Tổ chức và phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Giáo án Nhập môn công tác xã hội (Trang 83 - 87)

CHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG VÀ TIẾN TRÌNH TRONG CTXH

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

3. Tổ chức và phát triển cộng đồng

Phát triển cộng đồng như là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng dựa trên những nguyên lý, những nguyên tắc và giả định khoa học – là thành tựu của nhiều khoa học xã hội khác như tâm lý học xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học…Phương pháp phát triển cộng đồng (PTCĐ) đã được thực tiễn nhiều nước, cả những nước đã phát triển và đang phát triển chứng minh trong một thời gian dài trên nửa thế kỷ qua. Có rất nhiều quan điểm, định nghĩa về PTCĐ cũng như các cách tiếp cận phương pháp này:

Theo Liên Hiệp Quốc thì: “Phát triển cộng đồng là tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia”. Qua định nghĩa này thì PTCĐ thực chất có ba nội dung:

+ Có sự nỗ lực ở cả hai phía: Cộng đồng nỗ lực tham gia, chính quyền nỗ lực hỗ trợ.

+ Hai sự nỗ lực này cùng diễn ra và kết hợp chặt chẽ với nhau.

+ Mục tiêu là nhằm cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá, hội nhập và đóng góp vào đời sống quốc gia.

Murray và Ross định nghĩa: PTCĐ là một diễn tiến qua đó một cộng đồng nhận rõ nhu cầu hay mục tiêu của mình. Sắp xếp các nhu cầu và mục tiêu này, phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng, tìm đến tài nguyên (bên trong hay bên ngoài) để giải quyết nhu cầu hay mục tiêu ấy. Thông qua đó sẽ phát huy nhũng thái độ và kỹ năng hợp tác với nhau trong cộng đồng”. Quan điểm này nhấn mạnh vai trò của cộng đồng và đặc biệt đề cao tính chủ động của cộng đồng. Phát triển cộng đồng trở thành một quá trình tự phát triển, điều này chỉ phù hợp với các cộng đồng đã có một quá trình phát triển và trình độ phát triển ở mức độ tự giác. Mục tiêu cuối cùng dù ở trình độ nào cũng phải cải thiện được các điều kiện sống tuy nhiên điều đó chưa được đề cập.

Dưới góc nhìn của công tác xã hội thì PTCĐ là “một tiến trình tương tác xã hội có ý thức và là một phương pháp của công tác xã hội quan tâm đến bất kỳ hoặc tất cả các mục tiêu sau: (1) đáp ứng các nhu cầu rộng rãi và dẫn đến và duy trì việc điều chỉnh giữa nhu cầu vài tài nguyên trong một cộng đồng hoặc một vùng khác;

(2) giúp người dân giải quyết hiệu quả những vấn đề và những mục tiêu của họ bằng

cách giúp họ phát triển, tăng sức mạnh và duy trì chất lượng sự tham gia, tự định hướng và hợp tác; (3) đưa đến những thay đổi trong mối quan hệ giữa cộng đồng và các nhóm và trong sự phấn bố quyền ra quyết định” (Theo Arthur Dunham – The New Community Organization, 1970)

* Đặc điểm của cộng đồng nghèo/ thiệt thòi/ kém phát triển:

- Kinh tế nghèo nàn : tình hình/phương tiện sản xuất lạc hậu, kỹ thuật/mô hình sản xuất không phù hợp, hệ thống tiêu thụ/phân phối hàng hóa hạn chế, không hiệu quả, thu nhập thấp, thất nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, dịch vụ xã hội nghèo nàn, thiếu trang thiết bị tối thiểu như trường lớp, trạm y tế.

- Người dân không được quyền tham gia ra quyết định có liên quan trực tiếp đến đời sống của họ (ví dụ: giá sản phẩm, đề án “phát triển”… từ ngoài đưa vào).

- Người dân thiếu cơ hội tiếp cận với các nguồn tài nguyên như tín dụng, kỹ thuật mới, đào tạo mới, đất đai...

