Xã hội nguyên thuỷ, nói một cách vắn tắt là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên mà loài người đã trải qua trong lịch sử. Trong hình thái kinh tế xã hội này, công cụ sản xuất thô sơ, lực lượng sản xuất kém phát triển, xã hội loài người phát triển chậm chạp, kinh nghiệm sản xuất mới trong giai đoạn bắt đầu hình thành. Do vậy, con người phải lao động tập thể, hợp quần nhau lại để chống thú dữ.
Trang 1Chuyên đề: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
Số ĐVHT: 02
1 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 F.Enghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước,
NXB Sự thật, Hà Nội (chương III: thị tộc Iroqua và chương IV: thị tộc Hy Lạp)
2 Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, NXB ĐHQGHN,
Hà Nội
- Enghen với dân tộc học (tr.157 - 185).
- Vấn đề phân kỳ xã hội nguyên thuỷ (tr.186-197).
- Thiết chế xã hội cổ truyền của các dân tộc thiểu số nước ta với việc xây dựng thể chế chính trị mới hiện nay (tr 219 - 255).
3 Phan Hữu Dật (2004), Góp phần nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam, NXB
CTQG, Hà Nội
- Tác phẩm "Xã hội cổ đại" của Lewis H.Morgan (tr 297- 334).
- Dấu vết bào tộc ở người Êđê (tr 532 - 547).
- Vai trò của già làng trong xã hội truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam (tr
603-620)
4 E.B.Taylor (2001), Văn hoá nguyên thuỷ, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội.
2.NỘI DUNG
2.1 Nguồn gốc loài người.
2.1.1 Các quan niệm duy tâm siêu hình và duy vật chất phác về nguồn gốc loài người
* Các thuyết duy tâm
Các thuyết duy tâm cho rằng loài người là một đấng thần linh tối cao sinh rachứ không phải là sản phẩm tiến hóa từ các loài động vật
Kinh thánh đạo Thiên chúa nói rằng: Chúa đã dùng đất đai ở vườn Địa đàngnhào nặn ra muôn loài Trong đó con người được sáng tạo nên theo bản sao ấy nhờ
có linh hồn của chúa mà sống, linh hoạt và khôn ngoan hơn mọi sinh vật khác Đó
là con người đầu tiên và được mang tên là Ađam Sau đó chúa đã bắt A đam ngủ
và lấy một chiếc xương sườn của Ađam nặn ra Evơ Bị một con rắn cám dỗ, mê
Trang 2hoặc, Eva đã hái quả cấm trong vườn Địa đàng và xúi dục cám dỗ A đam vào vòngtội lỗi Do đó cả hai đã buộc phải rời bỏ thiên đàng xuống nơi trần tục là trái đất vàphải tự sinh con trong sự đau khổ Cuộc đời của lũ cháu con ấy rất ngắn, chỉ nhiềulắm là 100 năm mà khi chết chúa lấy lại phần hồn mà khi trước chúa cho Ađam vàEva ''mượn'' Vì làm từ bụi cát, lại về với bụi cát.
Kinh thánh của đạo Hồi cũng cho rằng thánh Ala linh thiêng trước tiên đã đúc
ra con người bằng đất sét và làm cho con người ấy hoàn thiện, hoàn mỹ riêng theo
y riêng của Ala
Các quan niệm duy tâm siêu hình nêu trên còn ít nhiều lưu truyền và phổ biếndưới dạng này hay dạng khác qua các thời kỳ lịch sử, nhất là thời kỳ trong thế kỷkéo dài từ thế kỷ V đến thế kỷ XV
* Các quan điểm duy vật chất phác
- Heraclite (530 – 470 TCN): tất cả thế giới sinh vật đều là sản phẩm của lửa
- Democrite (460 – 370 TCN): toàn bộ thiên nhiên đều biến đổi liên tục, khôngngừng
- Thuyết Âm dương của phương Đông: ngũ hành tương sinh, tương khắc sinh ravạn vật
2.1.2 Bằng chứng khoa học về nguồn gốc loài người.
* Bằng chứng về mặt lý luận
- Carl Line (1707 - 1778): nhà sinh vật học, phân loại học nổi tiếng của Thủy Điển.Đến đầu thế kỷ XVIII, ông vẫn còn tin rằng các loài vật khác nhau trên trái đất,một cách hết sức hài hòa theo ý muốn của Thượng đế, trong đó có con người Bằng việc có điều kiện đi nghiên cứu ở nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều giốngloài động, thực vật cũng như nghiên cứu giải phẫu, C.Lineaus đã nhận thấy sựtương đồng về mặt giải phẫu sinh lý giữa loài khỉ và người Từ đó bắt đầu nảy sinhnghi ngờ về thuyết tiền định của mình, dẫn tới cuộc đấu tranh giữa thế giới quankhoa học và thế giới quan thần học, là động lực quan trọng cho cuộc đấu tranh vềthuyết tiến hóa trong những giai đoạn sau Vào năm 1758 là người đầu tiên đã xếploài người vào thang nhân loại động vật và đặt tên cho con người Homo Sapiensthuộc họ người Homo bên cạnh loài vượn người (Anttrôpôít)
Trang 3- Buffon (1707 - 1788): là một nhà tự nhiên học người Pháp đã lưu ý rằng, các hóathạch cổ ít giống với các dạng hiện nay hơn các hóa thạch mới Ông đề xuất ra 2nguyên lý:
Một là: những thay đổi của môi trường đã tạo ra những thay đổi của sinh vật.Hai là: những nhóm loài giống nhau phải có cùng một tổ tiên
Nhờ tiếp thu học thuyết của Cac Linê mà Buffôn đã đề xướng ra được quan điểm
về sự tiến hóa của tổ tiên loài người - các động vật có sự thay đổi, tiến hóa theochục thời gian, tiến hóa dần Các động vật hiện nay đều có tổ tiên từ những loàiđộng vật xa xưa
J.B.La Mác (1744 1829), nhà bác học người Pháp có tầm cỡ ở thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, đã thừa kế và phát triển học thuyết tiến hóa thêm một bước, trong
-tác phẩm ''Triết lý của động vật'' (1809), ông cho rằng, các động vật ngày nay đều
có tổ tiên, nguồn gốc xa xưa, mà phát triển lên bằng con đường tiến hóa Còn loài người do một loại vượn nhân hình tiến hóa mà thành Vì lý do nào đó, loài vượn từ
trên cây xuống sống trên mặt đất Vì thế cách thức sinh sống và kiếm ăn phải có sựthay đổi dần về hình dạng và hình thể Rồi hai chi trước được giải phóng khỏi sựnâng đỡ cơ thể, để tăng cường việc cầm nắm, đào bới, hái lượm thức ăn trên mặtđất, tư thế thẳng đứng thay thế hẳn việc leo trèo, bò trườn trên cây cối Từ đó cấutrúc khác của cơ thể cũng thay đổi theo, như bàn tay, cột sống, bộ óc Lối sốngtheo bày đàn chặt chẽ, tiếng nói cũng xuất hiện
Những nhận xét thiên tài của La Mác được Ăng ghen đánh giá rất cao và làmột trong những cơ sở khoa học tự nhiên cho thuyết duy vật của chủ nghĩa Mác
La Mác cũng là người đầu tiên đưa ra nguyên lý về sự thích nghi của cơ thể môi trường sống và khả năng được những tập tính đã được thay đổi để thích nghi với môi trường.
