Công tác xã hội với người nhiễm HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Giáo án Nhập môn công tác xã hội (Trang 119 - 125)

CHƯƠNG IV CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

7. Công tác xã hội với người nhiễm HIV/AIDS

HIV là tên viết tắt của Human Immuno Deficiency Virus, là loại virus gây suy giảm khả năng miễn dịch ở con người và dẫn đến AIDS. HIV dương tính (HIV+) là khi đã có những hội chứng suy giảm miễn dịch lúc này loại tế bào máu cần thiết cho sự miễn dịch đã giảm đáng kể (dưới 200) và từ đó làm giảm khả năng của hệ thống

miễn dịch, giảm khả năng chống lại với những nguy cơ nhiễm trùng của cơ thể con người. AIDS là viết tắt của Acquired Immune Deficiency Syndrom là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Người nhiễm HIV là người có HIV dương tính (HIV+) và người chuyển sang giai đoạn AIDS (tế bào miễn dịch dưới 200 và cá nhân có các hội chứng do nhiễm trùng mắc phải).

Trên thế giới HIV/AIDS xuất hiện đầu tiên ở Châu Phi vào những năm 1950.

Tuy nhiên, vào thời gian đó những dấu hiệu xuất hiện mới chỉ được coi là những ca nhiễm và chưa giải thích. Khi này cũng không được quan tâm nhiều đến, các hồ sơ về các trường hợp bị nhiễm vi rút cũng không được lưu giữ cẩn thận. Trên thực tế, không có ai khẳng định được có bao nhiêu trường hợp đã được phát hiện hay được ghi lại như những trường hợp bất bình thường ở Châu Phi, nơi mà tồn tại sự nghèo đói, cơ sở y tế hạn hẹp cùng với tình hình xã hội không ổn định. Đại dịch này diễn ra trong điều kiện thiếu thốn đó và không bị phát hiện cho đến tận khi các nước Phương Tây với hệ thống chăm sóc y tế hiện đại hơn đã phát hiện ra nó.

Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1990, đến ngày 20/3/2009 số trường hợp nhiễm HIV còn sống là 139.624 người, số bệnh nhân AIDS là 30.643 người, số từ vong là 42.128. Như vậy có thể nói tốc độ lây nhiễm HIV tại Việt Nam là khá cao không chỉ thể hiện ở số lượng người nhiễm, người chuyển sang giai đoạn AIDS và đã chết mà còn thể hiện ở mức độ lan rộng ở các địa bàn trên cả nước. Đến năm 2008, bản đồ lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam ghi nhận HIV/AIDS đã phát hiện trên tất cả các tính thành tại Việt Nam 63/63 tỉnh thành tại 70.5% xã phường; 97,5% quận huyện đa phần người nhiễm HIV/AIDS ở độ tuổi lao động từ 20 – 39 (chiếm 83% trên tổng số người nhiễm HIV/AIDS)

Công tác xã hội đã và đang tham gia một cách hiệu qua vào quá trình hỗ trợ người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Các hoạt động công tác xã hội đi từ việc giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân cộng đồng về vấn đề HIV/AIDS và đối với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, đền việc cung cấp các dịch vụ tham vấn, tham gia hỗ trợ người nhiễm, người ảnh hưởng và gia đình họ vượt qua khó khăn và tiếp cận với các nguồn lực. Công tác xã hội cung cấp các dịch vụ trị liệu (giúp đỡ) nhóm người diễm để họ có môi trường chia sẻ, được tôn trọng, học giỏi, giúp đỡ lẫn nhau từ vươn lên trong cuộc sống. Cụ thể như sau:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho cộng đồng, không kỳ thị, phân biệt đối xử.

- Hỗ trợ tổn thương tâm lý xã hội cho người nhiêm, gia đình, người bị ảnh hưởng thông qua việc cung cấp dịch vụ tham vấn tâm lý xã hội.

