1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo án Nhập môn công tác xã hội

128 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 710,5 KB

Nội dung

Chương I trang bị cho người học những khái quát chung nhất về ngành CTXH, giúp người học nắm bắt và mô tả được CTXH là một ngành khoa học – một nghề chuyên môn, nắm bắt được mục đích, chức năng, đối tượng và phạm vi hoạt động của CTXH. Đồng thời, chương I cũng giúp người học hiểu rõ các đặc trưng trong CTXH, biết vận dụng đúng chức năng và các đặc trưng của CTXH vào phân tích các tình huống trong thực tiến, hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên CTXH trong quá trình tác nghiệp với đối tượng.

Trang 1

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

I CÔNG TÁC XÃ HỘI LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC – MỘT NGHỀ CHUYÊN MÔN

1 Khái niệm công tác xã hội

2 CTXH là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn

2.1 CTXH là một ngành khoa học

2.2 CTXH với tư cách là một nghề trong xã hội

II MỤC ĐÍCH VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

1 Mục đích của Công tác xã hội

2 Chức năng của Công tác xã hội

2.1 Chức năng khoa học của CTXH

2.2 Chức năng nghề CTXH

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

1 Đối tượng của CTXH

1.1 Đối tượng nghiên cứu của CTXH

1.2 Đối tượng tác nghiệp của CTXH

V ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

1 Mối quan hệ giữa con người toàn diện và môi trường toàn diện

2 Gia đình là "trường hợp" trong CTXH

3 Cộng đồng là một "đặc trưng" của CTXH

4 Tổ chức là "đặc trưng" của CTXH

5 Quan hệ xã hội là "then chốt" trong CTXH

6 Tương tác xã hội là "đặc trưng" của CTXH

7 Tự quyết là "đặc trưng" của CTXH

8 Giám sát/Kiểm huấn

VI PHÂN BIỆT CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÔNG TÁC TỪ THIỆN, CỨU TRỢ XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM XÃ HỘI

1 Phân biệt công tác xã hội với công tác từ thiện

2 Phân biệt Công tác xã hội với Cứu trợ xã hội và Bảo đảm xã hội

VII MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI KHÁC

1 Mối quan hệ giữa CTXH với An sinh xã hội

2 Mối quan hệ giữa CTXH và Xã hội học

3 CTXH với Tâm lý học

4 Mối quan hệ giữa CTXH và Triết học

5 Quan hệ giữa chính sách xã hội và CTXH

VIII SƠ LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1 Trên thế giới

Trang 3

2 Ở Việt Nam

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

I NỀN TẢNG TRIẾT LÝ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

II MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

1 Tiếp cận dựa trên thuyết về nhu cầu con người của A.Maslow

2 Tiếp cận dựa trên thuyết về quyền con người

3 Thuyết nhân văn hiện sinh

4 Lý thuyết hệ thống

5 Tiếp cận dựa trên thuyết sinh thái

III QUAN ĐIỂM GIÁ TRỊ, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ QUY ĐIỀU ĐẠO ĐỨC CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

1 Quan điểm giá trị của công tác xã hội

2 Các nguyên tắc hoạt động của công tác xã hội

2.1 Các nguyên tắc cơ bản của CTXH

2.2 Các nguyên tắc hướng dẫn hành động của NVXH

3 Quy điều đạo đức của công tác xã hội

3.1 Mục đích của các quy điều đạo đức trong CTXH

3.1.1 Quy điều đạo đức trong CTXH là gì?

3.1.2 Mục đích của các quy điều đạo đức trong CTXH

3.2 Các quy điều đạo đức trong công tác xã hội

3.2.1 Những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

3.2.2 Tư cách đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG VÀ TIẾN TRÌNH TRONG CTXH

I CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

1 Phương pháp CTXH với cá nhân

2 Phương pháp CTXH với nhóm

3 Tổ chức và phát triển cộng đồng

4 Quản trị ngành CTXH

5 Phương pháp nghiên cứu trong CTXH

II MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

8 Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với thân chủ

III TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

CHƯƠNG IV: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

1 Công tác xã hội với trẻ em

2 Công tác xã hội với người khuyết tật

3 CTXH với người cao tuổi

4 CTXH trong trường học

5 CTXH với gia đình

6 Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế

7 Công tác xã hội với người nhiễm HIV/AIDS

8 Công tác xã hội với người nghiện ma tuý

9 Công tác xã hội với đối tượng mại dâm

10 Công tác xã hội nông thôn

Trang 5

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

(9 tiết LT)

Mục tiêu chung: Chương I trang bị cho người học những khái quát chung

nhất về ngành CTXH, giúp người học nắm bắt và mô tả được CTXH là một ngành khoa học – một nghề chuyên môn, nắm bắt được mục đích, chức năng, đối tượng và phạm vi hoạt động của CTXH Đồng thời, chương I cũng giúp người học hiểu rõ các đặc trưng trong CTXH, biết vận dụng đúng chức năng và các đặc trưng của CTXH vào phân tích các tình huống trong thực tiến, hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên CTXH trong quá trình tác nghiệp với đối tượng

I CÔNG TÁC XÃ HỘI LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC – MỘT NGHỀ

CHUYÊN MÔN

1 Khái niệm công tác xã hội

Công tác xã hội (Social Work) là những hoạt động có ý nghĩa to lớn trong mỗiquốc gia dân tộc và là một trong những lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của cáccấp các ngành, đặc biệt là của các nhà khoa học trong nước và quốc tế Công tác xãhội (CTXH) đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự bình đẳng và tiến bộ của

cả nhân loại

Qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, với tư cách là một khoa học, mộtnghề nghiệp, CTXH đã từng bước hoàn thiện hệ thống lý thuyết về con người, xâydựng các phương pháp khoa học, thực hành các kỹ năng nghề nghiệp góp phần giảiquyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, nhóm và cộng đồngyếu thế CTXH đã và đang góp phần thúc đẩy sự thay đổi xã hội theo hướng traoquyền và giải phóng con người, làm “thức dậy” tiềm năng của chính họ

Trên thế giới CTXH đã được khẳng định là một ngành khoa học độc lập, cóđối tượng nghiên cứu riêng, có hệ thống lý luận và phương pháp nghiên cứu riêng

Sự khẳng định đã được thực tiễn kiểm nghiệm khi CTXH hướng tới giúp đỡ các đốitượng khó khăn trong cuộc sống, góp phần làm xã hội ổn định, phát triển và tiến bộ

CTXH là một tất yếu khách quan, vừa thể hiện nhu cầu thiết yếu của nó trong

xã hội hiện đại, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh tế, xã hội,

Trang 6

chính trị, văn hoá xã hội Vì vậy, trong quá trình vận động với tư cách là một khoahọc và một hoạt động thực tiễn, ở những thời điểm khác nhau, ở những quốc giakhác nhau, đã xuất hiện những quan niệm khác nhau về CTXH.

Trước hết, CTXH được xem như một ngành khoa học, một nghệ thuật can thiệpđối với những vấn đề xã hội để tạo nên sự chuyển biến của xã hội Tiêu biểu như:

Từ điển Bách khoa ngành CTXH (1995): “CTXH là một ngành khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến

xã hội và đe lại nề an sinh cho người dân trong xã hội” [4]

Tại Đại hội Liên đoàn CTXH chuyên nghiệp quốc tế ở Canada năm 2004

cũng khẳng định công tác xã hội là “một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi, phát triển của xã hội bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực

và giải phóng tiềm năng của cá nhân, gia đình, cộng đồng, công tác xã hội giúp cho con người phát triển hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân”.

Như vậy trong những khái niệm trên đều cho thấy khía cạnh tác động củaCTXH là nhằm tạo ra sự thay đổi xã hội và đảm bảo nền an sinh cho mọi người dân.Đây là cách hiểu về CTXH theo nghĩa rất rộng và tổng quát

Một số quan điểm khác khi tiếp cận CTXH lại nhấn mạnh đến vai trò củaCTXH là sự tăng cường chức năng xã hội cho cá nhân, gia đình, cộng đồng, đặc biệt

là cho những nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp Đơn cử như cácđịnh nghĩa sau:

Theo khái niệm của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW- 1970):

"Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó” [1]

Hay theo Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm

2000 tại Montreral, Canada (IFSW) thì : "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi

xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội

Trang 7

tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề" [1]

Theo Foundation of Social Work Practice: Công tác xã hội là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội Công tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ năng chuyên môn hoá.

Theo Nguyễn Thị Oanh (Đại học Mở bán công TPHCM) [9]: CTXH là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ; qua đó CTXH theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội CTXH là hoạt động thực tiễn bởi họ luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm người cụ thể và mang tính tổng hợp cao, bởi người làm CTXH phải làm việc với nhiều vấn đề khác nhau như: Tệ nạn xã hội, vấn đề người nghèo, vấn đề gia đình CTXH không giải quyết mọi vấn đề của con người và xã hội

mà chỉ nhằm vào những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Đó là: an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội, đồng thời hỗ trợ con người giải quyết vấn

đề đời sống cụ thể của họ nhằm đem lại sự ổn định, hạnh phúc cho mọi người và phát triển cho cộng đồng, xã hội.

Mới đây, Hội nghị toàn cầu về Công tác xã hội với chủ đề “Công tác xã hội

và phát triển xã hội: những tác động” được tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển

năm 2012 đã trao đổi các kết quả nghiên cứu, các đề xuất cho việc thúc đẩy vai trò

của công tác xã hội với phát triển xã hội ở 03 chủ đề lớn: Nhân quyền và bình đẳng

xã hội; biến đổi môi trường và phát triển xã hội bền vững; sự chuyển đổi toàn cầu

và hành động xã hội Trong đó có việc đề xuất về cách hiểu mới về quan niệm công

tác xã hội toàn cầu so với cách hiểu hiện nay về nội dung, giá trị, hệ thống lý luận vàthực hành về công tác xã hội với một số điểm lưu ý sau:

Công tác xã hội là một hoạt động chuyên môn nằm giữa các lĩnh vực về các mối quan hệ giữa các chủ thể xã hội và các mối quan hệ của nhà nước trong các bối cảnh lịch sử - xã hội khác nhau về lĩnh vực hoạt động chuyên môn Quan

Trang 8

niệm này hướng đến phát triển lý luận xã hội và hệ thống các hành động xã hội dựa trên đời sống vật chất và tái sản xuất xã hội từ các quan điểm biến đổi xã hội Quan điểm này hướng đến cam kết thực hiện các vấn đề về dân chủ và cuộc chiến chống lại sự bất bình đẳng xã hội; thông qua việc nâng cao quyền tự chủ, sự tham gia và sự an toàn của mọi công dân để qua đó có khả năng đạt được các vấn đề nhân quyền và công bằng xã hội.