Tóm lại, cho tới La Mác, những quan điểm giải thích sự hình thành con người
là kết quả của sự tiến hóa đã trở thành phổ biến và áp đảo những quan điểm siêuhình, duy tâm thần bí Nhưng phải đợi tới Đacuyn (1809 - 1882) các ý kiến mớiđược tập hợp thành học thuyết - học thuyết tiến hóa không ai có thể phủ nhận đượcgiá trị ý nghĩa tuyệt vời của nó Trong công trình “Nguồn gốc các loài” (1959) và
Trang 4“Nguồn gốc loài người và sự đào thải sinh học” (1871), C.Darwin đã đưa ra luậnđiểm: loài người đã phát sinh từ giống vượn người hóa thạch đã bị tiêu diệt; cónghĩa thừa nhận nguồn gốc sinh vật của loài người thông qua quá trình chọn lọc tựnhiên.
Sau khi công trình ''Nguồn gốc con người và đào thải sinh học'' (1871) củaĐacuyn công bố nguồn gốc động vật của loài người đã được nhiều nhà khoa họctìm kiếm, chứng minh bằng những bằng chứng khoa học Trong đó nổi bật nhất lànhững di cốt hóa thạch của loài vượn cổ và người vượn trung gian, cho phép khôiphục lại các mắt khâu trong quá trình chuyển biến từ vượn sang người
* Những bằng chứng khoa học về mặt thực tiễn
1 Chặng đường đầu tiên là có một loài vượn cổ hay còn gọi là vượn nhânhình Homimít (Vượn Phương Nam), sống cuối kỷ thứ ba của thời đại tân sinh(1) (kỷhình thành con người) cách đây khoảng hơn 6 triệu năm Trong giai đoạn này, loạivượn nhân hình bắt đầu chuyển đời sống từ trên cây xuống dưới đất, biết sử dụngnhững vật liệu có sẵn trong tự nhiên để phục vụ mục đích sinh tồn
Hóa thạch loài vượn nhân hình tìm thấy ở Châu Phi, Châu Á và Châu Âu.Dung tích hộp sọ 350 – 600 cm3 Loại vượn nhân hình này đã có thể đứng và đibằng hai chân; dùng hai chi trước để cầm nắm nhưng còn vụng về Chưa có sựphân hóa giữa chi trước và cho sau Thức ăn là hoa quả, lá cây, củ thực vật và độngvật nhỏ Trong quá trình phát triển, loài vượn nhân hình này tiến hóa dần dần, ngàycàng gần với người hơn
Để tiện theo dõi, xin tóm tắt các thời kỳ phát triển của sự sống nói chung
trên trái đất vào bảng sau
1 Người ta gọi kỷ đệ tứ là kỷ hình thành con người (Antrôpôgen)
Trang 5Đại Kỷ Tuổi (triệu
năm) Sinh vật
Tân sinh
Đệ tam: Nêôgen Palêôgen
0 - 2
2 - 28
28 - 60
Con người Động vật
(Nguyễn Quang Quyền - Tổ tiên người hiện đại, Nxb Khoa học và kỹ thuật)
2 Loài vượn nhân hình Hominid là tổ tiên chung của các giống vượn ngườihiện đại và loài người Từ Hominid, một nhánh nào đó đã phát triển lên thànhngười Homo Habilis (người khéo léo) Đây là giai đoạn hai trong quá trình tiếnhóa Di cốt của những Homo Habilis đã được hai vợ chồng LiKi phát hiện năm
1960 tại thung lũng Ôndôvai (Tandania) gồm 450 mảnh xương sọ của một chiếc sọ
vỡ cùng một mảnh xương chân tay và vài cái răng Liki đặt tên cho nó làZingiantrốp để kỷ niệm chữ Zinj là tênđịa phương của nơi tìm thấy hóa thạch vá cóniên đại 1850 năm ClacHâuoan cho công bố những phát hiện mới trong vòng 10năm (1967 - 1976) tìm kiếm ở thung lũng Ômô (Etiôpi), tại đay đã phát hiện đượcnhững hóa thạch động vật có vú và người Homo Habilis có niên đại 2.500.000năm Năm 1974, Risa Liki (con trai của hai vợ chồng Liki) cũng tìm thấy ởKoobifora (Kênia) một sọ Homo, dung tích hộp sọ khoảng 775 cm khối, có niênđại chừng 2,9 triệu năm Cũng trong năm 1974, DJonhansơn và Grây đã phát hiện
ra một hóa thạch bộ xương một cô ngái ở Êtiôpi Tuổi chừng 22- 23 tuổi, được gọi
là Lucyôxtralôpithcus Lucy có niên đại khoảng 3,5 triệu năm đến 4 triệu năm.Lucy đã thường xuyên ở tư thế thẳng đứng
Trang 6Cũng trong năm 1974 Mary Liky (con trai của Liky) lại phát hiện thêm ởlactônin (Tandania) 42 răng người và một hàm hóa thạch với chín chiếc răngnguyên vẹn Niên đại được xác định là khoảng 3700 năm.
