1. Mối quan hệ giữa CTXH với An sinh xã hội
ASXH được hiểu là hệ thống tổ chức, hệ thống thiết chế để đảm bảo cho cuộc sống của tất cả mọi người bình đẳng, công bằng và ổn định phát triển.
- Sự tác động của ASXH đến CTXH: Để thực hiện được các mục tiêu của mình, ASXH phải cần đến hoạt động CTXH
- CTXH tác động đến ASXH: CTXH cung cấp các đối tượng hưởng lợi cho ASXH
2. Mối quan hệ giữa CTXH và Xã hội học
XHH nghiên cứu các quy luật và tính quy luật về sự vận động và tương tác, phát triển của các chủ thể xã hội, thiết chế xã hội và những biểu hiện của chúng.
Sự khác nhau giữa CTXH và XHH
XHH CTXH
- Nghiên cứu các sự kiện mang tính khái quát, chung chung - XHH mang tính khái quát hoá.
- Mang tính khoa học nhiều
- Đưa ra dự báo – Tính triệt để thấp
- Nghiên cứu các hoạt động xã hội đặc thù nhằm vào các cá nhân, nhóm, cộng đồng cụ thể trong xã hội - Mang tính cụ thể hoá hơn.
- Mang tính khoa học và tính nghề
- Giải quyết vấn đề cho thân chủ mang tính triệt để hơn.
Mối quan hệ:
- XHH tác động đến CTXH:
+ CTXH vận dụng lý thuyết, khái niệm, các phương pháp điều tra XHH để vận dụng vào quá trình làm việc với thân chủ, phân tích các vấn đề xã hội đang ngăn cản việc thực hiện các chức năng xã hội của cá nhân, nhóm, cộng đồng.
- CTXH tác động đến XHH:
CTXH cung cấp cho XHH những vấn đề, những bệnh lý của các thân chủ cụ thể để XHH tổng hợp, phân tích, khái quát lại và đưa ra dự báo đúng, chung nhất cho sự phát triển của vấn đề xã hội đó.
CTXH được coi là mảng thực hành của XHH, là yếu tố mang tính thực tiễn của XHH.
3. CTXH với Tâm lý học
TLH là ngành khoa học nghiên cứu các trạng thái ý thức, động cơ, tinh thần của con người, nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý người, nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển của các quá trình tâm lý. Đồng thời cũng nghiên cứu các thuộc tính, các đặc điểm tâm lý, tình cảm, nhận thức và ý chí của con người.
- TLH tác động tới CTXH:
TLH cung cấp các lý thuyết tâm lý giúp cho SW nắm được các quy luật chi phối, ảnh hưởng tới con người và các hoạt động của con người. Cung cấp những quy luật hình thành nên ý chí, tình cảm của con người.
Từ đó giúp CTXH nắm được những kiến thức về đặc điểm tâm lý của từng lứa tuổi, từng nhóm đối tượng để tiếp cận và nhận diện về thân chủ.
- CTXH tác động tới TLH:
CTXH nghiên cứu đặc điểm tâm lý của con người trong các trường hợp bất thường. Từ đó cung cấp các dấu hiệu, kiến thức tâm lý bổ sung cho hệ thống lý thuyết của TLH.
4. Mối quan hệ giữa CTXH và Triết học
Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất, phổ biến nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
- Triết học cung cấp cho CTXH 3 vấn đề sau:
+ Cung cấp phương pháp luận khoa học + Cung cấp nền tảng triết lý cho CTXH
+ Cung cấp thế giới quan, nhân sinh quan khoa học cho CTXH khi nhìn nhận vấn đề của các thân chủ.
CTXH dựa vào đó để xây dựng các hệ thốg giá trị cho ngành CTXH. Giúp hình thành các quy điều đạo đức về CTXH.
- CTXH tác động tới Triết học: CTXH kiểm nghiệm tính đúng đắn, giá trị khoa học của triết học.
5. Quan hệ giữa chính sách xã hội và CTXH
* Những điểm giống và khác nhau giữa chính sách xã hội và công tác xã hội - Giống nhau
+ Cả chính sách xã hội và công tác xã hội đều đạt tới mục tiêu ổn định và phát triển bền vững xã hội.