Quan niệm này thừa nhận các nguyên tắc về thống nhất trong sự đa dạng Nó cũngthừa nhận sự tồn tại của hoạt động công tác xã hội trong đời sống thực tại có mối quan hệvới sự biểu hiện của bất bình đẳng tồn tại trong xã hội hiện đại và về các phương thức đấutranh loại bỏ chúng Các biểu hiện đó được nhìn nhận ở các nội dung (a) dân chủ và nhânquyền, (b) quy định xã hội và chính sách xã hội, (c) đoàn kết quốc tế, an sinh xã hội vàbảo trợ xã hội, (d) đấu tranh xã hội và phong trào xã hội Những phương thức này đòi hỏicác hành động chuyên môn cụ thể tuỳ thuộc vào từng điều kiện kinh tế, chính trị, xã hộicủa từng quốc gia, khu vực

Xét về khía cạnh giá trị, các hành động chuyên môn công tác xã hội dựa trêncác giá trị đạo đức và các nguyên tắc như đảm bảo sự tự do, công bằng, bình đẳng,

đa dạng, và quyền công dân với mục đích vượt qua sự căng thẳng, đói nghèo, thấtnghiệp, phân biệt đối xử và bất bình đẳng xã hội

Quan niệm này được đặt ra cũng dựa trên các lý luận chung về công tác xã hội

và các tri thức đặc biệt để phân tích và tổ chức can thiệp trong hiện thực vì mục tiêutạo sự chuyển biến xã hội Phương pháp luận của công tác xã hội dựa trên việc thuthập các tri thức lý luận và tri thức chung xuất phát từ các nghiên cứu khoa học vàquá trình xã hội hoá những trải nghiệm Lý luận công tác xã hội giúp mọi người đọc

và hiểu về các tiến trình lịch sử, trong đó việc hiểu về các chủ thể xã hội (cá nhân,nhóm, gia đình và xã hội) là một bộ phận của tiến trình xã hội

Quan niệm này cũng đề ra những nội dung thúc đẩy quá trình thực hành công tác

xã hội với các vấn đề xã hội hiện nay Các hoạt động chuyên môn đòi hỏi các nhân viên

xã hội làm chủ được các lý thuyết và phương pháp luận về vấn đề nghiên cứu và có đượccác kỹ năng, kỹ thuật và cách tiến hành thực hành trực tiếp Tất cả những công việc nàyphải dựa trên các vấn đề đạo đức và các hoạt động được đào tạo cụ thể nhằm phát triểnkhả năng và năng lực liên quan đến công tác xã hội Mục tiêu của các hoạt động chuyên

Trang 9

môn là nâng cao năng lực của các công dân, các thiết chế dân chủ, các vấn đề nhân quyềnchung, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền có liên quan đến sự đa dạng vănhoá, dân tộc, hình thức tư duy thế hệ, quan hệ giới và bản sắc riêng, và những định hướnggiới Tất cả nhằm hướng đến có được hệ thống hành động xã hội nhằm bảo trợ các điềukiện về môi trường xã hội và cuộc chiến chống lại các vấn đề về bất bình đẳng, nghèo đói,thất nghiệp và các hình thức vi phạm và bất công, cũng như việc phân phối lại thu nhập vàphúc lợi Với mục đích này, nhân viên xã hội phải có cách nhìn tích cực với các hoạt độngchuyên môn được đào tạo nhằm đóng góp cho quá trình phát triển, bảo vệ và tăng cườngkhả năng thực hiện các vấn đề về nhân quyền và các cách thức tiếp cận đến vấn đề này.

(Trần Văn Kham (tổng hợp) - Nguồn: tac-xa-hoi)

http://kham.tv/cach-nhin-moi-ve-quan-niem-cong-Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về CTXH song các định nghĩa đưa

ra ở cả thế giới và Việt Nam đều có một số điểm chung sau:

- CTXH là một khoa học, một hoạt động chuyên môn bao gồm hệ thống kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và những quy định về đạo đức hành nghề.

- Đối tượng tác động của CTXH là cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội.

- Hướng trọng tâm của CTXH là tác động tới con người và môi trường của họ, tác động tới mối quan hệ tương tác giữa nhóm đối tượng và môi trường xã hội.

- Mục đích của CTXH là hướng tới khôi phục, tăng cường và phát triển các chức năng xã hội của con người, hướng tới sự phát triển bền vững của con người và

xã hội.

Từ những phân tích trên ta có thể đi đến khái niệm về công tác xã hội như sau:

Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn vận dụng các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để hỗ trợ cho cá nhân, nhóm, gia đình, cộng đồng có những thay đổi, phát triển, khôi phục và tăng cường việc thực hiện các chức năng xã hội thông qua các hoạt động Các hoạt động này tập trung vào các quan hệ xã hội của họ để tạo nên sự tương tác giữa con người với môi trường xung quanh và kết quả của sự tương tác này là tăng cường chức năng xã hội cho cá nhân, nhóm, gia đình, cộng đồng, tạo nên sự phát triển bền vững cho con người

Trang 10

Với mục đích trên, ngành công tác xã hội đã được đưa vào chương trình đàotạo với mục tiêu đào tạo ra những nhân viên công tác xã hội có tay nghề, trình độchuyên môn cao đáp ứng nhu cầu giải quyết các vấn đề của xã hội.

2 CTXH là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn

2.1.CTXH là một ngành khoa học

CTXH đáp ứng được 4 đòi hỏi của một ngành khoa học bất kỳ:

[1] Đáp ứng được nhu cầu nhận thức của con người: Nhận thức của con người

bắt nguồn từ thực tiễn CTXH bắt nguồn từ công tác từ thiện, từ tinh thần nhân văn,bác ái của con người Tuy nhiên xã hội luôn phát triển, kéo theo nó là hàng loạt cácvấn đề xã hội nảy sinh, tác động trực tiếp đến cuộc sống của cá nhân, nhóm, cộngđồng trong xã hội Chính vì vậy, công tác từ thiện, nhân đạo không thể giải quyếtđược tất cả các vấn đề một cách triệt để, tạo tâm lý ỷ lại và thụ động của đối tượngđược thụ hưởng Yêu cầu đặt ra là phải có một ngành khoa học ra đời với kiến thứckhoa học, phương pháp khoa học để hỗ trợ, giúp đõ các cá nhân, nhóm, cộng đồng cóvấn đề xã hội, bị mất hoặc bị giảm thiểu các chức năng xã hội giải quyết triệt để cácvấn đề mà họ gặp phải

[2] Đối tượng nghiên cứu của CTXH: là những hoạt động xã hội đặc thù tác

động vào các mối quan hệ xã hội của cá nhân, nhóm, cộng đồng nhằm tạo nên sựtương tác giữa họ với môi trường xung quanh, khôi phục, tăng cường và phát triểncác chức năng xã hội của họ

[3] Hệ thống khái niệm, học thuyết, phạm trù, quy luật riêng (Khái niệm là công cụ trợ giúp, là lý thuyết trợ giúp).

[4] Phương pháp nghiên cứu riêng:

+ Phương pháp luận riêng

+ Phương pháp nghiên cứu riêng

+ Phương pháp tác nghiệp riêng

CTXH có đầy đủ cơ sở khoa học, hệ thống lý thuyết, kiến thức về con người để trịliệu cho con người, CTXH không giải phóng con người bằng tâm linh hay tôn giáo

Tuy nhiên, chúng ta cần thừa nhận đặc tính phức tạp của khoa học xã hội: Chỗđứng chung của các ngành khoa học xã hội là mảnh đất xã hội nhưng mỗi ngành lại có

Trang 11

một đặc thù riêng Do có chỗ đứng chung nên các ngành khoa học xã hội (Xã hội học,CTXH, tâm lý học,…) có thể vay mượn các kiến thức, kỹ năng, lý thuyết của nhau để làmphong phú, hoàn thiện cho hệ thống lý luận phục vụ cho từng ngành CTXH cũng đượcnhấn mạnh là có cơ sở khoa học tổng hợp và mang tính liên ngành.

2.2 CTXH với tư cách là một nghề trong xã hội

- CTXH là một nghề - một hoạt động chuyên môn, một khoa học thực hiệnnhiệm vụ, chức năng xã hội giao phó và được xã hội thừa nhận

- Có mã nghề, chức danh, thang bậc lương; có kỹ năng, tay nghề, mối quan hệnghề nghiệp, có tính chuyên nghiệp quốc tế cao

- Các chính sách, chương trình, dịch vụ CTXH được triển khai bởi một bộ máy tổchức theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương cùng với sự tham gia của các ngànhgiáo dục, y tế, toà án,…theo một hệ thống tổ chức dọc và liên ngành

- CTXH được thực hiện trên một nền tảng hệ thống giá trị, nguyên tắc, yêucầu đạo đức nghề nghiệp và được pháp luật quy định rõ ràng

- CTXH là một khoa học bao gồm hệ thống kiển thức lý thuyết và hệ thống

kỹ năng thực hành

- CTXH được đào tạo ở nhiều cấp bậc, trình độ

II MỤC ĐÍCH VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

1 Mục đích của Công tác xã hội

Hoạt động ngành CTXH hướng tới giúp đỡ cá nhân, nhóm, gia đình, cộngđồng phục hồi hay nâng cao năng lực để tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội,tạo ra những thay đổi về vị trí, vai trò của cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng.Một mặt CTXH giúp cá nhân tăng cường năng lực để hoà nhập xã hội, mặt khácCTXH thúc đẩy các điều kiện xã hội để cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng tiếpcận được với các chính sách, các nguồn lực xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản.Ngành CTXH được thừa nhận tại nhiều nước trên thế giới và được khẳng định là lĩnh vựcngành nghề có nhiệm vụ làm giảm bớt khoảng cách khác biệt về kinh tế và xã hội giữacác thành viên trong xã hội CTXH cam kết với sự phát triển an sinh con người, xóa bỏ sựnghèo đói và áp bức, đem đến công bằng và sự phồn vinh cho con người

Hoạt động nghề nghiệp CTXH hướng tới hai nội dung cơ bản sau:

Trang 12

Thứ nhất là, nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng (cá nhân, nhóm, gia

đình và cộng đồng) có hoàn cảnh khó khăn

Thứ hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình, nhóm

và cộng đồng thực hiện các chức năng xã hội, thực hiện vai trò của họ một cáchhiệu quả

Trên cơ sở đó, mục đích của ngành CTXH được nêu cụ thể như sau:

- Trợ giúp con người, cộng đồng giải quyết, đối phó với các khó khăn trong cuộc sống.

