Tiếp cận dựa trên thuyết sinh thái

Một phần của tài liệu Giáo án Nhập môn công tác xã hội (Trang 59 - 63)

II. MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

5. Tiếp cận dựa trên thuyết sinh thái

Đây là một lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết lý của ngành công tác xã hội, nó nói lên sự liên hệ giữa các hệ thống (các tổ chức nhóm) và vai trò của cá nhân trong môi trường sống. Đây thường được gọi là lý thuyết sinh thái (Ecolagical Theory). Lý thuyết này dựa trên giả thiết rằng, mỗi cá nhân đều trực thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống. Cả cá nhân và môi trường đều được coi là một sự thống nhất, mà trong đó các yếu tố liên hệ và trực thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ (Compton, 1989). Trong mỗi môi trường sinh thái, các hệ thống hoạt động vừa có tính chất riêng biệt và phức tạp, vừa có sự trao đổi liên kết chặt chẽ giữa chúng. Để hiểu biết về một yếu tố nào đó trong môi trường (ví dụ như một cá nhân), cần phải nghiên cứu để hiểu cả hệ thống môi trường xung quanh của nó. Vì vậy, trong công tác xã hội “bất cứ một việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó, đều có liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó”. Thêm nữa, các hệ thống môi trường đều là “hệ thống mở”, có nghĩa là nó có linh hoạt với những hệ thống khác. Một hệ thống này, có thể là một hệ thống bao gồm những phần tử nhỏ hơn nó, nhưng nó lại thuộc về một hệ thống lớn hơn. Ví dụ như: gia đình gồm có các thành viên (cha, mẹ, con, cháu), nhưng gia iđình cũng là một phần tử trong hệ thống môi trường xã hội.

Trong lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ với các yêu tố khác, chứ không chỉ nhìn nhận và tác động một cách đơn lẻ. Mọi người trong hoàn cảnh sống đều có những hành động và phản ứng ảnh hưởng lẫn nhau, nếu một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ một người sẽ có ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh. Vì thế, trong các hoạt động công tác xã

hội, vấn đề là cần được nhìn nhận thay đổi trên nhiều phương diện và ở nhiều mức độ khác nhau, trên lĩnh vực cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và thế giới.

Lý thuyết môi trường sinh thái này có ảnh hưởng rất nhiều ccs phương thức thực hành như: tư vấn, xử lý ca, tư vấn gia đình, tư vấn nhóm, phát triển cộng đồng và thiết kế cộng đồng.

Quan điểm sinh thái là một trong hai hình thức của lý thuyết hệ thống ứng dụng trong công tác xã hội. Tiếp cận theo hệ sinh tháicó nguồn gốc từ quan niệm của Lewinian (1936) cho rằng: hành vi là một hoạt động của con người có sự tương tác với môi trường của họ.

Quan điểm sinh thái nhìn nhận hành vi và sự phát triển của mỗi cá nhân, trong bối cảnh của một chuỗi hệ thống các mối quan hệ tạo nên môi trường sinh thái của con người ấy. Quan điểm này, chỉ ra các lớp cắt của môi trường sinh thái, bao gồm ba cấp độ: vi mô, trung mô và vĩ mô. sự thay đổi, hoặc xung quanh đột trong bất kỳ lớp cắt nào của môi trường, cũng có thể gây ảnh hưởng đến các lớp khác. Từ lập luận về sự tương tác này, quan điểm sinh thái nhấn mạnh rằng, hành vi và sự phát triển của con người là hệ quả của mỗi chuỗi các tương tác giữa các lớp cắt của môi trường. Vì thế, để tìm hiểu hành vi và sự phát triển của một cá nhân, không thể chỉ đổ lôi cho bản thân cá nhân đó mà còn cần xem xét sự tác động từ phía môi trường.

Môi trường bao gồm ba cấp độ:

Cấp độ vi mô, là các quan hệ trực tiếp của từng cá nhân hay nói cách khác, nó chính là cuộc sống của cá nhân mỗi con người. Ví dụ, gia đình là nơi cá nhân sinh ra và lớn lên có ảnh hưởng trực tiếp; lớp học là noiư cá nhân tham gia hàng ngày để thu nhập kiến thức, kỹ năng, cơ quan là noiư cá nhân cống hiến sức lao động và sự sáng tạo để khẳng định mình…

Cấp độ trung mô bao gồm hai loại: Cấp trung mô nội sinh và cấp trung mô ngoại sinh. Cấp trung mô nội sunh là sự tương tác giữa hai hệ thống ở cấp vi mô và có ảnh hưởng trực tiếp lên đối tượng. Ví dụ, mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, gây nên sự ảnh hưởng trực tiếp tới sinh viên. Cấp trung môi ngoại sinh là môi trường mà đối tượng không nằm trong đó, tuy nhiên môi trường này có ảnh hưởng đến họ.

Ví dụ, nơi làm việc của người cha. Mặc dù con của anh ta không có vai trò ở cơ quan, thậm chí chưa bao giờ tới nơi này. Song những sự kiện xảy ra tại noiư làm việc

của người cha có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ. Ví dụ, nếu cha bị sa thải, hoặc tăng lương, hoặc có xô xát với đồng nghiệp, tất cả điều đó sẽ ảnh hưởng đến thái độ của anh ta với con mình khi anh ta trở về nhà.

