Lý thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu Giáo án Nhập môn công tác xã hội (Trang 56 - 59)

II. MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

4. Lý thuyết hệ thống

Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học nổi tiếp Ludwing von Bertalanffy. Ông sinh năm 1901 tại Vienna, mất năm 1972 tại NewYork-Mỹ. Sau này lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển như Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980).

Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng, mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó, con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng được tạo nên từ các phần tử nhỏ hơn. Từ lĩnh vực sinh học, các nguyên tắc của lý thuyết này được chuyển sang việc giải quyết những vấn đề của các chuyên ngành khác, trong đó có các ngành thuộc khoa học xã hội, nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với xã hội.

Hanson cho rằng, giá trị của thuyết hệ thống là việc đi vào giải thích những vấn đề tổng thể nhiều hơn là những bộ phận ở hành vi xã hội của con người.

Mancoske thì cho rằng thuyết hệ thống bắt nguồn dưới học thuyết Darwin xã hội của Herbert Spencer. Và cũng có trường phái các nhà xã hội học sinh thái Chicago vào những năm 1930 cũng trở thành những người tiên phong trong phòng trào nghiên cứu, tìm hiểu về thuyết hệ thống.

Theo từ điển tiếng việt “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại, hoặc cùng chức năng có quan hệ, hoặc liên quan với nhau chặt chẽ làm thành một hệ thống thống nhất”.

Theo định nghĩa của lý thuyết công tác xã hội hiện đại, “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”.

Như vậy, hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ. Những thay đổi của phần tử này trong hệ thống sẽ gây ra tác động tới các phần tử khác.

Người ra xem hình ảnh cái chuông gió đặc trưng cho hình ảnh của sự tượng hỗ trong cùng một hệ thống. Khi có lực tác động vào một cánh chuông, nó sẽ chuyển động làm các mắt chuông khác chuyển động theo và tạo ra âm thanh.

Tất cả cơ quan đều là các hệ thống, bao gồm những hệ thống nhỏ hơn và là phần tử của hệ thống lớn hơn. Gia đình là một hệ thống, bao gồm các hệ thống nhỏ hơn là mỗi thành viên là phần tử của các hệ thống lớn hơn là quần thể làng xóm, hay lớn hơn nữa là xã hội nói chung. Mọi hệ thống đều có thể được chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn. Như vậy, mỗi hệ thống luôn bao gồm những hệ thống con, cho đến đơn vị nhỏ nhất là phần tử. Mỗi hệ thống con lại có những nguyên tắc riêng, cũng như biên giới và các đặc tính thống nhất. Thành viên trong những hệ thống này có thể thay đổi theo thời gian.

Phần tử là đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức phân chia đã cho và nằm trong thành phần của hệ thống, việc có những mối liên hệ giữa các phần tử, sẽ dẫn đến sự xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể những tính chất mới mà không có ở phần tử trong trạng thái riêng biệt. Ví dụ, mỗi cánh chuông trong hệ thống cái chuông gió được coi là một phần tử không thể chia nhỏ hơn.

“Bất kỳ hệ thống nào cũng bao gồm ba thành tố: vật thể, thuộc tính và mối quan hệ giữa các phần tử trong môi trường hệ thống” (Littlejohn, 1978). Xét trên góc độ gia đình, vật thể trong hệ thống gia đình chính là từng thành viên trong gia đình đó. Thuộc tính của gia đình được xác định dựa trên các tiêu chí như: mục tiêu của gia đình, tôn giáo, thiên hướng nghề nghiệp của gia đình, quy tắc đạo đức trong cách đối xử giữa các thành viên. Mối quan hệ giữa các phần tử (thành viên) trong hệ thống gia đình chính là cách mà từng thành viên giao tiếp, đối xử với nhau. Không có hệ thống đứng riêng lẻ mà hệ thống luôn nằm trong một môi trường nào đó, tương tác với các hệ thống khác trong môi trường.