- Tổ chức các hoạt động nhóm tự giúp/ hỗ trợ cho người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Kết nối nguồn lực hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ, nguồn lực chăm sóc y tế, nguồn thuốc, nguồn lực hỗ trợ tài chính…

- Hỗ trợ các chương trình hoà nhập cộng đồng: dạy nghề, tìm việc làm…

- Biện hộ/ vận động chính sách giúp cá nhân và gia đình nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong việc: Cung cấp thông tin, sự ủng hộ, sự tham khảo trong việc lựa chọn những dịch vụ chữa trị thích hợp, đại diện cho đối tượng trước các nhà cung cấp dịch vụ nói lên tiếng nói và quyền lợi của đối tượng, thực hiện các vấn đề của đối tượng liên quan đến các cơ quan và các quan chức chính phủ: thúc đẩy các cam kết thúc đẩy sự bình đẳng và công bằng của hệ thống các cơ quan liên quan đến việc chăm sóc và bảo vệ đối tượng, đại diện giải quyết các vấn đề của đối tượng liên quan đến các cơ quan pháp luật và điều tra.

Ở Việt Nam, hiện trạng việc chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS mới chỉ dừng ở những chăm sóc về y tế, điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) và tư vấn xét nghiệm tự nguyện. Những hình thức chăm sóc về tinh thần và hoà nhập xã hội còn rất nhiều hạn chế. Những hình thức truyền thông nâng cao nhận thức về HIV/AIDS đã phát triển tuy nhiên đôi khi lại có tác dụng đi ngược lại mong muốn làm cho mọi người xa lánh và sợ hãi với những người nhiễm HIV/AIDS. Các dịch vụ tham vấn cá nhân, gia đình, nhóm với những người bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có không đáng kể.

Vì vậy, nhu cầu chăm sóc cần được đáp ứng của những người bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là rất lớn. Thể hiện ở những nhu cầu sau:

- Nhu cầu được chăm sóc đầy đủ về y tế: thuốc điều trị, tư vấn dinh dưỡng, sức khoẻ, phòng ngừa lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng.

- Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tinh thần: được tiếp cận các dịch vụ tham vấn tâm lý giải toả những căng thẳng, khủng hoảng tinh thần khi biết bị nhiễm HIV, được tham gia các hoạt động xã hội khẳng định mình là người có ích cho xã hội…

- Nhu cầu được tôn trọng và không bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

Công tác xã hội với người nghiện ma tuý, mại dâm 8. Công tác xã hội với người nghiện ma tuý

Nghiện ma tuý là tình trạng ngộ độc lâu dài do sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần một hay nhiều loại ma tuý. Chất ma tuý chính là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi ngấm vào cơ thể con người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức, trí tuệ, tâm trạng cảu người đó, gây ra hiện tượng quen rồi nhớ, không dễ bỏ được. Theo số liệu của Bộ Công an đến cuối năm 2007, toàn quốc có 178.305 người nghiện ma tuý có hồ sơ kiểm soát. Tính trung bình, mỗi năm ở Việt Nam tăng trên dưới 1 vạn người nghiện mới. Nghiện ma tuý đã và đang là vấn đề lo lắng của nhiều người, nhiều gia đình, nhiều cơ quan của nhà nước, tổ chức chính phủ và cộng đồng.

Về mặt tâm lý xã hội, người nghiện mà tuý thường có những đặc điểm như bức xúc về mặt tâm lý muốn sử dụng lại chất gây nghiện, khi lên cơn nghiện, người nghiện khó có thể kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của mình nên dễ dàng gây ra những tổn thương cho người khác hoặc gây ra những hành động làm ảnh hưởng xấu đến gia đình và người xung quanh. Tuy nhiên, khi tính táo, người nghiện nhận thức được tác hại của việc lạm dụng chất gây nghiện và đôi khi cũng có mong muốn cai nghiện và thực hiện những hoạt động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Để giúp người nghiên chiến thắng được chính bản thân mình, vượt qua sự cám dỗ chết người của chất gây nghiện, gia đình, cộng đồng, xã hội và những nhà chuyên môn như nhân viên xã hội cần tích cực hỗ trợ, giúp đỡ.