- Tìm ra những điểm mạnh và phát huy tiềm năng của cá nhân, nhóm, gia đình

và cộng đồng trong giải quyết vấn đề.

- Nối kết con người với các nguồn lực và hệ thống các dịch vụ xã hội

- Thúc đẩy các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực cho con người hoạt động có hiệu quả và mang tính nhân văn.

- Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội.

Nói tóm lại, mục đích chính của CTXH là nhằm khôi phục, tăng cường và pháttriển các chức năng xã hội của con người CTXH hướng tới sự phát triển bền vữngcủa con người và xã hội Quá trình thực hiện mục đích, CTXH không làm cô lập màphải biết phối hợp, khai thác và liên kết với các tổ chức, dịch vụ để phục vụ cho cánhân, nhóm, cộng đồng

2 Chức năng của Công tác xã hội

2.1 Chức năng khoa học của CTXH

- Chức năng nhận thức: Chức năng này thể hiện ở hệ thống kiến thức của

CTXH: lý thuyết, khái niệm, phương pháp,

- Chức năng thực tiễn: CTXH phản ánh sự vận động, phát triển, biến đổi của

xã hội loài người

- Chức năng dự báo: Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ các thân chủ,

CTXH sẽ xác định được các vấn đề xã hội liên quan đến thân chủ Từ đó, CTXH dựbáo được những biến đổi trong môi trường, xã hội tác động tới thân chủ, dự báo sựảnh hưởng của các thể chế xã hội tác động lên đối tượng

Trang 13

Mặt khác thông qua quá trình làm việc với các thân chủ, nhân viên xã hội còn

dự báo được cả những yếu tố tiêu cực, tích cực, những tiềm năng của thân chủ đểgiúp thân chủ nhanh chóng phục hồi và phát triển về sau này

2.2 Chức năng nghề CTXH

a Chức năng phục hồi

CTXH hướng tới thân chủ, phục hồi, khôi phục lại những chức năng xã hội đã

bị mất hoặc bị giảm thiểu Bao gồm những hoạt động trợ giúp đối tượng trở lại mứcban đầu và giúp họ hòa nhập cuộc sống xã hội CTXH quan tâm phục hồi chức nănghoạt động của con người trên cả 3 mặt:

- Phục hồi về thể chất

- Phục hồi về tâm lý

- Phục hồi về xã hội

CTXH cần tiến hành phục hồi song song cả 3 mặt trên

Hoạt động phục hồi nhằm giúp đối tượng trở lại cuộc sống bình thường, hòanhập cộng đồng Trong quá trình làm việc với thân chủ, CTXH cần chú ý tới việcphục hồi các chức năng bị suy giảm của thân chủ, giúp họ lấy lại cân bằng trong cuộcsống Chức năng phục hồi phải luôn song hành với các chức năng khác để đảm bảovấn đề của thân chủ được giải quyết một cách triệt để

CTXH đề ra các biện pháp phòng ngừa các "bệnh xã hội" cho thân chủ Đồngthời giúp họ hiểu biết và có cơ hội tiếp cận với hệ thống các dịch vụ xã hội, biết khai

Trang 14

thác, phát huy "tài nguyên" của bản thân để tự mình giải quyết vấn đề của chínhmình Để đảm bảo cho sự phòng ngừa đạt hiệu quả cao nhất, CTXH phải chú ý đếnyếu tố gia đình, cộng đồng và môi trường

d Chức năng phát triển

CTXH xây dựng các dự án hỗ trợ cho cá nhân, nhóm, cộng đồng phát triển.Nhưng CTXH không làm thay cho cộng đồng, cho thân chủ mà CTXH chỉ là sự "xúctác" giúp họ thăng bằng và phát triển bình thường

Chức năng phòng ngừa và phát triển không tách rời nhau mà gắn bó chặt chẽvới nhau Vì nếu phát triển ổn định, bền vững thì sẽ tạo ra nhân tố chủ quan cho sựphòng ngừa

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

1 Đối tượng của CTXH

1.1 Đối tượng nghiên cứu của CTXH

Đối tượng nghiên cứu của CTXH là những hoạt động xã hội đặc thù tác độngvào các mối quan hệ xã hội của cá nhân, nhóm, cộng đồng nhằm tạo nên sự tương tácgiữa họ với môi trường xung quanh, khôi phục, tăng cường và phát triển các chứcnăng xã hội của họ

CTXH nghiên cứu các vấn đề xã hội nảy sinh, những vấn đề xã hội này đangngăn cản việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồngnhằm tạo nên sự phát triển bền vững

1.2 Đối tượng tác nghiệp của CTXH

Đối tượng tác nghiệp của CTXH thường được gọi là “thân chủ” (client) TheoHepworth và cộng sự, danh mục đối tượng xã hội mà công tác xã hội hướng đến có

thể bao gồm: (Trần Văn Kham (tổng hợp) - Nguồn: quan-niem-cong-tac-xa-hoi)

http://kham.tv/cach-nhin-moi-ve Các cá nhân vô gia cư;

- Các gia đình có các vấn đề về bỏ rơi con trẻ hay có những vấn đề về lạm dụng tình dục, thể chất hay cuộc sống vợ chồng;

- Các cặp vợ chồng thường xuyên có những xung đột trong hôn nhân;

Trang 15

- Các gia đình - bao gồm cả gia đình đơn thân có những khó khăn về cuộc sống của con trẻ;

- Các cá nhân có HIV/AIDS và cuộc sống của các thành viên trong gia đình;

- Các cá nhân và các gia đình có những hình thức vi phạm pháp luật;

- Vị thành niên mang thai;

- Những cá nhân đồng giới, đa giới tính hoặc chuyển giới và những người thân của họ;

- Những cá nhân khuyết tật về thể chất hay tinh thần và các thành viên trong gia đình;

- Những cá nhân nghiện ma túy, nghiện rượu và gia đình họ;

- Trẻ em vừa bị mất cha mẹ;

- Các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; trẻ em có khó khăn về học tập

- Người di cư;

- Người già và cô đơn không nơi nương tựa;

- Những cá nhân vừa nghỉ hưu, nghỉ việc hay vừa tham gia vào lực lượng lao động;

- Các cá nhân có những khủng hoảng liên quan đến các biến cố trong cuộc sống;

- Các nạn nhân của bạo lực gia đình;

- Các nạn nhân của thiên tai, dịch bệnh

* Liên hệ tại Việt Nam: thảo luận

Đối tượng tác động của công tác xã hội thực sự rất đa dạng Theo cách nhìnnhận từ góc độ bổ trợ hay nâng cao việc thực hiện chức năng xã hội của các đốitượng xã hội, các đối tượng được tác động của ngành này có thể được phân nhóm cụthể như sau:

Những thân chủ tự nguyện:

Là những người đang sử dụng các dịch vụ xã hội một cách tự nguyện, nếunhững mối quan tâm của họ được giải quyết một cách rõ ràng, công khai Ví dụ, cácđội tượng cần tư vấn chăm sóc các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, các đối

Trang 16

tượng không còn người thân tiếp cận đến dịch vụ nuôi dưỡng; trẻ em cần trợ giúp khihòa nhập vào môi trường học tập mới…

Những thân chủ được ủy thác bởi pháp luật:

Là những người đang sử dụng các dịch vụ xã hội dưới sự điều hành của

hệ thống tòa án hay pháp luật Đó là những người hoặc là bị ép buộc sử dụng cácdịch vụ đó (như bảo hộ, giáo dưỡng trẻ em vi phạm pháp luật; các chương trìnhthử thách-cải tạo)

Những thân chủ không tự nguyện:

Là nhóm người áp dụng các dịch vụ xã hội thông qua những áp đặt bởicác thành viên của gia đình, bởi giáo viên ở trường học hay các quy định xã hộikhác nhưng không bị ép buộc hay cưỡng chế bởi hệ thống pháp luật Chẳng hạn,

có nhiều thân chủ rối loại thần kinh được các thành viên gia đình yêu cầu tiếpcận đến các hoạt động can thiệp trong công tác xã hội

Hiểu được nhóm đối tượng thân chủ thông qua việc tìm ra những mối quan tâmcủa họ, tìm hiểu các hoàn cảnh của thân chủ cũng như những vấn đề khác phát sinh từviệc tìm hiểu các khía cạnh này là công việc đầu tiên rất cần thiết và cơ bản cho cáccông việc tiếp theo của hoạt động thực hành công tác xã hội Quá trình này cần làm rõnhững điểm mạnh, những khả năng hiện có của chính thân chủ

Ví dụ, một học sinh gần đây hay nghỉ học có quá trình học khá tốt ở trường,

có khả năng giao tiếp tốt và sẵn sàng chỉ ra những điểm khó khăn trong cuộc sống tại gia đình đó chính là những điểm mạnh mà cán sự cần khám phá trước khi tiến hành các bước can thiệp cụ thể Việc tìm ra được điểm mạnh của thân chủ chính là

cơ sở bền vững cho các hoạt động thực hành can thiệp trực tiếp đến thân chủ, sẽ khuyến khích sự tham gia - bày tỏ cách nhìn nhận của bản thân và sự tự quyết của thân chủ.

