1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô hoàng anh

136 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 393,73 KB

Nội dung

Chương 1: Lý luận chung về đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh trong thời gian qua. Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đoàn Huy Tùng

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 5

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp 5 1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp 9

1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 17

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 17 1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 17

1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 17

1.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 20

1.2.2.1 Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp 20

1.2.2.2 Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp 30

1.2.2.3 Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp 31 1.2.2.4 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 34 1.2.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 39

1.2.2.6 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 43

Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI Ô TÔ HOÀNG ANH 49

Trang 3

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 492.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 492.1.2 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh… 502.1.3 Tình hình quản trị tài chính của doanh nghiệp trong thời gian qua.

54

2.1.3.1 Tình hình quản trị tài chính của doanh nghiệp 542.1.3.2 Khái quát tình hình tài chính 562.1.3.3 Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp 612.2 Đánh giá thực trạng tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô

tô Hoàng Anh 612.2.1 Đánh giá về tình hình huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh 612.2.2 Đánh giá về tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh 672.2.3 Đánh giá về tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh 712.2.4 Đánh giá về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh 772.2.5 Đánh giá về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh 852.2.6 Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh 912.3 Đánh giá chung về thực trạng tài chính tài doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh 1002.3.1 Những mặt tích cực về thực trạng tài chính doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh 1012.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân về thực trạng tài chính doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh 1022.3.2.1 Những hạn chế, tồn tại về thực trạng tài chính của doanh

Trang 4

2.3.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng tài chính của doanh

nghiệp… 104

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI Ô TÔ HOÀNG ANH 106

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh 107

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 107

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh 109

3.1.2.1 Mục tiêu phát triển 109

3.1.2.2 Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới 111 3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh 112

3.2.1 Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm bớt vốn vay 112

3.2.2 Quản lý dự trữ hàng tồn kho 114

3.2.3 Quản lý chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả 116 3.2.4 Khai thác và sử dụng có hiệu quả TSCĐ đã đầu tư 117

3.2.5 Đẩy mạnh công tác thanh toán, giảm thiểu thời gian vốn bị chiếm dụng… 119

3.2.6 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động 122

3.2.7 Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, gia tăng thị phần 123

3.2.8 Tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tình hình tài chính 125

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 126

KẾT LUẬN 128

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 129

Trang 5

KPT : Khoản phải thu.

KQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

********

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, nền kinh tế đang có những bước tiến theo xu hướng quốc tế hóa

đã mang lại cho các nước trên thế giới cơ hội được giao lưu hợp tác đầy triểnvọng Giữa các quốc gia luôn có sự trao đổi, dịch chuyển hàng hóa và tiền tệ dựatrên mối quan hệ bền vững giữa cung và cầu đã hình thành chiếc cầu nối thươngmại quốc tế Bởi lẽ đó, quá trình hội nhập quốc tế đang được mọi quốc gia quantâm đặc biệt Hội nhập kinh tế đã mở ra cho các quốc gia những cơ hội để thúcđẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Mặt khác, quá trình hội nhập tạo rakhông ít những thách thức trong sự phát triển kinh tế xã hội nếu không biết tậndụng những cơ hội và lợi thế trong quá trình này

Trải qua nhiều biến động kinh tế trong nước và quốc tế, không ít cácdoanh nghiệp đã thất bại trong sản xuất kinh doanh, làm ăn thua lỗ và dẫn đếnphá sản ngừng hoạt động nhưng bên cạnh đó vẫn có rất nhiều doanh nghiệp đã

và đang khẳng định được vị thế và tiềm năng tài chính của mình

Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cùng với xuhướng toàn cầu hóa, đặc biệt Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) được gần 10 năm đang mở ra những cơ hội và thách thức cho các doanhnghiệp Do đó, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường rộng lớn và đầytiềm năng những cũng đầy rủi ro, mạo hiểm này, các doanh nghiệp luôn phảinhạy bén nắm bắt được những biến động trên thị trường và có kế hoạch kinhdoanh kịp thời Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là làm thế nào

Trang 8

sản xuất kinh doanh có hiệu quả Nhờ có phân tích, đánh giá tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, chúng ta sẽ có cái nhìn chung nhất về thực trạng tài chínhdoanh nghiệp, giúp các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp xác đinh được trọngđiểm trong công tác quản lý tài chính, tìm ra các giải pháp cải thiện tình hình tàichính Vì vậy, đánh giá thực trạng tài chính đóng vai trò ngày càng quan trọngtrong quá trình tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nềnkinh tế nói chung.

Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đánh giá thực trạng tàichính, sau 3 tháng thực tập tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô HoàngAnh, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Đoàn HươngQuỳnh và sự chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ của các cán bộ Tài chính kế toán của

doanh nghiệp, em đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là: “Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp

tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh”

2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài đi sâu và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánhgiá thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô

tô Hoàng Anh

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiệntình hình tài chính thực hiện tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô HoàngAnh nhằm những mục đích sau:

 Hệ thống những vấn đề lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và đánh giáthực trạng tài chính doanh nghiệp

Trang 9

 Tìm hiểu thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó:

1) Xem xét và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp năm 2013 trên

cơ sở so sánh với năm 2012 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm.2) Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần nâng cao, cải thiện tìnhhình tài chính và hiệu quả kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới

4 Phạm vi nghiên cứu

 Về không gian: Nghiên cứu về tình hình tài chính và giải pháp tài chính nhằmcải thiện, nâng cao tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tưnhân thương mại ô tô Hoàng Anh tại địa chỉ thị trấn Thanh Thủy, huyện ThanhThủy, tỉnh Phú Thọ

 Về thời gian: từ 10/02/2014 đến 10/05/2014

 Về nguồn số liệu: Các số liệu lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính cácnăm 2011, 2012 và 2013

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phươngpháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp thống kê, phương phápđiều tra… đồng thời sử dụng các biểu bảng minh họa

Trang 10

Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương

mại ô tô Hoàng Anh trong thời gian qua

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tại

doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh

Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là do em thực hiện, các số liệu được

sử dụng là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị Tuynhiên, do trình độ nhận thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi nhữngsai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài luận văncủa em hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn T.S Đoàn Hương Quỳnh

và các cán bộ phòng tài chính kế toán doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tôHoàng Anh đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày 20/05/2014

Sinh viên thực tập Đoàn Huy Tùng

Trang 11

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp.

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp.

Khái niệm tài chính doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời

Ở Việt Nam, theo luật Doanh Nghiệp 2005, doanh nghiệp là tổ chức kinh

tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

- tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từsản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mụcđích sinh lời

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 2 giaiđoạn đó là sản xuất và tiêu thụ Giai đoạn sản xuất là sự kết hợp của các yếu tốđầu vào bao gồm nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu và sức lao động để tạocác sản phẩm Giai đoạn tiêu thụ là giai đoạn doanh nghiệp đưa sản phẩm, hànghóa ra thị trường và đến với người tiêu dùng, đem về lợi nhuận cho doanhnghiệp Trong nền kinh tế thị trường, để có các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp cầnphải có một lượng vốn tiền tệ nhất định Và tùy theo loại hình doanh nghiệp mà

có các phương thức huy động vốn khác nhau, từ số vốn tiền tệ ban đầu đó, doanhnghiệp mua sắm tài sản, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trìnhsản xuất Sản phẩm của quá trình sản xuất được tung ra thị trường nhờ quá trình

Trang 12

hàng Doanh thu bán hàng sau khi bù đắp các chi phí, doanh nghiệp sẽ thu đượcmột khoản lợi nhuận, với số lợi nhuận đó doanh nghiệp sẽ tiếp tục phân phối mộtcách hợp lý Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trìnhtạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính củadoanh nghiệp Trong quá trình đó làm phát sinh và tạo ra sự vận động của dòngtiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu

tư của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở và quan trọng của hệ thống tài chínhtrong nền kinh tế Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiệndưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sửdụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho quá trình tái sản xuất trong mỗi doanhnghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà nước

Xét về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trìnhtạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanhnghiệp Còn xét về mặt bản chất, tài chính doanh nghiệp được hiểu là các quan

hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹtiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Các quan hệ kinh tế bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp dưới hình giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệpbao gồm:

 Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước

 Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và tổchức xã hội khác

 Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động

Trang 13

 Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanhnghiệp

 Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là một phần không thể thiếu và luôn gắn liền với hoạtđộng của doanh nghiệp Nó có quan hệ trực tiếp, thường xuyên tới hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động tài chính là một hoạt động nhằmđạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra Hoạt động tài chính của doanhnghiệp bao gồm các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng vàvận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ

Các loại hình doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định Về tổchức doanh nghiệp ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp 2005, xét về hình thứcpháp lý có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau:

 Doanh nghiệp tư nhân

 Công ty hợp danh

 Công ty cổ phần

 Công ty trách nhiệm hữu hạn

Ngoài các loại hình trên còn có hợp tác xã

Các quyết định tài chính doanh nghiệp.

