc sức khỏe ban đầu của Việt Nam
Trang 12+) Về lý luận: Nghiên cứu đã hệ thống hóa các tri thức lý luận, các kinh
nghiệm đã có để hình thành nên một cơ sở khoa học của việc nghiên cứu nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
+) Về phạm vi nghiên cứu: Khác với các nghiên cứu trước đây, vùng dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam được lựa chọn làm phạm vi không gian của nghiên cứu này, trong khi nhiều nghiên cứu trước đây thường lựa chọn vùng nghiên cứu hoặc là cả vùng trung du và miền núi phía Bắc, hoặc là vùng miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung để thực hiện nghiên cứu Vùng dân tộc thiểu số là một vùng có những đặc trưng riêng biệt về điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, trình độ học vấn, tình trạng nghèo đói, bệnh tật, kém phát triển Những kết quả nghiên cứu riêng
về vùng này phản ánh chính xác hơn thực trạng của vùng, những gợi ý chính sách đặc thù cho vùng này là những đóng góp mới hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của riêng vùng nghiên cứu cũng như của cả nước nói chung
4 Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
- Vùng nghiên cứu là vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam đã
được xác định một cách khoa học căn cứ vào các tiêu chí trong quy định pháp lý hiện hành của Nhà nước
- 10 nội dung nghiên cứu đã được xác định để tiếp cận khai thác nhằm phản
ánh được nhu cầu thực tế về chăm sóc sức khỏe của người dân vùng dân tộc thiểu
số miền núi phía Bắc Việt Nam
- Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu
số miền núi phía Bắc Việt Nam được phản ánh chân thực qua một hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu có mức độ bao quá khá toàn diện Các nguyên nhân của thực trạng được luận giải theo góc độ kinh tế - xã hội
- 4 nhóm giải pháp chung, 10 nhóm giải pháp cụ thể cho 10 nhu cầu chăm sóc
sức khỏe đã được đề xuất dựa trên chính kết quả phân tích thực trạng tại vùng nghiên cứu
- Mối quan hệ giữa các nội dung nghiên cứu, tầm quan trọng và nội dung
cụ thể của mỗi nhóm giải pháp đã được đề cập, trong đó, nhóm giải pháp đáp ứng nhu cầu kiện toàn mạng lưới y tế (trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực y tế) và nhu cầu giáo dục sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi được đặc biệt coi trọng Nếu hai nhóm giải pháp này được ưu tiên đầu tư triển khai thực hiện trong điều kiện các nhóm giải pháp khác cũng được triển khai đồng bộ, đồng thời, hiệu quả thì sẽ sẽ phát huy tối đa tác dụng và tính khả thi của mỗi giải pháp, tạo ra được sự chuyển biến rõ nét trong vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
Trang 135 Sản phẩm
5.1 Sản phẩm khoa học
1 Trần Chí Thiện, Bùi Nữ Hoàng Anh (2014), “Đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc”, Tạp chí Cộng sản, 93,
tr.56-59
2 Hoàng Văn Hải (2016), “Nhận biết những yếu tố ảnh hưởng đến tần xuất khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế của đồng bào dân tộc thiểu số tại các trạm
y tế xã miền núi tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Cộng Đồng, 29, tr 9-14
3 Bùi Nữ Hoàng Anh, Trần Chí Thiện, Nguyễn Khánh Doanh, Hoàng Văn Hải (2014), “Cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào vùng dân tộc thiểu
số miền núi phía Bắc Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo “Y tế và Kinh tế - xã hội vùng
dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam qua 30 năm đổi mới”, tr.2 - 50
4 Trường ĐH Kinh tế và QTKD (2014), Y tế và Kinh tế - xã hội vùng DTTS
miền núi phía Bắc Việt Nam qua 30 năm đổi mới, Bản kiến nghị chính sách gửi
Ban Tuyên giáo Trung ương (Chương trình nghiên cứu theo yêu cầu)
5.2 Sản phẩm đào tạo
1 Đỗ Đắc Bảo (2015), Cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đồng bào
dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường
ĐH Kinh tế và QTKD - ĐHTN, Quyết định nghiệm thu số ĐHKT&QTKD-KHCN ngày 15/6/2016
602/QĐ-2 Nguyễn Thị Xuân (2015), Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của
đồng bào các dân tộc thiểu số tại các xã miền núi ở tỉnh Thái Nguyên, Đề tài
nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường ĐH Kinh tế và QTKD - ĐHTN, Quyết định nghiệm thu số 602/QĐ-ĐHKT&QTKD-KHCN ngày 15/6/2016 (Đề tài đạt
giải Nhì trong Cuộc thi NCKH do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2016)
6 Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
- Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:Kết quả nghiên cứu được
chuyển giao theo phương thức kết hợp giữa nhà khoa học (nhóm nghiên cứu), với
cơ quan quản lý Nhà nước các cấp và người dân tại địa phương
- Địa chỉ ứng dụng:Vụ Các vấn đề xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương; Sở Y
tế, Sở Giáo dục của 11 tỉnh thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
- Tác động và lợi ích của kết quả nghiên cứu:Kết quả nghiên cứu với những
bằng chứng đảm bảo độ tin cậy tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trước khi đưa ra các quyết định, ban hành chính sách hay điểu chỉnh các chính sách nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam
Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đào tạo về lĩnh vực Kinh
tế và Y tế
Trang 14- Coordinator: Dr Bui Nu Hoang Anh
- Administrator: University of Economics and Business Administration - Thai Nguyen University
in the ethnic minority region is improved, their quality of life is gradually improved, the objectives of socio-economic development are assured, national defense and security in northern mountainous region of Vietnam is held firmly
- Some suitable solutions are proposed to better meet the health care needs
of people in the mountainous ethnic minority region in northern Vietnam
3 Novelty and creativity
+) Research approach and content: This research has explored and
demonstrated the health care needs of people in the mountaninous ethnic minority region of northern Vietnam in a fairly comprehensive research approach with 10 internal contents of primary health care in Vietnam, while the previous studies dealt only with one or more of the contents of public health care, it did not cover all the contents of primary health care in Vietnam
Trang 15+) Theoretical findings: The study has systematized theoretical knowledge
and experiences to form a scientific basis for researching the health care needs of people in the mountaninous ethnic minority region of northern Vietnam
+) Scope of the study: Unlike previous studies, in this study, the mountainous
ethnic minority region of northern Vietnam was chosen as the spatial extent, whereas many previous studies generally selected the entire northern midland and mountainous region or the entire northern Vietnam in general to carry out research Mountainous ethnic minority region of northern Vietnam is a region with specific characteristics in terms of natural conditions, customs, education, poverty, disease and underdevelopment These separate research findings on the region reflect more accurately the state of the region; specific policy implications for this region are important new contributions to the sustainable development of the study region as well as the whole country in general
4 Research findings
- The study region is a mountainous ethnic minority region of northern Vietnam, which has been scientifically determined based on the criteria in the current legal regulations of the State
- 10 research contents have been identified to exploit to reflect the actual needs of health care for the people in mountainous ethnic minority region of northern Vietnam
- The current status of health care needs of people in the mountainous ethnic minority region of northern Vietnam is reflected in a comprehensive system of research indicators The causes of the situation are interpreted from a socio-economic point of view
- 4 groups of general solutions, 10 specific solutions for 10 health care needs were proposed based on the results of the situation analysis in the study region