Hoạt động công tác xã hội hỗ trợ, giải quyết vấn đề nghiện ma tuý là thiết lập và tổ chức thực hiện các chương trình kiểm soát, phòng ngừa và chữa trị. Những hoạt động này thể hiện ở các dịch vụ công tác xã hội sau:

- Thực hiện các chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của mọi người trong cộng đồng, tại các tường học, công sở về vấn đề ma tuý và những hệ luỵ của ma tuý đối với người nghiện và người xung quanh, hỗ trợ, vận động cộng đồng

hiểu biết về vấn đề sử dụng các chất gây nghiện, không có hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nghiện.

- Tổ chức và triển khai các chương trình trị liệu: có thể là chương trình trị liệu tập trung, tại cộng đồng và ngoại trú dưới nhiều hình thức cai nghiện, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng khác nhau. Ví dụ như đưa người nghiện đến trung tâm cai nghiện cho họ điều trị cắt cơn, giáo dục, dạy nghề, tìm kiếm việc làm hay hoạt động cai nghiện tại cộng đồng có sự tham gia của gia đình, chính quyền địa phương, cộng đồng và cán bộ y tế, hoặc hoạt động cai nghiện ngoại trú, đối tượng sẽ đến cơ sở cai nghiện trong những khoảng thời gian nhất định để điều trị dưới sự kiểm soát và giám hộ của gia đình hoặc người thân. Bên cạnh đó cũng có các hoạt động nhóm đồng đẳng đề giúp đỡ người nghiện tái hoà nhập cộng đồng.

- Hỗ trợ người nghiện tham gia cai nghiện tự nguyện,

- Tham vấn gia đình người nghiện hỗ trợ tích cực thân chủ trước trong và sau cai.

- Hỗ trợ tâm lý, tình cảm trong và sau khi cai nghiện

- Hỗ trợ tìm kiếm các cơ hội học nghề, tạo việc làm, bình ổn cuộc sống tái hoà nhập cộng đồng.

Để có thể giúp đỡ một cách hiệu quả người nghiên ma tuý, cần phải phát triển hơn nữa các dịch vụ chữa trị, trị liệu chăm sóc về tâm lý xã hội và đầu ra cho người nghiện sau cai. Đặc biệt là các chương trình dạy nghề, tìm việc làm cho người nghiện.

9. Công tác xã hội với đối tượng mại dâm

Thuật ngữ “mại dâm”, theo ngôn ngữ Tây phương gọi mại dâm là Prostitute (tiếng Anh), Prostituer (tiếng Pháp), có nguồn gốc là tiếng Latinh: Prostituere, có nghĩa là sự phơi bày cho người khác xem, về sau nó mang thêm cái nghĩa như hiện nay, trong khi trong tiếng Việt thì ta gọi nó là mại dâm hay mãi dâm. Với quan niệm của Việt Nam, mại dâm là tình trạng mua bán dâm, một hình thức kinh doanh, thuận mua vừa bán, có bày bán, có rao bán, quảng cáo, có sự lựa chọn…Đó là một hoạt động thương mại để đáp ứng một nhu cầu của một số người. Theo pháp lệnh phòng chống mại dâm, mại dâm được hiểu là “hành vi mua dâm và bán dâm: Mua dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất

khác; Bán dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu”.

Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề mại dâm phát triển và kéo theo nhiều hệ luỵ, vì vậy danh từ prostitute cổ điển không còn đủ sức diễn tả, nên một chữ mới được đề nghị sử dụng là sex worker, bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh về tình dục như: sách vở, báo chí, phim ảnh, thuốc men, các câu lạc bộ, vũ trang…

Tại Việt Nam, vấn đề mại dâm đã và đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Năm 2007, lực lượng công an (của 62/64 tỉnh) phát hiện và xử lý 979 vụ mại dâm, với 4.378 đối tượng. Các địa phương được phát hiện nhiều là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Khánh Hoà. Tính chung năm 2007, cả nước đã chữa trị cho trên ngàn các cô gái hành nghề mại dâm, một nửa trong số đó chữa tại các trung tâm và một nửa chữa tại cộng đồng. Hiện nay, nhiều tỉnh thành có quá nửa số đối tượng này đang được chữa trị, giáo dục tại các cơ sở là từ năm 2006 chuyển sang. Một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng có khoảng 38% đối tượng mại dâm nghiện ma tuý được đưa vào trung tâm bằng biện pháp xử lý hành chính do nghiện. Tuy nhiên, vẫn chưa có con số thống kê chính xác số lượng người hành nghề mại dâm, theo ước tính có khoảng 50.000 người.

Việt Nam đã có pháp lệnh số 10/2003/PL – UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 3 năm 2003 về phòng chống mại dâm. Trong pháp lệnh nêu rõ 9 hành vi bị nghiêm cấm là:

- Mua dâm - Bán dâm - Chứa mại dâm

- Tổ chức hoạt động mại dâm - Cưỡng bức bán dâm

- Môi giới mại dâm - Bảo kê mại dâm

- Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm

- Các hành vi khác liên quan đế hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật. (Pháp lệnh số 10/2003/PL – UBTVQH).

Bên cạnh đó, Pháp lệnh cũng đưa ra các hình thức chế tài xử phạt người vi phạm pháp lệnh.

Để giúp những người hành nghề mại dâm thay đổi suy nghĩ, hành vi, chữa trị và tái hoà nhập cộng đồng, nhân viên xã hội thực hiện một số các hoạt động sau:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các quyền con người và phụ nữ: Đây là chương trình giúp cho những người hành nghề mãi dâm hiểu rõ về những quyền con người họ được hưởng và trân trọng những quyền này. Do chủ yếu lực lượng tham gia vào hoạt động mại dâm là phụ nữ và trẻ em gái, nên cần thiết trang bị cho họ quyền của phụ nữ để họ thay đổi nhận thức vương lên trong cuộc sống.

- Giáo dục thay đổi nhận thức về vấn đề mại dâm: ;hoạt động này hướng tới việc phòng ngừa mại dâm và giúp người lầm lỡ tái hoà nhập cộng đồng.

- Hỗ trợ đối tượng tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ: Đây là dịch vụ nhân viên xã hội kết nối, tìm kiếm hỗ trợ đối tượng tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho đối tượng và cho người dân cộng đồng.

- Tham vấn hỗ trợ thân chủ có khó khăn về tâm lý xã hội: Nhân viên xã hội giúp đối tượng giải toả khó khăn về tâm lý, tình cảm và xã hội, đặc biệt là sự mặc cảm hoặc tự kỳ thị của đối tượng để họ có tâm thế quay trở về cuộc sống bình thường.

- Hỗ trợ tìm kiếm nguồn lực học nghề, tạo việc làm và tái hoà nhập cộng đồng không quay trở lại nghề cũ: Hoạt động này giúp đối tượng tái hoà nhập cộng đồng tốt hơn và bền vững hơn.

- Tổ chức các hoạt động nhóm đồng đẳng, chương trình giảm hại cho đối tượng:

Đây là hoạt động nhân viên xã hội giúp các đối tượng tổ chức icác hoạt động nhóm cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Hoặc tổ chức hoạt động giảm hại như đi phát bao cao su, tuyên truyền cách phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…

- Trang bị những kiến thức cho các nhóm có nguy cơ cao.

- Hỗ trợ tổ chức các hoạt động nhóm cho người có nguy cơ cao để phòng tránh bị lôi cuốn vào các hoạt động mại dâm.

Một phần của tài liệu Giáo án Nhập môn công tác xã hội (Trang 119 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w