Như vậy, đối tượng của CTXH không chỉ giới hạn ở những nhóm người yếu thếtrong xã hội mà nó còn bao phủ ở mọi nhóm, mọi tầng lớp dân cư trong cộng đồng

2 Phạm vi hoạt động của CTXH

CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp thân chủnâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chính năng xã hội, thúc đẩy môitrường xã hội liên quan đến chính sách, nguồn lực, dịch vụ, …để giải quyết và phòng

Trang 17

ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội và công bằng xã hội Vớimục đích trên, CTXH đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong quá trìnhgiải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh Tùy theo tình hình và điều kiện ở các quốc gia,CTXH tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong hệ thống an sinh xã hội, có thểđược phân ra như sau:

* Phân theo nhóm đối tượng tác động, CTXH làm việc với các đối tượng sau:

- Chăm sóc, trợ giúp các cá nhân, gia đình có công với cách mạng

- An sinh trẻ em và gia đình: hướng tới cung cấp nhiều loại dịch vụ và cáccách tiếp cận khác nhau từ cơ sở chăm sóc trẻ đến các dịch vụ trợ giúp, trị liệu giađình CTXH đặc biệt chú trọng tới nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nhómtrẻ có nguy cơ

- Những người yếu thế trong xã hội: người khuyết tật, người nghèo, người vôgia cư, người già cô đơn không nơi nương tựa,…

- An sinh người già: CTXH hướng đến cung cấp các dịch vụ và tham gia vậnđộng, xây dựng chính sách cho người già

- Trợ giúp các đối tượng xã hội: người nghiện ma túy, mại dâm, phạm pháp,…Đây

là lĩnh vực CTXH quan tâm và đưa ra các dịch vụ chăm sóc, phục hồi

Bệnh nhân có vấn đề về thể chất và tâm thần cngx được nhận các dịch vụ hỗtrợ, trị liệu về tâm lý và xã hội

- Các cộng đồng dân cư nghèo, có vấn đề xã hội,… cũng là một lĩnh vực quantâm của CTXH trong hoạt động tổ chức và phát triển cộng đồng

* Phân theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội, bao gồm:

- Lĩnh vực an sinh xã hội: Đây là lĩnh vực bao gồm các vấn đề về lao động,việc làm, an toàn xã hội, xóa đói giảm nghèo,…, là lĩnh vực mà CTXH chịu tráchnhiệm chính trong can thiệp và giải quyết vấn đề để đảmbảo nền an sinh xã hội

- Lĩnh vực pháp lý: CTXH tham gia vào lĩnh vực pháp lý nhằm đảm bảoquyền lợi, bảo vệ quyền của công dân trong các trường hợp liên quan đến pháp lý.Trong lĩnh vực này, NVCTXH có thể làm việc trong các tòa án, nhà tù, cơ quan phápluật để trợ giúp đối tượng về tinh thần cũng như vật chất, giới thiệu và tư vấn pháp

lý, giúp tòa án có được quyết định tốt nhất về trường hợp của thân chủ

Trang 18

- Lĩnh vực giáo dục: CTXH hoc đường là một hoạt động chuyên biệt trongthực hành CTXH Mục đích tổng quát của công tác xã hội tại trường học là nhằmnâng cao chất lượng cuộc sống Công tác xã hội tại trường học ứng dụng các nguyêntắc và phương pháp của chuyên ngành công tác xã hội vào mục đích chính trongtrường học, chú trọng đến sự thay đổi hành vi của học sinh Nhân viên xã hội tạitrường học cần lưu ý rằng sự mất quân bình của học sinh là kết quả của sự tương tácgiữa các đặc trưng của cá nhân học sinh với các điều kiện và hoạt động diễn ra trongmôi trường gia đình và trường học

- Lĩnh vực y tế: Đây là một lĩnh vực có mặt khá sớm trong lịch sử của CTXH.Hoạt động này nhằm giúp cho bệnh nhân được chăm sóc, phục hồi cả về mặt thể chất

và tinh thần, những trợ giúp về vật chất và hòa nhập cộng đồng

* Phân theo các cơ quan, tổ chức có:

- Cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước như: Bộ LĐTB-XH, Bộ Y tế, các

Sở, phòng tại địa phương,… (ở một số quốc gia còn có Bộ Xã hội hay Bộ An sinh xãhội,…) Đây là cơ quan chính triển khai các chính sách, chương trình, dịch vụ xã hộicho các nhóm đối tượng của ngành, đồng thời đây cũng là cơ quan chính xây dựngcác chính sách xã hội

- Các tổ chức chính trị - xã hội: Các tổ chức này triển khai các hoạt động trợgiúp xã hội và đưa ra tiếng nói của công dân, đảm bảo cơ hội cho người yếu thế thamgia vào việc xây dựng chính sách như: chính sách nhà ở, y tế, việc làm,…qua đó giúp

họ nâng cao năng lực và hòa nhập xã hội, có thể kể tới Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ Thập đỏ,…

- Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ Quốc tế

- Các cơ quan, viện, tổ chứclàm công tác đào tạo và nghiên cứu

- Các tổ chức từ thiên, nhân đạo tư nhân, các trung tâm, dịch vụ của tư nhân

IV MỘT SỐ KHÁI NIỆM/THUẬT NGỮ TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

1 Nhóm người yếu thế

Nhóm người yếu thế được xem là những người ít có cơ hội tiếp cận với cácdịch vụ, nguồn lực trong xã hội Do những rào cản nhất định từ bản thân thân chủhay từ môi trường nên các dịch vụ xã hội, chính sách an sinh xã hội, các nguồn lực

Trang 19

trong xã hội không đến được với họ, họ không có điều kiện để phát triển tiềm năng,khó hoà nhập với những nhóm người khác trong xã hội Chính vì vậy, trong một số

tài liệu họ còn được nhắc tới với cái tên là nhóm người ngoài rìa xã hội

Những nhóm người thường được xem là nhóm người yếu thế trong xã hội như:+ Người nghèo

+ Người già

+ Trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

+ Người dân tộc thiểu số

+ Phụ nữ, phụ nữ bị buôn bán, bị bạo hành, phụ nữ đơn thân,…

+ Những người là nạn nhân của bạo hành

+ Những người là nạn nhân của tệ nạn xã hội như: mại dâm, nghiện ma tuý,…+ Những người khuyết tật

+ Những người bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS,…

2 Chức năng xã hội

Chức năng xã hội là sự thực hiện vai trò xã hội của cá nhân mà họ đảm nhận ở

vị trí nhất định trong nhóm xã hội Chức năng xã hội quy định nhiệm vụ, tráchnhiệm, những hành vi hay hoạt động cho cá nhân trong vị trí xã hội tương ứng Nóicách khác, sự thực hiện vai trò trong nhóm xã hội của cá nhân được xem là sự thựchiện chức năng xã hội của cá nhân đó

Một người có thể thực hiện nhiều chức năng xã hội bởi họ có nhiều vai tròtrong các nhóm xã hội khác nhau Trong quá trình trao đổi tương tác với môi trườngxung quanh hoặc do những nguyên nhân từ bản thân thân chủ có thể dẫn tới việc họ

bị suy giảm, bị phát triển lệch lạc hoặc bị mất chức năng xã hội, hoặc không thựchiện được chức năng xã hội vốn có của mình,…Sự có mặt của nhân viên CTXH vớicác phương pháp can thiệp, các dịch vụ xã hội sẽ giúp cho họ vượt qua được tìnhhuống khó khăn đó, tăng cường và khôi phục lại việc thực hiện các chức năng xã hộicủa họ

3 Vấn đề xã hội

Trong CTXH, vấn đề xã hội được xem như là những khó khăn, bất cập của cánhân, gia đình hay cộng đồng cần được giải quyết Nếu vấn đề xã hội không được

Trang 20

giải quyết nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của cá nhân, gia đình và nền an sinh củacộng đồng Vấn đề tuy của cá nhân nhưng có thể làm ảnh hưởng tới những ngườixung quanh như gia đình, làng xóm, cộng đồng Ngược lại vấn đề của cộng đồngcũng có tác động rất lớn đến cá nhân hay gia đình sống trong cộng đồng đó.

Những vấn đề xã hội có thể xảy ra đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng nhưnạn thất nghiệp, ma tuý, mại dâm, tội phạm, sự nghèo đói, HIV/AIDS, trẻ em laođộng sớm, người khuyết tật không được chăm sóc, bạo lực gia đình, buôn bán người,

…Đây là những vấn đề xã hội mà CTXH luôn quan tâm và thường can thiệp trực tiếp

để đảm bảo cuộc sống an bình cho cá nhân, gia đình và cộng đồng

4 Cá nhân

Cá nhân được xem như là một người tách biệt với người khác bởi những đặctrưng riêng của họ về nhu cầu, mục tiêu mong muốn,…Cá nhân ám chỉ một cá thểtồn tại độc lập với quyền riêng của họ, với niềm tin riêng và sự độc lập của cá thể đótrong một tập hợp nhóm người

Cá nhân là một trong những đối tượng của CTXH Khi nhu cầu của cá nhânkhông được đáp ứng, họ bị rơi vào những tình huống khó khăn, chức năng xã hội của

họ bị suy giảm, bị mất hoặc bị phát triển lệch lạc, cá nhân gặp phải những vấn đề vềchức năng tâm lý – xã hội,…và khi họ không có khả năng tự giải quyết vấn đề khi đó

họ cần đến sự trợ giúp của nhân viên CTXH

5 Gia đình

Dưới góc độ pháp luật, gia đình được xem là một thiết chế xã hội dựa trên cơ

sở kết hợp những thành viên khác giới thông qua quan hệ hôn nhân để thực hiện cácchức năng của gia đình Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về tráchnhiệm, quyền lực và giữa họ có sự ràng buộc có tính pháp lý được Nhà nước thừanhận và bảo vệ

Ở góc độ xã hội, gia đình được xem như một nhóm người liên kết với nhaubởi mối quan hệ thân thuộc máu mủ, họ hàng Trong xã hội tồn tại gia đình hạt nhân

và gia đình mở rộng Gia đình hạt nhân là gia đình bao gồm: vợ, chồng, các con Giađình mở rộng là gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống

Gia đình được xem như một thiết chế xã hội, một môi trường xã hội rất quantrọng trong cuộc sống của con người Quá trình xã hội hoá đầu tiên của con người

Trang 21

đều bắt đầu từ gia đình Con người sinh ra, lớn lên trong gia đình và bị tác động phầnnhiều bởi yếu tố văn hoá, truyền thống của gia đình Ảnh hưởng của gia đình tới mỗithành viên trong gia đình là rất lớn Một gia đình hạnh phúc khi mọi người quan tâmgiúp đỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau Đây là nền tảng vững chắc cho mỗi thành viêntrong gia đình phát triển, phát huy tiềm năng của bản thân và hoàn thiện nhân cách.Ngược lại, một gia đình có chức năng bị suy giảm thì các thành viên trong gia đình

có xu hướng, có hành vi tiêu cực, giảm ý thức trách nhiệm với bản thân và với ngườikhác, với xã hội Do vậy, hoạt động trợ giúp một cá nhân luôn gắn với sự trợ giúp giađình của họ, nhằm cải thiện sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình, giúp họthực hiện tốt chức năng xã hội của mình Như vậy, gia đình cũng là một đối tượngcủa ngành CTXH

6 Cộng đồng

Cộng đồng là một nhóm xã hội hay một tổ chức cùng chung môi trường, mốiquan tâm Trong cộng đồng người, những nhu cầu, mong muốn, niềm tin, nguồn lựchay những rủi ro và nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng

xã hội của cá nhân, gia đình hay nền an sinh của cộng đồng

Cộng đồng có thể là những người sống trong cùng một địa lý như làng, xã,quận, huyện, một quốc gia,…Cộng đồng có thể là tập hợp người có chung văn hoá,

ngôn ngữ như: cộng đồng người Việt ở nước ngoài, cộng đồng người Chăm,…

Hay xét trên hai khía cạnh sau:

- Cộng đồng theo lãnh thổ: là tập hợp một nhóm người nhất định cùng sinhsống trên một lãnh thổ nhất định