- The relationship between research contents, importance andspecific contents of each group of solutions has been mentioned, in which the group of solutions to meet the needs for strengthening the health care network (with emphasis on Developing human resources for health) and the needs for health education of the people in mountainous ethnic minority region is given special consideration If these two groups of solutions are prioritized for investment and implementation in the condition that other groups of solutions are implemented in
a synchronous manner, simultaneously, effectively, they will maximize the effect and feasibility of each one, and remarkable changes in mountainous ethnic minority region of northern Vietnam will be created
Trang 165 Research products
5.2 Scientific products
1 Tran Chi Thien, Bui Nu Hoang Anh (2014), “Meeting the needs of ethnic
minorities in mountainous region”, Journal of Communist, 93, pp.56-59
2 Hoang Van Hai (2016), “Identifying Factors Affecting the Frequency of Health Care by Ethnic Minority Health Insurance Cards in Commune Health
Centers Mountainous province of Thai Nguyen”, Journal of Community
Medicine, 29, pp 9-14
3 Bui Nu Hoang Anh, Tran Chi Thien, Nguyen Khanh Doanh, Hoang Van Hai (2014), “Health care needs and demand of people in the mountainous ethnic
minority region of northern Vietnam”, Proceedings of the workshop "Health and
Socio-economic Development in Ethnic Minorities Region in Northern Vietnam over 30 Years of Doi Moi", pp 2-50
4 University of Economics and Business Administration (2014), Health
and Socio-economic Development in Ethnic Minorities Region in Northern Vietnam over 30 Years of Doi Moi, A policy recommendation to the Central
Propaganda and Training Commission on request
5.2 Educating Products
1 Do Dac Bao (2015), Health care needs and demand of ethnic minorities
in Lai Chau province, Scientific study report of the students which have been
accepted with good results, Decision No 602/QĐ-ĐHKT&QTKD-KHCN dated 15/6/2016
2 Nguyen Thi Xuan (2015), Factors affecting the health of ethnic minority
people in mountainous communes of Thai Nguyen province, Scientific study report
of the students which have been accepted with good results, Decision ĐHKT&QTKD-KHCN dated 15/6/2016 Has won the Second Prize in the Scientificresearch contest held by the Ministry of Education and Training in 2016
No.602/QĐ-6 Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of the study findings
- Study findingstransfer alternatives:The results of the study were
transferred in a collaborative manner between scientists (research groups), state management agencies at all levels and local people
- Application institutions:Department of Social Affairs - Central Propagandaand
Training Commission; Department of Health, Department of Education and Training of
11 provinces in the mountainous ethnic minority region of northern Vietnam
- Impacts and benefits of the study findings:Results of the study with
reliable evidence are useful references for state management agencies to study before making decisions, issuing or adjusting policies which aim to improve the health of people in the mountainous ethnic minority region of northern Vietnam
Research results can be applied in teaching and scientific research at universities, colleges, vocational school training in Economics and Health
Trang 17MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Từ nhiều năm nay, CSSK cho đồng bào vùng DTTS luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân CSSK cho đồng bào vùng DTTS là một vấn đề có phạm vi khá rộng, liên quan đến nhiều chủ thể và nhiều nguồn lực khác nhau
Theo quy định hiện hành của chính phủ Việt Nam[10]
, vùng DTTS miền núi phía Bắc của Việt Nam bao gồm gần hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Đó
là một vùng đông DTTS sinh sống, một vùng đất có nhiều khó khăn về điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhưng lại có vị trí địa - kinh tế chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như quốc phòng - an ninh của cả nước Để giải quyết được tốt vấn đề CSSK cho đồng bào DTTS vùng này, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đã được triển khai thực hiện Nhận thức của người DTTS về sức khỏe đã từng bước được nâng cao; một số dịch bệnh nguy hiểm phổ biến trước kia đã được kiểm soát; tỷ lệ bà mẹ mang thai và trẻ
em được tiêm chủng ngày càng cao; các loại thuốc thiết yếu được cung cấp đầy đủ hơn; nguồn dinh dưỡng đảm bảo cho sức khỏe tốt được bổ sung; các bệnh thường mắc và bệnh nan y được điều trị và hướng dẫn phòng tránh một cách khoa học hơn, hiệu quả hơn; người DTTS được sử dụng nguồn nước sạch hơn; công tác quản lý sức khỏe được quan tâm hơn; mạng lưới y tế được kiện toàn theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, kết quả CSSK cho đồng bào vùng DTTS ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam cho thấy vấn đề này vẫn đang tồn tại nhiều điểm yếu.Theo Bộ Y tế Việt Nam, ước tính mỗi năm, ở nước ta vẫn còn khoảng từ 580 đến 600 trường hợp tử vong mẹ khi sinh, trong đó có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng miền núi và khu dân cư Tại các tỉnh miền núi, chỉ số này gấp ba lần so với vùng đồng bằng, riêng vùng Tây Bắc, tỷ lệ này cao nhất cả nước (13,4%)[6] Số trường hợp tử vong cao nhất thường gặp ở những bà mẹ mù chữ, không nghề nghiệp và sống trong tình trạng thu nhập thấp, phụ nữ DTTS có nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với phụ nữ dân tộc Kinh
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi và thể nhẹ cân của cả nước năm 2015 là 24,6% và 14,1% Tỷ
lệ suy dinh dưỡng thấp còi của vùng DTTS miền núi phía Bắc là khoảng 30,3%, thể nhẹ cân là khoảng 19,5% Năm 2014, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
Trang 18dưỡng thể nhẹ cân ở khu vực miền núi phía Bắc vẫn còn lên tới 24,5% Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi ở một số vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc còn ở mức rất cao (khoảng 40%), điển hình như tại Lai Châu (47,7%), Điện Biên (39,7%) và Hà Giang (37,5%)[30] Cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thiếu máu Có 43% trẻ em dưới 2 tuổi (tức là trong 1000 ngày vàng đầu đời) bị thiếu máu do đói nghèo
Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo báo cáo giám sát năm 2014 là 248/100.000 dân Điện Biên vẫn là tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (1029), Thái Nguyên đứng thứ ba với tỷ lệ 632/100.000 dân So sánh tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân theo khu vực thì thấy tỷ lệ tại khu vực miền núi phía Bắc đứng thứ hai trong cả nước với 357/100.000 dân mắc HIV[20]
Tỷ lệ tiêm chủng ở vùng DTTS miền núi phía Bắc thấp (chỉ đạt dưới 50%), tình trạng bỏ tiêm hoặc tiêm không đúng lịch cho trẻ khá phổ biến Hàng loạt ổ dịch đã bùng phát tại khu vực này trong thời gian gần đây, nhất là trong 10 tháng đầu năm 2016 Tại một số tỉnh trong khu vực như: Cao Bằng, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La đã xuất hiện các ổ dịch: Ho gà, tiêu chảy, uốn ván sơ sinh, tay chân miệng, liên cầu lợn, dại, viêm não vi rút Riêng Sơn La, trong ba năm qua, đều ghi nhận các trường hợp mắc và chết uốn ván sơ sinh, đây là bệnh đã được Việt Nam công bố khống chế nhưng nay đã quay trở lại bùng phát tại một số tỉnh thuộc những vùng khó khăn
Hơn 50% người nghèo vùng DTTS đã không sử dụng DV y tế trước khi chết, tỷ lệ này là 30% ở nhóm có mức sống khá trở lên Khi bị ốm, 33% số người đến trạm y tế xã, thôn, bản khám chữa bệnh là người nghèo, số người thuộc nhóm
có thu nhập ở mức khá trở lên chỉ chiếm tỷ lệ 7,6% Phần lớn nhóm người có thu nhập khá trở lên đến khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương[33]
Là một vùng còn đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức trong mọi lĩnh vực của đời sống, điều đó được thể hiện rõ qua tình trạng nghèo đa chiều của vùng khá cao Ở miền núi phía Bắc, tại vùng DTTS, tỷ lệ hộ nghèo DTTS vẫn còn ở mức rất cao Trong số 54 dân tộc Việt Nam, 53 DTTS chiếm chưa đến 15% dân số của cả nước với 13,4 triệu người, nhưng lại chiếm tới 47% tổng số người nghèo trong cả nước[15]
Theo Nguyễn Cao Thịnh (2016), gần 1/3 số hộ dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo, 7 dân tộc có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%, cá biệt có những nhóm có tỉ lệ nghèo rất cao như Ơ Đu (66,3%), Co (65,7%)[21].Như vậy, nếu như mỗi năm giảm 4% tỉ lệ nghèo theo Quyết định 1557/QĐ-TTg thì có 3 dân tộc phải