Năm 1993, Genswa (Nhật Bản) lại phát hiện được xương cốt hóa thạch ởAwash miền nam Etiôpi được đặt tên là Ôxtraôpithecus Ramidus Có niên đại 4,4triệu năm
Trong giai đoạn người Homo Habilis, kinh tế chủ yếu là hái lượm Bắt đầu có
sự chế tác công cụ với kỹ thuật thô sơ Về mặt niên đại, tương đương với giai đoạnTiền Sen thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ (theo sự phân kỳ của Khảo cổ học), là giaiđoạn đầu của thời đại mông muội (theo sự phân kỳ của Morgan)
Những phát hiện trên không những đã đẩy niên đại xuất hiện loài người lênkhoảng 4 triệu năm cách ngày nay, mà còn làm nẩy sinh nhiều giả thuyết mới vềcái nôi của loài người và về động lực của quá trình tiến hóa từ vượn thành người
3 Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn người Homo Erectus (người đứng thẳng).Địa điểm đầu tiên tìm thấy loại người vượn này là Trenit ở miền trung Giava(Inđônêxia) trong những năm 1891 - 1892, bác sĩ Dubois người Hà Lan đã khaiquật được ở đây một hàm răng trên, nắp sọ và một xương đùi Người vượn nàyđược đặt tên là Peticanthropus E rectus
Đến năm 1986, trên đảo Giava đã phát hiện được khoảng 21 mảnh sọ, 5 hàmdưới, 3 hàm trên hóa thạch của Homo E rectus Dung tích sọ não củaPeticanthropus vào khoảng từ 750 - 975 cm3 Họ đã biết phát ra tiếng nói và biếtchế tạo công cụ lao động
Niên đại Peticanthropus có cách đây khoảng 70 vạn năm
Một đại biểu khác của Homo Erectus là Sinanthropus (người Vượn Bắc Kinh)
mà hóa thạch răng đã được phát hiện trong những năm 1921 - 1923 ở Chu KhẩuĐiếng gần Bắc Kinh Đến năm 1937, ở khu vực này, ngưởi ta đã phát hiện khoảng
40 cá thể của loài người vượn này cho tới gần đây vẫn có những phát hiện lẻ tẻ.Người vượn Bắc Kinh có sọ dẹt, trán dốc thoải, u trán nổi rõ, dung tích sọ khá lớn(từ 850 đến 1220 cm3) Họ đã biết chế tạo công cụ bằng đá rất thô sơ, biết duy trì
và sử dụng lửa tự nhiên Niên đại khoảng 50 vạn năm cách ngày nay
Trang 7Di cốt của người Homo Erectus còn tìm thấy ở nhiều nơi: Ấn Độ, Kênia và cả
ở Thẩm Khuyên, Thẩm hai - Bình Gia, Lạng Sơn (Việt Nam)
Niên đại từ 50 - 70 vạn năm cách ngày nay của giai đoạn người Homo Erectustương đương với giai đoạn Sen và A Sơn thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ theo khungphân kỳ của KCH Kinh tế: thu lượm, săn bắt động vật lớn để ăn thịt Đã bắt đầu
có sự phân công theo giới trong lao động Phát minh quan trọng của con ngườitrong giai đoạn này là đã biết dung lửa (có sẵn trong tự nhiên), dựng những túp lềuđơn giản để tránh thú dữ và tuyết
Về hôn nhân và gia đình: quần hôn giữ vai trò chủ đạo Một bầy người nguyênthủy có khoảng 20 – 30 thành viên chia thành 5 – 7 gia đình mẫu quyền
4 Homo Neanderthal còn gọi người cổ sống ở giai đoạn cuối của thời kỳbăng hà, tương đương với niên đại khảo cổ trung kỳ thời đại đá cũ, cách đâykhoảng trên dưới 10 vạn năm Di cốt hóa thạch lần đầu tiên tìm thấy ở thung lũngNêăngđơ ở Đức Di cốt người Nêanđectan còn tìm thấy ở Pháp, Tây ba nha, Bỉ,Liên Xô, Palestin, Irăc Với những phát hiện trên, người Nêanđectan không chỉ ởchâu Âu mà cả phần châu Á sát với châu Âu
Thể tích hộp sọ: 1300 – 1700cm3
Kinh tế: thu lượm, săn bắn động vật lớn (voi, tê ngưu) và những loại động vậtchạy nhanh (lừa, ngựa hoang, sơn dương)
Phát minh: lấy lửa, làm nhà, nghệ thuật nguyên thủy
Hình thức tang: các di chỉ mộ táng cho thấy người chết được bôi thổ hoàng,chôn theo tư thế ngồi bó gối hoặc nằm nghiêng và được chôn theo đồ tùy táng Qua
đó cho thấy có thể trong giai đoạn này đã bắt đầu nảy sinh ý thức tôn giáo Vẫncòn tục ăn thịt người
5 Homo Sapiens (hay còn gọi là người Tân cổ) hoặc người hiện đại hayngười tinh khôn - niên đại xuất hiện khoảng 40.000 năm trước đây, tương đươngvới thời kỳ chuyển tiếp từ hậu kỳ đá cũ sang đá giữa của KCH Đây là thời kỳ conngười bắt đầu tỏa đi chiếm lĩnh hầu hết các vùng địa lý khác nhau
Cấu tạo cơ thể phát triển như người ngày nay Các bộ phận cơ thể đã trở nênhoàn thiện hai bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay nhất là ngón tay cái linh hoạt
Trang 8hơn, trán cao, xương hàm nhỏ và không còn nhô ra phía trước, não đặc biệt pháttriển.