- Cộng đồng theo chức năng: là tập hợp một nhóm người có chung mục đích,chung mối quan tâm và hoạt động theo những quy định, quy chế nhất định

Những vấn đề nảy sinh trong cộng đồng đều ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi cá

nhân hay gia đình trong cộng đồng đó Ví dụ: cộng đồng nghèo đói, kém phát triển là cộng đồng có cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu thốn các nguồn lực và các dịch vụ xã hội Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới sự đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân và gia đình trong cộng đồng đó Ngược lại, những vấn đề của cá nhân có thể ảnh hưởng tới an sinh của cộng đồng Ví dụ: Những gia đình có người nghiện ma tuý sẽ làm ảnh hưởng tới sự an toàn của người khác, gia đình khác, cũng như sự ổn định của cộng đồng

Trang 22

Nghiên cứu về nhu cầu của con người, A Maslow đã chia nhu cầu thành 5loại theo thứ tự bậc thang như sau:

- Nhu cầu vật chất: ăn, uống, ở mặc, không khí, nhà ở,…

- Nhu cầu an toàn xã hội: sống trong một môi trường hoà bình, an toàn,

không có bạo lực, xung đột; sức khoẻ, môi trường sống, việc làm,…

- Nhu cầu xã hội: được hội nhập, được giao tiếp, được yêu thương, được

tham gia vào một nhóm nào đó,…

Nhu cầu an toàn xã hộiNhu cầu hoàn thiện

Nhu cầu vật chấtNhu cầu được tôn trọngNhu cầu xã hội

Trang 23

- Nhu cầu được tôn trọng: được mọi người chấp nhận và tôn trọng giá trị

riêng của mỗi người,…

- Nhu cầu hoàn thiện: được tự khẳng định mình, được xã hội tạo điều kiện

để hoàn thiện và phát triển tiềm năng cá nhân

Trong quá trình thoả mãn nhu cầu, con người thường gặp phải những xung độtgiữa các loại nhu cầu khác nhau, giữa nhu cầu cá nhân và nhu cầu của nhóm Vì vậyngười nhân viên CTXH cần xác định được nhu cầu nào cần được thoả mãn trước đốivới cá nhân, đối với nhóm

8 Nhân viên CTXH

Đề cập đến thuật ngữ này hiện này có rất nhiều cách gọi: nhân viên xã hội,cán sự xã hội, cán bộ xã hội, người trợ giúp,…Trong bài giảng này, tác giả thường sửdụng là nhân viên CTXH hoặc gọi tắt là NVXH

Nhân viên CTXH được Hiệp hội các nhà CTXH chuyên nghiệp quốc tế

-IASW định nghĩa: “Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo, trang bị các kiến thức và kỹ năng trong CTXH, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đềtrong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với gia đình, nhóm, cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”.

* Nhiệm vụ cơ bản của NVCTXH:

- Phát hiện những vấn nạn xã hội hoặc những khó khăn, cản trở việc thực hiệnchức năng của cá nhân, nhóm, gia đình, cộng đồng

- Trợ giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết khó khăn, nâng cao khảnăng ứng phó và và tự giải quyết vấn nạn của mình

- NVXH nối kết thân chủ với các dịch vụ và nguồn lực trong xã hội hay nóicách khác là tạo ra cầu nối giữa thân chủ và các tài nguyên trong xã hội

- Thúc đẩy hoạt động của các dịch vụ trợ giúp

- Tham gia xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách xã hội,…

- Phân phối tài nguyên vật chất của xã hội

- Giữ vai trò an toàn xã hội khi cần thiết

Trang 24

* Vai trò cơ bản của nhân viên CTXH:

- Vai trò là người giáo dục

NVXH chuyển các thông tin một cách tốt nhất đến đối tượng hoặc thực hiệncác vai trò giáo dục khác nhau trong quá trình giúp đối tượng giải quyết vấn đề, nhưgiáo dục làm chuyển đổi hành vi, nhân cách người nghiện ma tuý, hay giáo dụcphòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng Các hoạt động giáo dục, truyềnthông của SW diễn ra ở mọi cấp độ can thiệp và trong mọi lĩnh vực Tuy nhiên dù ởcấp độ nào thì các hoạt động giáo dục cũng phải nhằm 3 mục tiêu, đó là sự thay đổivề:

Nhận thức: Giúp thân chủ thu nhận thêm kiến thức mới

Thái độ: Tăng cường cho thân chủ cảm xúc, cách nhìn, đánh giá vấn đề của

chính họ

Kỹ năng: Giúp họ tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề.

- Vai trò là người trung gian, nối kết - người môi giới:

Nối kết đối tượng với các nguồn lực bên ngoài Để thực hiện vai trò này, nhânviên xã hội phải biết nguồn lực của xã hội, đánh giá nhu cầu của đối tượng đối vớicác nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài Nhân viên xã hội phải hết sức năngđộng, sáng tạo trong việc tìm nguồn tài nguyên và tạo nên mối liên kết giữa đốitượng với nguồn tài nguyên đó Để làm tốt vai trò môi giới, NVXH phải hiểu đầy

đủ những nhu cầu, mong đợi của thân chủ, hiểu được những trung tâm, dịch

vụ, những nguồn lực có thể khai thác được đến với thân chủ Như vậy, NVXHchính là người kết nối thân chủ với các nguồn lực, các dịch vụ (y tế, giáodục…) để giải quyết vấn đề của thân chủ

- Vai trò là người tạo thuận lợi:

Giúp cho đối tượng giải quyết vấn đề, tạo điều kiện cho đối tượng tham giavào quá trình tự giải quyết vấn đề của chính họ bằng những kiến thức, kỹ năng vàkinh nghiệm của nhân viên xã hội

- Vai trò là người biện hộ/vận động chính sách:

Trong CTXH cá nhân, nhân viên xã hội đại diện cho nhu cầu của đối tượng,biện hộ cho đối tượng trong những trường hợp liên quan đến việc bảo vệ quyền và

Trang 25

lợi ích của đối tượng mà các quyền và lợi ích này đã được pháp luật ghi nhận hoặcđược xã hội thừa nhận

- Vai trò là nhà tham vấn/ tư vấn:

Những thân chủ khi đến với nhân viên xã hội, họ đều có vấn đề khó khăn,trong số họ có những người đã từng phải trải qua những khủng hoảng về tâm lý, tổnthương tinh thần, vì vậy nhân viên xã hội còn là người đóng vai trò như một nhà tưvấn (đưa ra những hướng dẫn, lời khuyên cho thân chủ…) trên cơ sở am hiểu các vấn

đề của thân chủ Cùng với đó, nhân viên xã hội còn đóng vai trò là nhà tham vấn, nhàđiều phối để giúp các họ chia sẻ những tâm sự, giúp họ tự khám phá được bản thân,hoàn cảnh, tiềm năng và từ đó tăng cường khả năng đối phó, phòng ngừa những vấn

đề có thể xảy ra

- Vai trò là người điều phối: NVXH thể hiện năng lực, khả năng điều hành,

điều phối, phân công công việc trong suốt tiến trình can thiệp sao cho các hoạt độngdiễn ra một cách nhịp nhàng, có tổ chức, có sự phối hợp chặt chẽ NVXH tạo lập vàduy trì bầu không khí xây dựng, kích thích và huy động thân chủ tham gia nhiệt tình

và có hiệu quả vào tiến trình giúp đỡ

- Vai trò của người chăm sóc trợ giúp:

NVXH còn được xem là người cung cấp dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân,gia đình không có khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và tự giảiquyết vấn đề

- Vai trò của tác viên phát triển cộng đồng,…

Như vậy, có thể nói nhân viên CTXH có rất nhiều vai trò khác nhau khi thựchiện vị trí, chức năng của mình trong ngành CTXH Họ có thể đảm nhận một haynhiều vai trò tùy vào công việc và vị trí mà họ đảm nhiệm Bên cạnh đó, NVXH còn

được khẳng định là một tác nhân thay đổi (change agent) Dù làm việc với cá nhân,

gia đình, nhóm, hay cộng đồng, mục tiêu của nhân viên CTXH luôn luôn là sự thayđổi từ trạng thái xấu đến trạng thái tốt hơn cho khách hàng/thân chủ Để đạt đượcmục tiêu này, nhân viên CTXH phải có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp

V ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

1 Mối quan hệ giữa con người toàn diện và môi trường toàn diện

Trang 26

Con người toàn diện là con người phát triển đầy đủ các chức năng xã hội (đức, trí,thể, mỹ), là con người có nhân sinh quan khoa học, là con người nhìn nhận sự vật, hiệntượng một cách đúng đắn, khoa học; thể hiện được trí tuệ của con người.

Môi trường toàn diện là cả hệ thống sinh thái, gia đình, cộng đông, làngxóm Môi trường ở đây bao gồm: Văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội Các chính sách

xã hội đều tác động vào môi trường (nếu chính sách đúng thì sẽ tác động tích cực tớimôi trường và ngược lại)

Công tác xã hội đặt trọng tâm vào tổng thể và toàn bộ con người, nhấn mạnhđến mối quan hệ giữa con người với môi trường sống của họ trong việc giải quyếtvấn đề

Bất cứ con người nào trong xã hội cũng sống trong một môi trường nhất định:Môi trường chính thức (gia đình, trường học, cơ quan ), môi trường truyền thông,

dư luận xã hội và môi trường không chính thức Con người là chủ thể chủ độngtham gia vào môi trường và đồng thời con người cũng chịu sự chi phối của yếu tốmôi trường Con người càng tác động vào môi trường bao nhiêu càng trưởng thànhlên bấy nhiêu

Mối quan hệ giữa con người toàn diện và môi trường toàn diện là đặc trưng trongCTXH bởi vì mục đích của CTXH là thay đổi con người, thay đổi môi trường giúp conngười phát triển Nếu môi trường ảnh hưởng không tốt đến hành vi con người, đến conngười làm giảm thiểu hoặc làm mất hoặc làm yếu đi các chức năng xã hội của họ thìCTXH phải cải tạo môi trường, tác động vào môi trường để khôi phục, trị liệu hoặc pháttriển các chức năng xã hội bị mất hoặc bị giảm thiểu của con người

Muốn cho con người phát triển toàn diện thì phải gắn con người với môitrường Nếu coi môi trường là một tổ chức, nếu tổ chức mạnh sẽ chắp cánh cho conngười phát triển, ngược lại nếu tổ chức yếu sẽ làm thụt lùi sự phát triển

2 Gia đình là " trường hợp" trong CTXH

Gia đình là tổ ấm, là cơ sở để con người sống và hoạt động Nhưng trong quátrình phát triển, gia đình thường mang những yếu tố không ổn định, sự khủng hoảng,rạn nứt Từ đó tạo cơ sở làm cho gia đình tan vỡ, khủng hoảng ảnh hưởng rất lớnđến sự phát triển nhân cách của trẻ em và các thành viên trong gia đình

Trang 27

Có thể nói gia đình cũng là một trong những nguồn gốc tạo nên những khiếmkhuyết, thiệt thòi cho mỗi cá nhân:

Nếu gia đình ổn định sẽ tạo cơ sở cho các chức năng xã hội của con người phát triển Ngược lại nếu gia đình mất ổn định sẽ làm mất mát, giảm thiểu các chức năng xã hội của con người.