Trang 1920 năm, 14 dân tộc phải ít nhất 10 năm, 10 dân tộc ít nhất mất 7 năm mới thoát nghèo[21] Đáng quan ngại nhất là có tới 21,8% tỷ lệ người DTTS chưa biết đọc, viết tiếng phổ thông Như vậy, nếu mỗi năm giảm 1,2% tỷ lệ xóa mù thì có dân tộc phải mất tới 25 năm mới hoàn thành mục tiêu xóa mù
Nghèo đói và dịch - bệnh và kém phát triển thường gắn liền với nhau Theo cách tiếp cận nghèo đa chiều, có thể thấy, không chỉ phải đương đầu với đói nghèo, đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam còn đang phải gánh chịu nhiều vất vả, đau khổ do ít khả năng tiếp cận với các DV CSSK Thực tế cho thấy, nhu cầu và khả năng tiếp cận các DV CSSK ở mức thấp hoặc thậm chí không
có nhu cầu CSSK là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hàng loạt hệ lụy như: tình trạng gia tăng bệnh tật, tử vong, chất lượng dân số thấp, năng suất lao động giảm, của cải và thu nhập ít hơn, nghèo đói và dịch bệnh gia tăng, mất ổn định an ninh - chính trị, cộng đồng kém phát triển ở khu vực này
Vậy khả năng tiếp cận các DV CSSK của đồng bào vùng DTTS phụ thuộc vào những yếu tố nào? Những yếu tố nào đang là rào cản đối với khả năng tiếp cận loại DV cần thiết này? Nhu cầu CSSK của chính bản thân họ có phải là yếu tố quyết định khả năng tiếp cận hay không? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nhu cầu CSSK của bản thân người dân vùng DTTS? Những giải pháp nào cần thực thi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu CSSK của người dân vùng DTTS trong bối cảnh hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và giữ vững an ninh - chính trị, ngăn chặn sự tụt hậu
xa hơn của một vùng lãnh thổ có vị trí đặc biệt quan trọng nhưng còn đang nghèo
khổ đó? Đề tài “Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số
miền núi phía Bắc Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm lời giải đáp
cho những câu hỏi trên
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Những bằng chứng khoa học về nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam được thu thập và phân tích, trên cơ sở đó, một hệ thống giải pháp thiết thực được đề xuất nhằm đảm bảo mục tiêu sức khỏe của người dân vùng DTTS được nâng cao, chất lượng cuộc sống của họ được từng bước cải thiện, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được đảm bảo, quốc phòng -
an ninh ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam được giữ vững
Trang 202.2 Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc
Việt Nam được phản ánh và phân tích
- Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS tại địa bàn nghiên cứu được nhận diện
- Một số giải pháp thích hợp được đề xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian:Nghiên cứu này được thực hiện đối với vùng DTTS,
theo đó, phạm vi không gian được xác định bao gồm 11 tỉnh thuộc hai vùng là vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc Vùng Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình Vùng Đông Bắc bao gồm 7 tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang và Yên Bái
* Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích bằng phương
pháp thống kê mô tả được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2016; dữ liệu sơ cấp để nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Lai Châu được thu thập trong giai đoạn năm 2015
Các giải pháp được gợi ý cho giai đoạn 2017 - 2025
* Phạm vi nội dung
- Trong nghiên cứu này, nhu cầu về CSSK không bao gồm nhu cầu về các
DV chăm sóc tâm lý, sinh lý, tâm linh và các DV khác liên quan đến sức khỏe của một con người Điều đó có nghĩa là nghiên cứu chỉ tập trung vào nhu cầu về DV y
tế - đối tượng được chọn làm đại diện cho nhu cầu về CSSK
- DV Y tế hay còn được hiểu là DV CSSK trong nghiên cứu này là DV CSSK ban đầu
- Số liệu thu thập chủ yếu từ các cơ sở y tế công lập vì tại địa bàn nghiên cứu,
mô hình cơ sở y tế tư nhân chưa phát triển và phổ biến trong giai đoạn nghiên cứu
Trang 214 Đóng góp mới của đề tài
Một hệ thống giải pháp toàn diện đối với cả bên có nhu cầu và bên cung cấp
DV CSSK nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam là những đóng góp mới, quan trọng, có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc trong công tác hoạch định chính sách và kế hoạch đầu tư phát triển toàn diện hệ thống y tế cơ sở tại vùng DTTS được nghiên cứu cũng như tham khảo cho các vùng DTTS khác của cả nước hiện tại và trong tương lai
5 Kết cấu Báo cáo
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Báo cáo gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Thực trạng nhu cầu CSSK của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam
Chương 4 Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu CSSK của đồng bào DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam
Trang 22cứ vào khái niệm tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về
công tác dân tộc, "Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc
liệu thống kê năm 2014, Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ cả nước, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với số dân trên 14 triệu người (chiếm 15,03%) Như vậy, khái niệm DTTS được sử dụng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về dân số của một quốc gia đa dân tộc
1.1.1.2 Vùng dân tộc thiểu số
Theo Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 01
năm 2011 về Công tác dân tộc, “vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
Theo quy định đó, vùng DTTS là một vùng địa bàn liên huyện hoặc liên tỉnh
có đông đồng bào DTTS sinh sống thành cộng đồng, hình thành các đặc điểm kinh tế
- xã hội và văn hóa rõ nét Như vậy, có những cấp độ khác nhau về quy mô vùng DTTS Vùng DTTS có phạm vi liên xã là vùng có quy mô cấp huyện; vùng DTTS có phạm vi liên huyện là vùng có quy mô cấp tỉnh; vùng DTTS có phạm vi liên tỉnh là vùng có quy mô cấp quốc gia[10]
Những địa bàn có đồng bào DTTS sinh sống với số lượng ít, không hình
thành cộng đồng hoặc cộng đồng nhỏ thì được xem là vùng có DTTShoặc vùng xen
1.1.1.3 Miền núi phía Bắc Việt Nam
Căn cứ Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 5 tháng 2 năm 2008,miền núi phía Bắc Việt Nam bao gồm 14 tỉnh chia thành hai vùng là vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc Vùng Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình Vùng Đông Bắc bao gồm 10 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái[23]
Trang 23Diện tích tự nhiên của cả khu vực miền núi phía Bắc là 95.338,8 km2 (bằng 28,74% diện tích cả nước), dân số đến năm 2016 là hơn 12 triệu người (chiếm gần 15% số dân của cả nước) Trong số 14 tỉnh thuộc vùng này, chỉ có 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Phú Thọ là có dân tộc Kinh chiếm đa số, 11 tỉnh còn lại có
tỷ lệ dân tộc Kinh chiếm thiểu số, do vậy 11 tỉnh còn lại của vùng được gọi là vùng DTTS miền núi phía Bắc của Việt Nam Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam - UNFPA (2011), các DTTS chủ yếu sống ở những vùng sau:
- Dân tộc Tày chủ yếu cư trú ở các tỉnh miền núi phía bắc sông Hồng: Lạng Sơn (16%), Cao Bằng (12,8%), Tuyên Quang (11,4%), Hà Giang (10,4%), Bắc Kạn (9,6%), Yên Bái (8,3%) và Thái Nguyên (7,6%)[19]
- Dân tộc Thái chủ yếu cư trú tại Tây Bắc và các huyện miền núi các tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa Trên một phần ba dân tộc Thái (36,9%) cư trú tại tỉnh Sơn La, 12% tại tỉnh Điện Biên và 7,7% tại tỉnh Lai Châu Gần một phần năm (19%) dân tộc Thái cư trú tại Nghệ An và một phần 7 (14,5%) tại Thanh Hóa[19]
- Dân tộc Mường: trên 80% dân tộc Mường cư trú tại 3 tỉnh: Hòa Bình (39,6%), Thanh Hóa (29,6%) và Phú Thọ (14,5%)[19]
- Dân tộc Mông lại chủ yếu cư trú tại các tỉnh miền núi cao ở biên giới phía bắc như Hà Giang (21,7%), Điện Biên (16%), Sơn La (14,7%) và Lao Cai (13,7%)[19]
Với những căn cứ lý luận và thực tiễn trên, vùng DTTS là địa bàn không gian của nghiên cứu này bao gồm 11 tỉnh thuộc hai vùng là vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc Vùng Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình Vùng Đông Bắc bao gồm 7 tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang và Yên Bái