Về kinh tế: hái lượm, săn bắt động vật, đánh cá và các loài nhuyễn thể nhỏ.Trong giai đoạn này bắt đầu có hoạt động chăn nuôi và trồng trọt Cuộc sống định
cư thành những công xã thị tộc đông đúc trên một diện tích nhất định trong thờigian dài
Về tôn giáo: tô tem giáo, tang thức kèm đồ minh khí với nhiều loại hình (công
cụ sản xuất, đồ dung sinh hoạt, tài sản…)
Nghệ thuật: hang động Châu Âu (cảnh săn bắt), chạm khắc trên xương, tượngđộng vật (tả thực) và phụ nữ (ước lệ) bằng đất, xương, ngà, đá
2.1.3 Động lực thúc đẩy quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
Đây là một trong những vấn đề trong gới học thuật còn nhiều ý kiến khácnhau
Trước thế kỷ XIX đã có nhiều nhà sinh vật học và triết học muốn giải thíchnguồn gốc loài người bằng những cứ liệu khoa học và quan điểm duy vật, trong đó
có Đacuyn đã giải thích quá trình này bằng quy luật chọn lọc tự nhiên NhưngĐacuyn mới chỉ xem xét vấn đề dưới góc độ của quy luật của sinh vật học, còn vaitrò của các quy luật xã hội thì lại chưa được chú ý đến Vấn đề này đã được
Ăngghen bổ sung và giải thích đầy đủ trong bài viết nổi tiếng ''Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người''.
Vượn nhân hình, dưới ảnh hưởng của đấu tranh sinh tồn, đã thay đổi lối sống
về căn bản, chuyển từ chỗ leo trèo trên cây của rừng nhiệt đới để kiếm thức ăn đếncuộc sống trên mặt đất Đồng thời những khả năng hoàn toàn mới được tạo ra cho
sự phát triển của bộ óc của loài vượn đó, những khả năng này được quy định thếđứng thẳng bằng trạng thái thẳng đứng dần dần của cái đầu Nhưng điều quyết địnhkhông phải chỉ ở tiền đề sinh vật học của việc biến vượn thành người mà ĐacUyn
đã khám phá ra
Ăngghen đã nêu ra một sự kiện cực kỳ quan trọng là tất cả những tiền đề sinhhọc đó có thể thực hiện được, có thể làm cơ sở cho sự chuyến biến từ vượn thànhngười, nhưng không phải tự do, mà chỉ nhờ vào lao động Trong tác phẩm ''tác
Trang 9dụng '' Ănghen đã khẳng định: ''Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn
bộ sinh hoạt loài người và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng
ta phải nói: ''Lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người''
Những con vượn cuối đệ tam kỷ thuộc Ôxtralopitec chưa biết chế tạo ra công
cụ lao động và chỉ dùng công cụ có sẵn trong thiên nhiên như gậy và đá Nhờ sửdụng thường xuyên và sau đó chế tạo công cụ - sự hoạt động lao động được phátsinh, lúc đầu phần lớn hãy còn bản năng, về sau ngày càng có hệ thống và có ythức hơn Không phải lao động riêng rẽ của những cá nhân mà là lao động tập thể
đã thống nhất và đoàn kết các bầy người tổ tiên xa xôi của chúng ta bằng nhữngmối quan hệ mạnh mẽ và sinh động, mà không thể có một loài động vật khác nào
có được dù sống thành bầy Trong qúa trình củng cố, phát triển và phức tạp hóahoạt động lao động đầu tiên đó, tất cả có thể của tổ tiên chúng ta đã thay đổi chậmchạp, nhưng liên tục và không gì kìm hãm lại được
Trước hết, hai tay ngày càng phát triển và cùng với hai tay là bộ óc cũng pháttriển Sự hoạt động thần kinh cao cấp được củng cố và mở rộng
Ở giai đoạn đầu của sự hình thành con người, tất nhiên chỉ mới chín muồinhững tiền đề để xuất hiện sự hoạt động lao động Giai đoạn thứ hai gắn liền với sựchế tạo công cụ lao động có một y nghĩa rất lớn cùng với giai đoạn thứ hai nàycũng đã bắt đầu sự phát triển của con người đúng với y nghĩa thực sự của nó, đồngthời cũng bắt đầu lịch sử xã hội, lịch sử tư duy và ngôn ngữ của con người Sự thậtnhững con người đầu tiên tách khỏi thế giới động vật, theo Ăng ghen chưa đượcgiải phòng hoàn toàn, giống như động vật Nhưng mỗi bước tiến trong sự phát triểnlao động là một bước tiến giải phóng con người khỏi phụ thuộc hoàn toàn vào lựclượng thiên nhiên
Trong lao động, trong việc tìm kiếm những phương tiện để sinh tồn nhờ vàonhững công cụ lao động do con người chế tạo ra, đã xuất hiện và củng cố nhữngmối liên hệ xã hội: Bầy vượn dùng gậy dần dần và rất châm chạp biến thành tậpthể người - thành công xã nguyên thủy
Với những phát hiện mới đây về cổ nhân loại học ở vùng Đông Phi, một sốhọc giả đã đưa ra một giả thuyết mới cho rằng động lực chính thúc đẩy quá trình
Trang 10chuyển biến từ vượn thành người chỉ có thể là các quy luật sinh vật học trong đó cóquy luật di truyền và đột biến (2)
2.2 Khái niệm về "Xã hội nguyên thuỷ"
- Xã hội nguyên thuỷ, nói một cách vắn tắt là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên màloài người đã trải qua trong lịch sử Trong hình thái kinh tế - xã hội này, công cụsản xuất thô sơ, lực lượng sản xuất kém phát triển, xã hội loài người phát triểnchậm chạp, kinh nghiệm sản xuất mới trong giai đoạn bắt đầu hình thành Do vậy,con người phải lao động tập thể, hợp quần nhau lại để chống thú dữ Hình thức sởhữu tài sản tập thể, mọi người đều bình đẳng như nhau Xã hội chưa phân hoá giàunghèo, chưa có áp bức, bóc lột, bất công Là thời đại hoàng kim của loài người ởthời kỳ bình minh của lịch sử
- Tính cấp thiết của vấn đề: Tại sao phải nghiên cứu về xã hội nguyên thuỷ?
