Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với thân chủ

Một phần của tài liệu Giáo án Nhập môn công tác xã hội (Trang 97 - 101)

CHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG VÀ TIẾN TRÌNH TRONG CTXH

II. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

7. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với thân chủ

Con người là cột trụ trong CTXH mà sự phát triển của mỗi con người từ khi sinh ra đến khi lớn lên đều gắn với các mối quan hệ. Con người sẽ không thể tồn tại nếu tách ra khỏi các mối quan hệ xã hội.

Con người bước vào xã hội bằng các mối quan hệ ( Từ khi sinh ra là quan hệ mẹ - con, quan hệ trong gia đình, các quan hệ mang tính bản năng... → Khi lớn lên, đi học, tham gia các hoạt động (quá trình tương tác giữa con người với con người, con người với môi trường) lại liên tiếp tạo ra các quan hệ xã hội. Chính từ những tương tác xã hội, quan hệ xã hội tạo cho con người những thuộc tính, những đặc tính, những chức năng xã hội. Các chức năng xã hội của con người không phải lúc nào

cũng phát triển và bộc lộ đầy đủ mà nó chỉ bộc lộ thông qua các quan hệ tương tác.

Mất quan hệ xã hội là mất chức năng xã hội hoặc giảm thiểu các chức năng xã hội của con người. Nhưng đồng thời thông qua các quan hệ xã hội là cơ sở để phục hồi, trị liệu, phát triển các chức năng xã hội của con người.

Vì vậy muốn thực hiện được mục đích của ngành CTXH là phát triển, phục hồi các chức năng xã hội của con người thì CTXH phải tập trung vào các quan hệ xã hội của thân chủ (quan hệ giữa con người - con người và con người - môi trường xung quanh).

Muốn hiểu thân chủ ta phải thông qua quan hệ. Vì chỉ có thông qua các quan hệ thì các vấn đề, các thuộc tính xã hội của thân chủ mới bộc lộ đầy đủ. Từ đó ta mới phát hiện được bệnh lý của thân chủ, mới nhận diện được đầy đủ con người thân chủ. Và ngược lại, chính các quan hệ và việc xây dựng các quan hệ lại là cơ sở để NVCTXH phục hồi, trị liệu bệnh lý cho thân chủ. Muốn sửa chữa hành vi, thay đổi hành vi, trạng thái tâm lý của ai đó cần hiểu được nguyên nhân dẫn đến hành vi đó là gì → thông qua các quan hệ xã hội của thân chủ để hiểu được nguyên nhân đó và từ đó tìm ra cách trị liệu.

Mặt khác việc thiết lập các mối quan hệ trong quá trình thực hành nghề nghiệp CTXH, NVCTXH càng hiểu rõ về nghề nghiệp của mình, biết rõ mình là ai, mình đang ở vị trí nào từ đó xác lập vai trò của mình cho phù hợp.

Nói tóm lại: Quan hệ là yếu tố quyết định để phục hồi những chức năng đã mất, phát triển những chức năng còn hạn chế. Qua đó làm thay đổi hành vi của thân chủ. Các quan hệ được thiết lập trong CTXH nói chung và CTXH cá nhân nói riêng là các quan hệ mang tính nghề nghiệp, nó được tập trung, được xác lập xuất phát từ yêu cầu, mục đích của ngành chứ không phải các quan hệ mang mục đích riêng tư.

Các mối quan hệ trong CTXH bao gồm:

NVCTXH → thân chủ NVCTXH gia đình thân chủ NVCTXH - các tổ chức NVCTXH - NVCTXH

NVCTXH - chính quyền,...

* Xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ

Xây dựng mối quan hệ tốt với thân chủ là vô cùng quan trọng khi tiếp xúc và quan sát vấn đề của thân chủ.

Phải "thân" với thân chủ thì mới có thể hiểu được thân chủ, mới tiếp cận được các vấn đề của họ.

Nếu xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ thì chúng ta sẽ dễ dàng tiếp cận được thân chủ, tạo được sự tin tưởng của thân chủ. Bởi muốn người khác tin mình, thân thiện, cởi mở và sẵn sàng chia sẻ tâm tư với mình thì không có con đường nào khác ngoài việc thiết lập được mối quan hệ thân thiết với họ, phải hiểu và thấu cảm những vấn đề của họ như chính vấn đề của mình. Sự thấu cảm là một kỹ năng không thể thiếu trong quá trình tiếp xúc với thân chủ, thấu cảm ở đây chính là sự cảm nhận, sự chia sẻ một cách chân thành những cảm xúc, những hoàn cảnh và những mảnh đời của thân chủ.

Tuy nhiên để thấu cảm với một con người thì không đơn giản như khi chúng ta nói mà sự thấu cảm ấy phải bắt nguồn từ trái tim, từ tấm lòng nhân ái của mình, chúng ta phải đặt mình vào vị trí của họ thì chúng ta mới thực sự thấu cảm được họ.