1.1.2 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe
1.1.2.1 Chăm sóc sức khỏe
CSSK hay Y tế (health care), theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là việc chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người CSSK được thực hiện bởi những người hành nghề
y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc CSSK thường được đề cập đến bao gồm những việc như: cung cấp DV CSSK ban đầu, chăm sóc thứ cấp và chăm sóc y tế công cộng[25]
Theo Lê Quang Cường (2014), từ góc độ Kinh tế, CSSK là một ngành DV, trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá DV[13]
Trang 24Trong nghiên cứu này, CSSK được hiểu một ngành DV theo góc độ tiếp cận của ngành Kinh tế CSSK được tiếp cận và phân tích với tư cách là một ngành DV, trong đó, người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá DV
Để phù hợp với đặc thù của địa bàn nghiên cứu, DV Y tế hay còn gọi là DV CSSK được tập trung phân tích trong nghiên cứu này là DV CSSK ban đầu
1.1.2.2 Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
*) Khái niệm
CSSK ban đầu là những CSSK thiết yếu, bằng các phương pháp và kĩ thuật thực hành có cơ sở khoa học, có thể tới được mọi người, mọi gia đình trong cộng đồng, được họ chấp nhận và tích cực tham gia, với mức chi phí mà nhân dân và Nhà nước có thể cung ứng được, phát huy tính tự lực, tự quyết của mọi người dân[25]
Có thể hiểu, CSSK ban đầu chính là:
+ Những chăm sóc thiết yếu, những chăm sóc cơ bản cho sức khoẻ
+ Những chăm sóc này là những kỹ thuật thực hành có cơ sở khoa học + Những chăm sóc có thể tới được mọi người dân, mọi gia đình và tới được nơi họ đang sinh sống
+ Những chăm sóc mà mọi người có thể chấp nhận được và tích cực tham gia hưởng ứng
+ Những chăm sóc phù hợp với nền kinh tế của nhân dân, của đất nước[25] Như vậy, nội dung CSSK ban đầu sẽ không hoàn toàn giống nhau ở các nước trong cùng một thời điểm và ngay trong một nước ở các vùng và các thời điểm khác nhau Nội dung CSSK ban đầu cần được thay đổi theo thời gian hoặc theo địa lý để phù hợp với tình hình sức khoẻ, bệnh tật và trình độ văn hoá của nhân dân cũng như hoàn cảnh kinh tế của mỗi nước, mỗi địa phương trong từng thời điểm khác nhau[25]
CSSK ban đầu là một chiến lược hay một giải pháp nhấn mạnh tới sự phát triển phổ cập các DV y tế Các DV này người dân chấp nhận được, cố gắng chi trả được, có thể tiếp cận được, dựa vào cộng đồng và coi trọng việc nâng cao, duy trì sức khoẻ cho nhân dân[25]
Với mục tiêu kép là tìm kiếm giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận DV CSSK của người dân là DTTS, đồng thời đề xuất giải pháp đối với chính phủ để nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng nhu cầu về CSSK của người dân, đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn cho đồng bào DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam, những cơ sở lý luận trên đây đã luận giải cho việc lựa chọn phạm vi vấn đề nghiên cứu là dịch vụ CSSK ban đầu
Trang 25*) Nội dung của Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo Tuyên ngôn Alma Ata
Theo Tuyên ngôn Alma Ata, Chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm 8 nội dung
cụ thể như sau:
- Giáo dục sức khoẻ (Education)
- Phòng chống các bệnh dịch tại địa phương (Local disease control)
- Chương trình tiêm chủng mở rộng (Expanded program of immunization)
- Bảo vệ bà mẹ trẻ em - Kế hoạch hoá gia đình (Maternal - child health and family planing)
- Cung cấp thuốc thiết yếu (Essential drugs)
- Cung cấp lương thực - thực phẩm và cải thiện bữa ăn (Nutrition and food supply)
- Điều trị và phòng bệnh (Treatment and prevention)
- Safe water supply and sanitation (Cung cấp đủ nước sạch và vệ sinh môi trường)[25]
*) Nội dung Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam
Dựa vào mô hình sức khoẻ và bệnh tật, mỗi nước sẽ chọn thứ tự ưu tiên cho thích hợp Việt Nam chấp nhận nội dung 8 nội dung CSSK ban đầu của Tuyên ngôn Alma Ata và bổ sung thêm 2 nội dung thành để phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của nước ta Hai nội dung được bổ sung là:
+ Quản lý sức khoẻ
+ Kiện toàn mạng lưới y tế
1.1.3 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe
1.1.3.1 Cầu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe
Nhu cầu CSSK, trong nghiên cứu này, được hiểu là nhu cầu về DV CSSK hay chính là nhu cầu về CSSK ban đầu
(*) Tiếp cận theo Kinh tế học
Về cách tiếp cận của Kinh tế học vi mô, nhu cầu được phân biệt rất rõ với cầu về một hàng hóa hay DV nào đó Cầu là số lượng hàng hóa hoặc DV mà tiêu dùng mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian và không gian nhất định với giả định các yếu tố khác không đổi.[14] Còn nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại, phát triển Theo cách tiếp cận
này, để hình thành cầu về DV CSSK, cần thỏa mãn hai điều kiện: một là, người
Trang 26dân có mong muốn được sử dụng DV CSSK; hai là, người dân có khả năng thanh
toán để mong muốn của mình được đáp ứng Nếu như người dân chỉ có mong muốn hoặc cần được CSSK, nhưng không có khả năng thanh toán cho những tất cả những mong muốn đó hoặc chỉ thanh toán được một phần cho những mong muốn
đó thì chỉ được coi là có nhu cầu về CSSK mà thôi
Như vậy, trong Kinh tế học, việc phân biệt cầu và nhu cầu được tiến hành căn cứ vào khả năng thanh toán cho mong muốn của người tiêu dùng Do vậy,
cầu là yếu tố hữu hạn (bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của người tiêu dùng),
còn nhu cầu là yếu tố vô hạn (không bị giới hạn bởi khả năng thanh toán, chỉ cần
có mong muốn là đã đủ điều kiện để được coi là có nhu cầu về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó)
(*) Tiếp cận theo Kinh tế Y tế
Không giống như trong Kinh tế học, theo cách tiếp cận trong lĩnh vực Kinh
tế Y tế, lý thuyết Kinh tế học còn phải được kết hợp với những đặc điểm riêng biệt
có tính chất đặc thù của lĩnh vực Y tế Theo đó, nhu cầu (need) là cái ”cần thiết”
do các nhà chuyên môn quyết định, thường là do đội ngũ cán bộ Y tế quyết định đối với người được CSSK Nhưng cán bộ Y tế chỉ có thể làm đúng việc này khi được đào tạo tốt và có đủ đạo đức nghề nghiệp Hành vi của cán bộ Y tế, trong thực tế, lại có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác ngoài sự ”cần thiết”, chẳng hạn như lợi ích cá nhân ẩn khuất trong hệ thống giá cả hay cũng có khi là mong muốn của chính người được chăm sóc sức khỏe[43]
Cầu (want) là cái mà người được CSSK cho rằng sẽ là tốt nhất đối với họ,
là những gì mà họ muốn (chẳng hạn, một sự phục vụ chuyên nghiệp hơn, một loại thuốc có tác dụng nhanh hơn, )[43]
Điều quan trọng khác với trong Kinh tế học là, trong lĩnh vực Kinh tế Y tế,
cầu có thể trùng hoặc có thể không trùng với nhu cầu, nghĩa là cái mà người được
CSSK muốn có thể trùng hoặc không trùng với cái mà thực sự cần thiết đối với họ
Sự phân biệt này rất quan trọng vì mục tiêu của nghiên cứu này, suy đến cùng, là tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK cho đồng bào DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam, điều có cũng có nghĩa là chính phủ phải tìm kiếm các giải pháp để nâng cao khả năng đáp ứng được nhu cầu CSSK của đồng bào Để làm được như vậy, chúng ta cần phân biệt để nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng
đến cầu và nhu cầu về dịch vụ CSSK, trên cơ sở đó hoạch định các chính sách tác động vào cầu và nhu cầu, sao cho cầu và nhu cầu về CSSK trùng nhau ở mức cao
nhất có thể
Trang 27Nghiên cứu sâu hơn, để dễ hình dung trong nghiên cứu này, chỉ xét từ góc
độ tiếp cận Kinh tế Y tế,nhu cầu về CSSK bao gồm: nhu cầu chuẩn mực và nhu
cầu cảm thấy “Nhu cầu chuẩn mực” là nhu cầu được nhà chuyên môn (cán bộ y
tế) - người sản xuất, cung cấp hàng hóa y tế và dịch vụ CSSK đánh giá, đề xuất dựa trên cơ sở chuyên môn (nhu cầu chuẩn mực chính là ”nhu cầu” về CSSK đã
được trình bày ở phần trên) Còn “nhu cầu cảm thấy” là nhu cầu do cá nhân người
tiêu dùng tự đưa ra[43].Trong nhiều trường hợp, hai loại nhu cầu trên mâu thuẫn với nhau bởi sự hạn chế về chuyên môn của người bệnh (chẳng hạn, cán bộ y tế yêu cầu điều trị, nhưng người bệnh cho rằng chưa đến mức phải điều trị)
(*) Sự khác biệt giữa nhu cầu với yêu cầu
Nhu cầu trong nghiên cứu này cũng khác với yêu cầu Khái niệm yêu cầu