Vì vậy muốn khôi phục, trị liệu, phòng ngừa các chức năng xã hội cho conngười đều phải đưa về gia đình

CTXH coi cộng đồng là một "đặc trưng" vì mỗi con người đều phải sống trong

một cộng đồng người nhất định Cộng đồng là nơi mà cá nhân tham gia vào nhiều mốiquan hệ xã hội, từ đó cá nhân bộc lộ được các thuộc tính, các đặc tính của bản thân vàthực hiện được các chức năng xã hội Mặt khác, trong cộng đồng luôn sẵn có nhữngnguồn lực rất phong phú như: nhân lực và tài nguyên CTXH phải biết tận dụng cáctài nguyên trong cộng đồng để giúp giải quyết vấn đề của con người, của cộng đồng đó

và những vấn đề thuộc về bản chất ngành CTXH

4 Tổ chức là " đặc trưng" của CTXH

Tổ chức là một tập hợp, liên kết với nhau dựa trên cơ sở mục đích chung, hoạtđộng chung do con người sáng lập ra Tổ chức hình thành trên cơ sở nhu cầu của đờisống xã hội

Tổ chức bao giờ cũng tồn tại những quy luật nội tại của nó Tổ chức nào phùhợp với điều kiện thực tế và nhu cầu khách quan thì tổ chức đó tồn tại và ngày càng

phát triển và ngược lại CTXH rất quan tâm đến các tổ chức - đặc biệt là những tổ

chức mà thân chủ trực tiếp tham gia Vì:

Trang 28

+ Tổ chức làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, tạo ra những thân chủ suy thoái

về đạo đức, mất chức năng xã hội

+ Tổ chức bao giờ cũng làm nảy sinh những vấn đề liên quan đến con người

Do đó, NVXH thông qua việc hiểu rõ, nắm chắc các tổ chức sẽ nhận diện đúng

về con người cụ thể của thân chủ

5 Quan hệ xã hội là " then chốt" trong CTXH

Quan hệ xã hội là toàn bộ những quan hệ của con người với thế giới đồ vật do conngười sáng tạo ra, là quan hệ của con người với xã hội, đối với người khác và đối vớichính bản thân mình Được thể hiện trong quan hệ người - người (bao gồm: Quan hệ kinh

tế, quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp quyền, quan hệ sản xuất) Bao trùm lêncác mối quan hệ là con người - con người

- Các mối quan hệ trong CTXH bao gồm:

Trang 29

hành vi đó là gì → thông qua các quan hệ xã hội của thân chủ để hiểu được nguyênnhân đó và từ đó tìm ra cách trị liệu.

Mặt khác việc thiết lập các mối quan hệ trong quá trình thực hành nghềnghiệp CTXH, NVCTXH càng hiểu rõ về nghề nghiệp của mình, biết rõ mình là ai,mình đang ở vị trí nào từ đó xác lập vai trò của mình cho phù hợp

Như vậy, quan hệ là yếu tố quyết định để phục hồi những chức năng đã mất,phát triển những chức năng còn hạn chế Qua đó làm thay đổi hành vi của thân chủ.Các quan hệ được thiết lập trong CTXH là các quan hệ mang tính nghề nghiệp, nóđược tập trung, được xác lập xuất phát từ yêu cầu, mục đích của ngành chứ khôngphải các quan hệ mang mục đích riêng tư

6 Tương tác xã hội là " đặc trưng" của CTXH

Tương tác là để thu thập thông tin về thân chủ, để hiểu được nguyên nhânbệnh lý của các vấn đề xã hội nảy sinh

CTXH đòi hỏi một sự tương tác đa chiều, hỗ trợ thân chủ để giúp thân chủhiểu rõ tình trạng của mình

Tương tác xã hội diễn ra chủ yếu giữa SW và thân chủ Càng thông qua tươngtác bao nhiêu càng nhận diện thân chủ đầy đủ bấy nhiêu

Mặt khác, nhờ thông qua tương tác xã hội mà SW mới có thể thực hiện đượccác chức năng của CTXH, mới thay đổi được hành vi của thân chủ

Xuất phát từ đó, CTXH coi "tương tác là một đặc trưng" của ngành

Lưu ý: Thân chủ rất đa dạng, luôn luôn trong trạng thái vận động và thay đổi,

trong quá trình vận động ấy làm xuất hiện các quan hệ xã hội khác nhau, nhu cầukhác nhau, đòi hỏi phải xác lập được các tương tác phù hợp Đồng thời căn cứ vàođiều kiện cụ thể, đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của từng thân chủ, từng loại bệnh lý

mà SW xác định các loại hình tương tác xã hội khác nhau thì mới đạt kết quả cao

7 Tự quyết là " đặc trưng" của CTXH

Tự quyết là tự giải quyết vấn đề của chính mình Trong khuôn khổ luật phápcho phép và với điều kiện không nguy hại đến người khác, thân chủ có quyền chọnlựa những giải pháp khả thi khác nhau tùy theo hoàn cảnh, hoặc lối sống để giảiquyết vấn nạn của mình

Trang 30

CTXH đề cao tính tự quyết của thân chủ xuất phát từ 3 yếu tố sau đây

+ Bản chất của hoạt động CTXH

+ Xuất phát từ tiềm năng, tiềm lực sẵn có của thân chủ

+ Quan điểm của CTXH: coi thân chủ là đối tượng + khách thể + chủ thể tronggiải quyết vấn đề của họ

NVXH muốn thực hiện quyền tự quyết của thân chủ thì phải:

+ Tôn trọng thân chủ

+ Tạo niềm tin nơi thân chủ, tin tưởng và có cái nhìn thiện tâm về thân chủ

+ Không được áp đặt các ý kiến chủ quan của mình để giải quyết vấn đề chothân chủ

8 Giám sát/Kiểm huấn

Giám sát = giám định và quan sát

Kiểm huấn = kiểm tra và huấn luyện

+ Kiểm huấn viên là những người làm việc tại các cơ sở xã hội, là người chia

sẻ, nâng đỡ và huấn luyện tay nghề cho SV hoặc các NVCTXH mới vào nghề

VI PHÂN BIỆT CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÔNG TÁC TỪ THIỆN, CỨU TRỢ XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM XÃ HỘI

1 Phân biệt công tác xã hội với công tác từ thiện

Trang 31

Xét về mặt hình thức, công tác xã hội và công tác từ thiện là hai hoạt động cóđiểm giống nhau, đó là cùng xuất phát từ lòng nhân đạo, nhân văn, bác ái, từ lòngthương người và cùng giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Tuynhiên, công tác xã hội và công tác từ thiện lại có những điểm khác nhau căn bản,xuất phát từ mục đích, cách tiếp cận và phương pháp làm việc khác nhau.

Về động cơ:

Công tác từ thiện xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau như: xuất phát từ cánhân, từ nhu cầu tâm lý muốn tự khẳng định mình, muốn bù đắp, muốn tạo uy tín,cũng có thể là mang màu sắc tôn giáo hoặc chính trị, cũng có thể là để che giấu mộtđiều gì đó,…

Động cơ của công tác xã hội xuất phát từ nhu cầu của xã hội, xuất phát từ quanđiểm giá trị của ngành CTXH, cho rằng CTXH là một nghề phi lợi nhuận, con người

và quyền của con người luôn được đặt lên hàng đầu, cho dù họ là ai, họ có vị trí, địa

vị, kinh tế, tôn giáo,…ra sao thì chính họ và lợi ích của họ cũng được quan tâm nhưnhau Nhân quyền và công bằng xã hội là những nguyên tắc căn bản của nghềCTXH

Về mục đích:

Các hoạt động của công tác từ thiện chỉ mang tính nhất thời, trước mắt nhằmgiúp đối tượng thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn hiện tại như: phân phối, viện trợ,…Vậy nên, công tác từ thiện chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của đối tượng

Mục đích của công tác xã hội là nhằm giúp đối tượng có vấn nạn phát huy tiềmnăng của chính mình để tự vươn lên Ở đây, vấn nạn của thân chủ được giải quyếtmột cách triệt để, yếu tố tự lực của thân chủ được đề cao

Trang 32

Về kết quả:

Xuất phát từ động cơ, mục đích, phương pháp và mối quan hệ khác nhau màkết quả của hai hoạt động này khác hẳn nhau Trong khi ở hoạt động CTXH, do xuấtphát từ nhu cầu của đối tượng, thấu hiểu được những nguồn lực của chính họ vànhững rủi ro hay nguy cơ có thể xảy ra mà nhân viên xã hội có thể giúp đỡ một cáchtốt nhất, vì thế vấn đề cốt lõi của đối tượng được giải quyết Đối tượng từ đó có thể

tự đứng vững trên đôi chân của mình sau khi được trợ giúp Trong khi đó, ở hoạtđộng từ thiện, việc giúp đỡ này chỉ mang tính chất xoa dịu nhất thời, nhu cầu chínhcủa đối tượng chưa được giải quyết triệt để, thậm chí còn tạo cho đối tượng tính thụđộng, ỷ lại vào các nhà hoạt động từ thiện khi gặp khó khăn

2 Phân biệt Công tác xã hội với Cứu trợ xã hội và Bảo đảm xã hội [2]

Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề chuyên nghiệp, chuyên

môn vận dụng các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để hỗ trợ cho cá nhân, nhóm,cộng đồng có những thay đổi, phát triển các chức năng xã hội, đồng thời giúp thânchủ tăng cường khả năng tự lực, tự giải quyết vấn đề, từ đó hoà nhập với cộngđồng xã hội

Cứu trợ xã hội (*) là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng thông qua

các chính sách, chế độ, biện pháp và hình thức khác nhau cho các thành viên trong xãhội khi họ gặp những khó khăn, bất hạnh, rủi ro trong cuộc sống hoặc do nhữngnguyên nhân khác nhau dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thu nhập, tài sản, nhằmtạo điều kiện để họ có thể vượt qua khó khăn, đảm bảo cho cuộc sống, sinh hoạt,giúp họ hoà nhập cộng đồng, xã hội