Cấp độ vĩ mô: Là những yếu tố là bản chất hay quy định của xã hội, cộng đồng có ảnh hưởng đến cá nhân nằm trong đó. Nói cách khác, tổng thể đó được xem xét trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá tác động tới cuộc sống các thành viên.

- Gia đình - Lớp học - Cơ quan - Bạn bè

- Trung mô nội sinh - Trung mô ngoại sinh

- Văn hoá - Tôn giáo

- Các đặc điểm của cộng đồng, dân tộc - Các chính sách pháp luật

Xã hội là một chỉnh thể toàn vẹn có cơ cấu phức tạp, được kết cấu bởi toàn bộ các cá nhân của xã hội trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau và tương tác với tự nhiên.

Trong phạm vi xã hội, cộng đồng, các thiết chế và cơ chế tổ chức các cơ quan quyền lực, cơ quan đoàn thể có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con người trong xã hội và cộng đồng đó. Công tác xã hội theo quan điểm này sẽ nhìn nhận vấn đề thất nghiệp không phải là lỗi của một cá nhân riêng lẻ. Thay vào đó, quan điểm sinh thái giúp nhân viên xã hội phân tích vấn đề “thất nghiệp” như là một hệ quả của những tác động từ các lớp cắt trong môi trường rộng lớn hơn đến từng cá nhân. Việc thay đổi cơ cấu kinh tế quá nhanh, không ăn khớp với sự phát triển của trình độ, của lực lượng sản xuất tại một vùng miền có thể gây ra “thất nghiệp”. Hình ảnh một sinh viên tốt nghiệp, không tìm được việc làm không phải chỉ do bản thân người sinh viên

Cấp độ trung mô Cấp độ vi mô

Cấp độ vĩ mô

đó, mà có thể do những khoảng cách trong cung và cầu về lao động gây nên. Từ cách nhìn nhận này, nhân viên xã hội thay vì tập trung sửa chữa các “sai lầm” của cá nhân, họ sẽ phát huy vai trò biện hộ để cải tạo môi ỏtường sinh thái, nhằm đem lại các mối quan hệ tốt đẹp hơn cho con người sống trong đó. Cụ thể là, biện hộ để chính quyền địa phương, doanh nghiệp tạo ra những công việc phù hợp với trình độ sản xuất hiện tại. Đồng thời, tạo các cơ hội để người dân tại vùng đó học hỏi trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức để có thể dần đáp ứng với các đòi hỏi cao hơn của sự phát triển tất yếu.

Trong phạm vi gia đình, cấu trúc và thiết chế gia đình có tác động quyết định tới sự hình thành, phát triển nhân cách con người và sự an toàn sinh sống của các thành viên. Một gia đình lành mạnh, mọi người yêu quý, giúp đỡ lẫn nhau thì các mối liên kết giữa các thành viên được bền chặt và sự tương tác phát triển, mỗi thành viên thực hiện tốt vai trò của mình. Ngược lại, trong gia đình nếu cấu trúc và thiết chế có vấn đề thì sự tương tác giữa các thành viên không bảo đảm thực hiện đúng vai trò của mình và trong thực tế thường xảy ra những bất hoà giữa các thành viên, thậm chí còn xảy ra sự kỳ thị, phân biệt đối xử, xung đột, bạo hành….dẫn tới những bất bình đẳng giữa các thành viên. Cũng với cách nhìn nhận này, nhân viên xã hội sẽ không “đổ lỗi” cho một cá nhân thành viên trong gia đình khi anh ta “có vấn đề”.

Thay vào đó, họ sẽ nỗ lực tìm ra những mối quan hệ giữa môi trường gia đình với hành vi của thành viên này. Vai trò trung gian của nhân viên xã hội là cộng cụ quan trọng để tìm kiếm và sửa chữa mối quan hệ này.

Quan điểm sinh thái khi nhìn nhận ở góc độ các mối quan hệ qua lại, cùng với việc biểu thị và phân tích sự tương tác giữa những mối quan hệ đó, chúng ta có lý thuyết hệ thống.

Cả hệ thống lý thuyết hệ thống và sinh thái đều hỗ trợ rất lớn cho những người làm công tác xã hội trong mọi lĩnh vực, nó cung cấp cho NVXH khuôn khổ để phân tích sự tương tác luôn thay đổi và luôn tác động lên con người.

Vận dụng lý thuyết này, khi xem xét thân chủ, chúng ta cần xem xét thân chủ như một hệ thống có mối liên hệ tổng hợp với các hệ thống khác lớn hơn như bối cảnh, môi trường gia đình, cộng đồng…chứ không được xem họ như các yếu tố tách biệt, tự thân, vận hành một mình. Bên cạnh đó, đặt thân chủ trong hệ thống môi

trường cũng là để tìm cấp độ can thiệp (nghĩa là xem vấn đề của TC nằm ở đâu ? và TC cần được can thiệp ở cấp độ nào), giúp TC giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Giáo án Nhập môn công tác xã hội (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w