trong nghiên cứu này có hàm ý phản ánh ý thích của cá nhân người tiêu dùng trên
cơ sở tự nguyện chi trả (trong trường hợp này, yêu cầu trùng với quan niệm về
cầu theo cách tiếp cận của Kinh tế học) Một người có yêu cầu được CSSK có thể
được hiểu là người đó có cầu về dịch vụ CSSK (vừa có mong muốn, vừa có khả
năng thanh toán) Chẳng hạn như: phẫu thuật thẩm mỹ là yêu cầu và trong nhiều
trường hợp không phải là nhu cầu chuẩn mực do cán bộ y tế đề xuất, còn tiêm phòng một số bệnh ở trẻ em là nhu cầu chuẩn mực nhưng nhiều khi lại không là
yêu cầu hay nhu cầu cảm thấy của nhiều trẻ em, hay phẫu thuật sọ não cho bệnh
nhân đang bất tỉnh,… Sự khác biệt này một phần do sự hạn chế của bệnh nhân nhưng nhiều trường hợp có thể là do sức khỏe tâm thần (người mắc bệnh tâm thần) hay do tình huống đặc biệt (đang trong tình trạng bất tỉnh) Tại vùng miền núi phía Bắc nói chung - nơi có nhiều DTTS sinh sống, do hạn chế về nhận thức
và sự ảnh hưởng của những tập quán lạc hậu, rất ít đồng bào DTTS, đặc biệt là phụ nữ DTTS có yêu cầu CSSK, nhất là các yêu cầu về phẫu thuật thẩm mỹ, về thai sản cũng như các bệnh phụ khoa
Như vậy, qua những sự so sánh, phân biệt và sự phân tích, luận giải trên
đây, có thể thấy, việc nhóm tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu là nhu cầu về
CSSK của đồng bào DTTS là hợp lý hơn trên cả góc độ tiếp cận Kinh tế học, góc
độ tiếp cận Kinh tế Y tế và phù hợp, có ý nghĩa với đặc thù của địa bàn nghiên cứu, bởi một thực tế là, về cơ bản, phần lớn đồng bào DTTS ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam là người nghèo, họ không có khả năng thanh toán cho mong muốn CSSK của bản thân họ và gia đình theo giá thị trường; bản thân họ, do nhận thức
và trình độ còn hạn chế, nên trong nhiều trường hợp họ không có cầu về CSSK
(tức là không có mong muốn được CSSK) Hơn nữa, theo như đã phân biệt giữa
Trang 28cầu và nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ở trên theo cách tiếp cận Kinh tế Y tế thì với mục tiêu gợi ý các chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước, việc phân tích
nhu cầu về CSSK (do đội ngũ cán bộ Y tế quyết định) sẽ có ý nghĩa hơn, bởi sự
thay đổi nhận thức, chính sách và hành động của Chính phủ trong bối cảnh hiện nay ở lĩnh vực Y tế với những nội dung đã xác định mang tính bao quát cao sẽ tạo
ra sự thay đổi mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, ở phạm vi lớn hơn và nhanh chóng đạt được mục tiêu hơn so với việc nghiên cứu cầu của mỗi cá nhân, của mỗi hộ gia đình để kiến nghị về sự thay đổi hành vi của họ
Hơn nữa, thị trường Y tế ở khu vực miền núi phía Bắc còn chưa phát triển (còn có ”thất bại thị trường” ở khu vực này), các hoạt động cung cấp DV CSSK chủ yếu dựa vào các hình thức cung cấp mang nặng tính chất bao cấp của Nhà
nước, bởi vậy, việc nghiên cứu cầu trong trường hợp này ít có ý nghĩa hơn nghiên cứu nhu cầu trong bối cảnh Nhà nước vẫn có chủ trương đồng thời vừa phát triển
thị trường, đồng thời vừa phát huy vai trò của Nhà nước trong việc khắc phục những ”thất bại” của thị trường, đặc biệt là ở vùng có nhiều DTTS còn không ít khó khăn như vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam
1.1.3.2 Đặc điểm của dịch vụ CSSK
(*) Người sử dụng DV khó biết trước được hết toàn bộ chi phí: Mỗi người
đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở các mức độ khác nhau Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên người ta thường gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được
(*) Việc sử dụng phụ thuộc nhiều vào phía người cung cấp
CSSK là loại DV mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại DV theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cán bộ y tế) Cụ thể, khi người dân có nhu cầu khám chữa bệnh, việc điều trị bằng phương pháp nào, trong thời gian bao lâu hoàn toàn do cán bộ
y tế quyết định Như vậy, người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi khám, nơi điều trị
và người khám chữa bệnhvà phương pháp điều trị cho mình ở một chừng mực nào đó, chứ không được hoàn toàn chủ động lựa chọn Mặt khác, do CSSK gồm những loại hàng hóa và DV gắn liền với tính mạng con người nên mặc dù người bệnh (người tiêu dùng) không có tiền hoặc không có đủ khả năng thanh toán nhưng muốn sống và muốn khỏe vẫn phải sử dụng Đặc điểm đặc biệt này khiến cho DV CSSK khác biệt với các hàng hóa - DV thông thường khác Đối với các hàng hóa - DV thông thường khác, người mua có thể có nhiều giải pháp lựa chọn, thậm chí là tạm thời không mua nếu xét thấy chưa có đủ khả năng thanh toán
Trang 29Đối với DV CSSK thì ngay cả khi chưa có khoặc không có khả năng thanh toán
mà bị mắc bệnh, nếu muốn sống và có sức khỏe tốt hơn thì người bệnh vẫn cần được khám và điều trị[13]
1.1.4 Đặc điểm của thị trường dịch vụ Y tế
Nghiên cứu nhu cầu CSSK là nghiên cứu về nhu cầu của một loại DV, bởi vậy không thể tách rời khỏi những đặc điểm của thị trường, nơi diễn ra sự tương tác giữa bên có nhu cầu và bên cung cấp DV
Trong cơ chế thị trường, để có lợi nhuận tối đa, các nhà sản xuất sẽ căn cứ vào cầu và giả cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào Thông qua cơ chế thị trường, các nguồn lực của nền kinh tế tự động phân bổ một cách tối ưu Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thị trường phải có môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đầy đủ
và không bị ảnh hưởng bởi các tác động ngoại lai,…
Trong lĩnh vực Y tế, do DV CSSK có các đặc điểm đặc biệt như đã phân tích
ở trên, do vậy, trong thị trường này, cơ chế thị trường không thể vận hành một cách hiệu quả Các nhà phân tích kinh tế đã thừa nhận, trong thị trường DV CSSK luôn tồn tại các yếu tố tạo ra “thất bại thị trường”, cụ thể là:
- Thị trường DV CSSK không phải là thị trường tự do Trong thị trường tự
do, giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người mua và người bán Trong thị trường DV CSSK không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ chủ yếu do người cung cấp (người bán) quyết định
- DV CSSK là một lĩnh vực dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất
định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng DV CSSK Cụ thể, muốn cung ứng DV CSSK phải có giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất Nói cách khác, thị trường DV CSSK không tồn tại những đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Thông tin không đối xứng giữa bên cung cấp DV và bên sử dụng DV Trong thực tế, người bệnh hiểu biết rất hạn chế về tình trạng bệnh tật của bản thân mình và các chỉ định điều trị, do vậy, người bệnh phải hoàn toàn dựa vào các quyết
định của cán bộ y tế trong việc lựa chọn các DV CSSK (cầu do cung quyết định)
Nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới hiện tượng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy chi phí y tế lên cao
- DV CSSK ở nhiều phạm vi còn là hàng hóa công cộng và mang tính chất
“ngoại lai” “Ngoại lai” trong trường hợp này được hiểu là lợi ích không chỉ giới hạn
Trang 30ở những người trả tiền để hưởng DV mà kể cả những người không trả tiền cũng được hưởng những lợi ích (chẳng hạn như DV y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe mang lại lợi ịch cho cả cộng đồng trong khí đó không phải tất cả mọi người trong cộng đồng đó đều trả tiền để mua các DV này) Chính điều này đã không tạo ra động
cơ lợi nhuận cho các nhà cung ứng, do vậy, không khuyến khích được việc cung ứng các DV này Bởi vậy, để tạo ra đủ cung đáp ứng được cầu về DV này, cần có sự
hỗ trợ của Nhà nước trong cung ứng các DV CSSK mang tính chất công cộng
- Đối với thị trường bảo hiểm y tế tư nhân, các yếu tố dẫn tới “thất bại thị trường” phát sinh do có “sự lựa chọn ngược”, tức là chỉ có người bị bệnh hay có nguy cơ mắc bệnh cao mới muốn mua bảo hiểm y tế và nhiều người trong số họ có tâm lí “phó mặc” sau khi đã mua bảo hiểm, họ không có ý thức giữ gìn sức khỏe Trong khi đó, các công ty bảo hiểm tư nhân lại muốn lựa chọn những người khỏe mạnh, ít có nguy cơ bệnh tật, tai nạn để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh Vì thế, ngay tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, nguồn tài chính từ các công ty bảo hiểm tư nhân vẫn không phải là nguồn tài chính chủ yếu trong tổng nguồn tài chính của xã hội dành cho y tế[13]