Bertalanffy cho rằng, những hệ thống trong thực tế là hệ thống mở, nghĩa là chúng có sự tương tác lẫn nhau và tương tác với môi trường. Mỗi thành viên trong hệ thống gia đình đều có sự tương tác lẫn nhau, và mỗi hệ thống gia đình, lại tương tác với môi trường xã hội mà nó đang sống. Khi tương tác như vậy, mỗi hệ thống gia

đình, lại có thể nảy sinh những thuộc tính mới, ví dụ như: gia đình phải ứng phó với đợt suy thoái kinh tế bằng cách cắt giảm các chi tiêu. Hoặc các thành viên bày tỏ sự yêu thương lẫn nhau tạp ra không khí đầm ấm, hoặc các thành viên tranh luận với nhau để hiểu rõ hơn về suy nghĩa của nhau. Như vậy, mỗi hệ thống bản thân nó là một sự tiến hoá liên tục, không phải là bất biến.

Tổng thể có nhiều đặc tính hơn tổng cộng các đặc tính của tất cả các thành viên. Sự tương tác giữa các phần tử trong hệ thống tạo ra những đặc tính mới cho tổng thể. Những đặc tính mới này trước đó không thấy có ở bất cứ thành viên nào trong hệ thống. Ví dụ, một lớp ohọc được coi là một hệ thống, bao gồm các phần tử là những sinh viên. Nếu mỗi sinh viên đứng riêng lẻ thì không ai tham gia phát biểu vì tâm lý e ngại. Tuy nhiên, khi đứng trong tập thể, các sinh viên này thi đua nhau trong việc phát biểu xây dựng bài giảng trên lớp. Cuối cùng tạo ra không khí học tập rất hăng hái, là đặc tính mới mà trước đó không thấy có ở bất cứ thành viên nào trong hệ thống.

Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực hành công tác xã hội phải kể đến công lao của Pincus và Minahan cùng các cộng sự của công. Tiếp đến là Germain và Giterman. Thuyết hệ thống trong công tác xã hội sử dụng nhiều cặp khái niệm về hệ thống đóng và hệ thống mở.

Hệ thống đóng: Là hệ thống không có trao đổi năng lượng và thông tin vượt qua biên giới của nó. Có thể liên tưởng đến hình ảnh bình thuỷ tinh chân không đã được đóng kín.

Hệ thống mở: Là hệ thống mà năng lượng và thông tin được trao đổi bằng cách thẩm thấu qua vách ngăn biên giới của chính nó. Có thể liên tưởng đến hình ảnh tượng trưng là túi trà lọc nhóng trong một cốc nước sôi. tính chất trà và nước nóng thẩm thấu qua màng lọc của túi song lá trà vẫn được giữ lại ở trong túi.

Thuyết hệ thống được sử dụng trong công tác xã hội như một công cụ trợ giúp nhân viên xã hội khi học phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu nhập được, để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp. Ví dụ như:

khi nhân viên xã hội với cá nhân/nhóm/cộng đồng với rất nhiều những tác động phức tạp giữa đối tượng và những sự kiện xảy ra. Việc tổ chức thông tin thành hệ thống sẽ giúp nhân viên xã hội nhìn nhận vấn đề sáng tỏ hơn.

Nhìn nhận ở góc độ xã hội, thuyết hệ thống là một bộ phận không thể tách bộc lộ tự phát một cách độc lập, mà nằm trong mối quanhệ qua lại với những hệ thống khác trong xã hội. Có thể thấy, con người là một bộ phận của xã hội, chịu sự tác động của các hệ thống xã hội. Sự thay đổi ở bất kỳ mắt xích nào trong hệ thống xã hội cũng tạo ra những ảnh hưởng đến hệ thống con nằm trong nó, cụ thể là hệ thống các cá thể thuộc xã hội đó. Ví dụ, khi hệ thống cơ quan tiếp nhận người thuộc diện được hưởng chính sách an sinh, nếu thay đổi theo chiều hướng dễ dàng cho người dân (giảm thủ tục hành chính, thông tin rõ ràng và công khai) thì sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của những người này.

Một phần của tài liệu Giáo án Nhập môn công tác xã hội (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w