Cứu trợ xã hội bao gồm: Cứu tế xã hội và trợ giúp xã hội

Trang 33

Cứu tế xã hội: là cứu giúp cho các thành viên của xã hội khi họ gặp những rủi

ro, bất hạnh mà cuộc sống bị đe doạ nghiêm trọng Nếu không có sự cứu tế thì nhữngđối tượng gặp khó khăn và gia đình của họ có thể bị nguy hại đến cuộc sống, có thểdẫn đến cái chết Ở đây tính chất của hoạt động cứu tế là mang tính tức thời, cấp cứu,đôi khi mang tính chất thường xuyên, lâu dài, đặc biệt là đối với các trường hợp như:người già cô đơn, không nơi nương tựa, người nghèo, người khuyết tật, những ngườikhông có khả năng lao động,…

Trợ giúp xã hội: là sự hỗ trợ thên bằng tiền, hiện vật hoặc các điều kiện vật

chất, tinh thần khác của cộng đồng và xã hội cho các đối tượng khi gặp phải nhữngkhó khăn hoặc sa sút nào đó Họ vẫn có thể cố gắng để tự lo liệu cho cuộc sốngnhưng nếu không có sự trợ giúp xã hội thì cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn và

dễ rơi vào tình cảnh bần cùng Ở đây tính chất của trợ giúp xã hội khác với cứu tế xãhội ở chỗ đối tượng có cơ hội khắc phục hoặc giảm bớt hậu quả, rủi ro, tự vươn lênđảm bảo cuộ sống của mình Trợ giúp xã hội cũng vừa mang tính tức thời, vừa mangtính lâu dài nhưng chủ yếu là mang tính lâu dài Trợ giúp xã hội có phạm vi hoạtđộng rộng hơn cứu tế xã hội

Bảo đảm xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống các

chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Đây là một chính sách xã hội vôcùng quan trọng nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết đểduy trì, ổn định và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội mà trước hết làngười lao động

Bảo đảm xã hội tập trung chủ yếu ở 3 lĩnh vực chủ yếu là: ưu đãi xã hội, bảohiểm xã hội và cứu trợ xã hội Trong đó:

Ưu đãi xã hội: là một chính sách có tính đặc thù của Nhà nước dành cho các

đối tượng là những người có công với đất nước

Bảo hiểm xã hội: Là một hệ thống chính sách, chế độ nhằm đảm bảo khoản

thu nhập thay thế cho người lao động trong các trường hợp bị giảm hoặc mất khảnăng lao động, mất việc làm dẫn tới tình trạng bị giảm hoặc bị mất nguồn thu nhập từlao động và việc làm sau khi người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trong một thờigian nhất định

Cứu trợ xã hội (đã trình bày ở phần( *))

Trang 34

VII MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI KHÁC

1 Mối quan hệ giữa CTXH với An sinh xã hội

ASXH được hiểu là hệ thống tổ chức, hệ thống thiết chế để đảm bảo cho cuộcsống của tất cả mọi người bình đẳng, công bằng và ổn định phát triển

- Sự tác động của ASXH đến CTXH: Để thực hiện được các mục tiêu của

mình, ASXH phải cần đến hoạt động CTXH

- CTXH tác động đến ASXH: CTXH cung cấp các đối tượng hưởng lợi cho

ASXH

2 Mối quan hệ giữa CTXH và Xã hội học

XHH nghiên cứu các quy luật và tính quy luật về sự vận động và tương tác, pháttriển của các chủ thể xã hội, thiết chế xã hội và những biểu hiện của chúng

Sự khác nhau giữa CTXH và XHH

- Nghiên cứu các sự kiện mang tính khái

quát, chung chung - XHH mang tính khái

quát hoá

- Mang tính khoa học nhiều

- Đưa ra dự báo – Tính triệt để thấp

- Nghiên cứu các hoạt động xã hội đặcthù nhằm vào các cá nhân, nhóm, cộngđồng cụ thể trong xã hội - Mang tính cụthể hoá hơn

Trang 35

CTXH cung cấp cho XHH những vấn đề, những bệnh lý của các thân chủ

cụ thể để XHH tổng hợp, phân tích, khái quát lại và đưa ra dự báo đúng, chungnhất cho sự phát triển của vấn đề xã hội đó

CTXH được coi là mảng thực hành của XHH, là yếu tố mang tính thựctiễn của XHH

3 CTXH với Tâm lý học

TLH là ngành khoa học nghiên cứu các trạng thái ý thức, động cơ, tinhthần của con người, nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý người,nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển của các quá trình tâm lý Đồngthời cũng nghiên cứu các thuộc tính, các đặc điểm tâm lý, tình cảm, nhận thức

và ý chí của con người

- TLH tác động tới CTXH:

TLH cung cấp các lý thuyết tâm lý giúp cho SW nắm được các quy luậtchi phối, ảnh hưởng tới con người và các hoạt động của con người Cung cấpnhững quy luật hình thành nên ý chí, tình cảm của con người

Từ đó giúp CTXH nắm được những kiến thức về đặc điểm tâm lý củatừng lứa tuổi, từng nhóm đối tượng để tiếp cận và nhận diện về thân chủ

- CTXH tác động tới TLH:

CTXH nghiên cứu đặc điểm tâm lý của con người trong các trường hợpbất thường Từ đó cung cấp các dấu hiệu, kiến thức tâm lý bổ sung cho hệ thống

lý thuyết của TLH

4 Mối quan hệ giữa CTXH và Triết học

Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất, phổ biến nhất

về tự nhiên, xã hội và tư duy con người

- Triết học cung cấp cho CTXH 3 vấn đề sau:

+ Cung cấp phương pháp luận khoa học

+ Cung cấp nền tảng triết lý cho CTXH

+ Cung cấp thế giới quan, nhân sinh quan khoa học cho CTXH khi nhìnnhận vấn đề của các thân chủ

Trang 36

CTXH dựa vào đó để xây dựng các hệ thốg giá trị cho ngành CTXH Giúphình thành các quy điều đạo đức về CTXH.

- CTXH tác động tới Triết học: CTXH kiểm nghiệm tính đúng đắn, giá trị

khoa học của triết học

5 Quan hệ giữa chính sách xã hội và CTXH

* Những điểm giống và khác nhau giữa chính sách xã hội và công tác xã hội

- Giống nhau

+ Cả chính sách xã hội và công tác xã hội đều đạt tới mục tiêu ổn định và pháttriển bền vững xã hội

+ Đều mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc

+ Đều lấy yếu tố con người làm trọng tâm

- Khác nhau: Chính sách xã hội và công tác xã hội tuy có những điểm giống

nhau, nhưng giữa chúng cũng có một số điểm khác biệt Cụ thể:

Bảng: Sự khác biệt giữa chính sách xã hội và công tác xã hội

Tiêu chí Chính sách xã hội Công tác xã hội

Chủ thể thực

hiện

Nhà nước là chủ thể đề racác chính sách xã hội

Rất đa dạng (Chính phủ, các tổ chức phichính phủ, các tổ chức kinh tế - xã hội, cánhân…)

Công tác xã hội ngoài tác động đến giaitầng xã hội, nhóm lớn còn tác động đếntừng cá nhân riêng biệt

Cụ thể, ngành công tác xã hội chuyên đisâu vào những vấn đề thuộc về an sinh xãhội (tác động đến cá nhân, nhóm xã hội,cộng động có vấn đề xã hội…)

Phương pháp

tác động

Chính sách xã hội tác độngđến mọi giai tầng xã hội

Công tác xã hội sử dụng tổng thể cácphương pháp tác động trong đó có 3

Trang 37

Tiêu chí Chính sách xã hội Công tác xã hội

thông qua các công cụchính sách, chủ trương,đường lối và công cụ phápluật

phương pháp cơ bản (phương pháp CTXH

cá nhân, phương pháp CTXH nhóm vàphương pháp CTXH phát triển cộng đồng)

tế - xã hội, các nhà hảo tâm, cá nhân,…)

Hiệu quả giải

quyết các

vấn đề xã hội

Hiệu quả thấp: CSXH chỉ

là sự vận dụng đường lối,chính sách của Đảng vàNhà nước vào giải quyếtcác vấn đề xã hội

Hiệu quả cao: CTXH không chỉ vận dụngđường lối, chính sách của Đảng và Nhànước mà còn bao hàm cả phương pháp giảiquyết vấn đề (không chỉ nghiên cứu bệnhtật mà còn điều trị bệnh tật)

* Mối quan hệ giữa chính sách xã hội và công tác xã hội

Mặc dù chính sách xã hội và công tác xã hội có những điểm giống và khácnhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ, bổ sung chonhau vì mục tiêu chung là ổn định và phát triển bền vững, công bằng xã hội Trongquan hệ với chính sách xã hội CTXH mà cụ thể là thông qua nhân viên xã hội, thamgia vào quá trình nghiên cứu, hoạch định cũng như thực thi chính sách xã hội Họ cónhiệm vụ triển khai và cung cấp dịch vụ trợ giúp trên cơ sở các chính sách xã hộihiện có Nhân viên công tác xã hội là người trực tiếp làm việc với đối tượng, kết nốivới các chính sách cụ thể để giúp thân chủ có thêm nguồn lực cần thiết trong việcgiải quyết vấn đề của mình Như vậy, có thể nói CTXH góp phần quan trọng và sựthành công của một chính sách xã hội cụ thể, giúp chính sách xã hội đến được vớiđối tượng và phát huy tác dụng cao nhất

Ngoài ra, nhân viên CTXH còn tham gia vào quá trình đánh giá quá trình thựcthi chính sách xã hội, tính phù hợp của chính sách xã hội Bởi vì, họ là người trựctiếp làm việc với đối tượng, là người có khả năng bắm bắt được thông tin phản hồichính xác và đầy đủ nhất về quá trình chính sách đi vào cuộc sống Những thông tinnày là nguồn dữ liệu quan trọng để tư vấn cho các cơ quan chức năng quản lý và thựcthi chính sách xã hội, để quá trình điều chỉnh chính sách xã hội có hiệu quả nhất

Trang 38

Về phần mình, chính sách xã hội là cơ sở, căn cứ pháp lý, là nguồn lực màCTXH sử dụng nhằm phục vụ mục đích trợ giúp đối tượng chính sách xã hội luôn đikèm với những giải pháp cụ thể về nhân lực, kinh phsi, chương trình, dự án xã hội…Đây là những điều kiện pháp lý, vật chất cần thiết để CTXH kết nối, vận dụng tronggiải quyết vấn đề của thân chủ hay phát triển cộng đồng.