Tóm lại, do tính chất đặc thù của sức khỏe, DV CSSK và thị trường DV
CSSK, Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý và cung ứng DV CSSK Nhà nước cần giữ vai trò cung ứng đối với các DV y tế “công cộng” và DV cho các đối tượng cần ưu tiên, còn để cho tư nhân cung ứng các DV CSSK tư
Những đối tượng cần ưu tiên trong sử dụng DV CSSK gồm những đối tượng chính sách như: người nghèo, cận nghèo, người DTTS, thương binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng, người già, trẻ em
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe
Về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu CSSK, lý thuyết của Peter Zweifel and Friedrich Breyerđã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu CSSK của người
dân, đó là: Nhân tố hệ thống (đáng chú ý nhất là tuổi tác và giới tính); niềm tin;
Các nghiên cứu khác còn chỉ ra những yếu tố khác có ảnh hưởng đến nhu
cầu CSSK, cụ thể là:
(*) Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống, trong đó có CSSK Khi thu nhập của người dân được cải thiện, người dân có khả năng tiếp cận và sử dụng nhiều DV Y tế hơn, có điều kiện để sử dụng các DV
Y tế có chất lượng cao hơn với giá cao hơn
Trang 31(*) Tình trạng tham gia bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là sự bảo vệ về tài chính đối với các chi phí y tế phát sinh khi
bị bệnh tật, ốm đau, tai nạn Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực CSSK, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện Bản chất của bảo hiểm y tế dựa trên nguyên lý tập hợp và chia sẻ rủi ro về sức khỏe, bệnh tật
Tình trạng tham gia bảo hiểm y tế có ảnh hưởng đến nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS Song, khác với hành vi của người dân ở miền xuôi và vùng đồng bằng, nhiều đồng bào vùng DTTS có tham gia bảo hiểm y tế, nhưng không
sử dụng các DV y tế được bảo hiểm vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do hạn chế về nhận thức, phong tục tập quán sinh đẻ và chữa bệnh lạc hậu,…
Từ góc độ Kinh tế học, nhu cầu đối với DV CSSK lại có điểm khác với cầu chính ở khả năng chi trả của người bệnh Khi người bệnh chỉ có mong muốn và cần được khám chữa bệnh mà không có khả năng chi trả thì được coi là có “nhu cầu” CSSK Đối với nhóm này, theo mối quan hệ toán học, có thể thấy chi phí không hoặc ít có ảnh hưởng đến nhu cầu CSSK Xét trên phương diện kinh tế - xã hội thì mối quan hệ giữa chi phí khám chữa bệnh và nhu cầu CSSK phức tạp và khó tiên lượng hơn nhiều bởi nhu cầu này còn phụ thuộc vào nhận thức, kết quả tuyên truyền giáo dục, trào lưu, tình trạng dịch - bệnh trong cộng đồng,…
(*) Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
Chất lượng dịch vụ bị đánh giá là thấp thì cầu và nhu cầu đối với dịch vụ đó càng giảm và ngược lại
(*) Điều kiện địa lý
Điều kiện địa lý trong nghiên cứu này là khoảng cách và đặc điểm địa hình từ nơi cư trú của người bệnh đến các cơ sở y tế Vì đặc điểm địa lý ở vùng miền núi cao hoàn toàn khác biệt và khó khăn, phức tạo hơn nhiều so với ở vùng đồng bằng miền xuôi, các phương tiện giao thông cũng thô sơ và còn hạn chế Yếu tố này, bởi vậy, có ảnh hưởng rất đáng kể đến nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS
Trang 32Điều kiện địa lý càng thuận lợi thì nhu cầu CSSK càng cao và ngược lại, điều kiện địa lý càng khó khăn, phức tạp (khoảng cách xa, địa hình hiểm trở, phương tiện không có hoặc có ít hay thô sơ) thì nhu cầu CSSK tại các cơ sở y tế càng giảm
(*) Trình độ văn hóa và nhận thức của người dân
Trình độ văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu CSSK của người dân Trình độ văn hóa có ý nghĩa quyết định đối với khả năng nhận thức và hành động của mỗi người Ở những cộng đồng dân cư có trình độ văn hóa cao thì tình trạng sức khỏe thường tốt hơn do họ quan tâm hơn đến sức khỏe
và biết cách sống khỏe hơn
(*) Tuổi và giới tính
Tuổi đời và giới tính là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu CSSK Trong suốt cuộc đời của một con người, ở độ tuổi dưới 5 và trên 40 là những giai đoạn cần CSSK nhiều hơn Ở mỗi lứa tuổi thì nhu cầu về CSSK có những sự khác biệt Chính những sự khác biệt này dẫn tới chi phí y tế trong mỗi giai đoạn của đời người cũng không giống nhau
Giới tính gắn với các nghề nghiệp khác nhau và những quy định bẩm sinh
về đặc tính sinh học, về tế bào, về thể lực, do vậy, nhu cầu CSSK của nam giới cũng khác của nữ giới
Giới tính cũng có mối quan hệ với những quan niệm, tập quán văn hóa, sự phân công lao động và những hệ tư tưởng đặc thù trong các xã hội Nhu cầu CSSK cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố đó, do vậy cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi giới tính
(*) Văn hóa cộng đồng
Nét đặc thù về văn hóa của cộng đồng DTTS, trong đó có phong tục, tập quán, ngôn ngữ bản địa và thái độ giao tiếp cũng là những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Những tập tục lạc hậu về giới tính, về kết hôn, về sinh đẻ, chữa bệnh; rào cản về tiếng Việt; thái
độ rụt rè do hạn chế trong kỹ năng giao tiếp;…là những nguyên nhân ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng bộc lộ nhu cầu CSSK của đồng bào vùng DTTS
1.1.6 Nội dung nghiên cứu
Như đã trình bày trong phạm vi nghiên cứu, nhu cầu về CSSK được đề cập đến trong nghiên cứu này là nhu cầu CSSK ban đầu bao gồm 10 nội dung cụ thể
là: (i) nhu cầu về giáo dục sức khoẻ (Education); (ii) nhu cầu về kiểm soát bệnh - dịch tại địa phương (Local disease control); (iii) nhu cầu về tiêm chủng
Trang 33(Immunization); (iv) nhu cầu về Bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình (Maternal - child health and family planing); (v) nhu cầu về các loại thuốc thiết yếu (Essential drugs); (vi) nhu cầu về lương thực - thực phẩm và cải thiện bữa ăn (Nutrition and food supply); (vii) nhu cầu về khám chữa bệnh và phòng bệnh (Treatment and prevention); (viii) nhu cầu về nước an toàn và vệ sinh môi trường (Safe water supply and sanitation); (ix) nhu cầu về quản lý sức khoẻ; (x) nhu cầu
kiện toàn mạng lưới y tế
DTTS được thực hiện theo 3 nhóm: (i) Ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe của người nghèo và đồng bào DTTS; (ii) Tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng phục vụ đồng bào; (iii) Giảm gánh nặng chi phí
CSSK cho người nghèo và đồng bào DTTS Nhờ đó, người nghèo, đồng bào DTTS, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận với dịch vụ CSSK cơ bản có chất lượng
Tuy nhiên, lĩnh vực y tế vùng DTTS và miền núi đang đối diện với những tồn tại: Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền làm tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội, trong đó có DV CSSK
mà đồng bào DTTS có nhu cầu rất lớn; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế thiếu và chưa đồng bộ; số cán bộ có trình độ chuyên sâu thiếu trầm trọng, nhất là cán bộ người địa phương; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế theo chế độ cử tuyển gặp nhiều bất cập do chỉ tiêu giao không ổn định, thiếu kinh phí…; công tác phòng chống dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu bởi nhận thức của đồng bào còn hạn chế, phong tục, tập quán lạc hậu; do thiếu thông tin về chính sách bảo hiểm y
tế nên tần suất khám chữa bệnh sử dụng bảo hiểm y tế của đồng bào thấp, kết dư quỹ bảo hiểm y tế lớn trong khi người dân lại chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch
vụ kỹ thuật trong CSSK cơ bản; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở một số DTTS còn diễn ra, đòi phải có giải pháp can thiệp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dân số ở vùng DTTS; tỷ lệ mắc và tử vong do HIV/AIDS có chiều hướng gia tăng…
Trang 34Trong bối cảnh đó, các Bộ liên quan đã xây dựng một số chính sách đặc thù trong CSSK, dân số và kế hoạch hóa gia đình vùng miền núi, vùng DTTS như: Hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho bà mẹ có thai và trẻ em suy dinh dưỡng nặng tại những gia đình có hoàn cảnh khó khăn cư trú ở vùng sâu, vùng xa là đồng bào DTTS; triển khai thực hiện các mô hình nâng cao chất lượng dân số các DTTS…; chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện Chương trình vệ sinh môi trường vùng DTTS, miền núi; triển khai thực hiện theo dõi, kiểm tra, trao đổi thông tin về y
