1. Mối quan hệ giữa con người toàn diện và môi trường toàn diện
Con người toàn diện là con người phát triển đầy đủ các chức năng xã hội (đức, trí, thể, mỹ), là con người có nhân sinh quan khoa học, là con người nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn, khoa học; thể hiện được trí tuệ của con người.
Môi trường toàn diện là cả hệ thống sinh thái, gia đình, cộng đông, làng xóm...Môi trường ở đây bao gồm: Văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội. Các chính sách xã hội đều tác động vào môi trường (nếu chính sách đúng thì sẽ tác động tích cực tới môi trường và ngược lại)
Công tác xã hội đặt trọng tâm vào tổng thể và toàn bộ con người, nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con người với môi trường sống của họ trong việc giải quyết vấn đề.
Bất cứ con người nào trong xã hội cũng sống trong một môi trường nhất định:
Môi trường chính thức (gia đình, trường học, cơ quan...), môi trường truyền thông, dư luận xã hội...và môi trường không chính thức. Con người là chủ thể chủ động tham gia vào môi trường và đồng thời con người cũng chịu sự chi phối của yếu tố môi trường. Con người càng tác động vào môi trường bao nhiêu càng trưởng thành lên bấy nhiêu.
Mối quan hệ giữa con người toàn diện và môi trường toàn diện là đặc trưng trong CTXH bởi vì mục đích của CTXH là thay đổi con người, thay đổi môi trường giúp con người phát triển. Nếu môi trường ảnh hưởng không tốt đến hành vi con người, đến con người làm giảm thiểu hoặc làm mất hoặc làm yếu đi các chức năng xã hội của họ thì CTXH phải cải tạo môi trường, tác động vào môi trường để khôi phục, trị liệu hoặc phát triển các chức năng xã hội bị mất hoặc bị giảm thiểu của con người.
Muốn cho con người phát triển toàn diện thì phải gắn con người với môi trường. Nếu coi môi trường là một tổ chức, nếu tổ chức mạnh sẽ chắp cánh cho con người phát triển, ngược lại nếu tổ chức yếu sẽ làm thụt lùi sự phát triển.
2. Gia đình là "trường hợp" trong CTXH
Gia đình là tổ ấm, là cơ sở để con người sống và hoạt động. Nhưng trong quá trình phát triển, gia đình thường mang những yếu tố không ổn định, sự khủng hoảng, rạn nứt...Từ đó tạo cơ sở làm cho gia đình tan vỡ, khủng hoảng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ em và các thành viên trong gia đình.
Có thể nói gia đình cũng là một trong những nguồn gốc tạo nên những khiếm khuyết, thiệt thòi cho mỗi cá nhân:
Nếu gia đình ổn định sẽ tạo cơ sở cho các chức năng xã hội của con người phát triển. Ngược lại nếu gia đình mất ổn định sẽ làm mất mát, giảm thiểu các chức năng xã hội của con người.
Vì vậy muốn khôi phục, trị liệu, phòng ngừa các chức năng xã hội cho con người đều phải đưa về gia đình.
3. Cộng đồng là một "đặc trưng" của CTXH Xét cộng đồng trên 2 khía cạnh:
- Cộng đồng theo lãnh thổ: là tập hợp một nhóm người nhất định cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định.
- Cộng đồng theo chức năng: là tập hợp một nhóm người có chung mục đích, chung mối quan tâm và hoạt động theo những quy định, quy chế nhất định.
CTXH coi cộng đồng vừa là một đặc trưng vừa là một phương pháp tác nghiệp và cộng đồng cũng chính là đối tượng của CTXH
CTXH coi cộng đồng là một "đặc trưng" vì mỗi con người đều phải sống trong một cộng đồng người nhất định. Cộng đồng là nơi mà cá nhân tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội, từ đó cá nhân bộc lộ được các thuộc tính, các đặc tính của bản thân và thực hiện được các chức năng xã hội. Mặt khác, trong cộng đồng luôn sẵn có những nguồn lực rất phong phú như: nhân lực và tài nguyên. CTXH phải biết tận dụng các tài nguyên trong cộng đồng để giúp giải quyết vấn đề của con người, của cộng đồng đó và những vấn đề thuộc về bản chất ngành CTXH.
4. Tổ chức là "đặc trưng" của CTXH
Tổ chức là một tập hợp, liên kết với nhau dựa trên cơ sở mục đích chung, hoạt động chung do con người sáng lập ra. Tổ chức hình thành trên cơ sở nhu cầu của đời sống xã hội
Tổ chức bao giờ cũng tồn tại những quy luật nội tại của nó. Tổ chức nào phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu khách quan thì tổ chức đó tồn tại và ngày càng phát triển và ngược lại. CTXH rất quan tâm đến các tổ chức - đặc biệt là những tổ chức mà thân chủ trực tiếp tham gia. Vì:
+ Tổ chức làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, tạo ra những thân chủ suy thoái về đạo đức, mất chức năng xã hội.
+ Tổ chức bao giờ cũng làm nảy sinh những vấn đề liên quan đến con người.
Do đó, NVXH thông qua việc hiểu rõ, nắm chắc các tổ chức sẽ nhận diện đúng về con người cụ thể của thân chủ.
5. Quan hệ xã hội là "then chốt" trong CTXH
Quan hệ xã hội là toàn bộ những quan hệ của con người với thế giới đồ vật do con người sáng tạo ra, là quan hệ của con người với xã hội, đối với người khác và đối với chính bản thân mình. Được thể hiện trong quan hệ người - người (bao gồm: Quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp quyền, quan hệ sản xuất) Bao trùm lên các mối quan hệ là con người - con người.