+ Đều mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc + Đều lấy yếu tố con người làm trọng tâm
- Khác nhau: Chính sách xã hội và công tác xã hội tuy có những điểm giống nhau, nhưng giữa chúng cũng có một số điểm khác biệt. Cụ thể:
Bảng: Sự khác biệt giữa chính sách xã hội và công tác xã hội Tiêu chí Chính sách xã hội Công tác xã hội Chủ thể thực
hiện
Nhà nước là chủ thể đề ra các chính sách xã hội
Rất đa dạng (Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân…)
Tính chất
Mang tính chất lý luận
Là một nghề chuyên môn, mang tính chất thực tiễn cao (cả lý luận và thực tiễn)
Đối tượng tác động
Chính sách xã hội tác động đến các giai tầng xã hội, đến nhóm lớn
Công tác xã hội ngoài tác động đến giai tầng xã hội, nhóm lớn còn tác động đến từng cá nhân riêng biệt.
Phạm vi
Khái quát, tác động ở phạm vi rộng (bao gồm nhiều vấn đề như dân số, việc làm, giáo dục đào tạo, xoá đói giảm nghèo, thương binh liệt sĩ,…)
Cụ thể, ngành công tác xã hội chuyên đi sâu vào những vấn đề thuộc về an sinh xã hội (tác động đến cá nhân, nhóm xã hội, cộng động có vấn đề xã hội…)
Phương pháp tác động
Chính sách xã hội tác động đến mọi giai tầng xã hội
Công tác xã hội sử dụng tổng thể các phương pháp tác động trong đó có 3
Tiêu chí Chính sách xã hội Công tác xã hội thông qua các công cụ
chính sách, chủ trương, đường lối và công cụ pháp luật.
phương pháp cơ bản (phương pháp CTXH cá nhân, phương pháp CTXH nhóm và phương pháp CTXH phát triển cộng đồng)
Nguồn lực thực hiện
Chủ yếu dựa vào nguồn lực tài chính của Nhà nước
Nguồn lực đa dạng, phong phú (chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức kinh tế - xã hội, các nhà hảo tâm, cá nhân,…)
Hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội
Hiệu quả thấp: CSXH chỉ là sự vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào giải quyết các vấn đề xã hội.
Hiệu quả cao: CTXH không chỉ vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn bao hàm cả phương pháp giải quyết vấn đề (không chỉ nghiên cứu bệnh tật mà còn điều trị bệnh tật).
* Mối quan hệ giữa chính sách xã hội và công tác xã hội
Mặc dù chính sách xã hội và công tác xã hội có những điểm giống và khác nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau vì mục tiêu chung là ổn định và phát triển bền vững, công bằng xã hội. Trong quan hệ với chính sách xã hội CTXH mà cụ thể là thông qua nhân viên xã hội, tham gia vào quá trình nghiên cứu, hoạch định cũng như thực thi chính sách xã hội. Họ có nhiệm vụ triển khai và cung cấp dịch vụ trợ giúp trên cơ sở các chính sách xã hội hiện có. Nhân viên công tác xã hội là người trực tiếp làm việc với đối tượng, kết nối với các chính sách cụ thể để giúp thân chủ có thêm nguồn lực cần thiết trong việc giải quyết vấn đề của mình. Như vậy, có thể nói CTXH góp phần quan trọng và sự thành công của một chính sách xã hội cụ thể, giúp chính sách xã hội đến được với đối tượng và phát huy tác dụng cao nhất.
Ngoài ra, nhân viên CTXH còn tham gia vào quá trình đánh giá quá trình thực thi chính sách xã hội, tính phù hợp của chính sách xã hội. Bởi vì, họ là người trực tiếp làm việc với đối tượng, là người có khả năng bắm bắt được thông tin phản hồi chính xác và đầy đủ nhất về quá trình chính sách đi vào cuộc sống. Những thông tin này là nguồn dữ liệu quan trọng để tư vấn cho các cơ quan chức năng quản lý và thực thi chính sách xã hội, để quá trình điều chỉnh chính sách xã hội có hiệu quả nhất.
Về phần mình, chính sách xã hội là cơ sở, căn cứ pháp lý, là nguồn lực mà CTXH sử dụng nhằm phục vụ mục đích trợ giúp đối tượng. chính sách xã hội luôn đi kèm với những giải pháp cụ thể về nhân lực, kinh phsi, chương trình, dự án xã hội…
Đây là những điều kiện pháp lý, vật chất cần thiết để CTXH kết nối, vận dụng trong giải quyết vấn đề của thân chủ hay phát triển cộng đồng.