tế, sức khỏe, dân số, dinh dưỡng, địa danh các khu vực huyện, xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Bốn nhóm chính sách về tài chính; đầu tư; đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực ngành y tế vùng miền núi DTTS; chính sách đặc thù đối với CSSK, dân
số và kế hoạch hóa gia đình vùng DTTS, miền núi, vùng đặc biết khó khăn giai đoạn 2012-2015 và đến 2020 với các nội dung: Tăng nhanh tỷ trọng nguồn tài chính công cho y tế; sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế theo hướng ngân sách Nhà nước đóng Bảo hiểm y tế cho mọi người dân là đồng bào DTTS, hộ cận nghèo
và người Kinh sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn; bãi bỏ quy định cùng chi trả đối với người nghèo, đồng bào DTTS, hộ cận nghèo và người Kinh sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn (Quyết định số 705/QĐ-TTg, ngày 08/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 100% mức đóng thẻ BHYT cho người cận nghèo vùng nghèo, khó khăn từ năm 2013) Chính phủ chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, đưa mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch y tế, tỷ
lệ bao phủ bảo hiểm y tế vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh bảo hiểm y tế Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các tuyến, đặc biệt là trạm y tế xã vùng sâu, vùng xa; tiếp tục đầu tư xây trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn, trước hết ưu tiên cho các xã, thị trấn thuộc huyện nghèo 30a; các bộ, ngành xây dựng tiêu chí để các địa phương
có cơ sở bố trí ngân sách đầu tư từ các chương trình, dự án cho lĩnh vực y tế; ưu tiên đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế và chi phí xử lý; phát triển mô hình đội y tế lưu động để triển khai các hoạt động khám chữa bệnh tại vùng sâu, vùng xa; xây dựng chế độ, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành
y tế vùng miền núi, DTTS
Một số nội dung của Quyết định 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 về “Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển” đã được
Trang 35điều chỉnh, góp phần đạt được mục tiêu đến năm 2020, giải quyết cơ bản số lượng
và chất lượng nguồn nhân lực y tế cho vùng miền núi, DTTS, vùng đặc biệt khó khăn Nội dung này cũng được Chính phủ bổ sung vào Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016
Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ đưa các chỉ tiêu giảm tỷ lệ mắc, chết và lây lan do HIV/AIDS vào hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa chính sách y tế, CSSK và dân số kế hoạch hóa gia đình vào nội dung Đề án An sinh xã hội trình Hội nghị Trung ương ban hành Nghị quyết riêng về y tế, giáo dục và giảm nghèo
Liên quan trực tiếp đến nghiên cứu này, có hai chính sách lớn được thể hiện qua những văn bản sau:
(*) Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2011 về Công tác dân tộc
Tại “Điều 16 Chính sách y tế, dân số” của Nghị định, nội dung về CSSK cho đồng bào vùng DTTS đã được nêu cụ thể như sau:
- Đảm bảo đồng bào các DTTS được sử dụng các dịch vụ y tế; thực hiện chương trình CSSK, bảo hiểm y tế cho đồng bào DTTS theo quy định của pháp luật
- Tập trung xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, khám chữa bệnh; bảo đảm thuốc phòng và chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
- Đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa y tế, thực hiện chính sách ưu tiên đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động đầu tư, phát triển y tế ở vùng DTTS
(*) Quyết định 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Trong quyết định quan trọng này, nội dung về CSSK của đồng bào vùng DTTS được đề cập đến cụ thể như sau:
+) Quan điểm
Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng Công bằng - Hiệu quả - Phát triển; bảo đảm mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào DTTS, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ CSSK cơ bản có chất lượng
Trang 36+) Mục tiêu định hướng đến năm 2030
Đến 2030, hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện, hiện đại, phù hợp với từng vùng, miền; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố vững chắc; y tế chuyên sâu, y tế mũi nhọn đạt ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực Hài hòa giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập, trong đó y tế công lập giữ vai trò nòng cốt; kết hợp tốt y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ CSSK cơ bản có chất lượng cao Tài chính cho y tế chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và bảo hiểm y tế Mọi người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.2.2 Kinh nghiệm thực tiễn tại một số quốc gia châu Á
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhu cầu về CSSK của đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam được đáp ứng tốt hơn trong thời gian tới Do hạn chế
về cơ sở dữ liệu trong nước, để đảm bảo đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả nghiên cứu thực tiễn đáp ứng CSSK từ các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu CSSK đồng bào vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam
1.2.2.1 Thực tiễn tại Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có nhiều đảo nhỏ và tách biệt với đất liền về kinh tế và
xã hội Mặc dù vậy, việc triển khai chương trình CSSK người dân, đặc biệt là DTTS ở những vùng đảo có nhiều khó khăn luôn được chính phủ Nhật Bản quan tâm Ngay từ năm 1942, Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện chương trình CSSK, bắt đầu bằng việc CSSK bà mẹ, trẻ em Sau khi ban hành Luật “Chăm sóc sức khỏe bà
mẹ và trẻ em” năm 1965, các chương trình chăm sóc SKBMTE đã được cụ thể hóa thông qua việc thành lập Văn phòng Y tế công cộng, các trung tâm Y tế dự phòng, trung tâm Vệ sinh môi trường và các hoạt động y tế công cộng khác Biện pháp chăm sóc SKBMTE được xây dựng trên một hệ thống chăm sóc tổng thể từ tuổi vị thành niên đến quá trình mang thai, sinh con và CSSK toàn diện cho trẻ sơ sinh nhằm giảm thiểu rồi tiến tới loại bỏ tình trạng khuyết tật và bệnh mãn tính của trẻ
em sau sinh Các biện pháp của Nhật Bản triển khai trong lĩnh vực này được đánh giá là một trong những chương trình hành động tốt nhất trên thế giới
Chính phủ Nhật Bản đang coi DV CSSK là một lĩnh vực tăng trưởng có tính chiến lược Họ hy vọng sẽ cung cấp các DV CSSK, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu người máy và các thiết bị liên quan đến CSSK con người sang thị trường các nước châu Á, trong đó có Việt Nam
Trang 371.2.2.2 Thực tiễn tại Philippines
Với đặc thù là một đảo quốc với 7.200 hòn đảo, chính sách y tế của quốc gia này gắn liền với chính sách biển đảo Tại Philippines, trung tâm y tế là đơn vị y
tế cơ sở có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sơ cấp cứu ban đầu và CSSK cơ bản như tiêm phòng Tuy nhiên, Philippines đang đối mặt với những thách thức trong việc sắp xếp hệ thống y tế so với nhu cầu của cư dân theo vị trí địa lý và sự chênh lệch
về mức sống giữa các vùng, miền trong cả nước Ngoài ra, có chênh lệch rất lớn trong việc sử dụng các DV CSSK giữa người giàu và người nghèo (94% phụ nữ trong nhóm giàu nhất khi sinh có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, con số này chỉ là 25% trong nhóm những người nghèo nhất; 84% phụ nữ trong nhóm giàu nhất sinh con tại cơ sở y tế, con số này chỉ là 13% trong nhóm những người nghèo nhất)[35]
Năm 2006, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Bộ Y tế Philippine đã chuyển trọng tâm chương trình chăm sóc SKBMTE từ chăm sóc “muộn” (chăm sóc sau sinh) sang “chăm sóc sớm” (chăm sóc từ lúc mang thai) như kiểm tra thai
kỳ, điều trị cho các trường hợp có nguy cơ nhằm hạn chế và giảm thiểu số phụ nữ
bị các biến chứng sản khoa Thông qua một loạt các chương trình can thiệp gồm: nâng cao trách nhiệm của các cơ quan giám sát; đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế thiết yếu; phát triển nguồn nhân lực (phát triển kỹ năng lâm sàng và hình thành các đội y tế thôn bản bao gồm: nữ hộ sinh, bác sĩ gia đình); hỗ trợ tài chính, các chính sách hỗ trợ sử dụng bảo hiểm y tế; cung cấp dịch vụ y tế đến những vùng DTTS khó khăn (đảm bảo tính sẵn có, số lượng và chất lượng các dịch vụ y tế thiết yếu)[37].