Có rất nhiều kỹ năng để thiết lập mối quan hệ với thân chủ: kỹ năng thấu cảm, lắng nghe tích cực, kỹ năng phản hồi cảm xúc...Trong đó sự thấu cảm, cảm nhận luôn được nhấn mạnh. Con người chúng ta luôn có 2 khối kiến thức: đầu óc, tri thức và sự cảm nhận, CTXH hiện nay chú ý nhiều hơn đến sự cảm nhận.

Hiện nay ở các nước đang phát triển do sự du nhập của KH-KT-CN, lối sống cá nhân hoá...làm người ta nhân danh khoa học, tôn sùng khoa học mà quên đi các yếu tố về văn hoá, truyền thống, tình cảm. Vì thế để nhìn nhận đúng về thân chủ, thiết lập được các mối quan hệ với thân chủ, đòi hỏi NVCTXH khi đến với thân chủ không chỉ với tư cách của một nhà khoa học, khi nhìn nhận không chỉ nhìn dưới con mắt của một chuyên gia mà cần nhìn cả bằng con mắt của một người bình thường, bằng sự cảm nhận của con tim.

Cho thân chủ thấy rằng chúng ta đến là để chia sẻ, giúp đỡ thân chủ chứ không phải đến tìm kiếm thông tin từ họ.

Khi thiết lập mối quan hệ với thân chủ chúng ta cũng cần chú ý đến nền văn hoá. Sự khác nhau về văn hoá có thể ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách của mỗi con người.

* Một số nguyên tắc khi thiết lập các mối quan hệ với thân chủ trong quá trình giải quyết vấn đề:

- NVCTXH nên là chính mình và trung thực trong từng mối quan hệ.

- Thực sự coi trọng và chấp nhận thân chủ, phải tôn trọng và chấp nhận họ họ là ai, họ có hành vi, hoàn cảnh ra sao.

- Hiểu họ từ quan điểm và góc nhìn của họ chứ không phải của chúng ta.

- Dùng trải nghiệm của chúng ta để hiểu họ.

- Trong quá trình làm việc với bất cứ ai, đặc biệt là với thân chủ cần rèn luyện tính kiên trì.

- Phải hiểu đặc điểm tâm lý của từng đối tượng để có cách ứng xử cho linh hoạt.

- Khi tiếp cận với đối tượng là trẻ em, nhất là ở những nơi đông trẻ, cần học chơi một vài môn thể thao cơ bản, cần sưu tầm nhiều trò chơi tập thể. Đây là một trong những hoạt động nhằm tạo lập mối quan hệ tốt với trẻ.

- Cùng làm, cùng chơi với trẻ để thiết lập mối quan hệ với trẻ.

* Lưu ý:

Trong quá trình làm việc với thân chủ, trong một vài trường hợp thân chủ có tình cảm nam nữ, tình cảm giới tính với NVCTXH, bộc lộ tình cảm đó với NVCTXH thì NVCTXH phải nên coi đó không phải là tình cảm thật và phải nghĩ ngay đến các quy điều đạo đức, không cho phép mình có mối quan hệ đa tuyến với thân chủ.

Ở Mỹ, vấn đề này được coi như là một nguyên tắc đạo đức luôn được đề cao và quy định một cách rõ ràng:

- Bất cứ lý do nào NVCTXH cũng không được quan hệ tình dục với thân chủ dù là tình nguyện hay cưỡng ép.

- Không được quan hệ tình dục với người thân, bạn bè của thân chủ,.

- Không được phép có quan hệ gắn bó với những người trước đây đã từng là thân chủ của mình.

- Không được tham vấn cho người mà NVCTXH đã từng có quan hệ tình cảm với họ trước đó. Những ca này phải chuyển sang cho các NVCTXH khác.

* Xây dựng mối quan hệ với gia đình thân chủ

Đây là mối quan hệ mang tính chất trị liệu hỗ trợ cho quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ. NVCTXH đến với gia đình thân chủ để tìm các nguồn lực, tìm ra sức mạnh để kết nối thân chủ với gia đình.

Mặt khác, gia đình còn được coi là "trường hợp" trong CTXH cá nhân. Bởi gia đình dù đầy đủ hay khuyết thiếu cũng là tế bào, là đơn vị để con người sống và phát triển. Gia đình là nền tảng cho sự phát triển song gia đình cũng chính là nguồn gốc tạo nên những khiếm khuyết, thiệt thòi cho con người. Do đó, muốn khôi phục, phòng ngừa, trị liệu...chức năng của con người đều phải đưa về gia đình. Chính vì vậy, việc xây dựng, tái tạo, thiết lập và sử dụng các mối quan hệ trong gia đình là rất cần thiết khi giải quyết các vấn đề của thân chủ.

CTXH tập trung vào các mối quan hệ trong gia đình. Hiện nay mối quan hệ trong gia đình truyền thống đã thay đổi, xu hướng gia đình hạt nhân hoá đang phổ biến . Công tác xã hội có thể xây dựng mối quan hệ với gia đình thông qua các kỹ năng vãng gia (thăm gia đình thân chủ), kỹ năng tham vấn gia đình...

Một phần của tài liệu Giáo án Nhập môn công tác xã hội (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w