VIII SƠ LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1 Trên thế giới

Chúng ta đều biết rằng sự giúp đỡ cứu trợ lẫn nhau giữa mọi người luôn tồn tạingay từ khi con người xuất hiện trên trái đất Mặt khác, cũng từ khi có sự xuất hiệncủa con người đến nay, nghèo nàn, bệnh tật, tai nạn luôn luôn đi song hành với conngười và con người đều có mong muốn thông qua lực lượng của nhóm để giảm nhẹhay thoát khỏi tình trạng khó khăn của cuộc sống do đói nghèo, bệnh tất tai nạn gây

ra Song do những hạn chế của nền sản xuất, của chế độ xã hội nên những mongmuốn đó thường không được như chờ đợi Tuy vậy, dù trong xã hội nô lệ cổ đại haytrong những đêm dài thời kỳ trung cổ ở châu Âu, dưới tác động của những niềm tintôn giáo, công tác từ thiện cứu tế dân nghèo và nhữngngười rơi vào cảnh hoạn nạnluôn được tiến hành không gián đoạn

Vào thế kỷ 17, 18 cùng với sự tan rã của chế độ phong kiến phương Tây, sựphát triển nhanh chóng của chế độ tư bản, tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xãhội ngày càng trở nên gay gắt, các vấn đề xã hội như thất nghiệp, bần cùng, lưumanh, mãi dâm, mất thăng bằng xã hội… gia tăng nhanh chóng, đe dọa nghiêm trọngtiến trình phát triển bình thường của xã hội Điều đó đặt ra nhu cầu cấp bách về sựcan thiệp của xã hội Hàng loạt dự luật liên quan đến việc tổ chức cứu tế xã hội, phúclợi cộng đồng của các quốc gia ở châu Âu có ý nghĩa quan trọng và có ảnh hưởngsâu rộng đến sự xuất hiện và sự phát triển nhanh chóng của công tác xã hội Đến thế

kỷ 20 cùng với việc mở rộng nội dung của CTXH, việc gia tăng mạnh mẽ các tổchức CTXH và các nhân viên làm công tác xã hội, cũng như yêu cầu về tính khoahọc của các công việc này, thì nhu cầu về giáo dục, đào tạo CTXH ngày càng trởthành một sự nghiệp quan trọng Các lớp huấn luyện, các trường đào tạo về CTXHlần lượt xuất hiện và gia tăng nhanh chóng

Trang 39

Do vậy, có thể thấy mầm mống của công tác xã hội đã bắt nguồn từ trong lòng

xã hội cổ xưa, CTXH chuyên nghiệp (mang tính quốc tế) ra đời tới nay chưa đầy 100năm nhưng nó đã khẳng định vị trí quan trọng trong xã hội

Ở Nga, Hiệp ước năm 911 do Công tước Ôlếc – đại diện nước Nga lúc bấy giờ

ký kết với người Hy Lạp có nêu lên việc nuôi dưỡng người già, giúp đỡ người nghèo,chăm sóc người thương tật,…chính là văn kiện sớm nhất trên thế giới nói chung vànước Nga nói riêng, là bằng chứng chính thức đầu tiên về sự quan tâm của Nhà nướcvới các công dân của mình Cùng với sự tan rã của chế độ phong kiến là sự phát triểnmạnh mẽ của chế độ tư bản, Xã hội học, chính sách xã hội, Công tác xã hội cũngchính là con đẻ của quá trình vận động về vật chất và tinh thần trong các xã hội Tây

Âu và Mỹ ở thế kỷ XIX

Ở Anh, Pháp, Mỹ, Đức do ảnh hưởng của các cuộc Cách mạng Công nghiệp

mà những nước này đã phải đương đầu với nhiều vấn đề xã hội nảy sinh: vấn đề thấtnghiệp, bệnh tật, người nghèo, tình trạng di dân tự do, tệ nạn xã hội gia tăng, mâuthuẫn giai cấp, xung đột vũ trang,…- tất yếu của xã hội tư bản Trước tình trạng nhưvậy, nhiều chính phủ đã có các cách giải quyết khác nhau thông qua các chính sách,luật lệ

Trong đó đáng kể nhất là Đạo luật Elizabet của nước Anh (1601) với các nộidung: tạo công ăn việc làm cho người nghèo, người còn sức lao động; mở nhà dưỡnglão cho người già, người tàn tật, bảo trợ trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi bằng cáchđào tạo nghề,…Đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành CTXH nhưnột nghề do lần đầu tiên nó là hành động cứu giúp có tổ chức, mang tính Nhà nướcbên cạnh những cải cách tôn giáo (đạo Tin lành) trong việc cứu giúp và ngăn chặntình trạng phụ thuộc lâu dài của nghèo nghèo

Năm 1788, một chế độ cứu tế xã hội mới – “chế độ Hămbuốc” đã được thựchiện tại thành phố Hămbuốc (Đức) Theo chế độ này, cấp thành phố có cơ cấu quản

lý trung tâm, phân loại các vùng tiến hành cứu tế, chữa bệnh và giới thiệu việc làmcho người nghèo

Đầu thế kỷ XIX, ở Mỹ dạng CTXH sơ khai được thực hiện bởi các nhà truyềngiáo và tình nguyện viên (những người viếng thăm thân thiện – Visitors), họ giúp đỡngười nghèo, người ốm đau, bệnh tật, trẻ mồ côi, người già cô đơn,…Thông qua các

Trang 40

“Uỷ ban cải thiện hình thức vệ sinh” và “ Vụ giải phóng nô lệ” , các tình nguyện

viên còn giúp đỡ các nô lệ vừa được giải phóng nhanh chóng hoà nhập cộng đồng

Những năm 1850 – 1865, thông qua các uỷ ban như: “Uỷ ban từ thiện quốc gia”, “Uỷ ban từ thiện cộng đồng”, … những hoạt động khởi nguồn của CTXH đã

được triển khai tại các nước châu Âu

Những năm 1869, Hiệp hội các tổ chức cứu tế từ thiện và ngăn chặn ăn xin ở Luân Đôn (Anh) đã được thành lập, thường gọi là Hiệp hội tổ chức từ thiện Luân

Đôn Ở đây các nhà lãnh đạo đã vận dụng các triết lý khoa học để hình thành mộtdạng quản lý từ thiện mới: khoa học từ thiện Có thể coi đây là bước chuyển quantrọng về nhận thức và hành động của những người tham gia công tác xã hội

Những năm 1870, khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa kéo dài trong nhiềuthập kỷ đã đẩy con người vào cảnh sống nghèo khổ, bần cùng, xã hội rối ren: cácnhà băng kiệt quệ, hàng triệu người thất nghiệp, bãi công, biểu tình diễn ra nhiều

ở các đô thị lớn châu Âu, thậm chí còn mang tính bạo lực Các hoạt động từ thiệndường như không hoàn thành mục đích mang tính “cách mạng” ban đầu Nhiềungười nhận ra rằng, các chương trình cứu trợ thực chất là hoang phí thậm chí dẫntới sự sa sút về tinh thần cho người nghèo do nó chỉ làm tăng thêm sự phụ thuộc,

ỷ lại của họ Về vấn đề này, nhà Xã hội học người Anh, Herbert Spencer cho

rằng: “Cứu trợ là phá hoại xã hội, làm hỏng người nghèo vì nó gây ra những phụ thuộc và làm mất động cơ hành động” Điều này cho thấy các hoạt động cứu giúp

muốn có hiệu quả đòi hỏi phải có nhiều yếu tố mà một trong những yếu tố quantrọng là phải có một đội ngũ được đào tạo và được trả lương một cách chuyênnghiệp bên cạnh một trái tim nhân từ

Năm 1877, “Tổ chức từ thiện xã hội” được thành lập ở Mỹ đã quan tâm tới

vấn đề đào tạo một đội ngũ làm công tác xã hội Cũng từ đây các nhà tình nguyệnviên, các nhà thăm viếng hữu nghị của những năm 1880 – 1890 đã trở thành nhânviên xã hội

Năm 1884 tại Anh, lần đầu tiên đã xuất hiện “Trung tâm phúc lợi cộng đồng” Năm 1890, “Phong trào định cư”, “Ngôi nhà định cư” ở Luân Đôn (Anh) được

thành lập đã thành công trong việc xây dựng cầu nối giữa người giàu và người nghèonhất là những người mới nhập cư

Ngày đăng: 10/03/2017, 09:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Grace Mathew (Lê Chí An dịch), Nhập môn công tác xã hội cá nhân, NXB Đại học mở bán công TP. HCM, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn công tác xã hội cá nhân
Nhà XB: NXB Đại học mở bán công TP. HCM
[2] TS. Bùi Thị Xuân Mai, Giáo trình nhập môn Công tác xã hội, NXB Lao động – Xã hội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn Công tác xã hội
Nhà XB: NXB Lao động –Xã hội
[3] Trần Đình Tuấn, Công tác xã hội, lý thuyết và thực hành, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội, lý thuyết và thực hành
Nhà XB: NXB Đại học Quốc GiaHà Nội
[4] Lê Văn Phú, Công tác xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[5] Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Tài liệu tập huấn Công tác xã hội, Hà Nội, năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn Công tác xã hội
[6] ThS Nguyễn Thị Thái Lan, TS.Bùi Thị Xuân Mai, Giáo trình Công tác xã hội với cá nhân và gia đình, NXB Lao động – Xã hội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công tác xã hội vớicá nhân và gia đình
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
[7] TS. Mai Thị Kim Thanh, Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
[8] Nguyễn Thị Thu Hà, Phương pháp Công tác xã hội với cá nhân, tài liệu tập huấn Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp Công tác xã hội với cá nhân
[9] Nguyễn Thị Oanh: Công tác xã hội đại cương, NXB Đại học mở bán công TP.HCM, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội đại cương
Nhà XB: NXB Đại học mở bán công TP.HCM
[10]. Phạm Huy Dũng, Một số lý thuyết CTXH. Nxb Hà Nội, 2006 [11]. Nguyễn Văn Gia. Công tác xã hội . NXB Lao động -XH, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số lý thuyết CTXH". Nxb Hà Nội, 2006[11]. Nguyễn Văn Gia. "Công tác xã hội
Nhà XB: Nxb Hà Nội
[12] Cục Bảo trợ xã hội (TS. Trần Hữu Trung, Th.S Nguyễn Văn Hồi chủ biên), Tài liệu hướng dẫn xây dựng mô hình trung tâm Công tác xã hội và nghiệp vụ quản lý trường hợp, NXB Thống Kê, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tàiliệu hướng dẫn xây dựng mô hình trung tâm Công tác xã hội và nghiệp vụ quản lýtrường hợp
Nhà XB: NXB Thống Kê

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w