Trong công tác xã hội, phát triển cộng đồng dựa trên những giá trị niềm tin sau đây:

- Người dân sống trong cộng đồng có khả năng giải quyết vấn nạn của họ.

- Người dân muốn thay đổi và có thể thay đổi được.

- Người dân nên tham gia vào quá trình tạo ra, điều chỉnh, và kiểm soát những thay đổi diễn ra trong cộng đồng của họ.

- Thay đổi xuất phát từ cộng đồng thường có ý nghĩa thiết thực và lâu dài hơn thay đổi áp đặt từ bên ngoài.

- Cách tiếp cận toàn diện có thể giải quyết được những vấn nạn mà cách tiếp cận riêng lẻ không giải quyết được.

- Dân chủ đòi hỏi sự tham gia tích cực của quần chúng vào công việc cộng đồng.

- Cộng đồng cần giúp đỡ để giải quyết các vấn nạn chung giống như cá nhân cần giải quyết vấn nạn riêng.

Dù tiếp cận theo quan điểm nào, theo định nghĩa nào thì trọng tâm của PTCĐ là phát triển con người, vì con người trong cộng đồng, đây là thước đo được hiểu theo nghĩa rộng chứ không chỉ là sự tăng trưởng đơn thuần về kinh tế. Điều này có nghĩa thước đo của sự phát triển là sự thể hiện tiềm năng con người và khả năng con

người để làm chủ môi trường của mình. Những tiến bộ về vật chất không kèm theo sự phát triển khả năng của con người và định chế xã hội thì chỉ mang tính hời hợt và tạm bợ.

Để cộng đồng phát triển như vậy thì phải đảm bảo hội tụ các điều kiện sau đây:

* Các nguồn lực phát triển

Các nguồn lực để cộng đồng phát triển ở đây bao gồm cả nguồn lực từ bản thân cộng đồng (nội sinh) và các nguồn lực từ bên ngoài.

+ Các nguồn lực nội sinh phát triển: nguồn nhân lực cao, chất lượng (trong cộng đồng có nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ cao,…), vốn xã hội cao (tinh thần cố kết cộng đồng, sự tôn trọng lẫn nhau, sự tin tưởng và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau của người dân trong cộng đồng,…).

+ Các nguồn lực bên ngoài: sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền, của nhà nước, của các đoàn thể, hệ thống chính sách xã hội và an sinh xã hội, các dịch vụ xã hội, các dịch vụ y tế,… Đây là những điều kiện quan trọng để một cộng đồng phát triển.

+ Các nguồn lực tự nhiên: khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí địa lý,…

+ Các nguồn lực về tài chính: ngân sách địa phương, các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của cộng đồng,…

+ Nguồn cơ sở hạ tầng hiện có của cộng đồng: hệ thống điện, đường, trường, trạm, hệ thống thương mại,…

* ] Cấu trúc cộng đồng & hình thái tổ chức phát triển:

Cộng đồng có bền vững và phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào thiết chế, cấu trúc cộng đồng và hình thái tổ chức phát triển. Hay nói cách khác là phụ thuộc nhiều vào cấu trúc và các quy định của cộng đồng. Các thiết chế trong cộng đồng, các cấu trúc, tổ chức, hình thái tổ chức càng phát triển theo hướng cấu trúc mạnh, bền vững và dân chủ thì sự gắn bó của các thành viên trong cộng đồng càng bền chặt bấy nhiêu.

* Sự quan tâm của các thành viên trong cộng đồng:

Một cộng đồng phát triển là một cộng đồng ở đó mọi thành viên có sự quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng quan tâm tới những vấn đề xã hội nảy sinh trong cộng đồng, cùng chia sẻ sự quan tâm ấy và ngồi lại với nhau để tìm ra sự chung tay, đồng thuận

trong cách giải quyết vấn đề là một điều kiện tạo ra sức mạnh của cộng đồng, phát huy tinh thần tự lực của cộng đồng. Ngược lại, nếu các thành viên trong cộng đồng có thái độ thờ ơ, bàng quan với nhau thì khó tìm được sự đồng thuận trong hành động chung.

Một phần của tài liệu Giáo án Nhập môn công tác xã hội (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w