+ Để thấy được sự phát triển của lịch sử một cách thống nhất giữa quá khứ hiện tại - tương lai
-+ Các giai đoạn phát triển của lịch sử loài người từ thấp đến cao, qua đó thấyđược sự thống nhất của nhân loại Đồng thời là công cụ sắc bén để chống lại thuyếtphân biệt chủng tộc
+ Nghiên cứu xã hội nguyên thuỷ là một xã hội rất cổ xưa nhưng để phục vụcho cuộc sống hiện tại của con người, củng cố hệ thống chính quyền cấp cơ sở ởvùng các dân tộc thiểu số
2.3 Điểm khởi đầu và kết thúc của xã hội nguyên thuỷ
2.3.1 Điểm khởi đầu
- XHNT bắt đầu khi con người thoát thai khỏi thế giới động vật Con người cũng làmột thành viên của thế giới tự nhiên Khi xuất hiện loài người thì lúc bấy giờXHNT cũng hình thành
- Tổ tiên trực tiếp của loài người là một loài vượn cổ hay còn gọi là vượn nhânhình Homomid, sống vào cuối kỷ thứ ba của thời đại tân sinh, cách đây khoảnghơn 6 triệu năm Lúc đầu chúng sống ở trên cây và không có lao động, di chuyểnbằng 4 chi Nhưng về sau, do tác động trực tiếp của hoàn cảnh sống (yếu tố môi
2 Viện thông tin-KHXH: Cái mới trong khoa học xã hội sử học, khảo cổ học, dân tộc học, 1989, tr 86
Trang 11trường) đã buộc chúng chuyển từ cuộc sống trên cây xuống sống ở dưới đất Cuộcsống dưới đất tạo cho chúng nhiều chuyển biến về mặt thể chất và nhận thức: dichuyển bằng 2 chi sau, hai tay được giải phóng để sử dụng công cụ, đầu ngẩng caoquen dần với thế đứng thẳng giúp cho bộ óc ngày càng phát triển, bắt đầu có sựchế tạo công cụ để tác động vào tự nhiên phục vụ hiệu quả hơn cho việc mưu sinh.Việc chuyển từ cuộc sống ở trên cây xuống cuộc sống ở dưới đất đã tạo nên haicuộc cách mạng lớn: bàn tay được giải phóng khỏi hoạt động di chuyển nên ngàycàng thon nhỏ hơn, khéo léo hơn và chế tạo công cụ lao động; bộ óc (khuôn mặt)được giải phóng khỏi mặt đất sẽ giúp cho giống vượn cổ có được cái nhìn xa hơn,bao quát hơn về thế giới, đẩy nhanh quá trình chuyển hoá từ bộ óc của ôn vượnthành bộ óc của con người (người cổ).
- Thức ăn của loài vượn này là hoa quả, lá cây, củ thực vật và động vật nhỏ Trongquá trình phát triển, loài vượn nhân hình này tiến hoá dần dần, ngày càng gần vớingười hơn
- Về niên đại: ban đầu người ta cho rằng giai đoạn bắt đầu của XHNT tương đươngvới niên đại của xương cốt hoá thạch tìm thấy được ở đảo Java do Dubois khaiquật được vào cuối thế kỷ XIX có niên đại 50 - 70 vạn năm Đó là xương cốt hoáthạch của người Pitêcantrop Và người ta cũng cho rằng đây là niên đại đánh dấu
sự ra đời của XHNT bởi vào giai đoạn này, đây là xương cốt hoá thạch có niên đạisớm nhất Cũng có cùng khung niên đại với người Pitecantrop, ở Bắc Kinh năm
1937, cũng phát hiện có di cốt của người Vượn Bắc Kinh (niên đại 50 vạn nămcách ngày nay) Di cốt của người Pitecantrop còn được tìm thấy ở vùng khác trênđảo Java và Việt Nam (hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên ở Bình Gia, Lạng Sơn), ở
Ấn Độ và Kênia Người ta cho rằng, Đông Nam Á là quê hương của loài người.Vào những năm 60 thế kỷ XX, hai vợ chồng nhà khảo cổ học Liky đã phát hiện dicốt của người Homo Habilis tại thung lũng Ônduvai (Tandania) có niên đại cáchngày nay 3 triệu năm Đây là di cốt có niên đại sớm nhất đánh dấu sự hình thànhloài người Do vậy mà thời điểm xuất hiện XHNT cũng được đẩy lên sớm hơn,cách ngày nay khoảng 3 triệu năm Và khu vực Đông Phi được coi là cái nôi củacon người, từ đó họ toả đi các nơi trên thế giới
Trang 122.3.2.Điểm kết thúc
Hình thái nhà nước ra đời đánh dấu sự kết thúc của XHNT Thời kỳ dã mantrong lịch sử loài người chấm dứt, con người bước vào thời đại mới, thời đại cónhà nước, thời đại văn minh
Quy luật chung: bất kỳ một cộng đồng XHNT nào trong tiến trình phát triểncủa lịch sử cũng đều dẫn đến sự hình thành thiết chế Nhà nước Có khác chỉ làkhác ở thời điểm xuất hiện mà thôi
Thời gian nảy sinh Nhà nước: có sự khác nhau, không mang tính đồng loạt.Sớm nhất là Ấn Độ cổ đại ở thời kỳ đồng - đá (thời kỳ đồ đá những đã có nhữngyếu tố đồng) có niên đại vào khoảng TNK IV TCN (thời kỳ Tảo kì vương quốc
3200 TCN - 3000 TCN) Phổ biến ở các dân tộc trên Thế giới, nhà nước nảy sinhtrong giai đoạn văn hoá đồ đồng Ở Việt Nam vào khoảng thời kỳ văn hoá ĐôngSơn (TK VII TCN) Nhưng cũng có những trường hợp xuất hiện muộn như vớinhững quốc đảo ở Thái Bình Dương, Caribe
2.4 Vấn đề phân kỳ xã hội nguyên thuỷ
Xã hội nguyên thuỷ tồn tại trong khoảng 1 triệu năm Đây là hình thái kinh
tế xã hội đầu tiên và tồn tại trong thời gian lâu nhất của lịch sử nhân loại (chiếmđến hơn 99% thời gian tồn tại của con người trên trái đất) Con người dưới thời kỳXHNT phát triển rất chậm chạp do công cụ sản xuất thô sơ, lực lượng sản xuất yếukém, tư liệu sản xuất nghèo nàn Dù phát triển chậm chạp, nhưng xã hội vẫn luôntrong quá trình vận động và phát triển Vì vậy, để xem xét quá trình vận động đócác nhà nghiên cứu phải xem xét nó qua các giai đoạn phát triển thông qua sự phânkỳ
