CTXH trong trường học

Một phần của tài liệu Giáo án Nhập môn công tác xã hội (Trang 115 - 118)

CHƯƠNG IV CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

4. CTXH trong trường học

Mục đích tổng quát của công tác xã hội tại trường học là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Công tác xã hội tại trường học ứng dụng các nguyên tắc và phương pháp của chuyên ngành công tác xã hội vào mục đích chính trong trường học, chú trọng đến sự thay đổi hành vi của học sinh. Nhân viên xã hội tại trường học cần lưu ý rằng sự mất quân bình của học sinh là kết quả của sự tương tác giữa các đặc trưng của cá nhân học sinh với các điều kiện và hoạt động diễn ra trong môi trường đình và trường học.

Môi trường học đường ngày nay cũng khó tránh khỏi những tác động tiêu cực của các vấn đề xã hội và tệ nạn xã hội. Học sinh sinh viên cần được hướng dẫn để có kỹ năng sống và phòng vệ trước sự tấn công của những cái xấu. Một cơ chế phù hợp trong trường học để nhân viên công tác xã hội làm việc như một nhà tư vấn/tham vấn cho học sinh là điều cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Không thể bỏ mặc học sinh giữa sự đùn đẩy của các bên là nhà trường, gia đình và xã hội để rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm.

Những vấn đề nảy sinh trong học đường thường là những vấn đề:

- Vấn đề đạo đức

- Vấn đề học sinh bỏ học

- Vấn đề bạo lực và các băng nhóm - Vấn đề nghiện hút ma túy và thuốc lá - Vấn đề gian lận trong thi cử

- Vấn đề áp lực của chương trình học quá tải - Vấn đề kỷ luật

- Vấn đề trong mối quan hệ học sinh- học sinh, học sinh – thầy cô, học sinh - gia đình, học sinh – xã hội…

Nhân viên công tác xã hội làm việc tại trường học cần tiếp cận với từng cá nhân học sinh, sử dụng các phương pháp công tác xã hội nhóm và cần thiết làm việc với cộng đồng để giải quyết các vấn đề nêu trên. Ngoài ra nhân viên công tác xã hội cần bàn bạc với Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm… để nhận diện vấn đề và đưa ra các giải pháp cũng như xây dựng chính sách cho nhà trường. Với cha mẹ học sinh, nhân viên công tác xã hội giúp họ có được kỹ năng truyền thông, giao tiếp tốt hơn với con

cái để họ hiểu nhau và chấp nhận nhau hơn. Nhân viên công tác xã hội cũng sử dụng các kỹ năng của phương pháp công tác xã hội với nhóm để làm việc với nhóm cha mẹ học sinh giải quyết vấn đề. Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là tác nhân thay đổi giúp cộng đồng nhận diện những vấn đề rộng lớn tác động đến nhà trường.

4.2. Vai trò của NVXH

- Xây dựng các kỹ năng xã hội mới hoặc năng lực cho người lớn, phụ huynh và trẻ em.

- Xác định các nguồn tài nguyên mới và các cơ sở dịch vụ xã hội hỗ trợ trẻ em và gia đình cũng như triển khai các chương trình mới tại trường và tại cộng đồng.

- Thay đổi quan điểm người lớn (như các giáo viên thường có các quan điểm tiêu cực về học sinh).

- Nâng cao kiến thức và sự thông hiểu (như tập huấn tại chức cho giáo viên về trẻ bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi).

- Tái cấu trúc các hoạt động (như phụ đạo cho các học sinh gặp khó khăn trong học tập).

- Phát triển các mối liên kết với các cơ quan tại cộng đồng (cơ sở dịch vụ cho trẻ và sức khỏe tâm thần).

- Phát triển các vai trò mới cho giáo viên, phụ huynh (nguồn tài nguyên hỗ trợ).

- Triển khai các chương trình mới khi có nhu cầu (như chương trình sau giờ học cho các trẻ có bố mẹ phải làm việc, chương trình giáo dục thể chất).

- Biện hộ cho học sinh khi học sinh phải ra trước Hội đồng kỷ luật của nhà trường.

- Tham vấn nhóm - Phòng chống tự tử

- Tổ chức các hoạt động lôi cuốn trẻ vào quá trình học tập - Hỗ trợ xử lý, can thiệp khủng hoảng.

- Đôi khi nhân viên xã hội thay mặt cho học sinh và phụ huynh học sinh để đạt nguyện vọng, đề xuất thay đổi một số chương trình, chính sách tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tiếp cận tối đa với các chương trình giáo dục và đào tạo.

Giải quyết các xung đột trong nhà trường (trong cả cán bộ giáo viên và trong cả học sinh)

- Tiếp cận các xung đột, tìm kiếm thông tin, phân tích tình hình.

- Cùng đối tượng xác định vấn đề, nguyên nhân gây xung đột - Cùng đối tượng phân tích, lựa chọn giải pháp giải quyết xung đột

- Theo dõi, giám sát, hỗ trợ thực hiện giải pháp (bao gồm cả việc tập hợp những nỗ lực bên trong và bên ngoài vào thực hiện giải pháp).

- Duy trì môi trường giáo dục trong sạch và lành mạnh trong cả cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường học.

Tại Việt Nam, công tác xã hội trong học đường được đánh giá là chưa phát triển. Mặc dù nhu cầu xã hội cần có các dịch vụ công tác xã hội ngày càng cao. Nhân viên xã hội chưa có vị trí nào trong hệ thống trường học. Vì vậy, trong thời gian tới, rất cần phát triển dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục.

Một phần của tài liệu Giáo án Nhập môn công tác xã hội (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w