1.2.2.3 Thực tiễn tại Indonesia
Chương trình Phát triển Y tế Quốc gia Indonesia dựa trên khái niệm “chăm sóc sức khỏe ban đầu” Các trung tâm y tế cộng đồng là cơ sở chăm sóc y tế cơ bản, hỗ trợ các bệnh viện và cơ sở CSSK dựa vào cộng đồng khác Bộ Y tế có trách nhiệm chính trong chương trình CSSK của quốc gia, bao gồm cả vấn đề nhân lực, đào tạo, phát triển các DV y tế Chương trình CSSK dựa vào cộng đồng được xem là nền tảng của hệ thống y tế tại Indonesia Sáng kiến đầu tiên trong CSSK bà
mẹ và trẻ sơ sinh tập trung vào cung cấp các dịch vụ chăm sóc thông qua các trung tâm CSSK cộng đồng, trạm y tế và y tế thôn bản tại các vùng DTTS Tuy nhiên, từ năm 1989, người dân tiếp cận với nhân viên y tế thôn bản, bà mụ dễ hơn tiếp cận các cơ sở y tế khác, điều này dẫn đến việc Bộ Y tế Indonesia phải xây dựng “các làng hộ sinh”, trong đó mỗi làng, mỗi thôn bản sẽ có một nữ hộ sinh được đào tạo
để hỗ trợ người dân trong quá trình sinh nở Do vậy, các chương trình bà đỡ thôn,
Trang 38làng cũng trở thành một phần tích hợp, mở rộng để cung cấp dịch vụ chăm sóc trước sinh, tư vấn sức khỏe sinh sản và dự phòng Bên cạnh đó, trong huyện, ít nhất có một trung tâm Y tế do một bác sỹ lãnh đạo, được hỗ trợ bởi hai hoặc ba y
tá Nhiệm vụ của trung tâm Y tế tập trung điều dưỡng vào nâng cao sức khỏe nói chung trong đó có cung cấp DV CSSK bà mẹ, sức khỏe trẻ em và kế hoạch hóa gia đình; dinh dưỡng cộng đồng; phòng chống dịch bệnh Tuy nhiên, tại một số vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, một số trung tâm Y tế đã không thành công trong việc thực hiện cả hai nhiệm vụ chữa bệnh và phòng bệnh do thiếu bác
sỹ, vì phần lớn các bác sỹ sau khi tốt nghiệp đều mong muốn làm việc tại thành thị hay những vùng trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị[37]
1.2.2.4 Thực tiễn tại Malaysia
Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo Với khoảng 878 đảo lớn nhỏ,
do đó việc cung cấp các DV y tế tới tất cả các đảo là thách thức lớn đối với ngành
y tế Hệ thống y tế ở Malaysia có sự đan xen giữa nhà nước và tư nhân Mặc dù cơ
sở y tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp DV, nhưng trong những năm gần đây mạng lưới y tế tư nhân ngày càng mở rộng và vẫn tập trung nhiều ở khu vực thành thị Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Malaysia, hiện nay khu vực
tư nhân đóng góp khoảng 30% các DV CSSK (tiêm chủng, chăm sóc thai, CSSK
bà mẹ và khám sức khỏe định kỳ) Bên cạnh đó, để phục vụ tốt hơn cho người dân sống ở các đảo, Bộ Y tế đã xây dựng 2 chương trình trọng điểm nhằm tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng DV y tế của người dân gồm: Cung cấp DV y tế kịp thời đến người dân thông các đội y tế lưu động Chương trình này triển khai từ năm
1973 đến nay Malaysia còn có 193 đơn vị y tế lưu động có nhiệm vụ tiếp cận các nhóm dân trên các đảo hẻo lánh, bị cô lập nhằm cung cấp các DV về điều trị, dự phòng như tiêm chủng, sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, kiểm tra sức khỏe, giáo dục sức khỏe răng miệng, nước sạch và vệ sinh môi tường Trung bình hàng năm có 75.000 - 95.000 lượt bệnh nhân được hỗ trợ từ chương trình này, trong đó có khoảng 300 - 400 các trường hợp được hỗ trợ vận chuyển cấp cứu[37]
1.2.3 Bài học kinh nghiệm
Nghiên cứu thực tiễn đáp ứng nhu cầu CSSK cho người dân tại những vùng khó khăn của các quốc gia có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội với khu vực miền núi phía Bắc của Việt Nam, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho địa bàn nghiên cứu này, cụ thể là:
Trang 39- Cần tập trung ưu tiên đáp ứng nhu cầu về các DV CSSK ban đầu và bắt đầu từ việc CSSK bà mẹ, trẻ em Coi DV CSSK là một DV có tính chiến lược, có thể khai thác để mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai để kích thích đầu tư phát
triển lĩnh vực này trong hiện tại (kinh nghiệm từ Nhật Bản)
- Trong quá trình nghiên cứu và hoạch định các chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK, cần quan tâm đến sự khác biệt và chênh lệch vùng miền, giàu
nghèo và các dân tộc (kinh nghiệm từ Philippines)
- Cần thực thi đồng bộ các chính sách can thiệp của Nhà nước vào bộ phận dân
cư khó khăn như ở vùng hải đảo và vùng DTTS (nâng cao trách nhiệm của các cơ quan giám sát; đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế thiết yếu; phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ tài chính, các chính sách hỗ trợ sử dụng bảo hiểm y tế; cung cấp DV
CSSK đến tận những vùng DTTS khó khăn (kinh nghiệm từ Philippines)
- Quan tâm phát triển mô hình CSSK dựa vào cộng đồng, mô hình “cô đỡ thôn bản”, “bác sĩ gia đình”, mô hình “đội y tế lưu động” Các mô hình này đã được phát triển tại các quốc gia trên, kết quả cho thấy rất phù hợp và hiệu quả đối với những vùng khó khăn cả về địa hình, về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và trình độ dân trí còn hạn chế, phong tục tập quán có những nét đặc thù khó thay đổi Tuy nhiên, để các mô hình này được triển khai thành công, cần có những chính sách ưu
tiên, thu hút nguồn nhân lực y tế về công tác tại vùng DTTS (kinh nghiệm từ
Philippines, từ Indonesia, từ Malaysia)
- Đa dạng hóa các hình thức cung ứng DV CSSK, trong đó, chú trọng phát triển mô hình hợp tác công - tư trong cung cấp các DV CSSK để tăng cường hiệu quả hoạt động của cả khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, tăng cường khả năng tiếp cận DV CSSK của dân cư những vùng khó khăn và DTTS, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của hai khu vực này trong cung cấp các DV đáp ứng nhu cầu CSSK của dân cư tại những vùng khó khăn trong bối cảnh kinh phí của Nhà nước hạn hẹp, nhu cầu của dân cư ngày càng gia tăng về số lượng và cao về
chất lượng (kinh nghiệm từ Malaysia)
Tuy vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam có những nét đặc thù và sự khác biệt nhất định, nhưng xét trên quan điểm tổng thể về đặc điểm cư trú, mức sống, nhu cầu đảm bảo an ninh - quốc phòng tại các vùng DTTS trong bối cảnh hiện nay, học hỏi và vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm hay và phù hợp
từ các quốc gia trên là rất hữu ích.Song, trong quá trình vận dụng, cần đặc biệt lưu
ý đến sự khác biệt giữa các quốc gia, các vùng miền (về năng lực của hệ thống y
tế, bối cảnh chính trị - xã hội, văn hóa địa phương), giữa các dân tộc, giữa các nội dung CSSK để thiết kế các chính sách và hoạt động cho phù hợp
Trang 401.2.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, trong thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu về dự báo cầu về DV y tế Các nghiên cứu đó đã sử dụng những mô hình khác nhau để dự báo Việc lựa chọn loại mô hình nào thường được dựa trên điều kiện và mức độ đáp ứng của thông tin, số liệu thu thập được, mức độ phát triển của hệ thống y tế,
hệ thống bảo hiểm xã hội, sự phát triển kinh tế và sự thay đổi về nhân khẩu học
Có hai loại mô hình được sử dụng khá phổ biến là mô hình dự báo chuỗi thời gian và mô hình kinh tế lượng Về các mô hình dự báo chuỗi thời gian, có thể kể đến nghiên cứu của Finlayson & cộng sự (2004), trong đó các tác giả đã
sử dụng phương pháp ngoại suy xu thế để dự báo cho cầu về số lượng giường bệnh trung bình cho 3 năm gần nhất cho từng nhóm tuổi và con số dự báo cho
sự thay đổi trong cơ cấu tuổi của dân số để dự báo cầu về sử dụng giường bệnh cho tương lai
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ sử dụng, tuy nhiên, có thể thấy, cầu về DV y tế còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, do vậy tính chính xác có thể của phương pháp này không được cao Nhiều nghiên cứu khác đã sử dụng mô hình hồi quy các dạng khác nhau để dự báo, chẳng hạn trong nghiên cứu của Trung tâm quốc gia về sức khỏe người lao động Mỹ (2013) đã sử dụng các phương pháp thống kê kết hợp với các mô hình kinh tế lượng để dự báo cung - cầu về DV khám chữa bệnh cơ bản của nước Mỹ cho đến năm 2020 Trong nghiên cứu này, các tác giả quan tâm đến không chỉ các vấn đề cơ cấu tuổi dân số
mà còn các vấn đề như tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế hay thái độ đối với rủi ro sức khỏe của người dân Kết quả cho thấy, sự thay đổi trong cơ cấu tuổi dân số và sự gia tăng dân số là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự gia tăng trong nhu cầu về DV y
tế cơ bản của người dân Mỹ trong giai đoạn 2010 - 2020 Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng với tốc độ gia tăng phía cung hiện tại thì đến năm 2020 nhu cầu về DV y tế cơ bản vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ do cung về DV này chưa được sự cải thiện cần thiết[36]
Các nghiên cứu nói trên xem xét cầu về DV y tế trong bối cảnh không xem xét đến vấn đề thông tin không đối xứng trên thị trường bảo hiểm y tế Thông tin không đối xứng có hàm ý rằng, người dân biết về sức khỏe của mình rõ hơn so với người cung cấp DV bảo hiểm y tế Do vậy, mức phí tham gia dịch vụ bảo hiểm y tế sẽ không thể được thiết lập ở mức cân bằng Hậu quả của vấn đề này là xảy ra hiện tượng người có sức khỏe không tốt thường có xu hướng tham gia DV