Vấn đề ở đây là một khi đã đặt ra nhu cầu phải phân kỳ lịch sử, những nhànghiên cứu phải dựa vào những tiêu chí nhất định để xem xét Và vì đối tượngnghiên cứu của mỗi ngành khoa học là khác nhau nên đã từng có nhiều quan điểmphân kỳ khác nhau Cụ thể:
- Phân kỳ XHNT theo Khảo cổ học: với đặc trưng của mình, khảo cổ học đã pháthiện và cung cấp nguồn tài liệu vật chất về các nền văn hoá quá khứ Trong quátrình nhận diện XHNT, người ta đã căn cứ vào nguồn tài liệu là các công cụ sản
Trang 13xuất, nguyên liệu, kỹ thuật chế tác và loại hình các công cụ để đánh giá các giaiđoạn phát triển của xã hội thời kỳ này
Theo nguyên tắc đó, ngay từ thế kỷ I TCN, người La Mã đã chia xã hội loài ngườithành ba thời đại: Đá, Đồng, Sắt Quan điểm này về sau vẫn được các nhà khoahọc kế thừa và được cụ thể hoá hơn với sự phân chia chi tiết hơn Vào nửa cuối TKXIX có các quan điểm chia thời đại đồ đá thành đồ đá cũ và đá mới; hay một giaiđoạn đồ đá cũ thành sơ kỳ đá cũ và hậu kỳ đá cũ
Đặc điểm của cách phân chia theo KCH: là cách phân chia mang đặc tínhvăn hoá, lấy chất liệu vô cơ và hữu cơ làm tiêu chí
Các giai đoạn của XHNT theo cách phân chia KCH:
+ Thời đại đồ đá: gồm các giai đoạn đồ đá cũ, đồ đá giữa và đồ đá mới.Trong giai đoạn đồ đá cũ lại được phân chia ra các thời kỳ: sơ kì đá cũ (cách ngàynay vài triệu đến tám vạn năm gồm các giai đoạn: tiền Sen, Sen và A Sơn); trung
kỳ đá cũ (cách ngày nay 15 vạn đế 4 vạn năm với thời đại Mútxchiê); hậu kỳ (cáchngày nay 4 vạn đến 14.000 năm với các nền văn hoá tiêu biểu như: Orinhiac,Xôluxtrê, Mát len) Giai đoạn đồ đá giữa kéo dài từ thiên niên kỷ 8 đến thiên niên
kỷ 4 TCN với các nền văn hoá Adin, Tácdênua
+ Thời đại đồ đồng: được phân chia thành 2 giai đoạn: đồng đỏ (đồngnguyên chất) và đồng thau
+ Thời đại đồ sắt: gắn liền với thời đại văn minh (từ khi xuất hiện Nhà nướccho đến hiện nay)
- Phân kỳ XHNT của Morgan:
* Vai trò của L.H.Morgan
L.H.Morgan (1818-1881) nhà Dân tộc học lớn của Hoa Kỳ, là người đạidiện xuất sắc của trường phái “Tiến hoá luận”
Xuất thân là một luật sư, nhưng về sau, Morgan chuyển sang nghiên cứuDân tộc học Ông tiếp xúc trực tiếp trước tiên với thổ dân da đỏ Irôqua ở vùng ôngsinh sống, dần dần về sau là trong những địa phương ở Mỹ Morgan là một trongnhững người đầu tiên nghiên cứu thực địa Dân tộc học đầu tiên, khi nghiên cứu hệthống thân tộc và thích tộc Ông cũng là người đầu tiên thu thập tài liệu ở khắp mọi
Trang 14nơi trên Thế giới qua các phiếu điều tra hệ thống thân tộc với gần 139 tộc ngườikhác nhau Kết quả là năm 1871, ông đã cho ra đời tác phẩm “Hệ thống thân tộc vàthích tộc” mà H.R.Rivers đã cho rằng đó là một trong những phát minh vĩ địa nhấtcủa riêng một người có thể làm được, và Haddon “xem Morgan là nhà xã hội họclớn nhất của thế kỷ trước, mà công trình cơ bản làm cơ sở vững chắc cho sự nghiêncứu gia đình và hệ thống thân tộc” Tuy nhiên, tác phẩm cơ bản nhất, quan trọngnhất của ông phải kể đến “Xã hội cổ đại”, xuất bản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vàonăm 1871, được Enghen đánh giá là “một trong những trước tác hiếm thấy đã mởthời đại trong thời chúng ta, nó có vai trò đối với đời sống xã hội nguyên thuỷ như
ý nghĩa của thuyết tiến hoá của Darwin đối với sinh vật học và như lý luận mác-xít
về giá trị thặng dư đối với chính trị kinh tế học”
Sở dĩ đạt được thành tựu rực rỡ như vậy, về phương pháp luận là do Morgan
đã có một quan điểm duy vật lịch sử Quan điểm này thể hiện rõ nét trong nhậnthức của Morgan về sự phát triển của xã hội nguyên thuỷ Morgan đã phát hiện ra
tế bào cơ bản của xã hội tiền giai cấp, đó là thị tộc Thị tộc là hình thái cơ bản, làđơn vị cơ sở của hệ thống xã hội nguyên thuỷ Khi xem xã hội tiền giai cấp là xãhội thị tộc, Morgan đã đối lập nó với xã hội có giai cấp, hoặc nói theo ông là xã hộichính trị, trong quá trình phát triển của lịch sử, xã hội thị tộc đã đẻ ra xã hội đối lậpvới nó là xã hội chính trị
Đối với xã hội thị tộc, có hai hình thái tổ chức cơ bản, đó là thị tộc mẫuquyền và thị tộc phụ quyền Morgan đã nêu lên mối quan hệ giữa hai loại thị tộcnày Ông đã chứng minh thuyết phục rằng, trong hai loại thị tộc đó, thị tộc mẫuquyền là cổ xưa nhất, có tính xuất phát điểm, còn thị tộc phụ quyền là có về sau,muộn hơn và bước quá độ từ thị tộc mẫu quyền sang thị tộc phụ quyền gắn liền với
sự tan rã của sở hữu công cộng và sự xuất hiện của tư hữu Như vậy, sự nảy sinhthị tộc phụ quyền là một bước trên con đường tiến triển từ xã hội thị tộc sang xãhội chính trị Morgan đã làm nổi bật con đường tiến lên của loài người từ dân tộcchưa văn minh đến văn minh, từ xã hội chưa thành văn đến xã hội có văn tự Và nhưvậy, các dân tộc chưa văn minh chỉ là giai đoạn tất yếu có trước và chuẩn bị cho sự ra
Trang 15đời của các dân tộc văn minh mà thôi Các dân tộc văn minh chỉ là sự tiếp tục cótính quy luật trong quá trình phát triển của các dân tộc văn minh.