- Các mối quan hệ trong CTXH bao gồm:
NVCTXH → thân chủ NVCTXH gia đình thân chủ NVCTXH - các tổ chức NVCTXH - NVCTXH NVCTXH - chính quyền Thân chủ - cộng đồng Thân chủ - bạn bè Thân chủ - gia đình Thân chủ - tổ chức, ....
Quan hệ xã hội là nguyên nhân xuất hiện bệnh lý, đồng thời là cơ sở để trị liệu vấn đề cho thân chủ, khôi phục lại các chức năng xã hội của thân chủ
Muốn hiểu thân chủ ta phải thông qua các mối quan hệ xã hội. Chỉ có thông qua các quan hệ thì các vấn đề, các thuộc tính xã hội của thân chủ mới bộc lộ đầy đủ.
Từ đó ta mới phát hiện được bệnh lý của thân chủ, mới nhận diện được đầy đủ con người thân chủ. Và ngược lại, chính các quan hệ và việc xây dựng các quan hệ lại là cơ sở để NVCTXH phục hồi, trị liệu bệnh lý cho thân chủ. Muốn sửa chữa hành vi, thay đổi hành vi, trạng thái tâm lý của ai đó cần hiểu được nguyên nhân dẫn đến
hành vi đó là gì → thông qua các quan hệ xã hội của thân chủ để hiểu được nguyên nhân đó và từ đó tìm ra cách trị liệu.
Mặt khác việc thiết lập các mối quan hệ trong quá trình thực hành nghề nghiệp CTXH, NVCTXH càng hiểu rõ về nghề nghiệp của mình, biết rõ mình là ai, mình đang ở vị trí nào từ đó xác lập vai trò của mình cho phù hợp.
Như vậy, quan hệ là yếu tố quyết định để phục hồi những chức năng đã mất, phát triển những chức năng còn hạn chế. Qua đó làm thay đổi hành vi của thân chủ.
Các quan hệ được thiết lập trong CTXH là các quan hệ mang tính nghề nghiệp, nó được tập trung, được xác lập xuất phát từ yêu cầu, mục đích của ngành chứ không phải các quan hệ mang mục đích riêng tư.
6. Tương tác xã hội là "đặc trưng" của CTXH
Tương tác là để thu thập thông tin về thân chủ, để hiểu được nguyên nhân bệnh lý của các vấn đề xã hội nảy sinh.
CTXH đòi hỏi một sự tương tác đa chiều, hỗ trợ thân chủ để giúp thân chủ hiểu rõ tình trạng của mình.
Tương tác xã hội diễn ra chủ yếu giữa SW và thân chủ. Càng thông qua tương tác bao nhiêu càng nhận diện thân chủ đầy đủ bấy nhiêu.
Mặt khác, nhờ thông qua tương tác xã hội mà SW mới có thể thực hiện được các chức năng của CTXH, mới thay đổi được hành vi của thân chủ.
Xuất phát từ đó, CTXH coi "tương tác là một đặc trưng" của ngành.
Lưu ý: Thân chủ rất đa dạng, luôn luôn trong trạng thái vận động và thay đổi, trong quá trình vận động ấy làm xuất hiện các quan hệ xã hội khác nhau, nhu cầu khác nhau, đòi hỏi phải xác lập được các tương tác phù hợp. Đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể, đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của từng thân chủ, từng loại bệnh lý mà SW xác định các loại hình tương tác xã hội khác nhau thì mới đạt kết quả cao.
7. Tự quyết là "đặc trưng" của CTXH
Tự quyết là tự giải quyết vấn đề của chính mình. Trong khuôn khổ luật pháp cho phép và với điều kiện không nguy hại đến người khác, thân chủ có quyền chọn lựa những giải pháp khả thi khác nhau tùy theo hoàn cảnh, hoặc lối sống để giải quyết vấn nạn của mình.
CTXH đề cao tính tự quyết của thân chủ xuất phát từ 3 yếu tố sau đây + Bản chất của hoạt động CTXH
+ Xuất phát từ tiềm năng, tiềm lực sẵn có của thân chủ
+ Quan điểm của CTXH: coi thân chủ là đối tượng + khách thể + chủ thể trong giải quyết vấn đề của họ.
NVXH muốn thực hiện quyền tự quyết của thân chủ thì phải:
+ Tôn trọng thân chủ
+ Tạo niềm tin nơi thân chủ, tin tưởng và có cái nhìn thiện tâm về thân chủ
+ Không được áp đặt các ý kiến chủ quan của mình để giải quyết vấn đề cho thân chủ.
8. Giám sát/Kiểm huấn
Giám sát = giám định và quan sát.
Kiểm huấn = kiểm tra và huấn luyện.
Giám sát nhằm mục đích:
+ Để ngành CTXH hoạt động đúng hướng, đúng quy trình, đúng phương thức mà quốc tế đã quy định
+ Giám sát để xem SW thực hiện các tri thức khoa học như thế nào, vận dụng như thế nào vào hệ thống thân chủ của mình
+ Giám sát trình độ, kỹ năng, tay nghề của SW.
Kiểm huấn:
+ Kiểm huấn là một quá trình 2 chiều song song với nhau, là bộ phận cơ bản trong GD và thực hành CTXH.
+ Kiểm huấn có chức năng truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức và huấn luyện các NVCTXH khác mà họ giám sát
+ Kiểm huấn viên là những người làm việc tại các cơ sở xã hội, là người chia sẻ, nâng đỡ và huấn luyện tay nghề cho SV hoặc các NVCTXH mới vào nghề.