Theo Morgan, sự chuyển biến từ xã hội thị tộc sang xã hội chính trị gắn liềnvới sự thay đổi quan hệ sản xuất, cụ thể là sự thay thế sở hữu tập thể về tư liệu sảnxuất bằng tư hữu Trong đó vai trò quyết định loại hình sở hữu chính là trình độphát triển và hoàn thiện của phương thức tìm kiếm phương tiện sinh sống Sự pháttriển tư hữu gắn liền với sự tiến bộ về sáng kiến và phát minh
Như vậy, trong công trình nghiên cứu của mình, Morgan trên thực tế, không
tự giác đã xuất phát từ thế giới động vật chính là sự sản xuất, rằng sự hoàn thiệnphương thức tìm kiếm các phương tiện sinh sống tất yếu dẫn đến sự thay đổi cácquan hệ sở hữu và sự thay đổi này tất yếu dẫn đến bước ngoặt làm thay đổi các mốiquan hệ khác của con người, thay đổi cả chế độ xã hội nói chung Từ những lậpluận trên cho thấy, Morgan trên thực tế đã đạt đến các nguyên lý của chủ nghĩa duyvật trong nhận thức về lịch sử
Trong công trình nghiên cứu đánh dấu thời đại, bằng một khối lượng khổng
lồ tư liệu thu thập được trong thời gian dài ba cùng với thổ dân da đỏ châu Mỹ,cộng thêm tài liệu do các giáo sĩ Kitô giáo khắp năm châu cung cấp, lại do sự thừahưởng thành tựu khoa học Thế giới đương thời, Morgan đã chứng minh sự pháttriển của loài ngưòi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, chứng minh sựthống nhất của nhân loại Các thiết chế xã hội chủ yếu là gia đình, tư hữu và Nhànước không phải do một đấng Thượng đế tối cao nào sáng tạo ra, mà nó là kết quảcủa một quá trình lịch sử, trong những điều kiện lịch sử nhất định
Con đường phát triển của gia đình là từ quần hôn (dưới dạng các gia đình huyếttộc và gia đình Punaluan) đến hôn nhân cá thể (lúc đầu chưa bền vững dưới dạng giađình đối ngẫu, về sau là bền vững dưới dạng gia đình một vợ một chồng)
Con đường phát triển của chế độ tư hữu của loài người là từ sở hữu côngcộng, tập thể nguyên thuỷ tiến lên tư hữu
Con đường phát triển của xã hội là từ xã hội thị tộc, mọi thành viên bìnhđẳng, chưa có giai cấp và áp bức bóc lột, chưa có Nhà nước, chuyển sang xã hội cógiai cấp, có bóc lột và có Nhà nước
Trang 16ý nghĩa lớn lao của công trình là ở chỗ, các thiết chế gia đình, tư hữu, Nhànước do đó là những phạm trù lịch sử, không phải ra đời ngay cùng với sự xuấthiện đầu tiên của loài người, mà nó là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, nókhông phải bất biến mà luôn thay đổi qua từng giai đoạn của sự phát triển nhânloại Và như vậy, chế độ tư bản chủ nghĩa tất yếu một thời gian nào đó cũng bị mộtchế độ xã hội mới tiến bộ hơn thay thế.
- Hạn chế của Morgan
+ Tuy đã xuất phát từ nhận thức duy vật về lịch sử, nhưng quan điểm duy vậtcủa ông không phải là tự giác và triệt để Trong khi cần đề cập rành mạch nhậnthức về lực lượng sản xuất thì ông lại chỉ nêu vai trò sự tiến bộ của loài người về sángkiến và phát minh Không những thế, ông vẫn còn chưa thoát ly hẳn chủ nghĩa duy tâm,tuy rằng nó chỉ thể hiện trên những lĩnh vực lý luận tổng quát, còn khi nghiên cứu xãhội nguyên thuỷ cụ thể thì ông đã tỏ ra một nhà duy vật
+ Nhược điểm của Morgan trong sự phân kỳ xã hội nguyên thuỷ thành 3 thờikỳ: mông muội - dã man - văn minh, trong đó 2 thời kỳ đầu lại được chia ra thành
3 giai đoạn nhỏ nối tiếp nhau từ thấp đến cao là: thấp, giữa và cao Trong 3 thời kỳ
đó, Morgan chỉ chú trọng vào 2 thời kỳ đầu, thời kỳ 3 chỉ chú ý ở bước quá độ Từ
đó có thể đưa ra kết luận: cách phân kỳ của Morgan mang tính lược đồ và côngthức, một số biểu hiện đánh dấu sự chuyển tiếp giai đoạn không đủ sức thuyết phục
và được xây dựng trên cơ sở một số tư liệu không chính xác Nhìn chung đó là sựhạn chế về mặt tư liệu Về sau, trong sơ đồ của Morgan về lịch sử hôn nhân và giađình, gia đình huyết tộc và gia đình Punaluan đã bị khoa học bỏ qua
- Phân kỳ XHNT dựa vào sự phân công lao động: đây là cách phân kỳ lấy phâncông lao động làm cơ sở do Butinốp chủ trương Tác giả Butinốp đã đề xuất cácgiai đoạn:
+ Sự phân công lao động mang tính tự nhiên theo giới, theo lứa tuổi Đây là
sự phân công lao động diễn ra đầu tiên trong xã hội loài người và có ý nghĩa quyếtđịnh trong đời sống XHNT
+ Sự phân công lao động mang tính chất ngành kinh tế: phân biệt giữa nôngnghiệp, ngư nghiệp và chăn nuôi
Trang 17+ Sự phân công lao động giữa các công xã: công xã trồng trọt, công xã đánh
cá, công xã chăn nuôi
- Phân kỳ XHNT theo tiêu chí tôn giáo: thời kỳ đa thần giáo trước rồi phát triểnthành nhất thần giáo
- Phân kỳ XHNT theo tiêu chí dân số, theo chế độ sở hữu: sở hữu tập thể, sở hữu
cá nhân, tư hữu
- Phân kỳ XHNT dựa trên tiêu chí hình thái các khối cộng đồng người: cách phân
Cho đến nay, cách phân kỳ XHNT được thừa nhận rộng rãi trong dân tộchọc là cách phân kỳ do các nhà khoa học Xô viết (trước đây) đề xuất và nó đượccoi là cách phân kỳ khoa học và hợp lý nhất Theo cách phân kỳ này, XHNT đượcphân chia thành 3 thời kỳ:
+ Giai đoạn tiền thị tộc = Bầy người nguyên thuỷ
+ Công xã thị tộc (với chế độ mẫu hệ và phụ hệ)
+ Sự tan rã của công xã thị tộc và sự xuất hiện giai cấp và nhà nước
2.5 Các giai đoạn của xã hội nguyên thuỷ
2.5.1 Giai đoạn tiền thị tộc (giai đoạn bầy người nguyên thuỷ)
Dựng lại bức tranh của giai đoạn đầu tiên trong lịch sử phát triển của xã hộiloài người là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp Vì không có nguồn sửliệu trực tiếp nói về cuộc sống của con người thời đại quá xa xưa này, các nhà khoahọc buộc phải dựa vào các nguồn tài liệu gián tiếp khác như các tài liệu khảo cổhọc và cổ nhân học, dân tộc học và cả các kết quả nghiên cứu về cuộc sống tựnhiên của một số loài động vật cao cấp của các nhà động vật học Nhưng có mộtquan điểm thống nhất cho rằng, loài người hiện nay trên thế giới mặc dù là nhữngcộng đồng người lạc hậu nhất, ở những nơi cư trú hẻo lánh nhất thì cũng đã bỏ qua
Trang 18giai đoạn này Nên những vấn đề, những quyển sách hoặc những nghiên cứu màcác nhà khoa học viết đều là những giả thuyết khoa học Chính vì vậy mà những trithức lịch sử về giai đoạn này thường gây nên sự tranh luận nhiều nhất trong giới sửhọc Ngay khái niệm "bầy người" cũng không phải không có ý kiến bàn cãi, vì cóngười cho rằng, dùng thuật ngữ này là "tầm thường hoá", "sinh học hoá" quá trìnhphát triển có tính xã hội của xã hội loài người Tuy nhiên đây lại là một giai đoạnrất quan trọng, bởi:
1- Nó quan hệ cốt tử đến vấn đề nguồn gốc loài người, sự nảy sinh của loài người, của nhân loại.
2- Liên quan trực tiếp đến vấn đề chủng tộc Đây là thời kỳ chủng tộc xuất hiện
(vào giai đoạn người Neandectans cách ngày nay 10 vạn năm) Từ một khối cộngđồng người thuần nhất ban đầu phải chia đến những nơi khác nhau trên thế giới đểtồn tại và phát triển Do tác động của điều kiện khí hậu, tự nhiên và thời tiết màhình thành nên các nhóm nhân chủng khác nhau
3- Gắn liền nguồn gốc các dân tộc
Thời điểm bắt đầu của giai đoạn tiền thị tộc là thời điểm xuất hiện loài người cáchngày nay khoảng 3 triệu năm (giai đoạn người Homo Habilis - ngtười khéo léo).Thời điểm kết thúc của bầy người nguyên thuỷ theo các chứng cứ khoa học là cáchngày nay 5 vạn năm, thuộc vào hậu kỳ đồ đá cũ Thời kỳ ấy xuất hiện thị tộc, conngười hiện đại ra đời (người Homo Sapiens)
- Trong khoa học có 2 thuật ngữ dùng để chỉ giai đoạn này:
+ Thời kỳ tiền thị tộc
+ Thời kỳ bầy người nguyên thuỷ: con người ở giai đoạn này đã là conngười, không còn là động vật nữa, nhưng không phải là con người hiện đại mà làngười nguyên thuỷ Do vậy không gọi là "nhóm người" mà gọi là "bầy, đàn", tức là
họ còn mang nhiều yếu tố của giới động vật
→ Con người không còn là con vật nữa nhưng vẫn chưa phải là con người thực sự
- Về cấu tạo hình dáng: theo nghiên cứu của khoa học hiện đại cho rằng, trước khi
là con người, tổ tiên của con người chúng ta là giống "người vượn phương Nam"(Ostralopithecus) Từ giống người vượn phương Nam đó nảy sinh ra con người