Nhà quản trị tài chính phải đưa ra các quyết định tài chính nhằm tối đa hóagiá trị doanh nghiệp Với mỗi quyết định tài chính, nhà quản trị phải luôn luônđối mặt với sự mâu thuẫn giữa rủi ro và sinh lời Một quyết đinh tài chính khônngoan là quyết định có thể tối đa hóa được giá trị doanh nghiệp, muốn vậy quyếtđịnh tài chính phải đảm bảo tối thiểu hóa được rủi ro và tối đa hóa được tỷ suất

Trang 14

sinh lời cho chủ sở hữu Đây là điều rất khó cho các nhà quản trị tài chính trongquá trình phân tích và ra quyết định lựa chọn các quyết định tài chính phù hợp.

Tài chính doanh nghiệp thực chất quan tâm nghiên cứu ba quyết định chủyếu, đó là quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợinhuận

Quyết định đầu tư: Là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và

giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) Quyết định đầu

tư ảnh hưởng đến bên trái (phần tài sản) của Bảng cân đối kế toán Các quyếtđịnh đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:

 Quyết định đầu tư tài sản lưu động

 Quyết định đầu tư tài sản cố định

 Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tàisản cố định: Quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh, quyết định điểm hòa vốn

Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): Là những quyết định

liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết địnhđầu tư Quyết định nguồn vốn tác động đến bên phải bảng cân đối kế toán (phầnNguồn vốn) Các quyết định huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:

 Quyết định huy động vốn ngắn hạn

 Quyết định huy động vốn dài hạn

Quyết định phân chia lợi nhuận: Gắn liền với quyết định về phân chia cổ

tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp Các nhà quản trị tài chính sẽ phảilựa chọn giữa việc sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức, hay là giữlại để tái đầu tư Những quyết định này liên quan đến việc doanh nghiệp nên theođuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động như

Trang 15

thế nào đến giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của công ty trên thị trường haykhông.

Ngoài ba loại quyết định chủ yếu trong tài chính doanh nghiệp như trên đãđưa ra còn có rất nhiều loại quyết định khác có liên quan đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp như quyết định mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, quyếtđịnh phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp.

Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổchức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt độngcủa doanh nghiệp Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp đều gắn liềnvới việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp; vì vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận làquá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạolập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanhnghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của người quản lý(nhà quản trị) liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản củadoanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Có thể thấy rằng quản trị tàichính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính: Quyết định đầu tư,quyết định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận làm ra, sao cho cólợi nhất cho các chủ sở hữu doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận, là nội dung quan trọnghàng đầu của quản trị doanh nghiệp, nó có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tới tất

cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp Hầu hết các quyết định quản trị doanh

Trang 16

nghiệp đều dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc đánh giá về mặt tài chínhcủa hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp Điều này xuất phát từ vai trò củacông tác quản trị tài chính đối với doanh nghiệp.

Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp.

Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:

Tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư.

Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vàoquyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới côngnghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới… Để đi đến quyếtđịnh đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh

tế, kỹ thuật và tài chính Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét các khoản chitiêu vốn cho đầu tư và dự tính thu nhập do đầu tư đưa lại; nói cách khác là xemxét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hộiđầu tư về mặt tài chính Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánhgiá hiệu quả tài chính của việc đầu tư

Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn do các hoạt động của doanh nghiệp.

Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Nhà quảntrị tài chính phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanhnghiệp ở trong kỳ (bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn); tiếp theo, phải tổchức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạtđộng của doanh nghiệp Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phươngpháp huy động vốn thích hợp, cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặt như: Kết cấunguồn vốn, những điểm lợi của từng hình thức huy động vốn, chi phí cho việc sửdụng mỗi nguồn vốn…

Trang 17

Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Nhà quản trị tài chính phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện

có của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứđọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng vàcác khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phí phát sinh trongquá trình hoạt động của doanh nghiệp; thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sựcân bằng giữa thu và chi vốn bằng tiền, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khảnăng thanh toán các khoản nợ đến hạn

Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.

Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế, cũng như trích lập và sửdụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triểndoanh nghiệp, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trongdoanh nghiệp, giải quyết hài hòa giữa lợi ích trước mắt của chủ sở hữu với lợiích lâu dài – sự phát triển của doanh nghiệp

Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tìnhhình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp Mặt khác, thông qua việc định kỳ tiến hành phân tíchtình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn,những điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý, dự báo trước tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp kịpthời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tàichính của doanh nghiệp trong thời kỳ tới

Trang 18

Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.

Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thôngqua việc lập kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp mới

có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu củadoanh nghiệp Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình chủ độngđưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường có sự biến động

Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp.

Quản trị tài chính doanh nghiệp trong các doanh nghiệp là không giốngnhau Sự khác biệt đó chịu sự chi phối của các nhân tố cơ bản là hình thức pháp

lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành kinh doanh và môitrường kinh doanh của doanh nghiệp

Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về

tổ chức doanh nghiệp Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2005, có 4 hìnhthức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp bao gồm:

 Doanh nghiệp tư nhân

 Công ty hợp danh

 Công ty trách nhiệm hữu hạn

 Công ty cổ phần

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiện trongmột hoặc một số ngành kinh doanh nhất định Mỗi ngành kinh doanh có nhữngđặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tàichính của doanh nghiệp

Trang 19

 Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưuđộng chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanhhơn so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng Ởcác ngành này, vốn cố định thường chiếm tỷ lệ cao hơn vốn lưu động, thời gianthu hồi vốn cũng chậm hơn.

 Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuấtngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biếnđộng lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó cóthể dễ dàng bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như bảo đảm nguồnvốn cho nhu cầu kinh doanh Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra nhữngloại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra lượng vốn lưu động lớn hơn.Những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời vụ thìnhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn,giữa thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp nhau về thời gian

Môi trường kinh doanh.

Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định.Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoàiảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp: Môi trường kinh tế - tài chính, môitrường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường vănhóa – xã hội…Môi trường kinh tế tài chính tác động đến hoạt động tài chính củadoanh nghiệp qua các yếu tố như:

 Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế

 Tình trạng của nền kinh tế

 Lãi suất thị trường

 Lạm phát

Trang 20

 Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp

 Mức độ cạnh tranh

 Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính

Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp.

Vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp có sự thay đổi lớn quacác thời kỳ

Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung (trước năm1986), nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ này chỉ bao gồm 2 thành phần kinh tếchủ yếu là thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tập thể với 2 loạihình doanh nghiệp tương ứng là các công ty, xí nghiệp quốc doanh (gọi chung làdoanh nghiệp Nhà nước) và các doanh nghiệp tập thể (hợp tác xã)

Hiện nay, với việc chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hànhtheo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải thực hiện tự chủ hoàn toàn về sảnxuất kinh doanh và về tài chính; hoạt động của các doanh nghiệp phải đương đầuvới nhiều thách thức do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác cùng với sựbiến động khó lường của thị trường Trong điều kiện đó, hoạt động của cácdoanh nghiệp phải được đặt trên cơ sở công tác hoạch định cả về chiến lược (dàihạn) và chiến thuật (ngắn hạn)

Tất cả các quyết định chiến lược và chiến thuật của doanh nghiệp đềuđược lựa chọn chủ yếu dựa trên sự phân tích, đánh giá về mặt tài chính Tóm lại,ngày nay vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên hết sứcquan trọng hơn đối với hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì:

 Tình hình tài chính của doanh nghiệp liên quan và ảnh hưởng tới tất cả cáchoạt động của doanh nghiệp

Trang 21

 Quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp ngàycàng lớn Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính thì các công cụ tài chính

để huy động vốn ngày càng phong phú và đa dạng hơn Vì vậy các quyết địnhhuy động vốn, quyết định đầu tư… của nhà quản trị tài chính ảnh hưởng lớn đếntình hình và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

 Các thông tin về tình hình tài chính là căn cứ quan trọng đối với các nhàquản lý doanh nghiệp trong việc kiểm soát và chỉ đạo các hoạt động của doanhnghiệp

Vai trò của quản trị tài chính đối với hoạt động của doanh nghiệp được thểhiện qua các mặt chủ yếu sau:

Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.

Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp Trong quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp thường xuyên nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn vàdài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên, cũng như cho đầu tư phát triểncủa doanh nghiệp Nếu không huy động kịp thời và đủ vốn sẽ khiến cho các hoạtđộng của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được Do vậy, việcđảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liêntục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp

Nhà quản trị tài chính trên cơ sở xem xét tình hình thị trường tài chính,nhu cầu vốn và điều kiện cụ thể của DN, từ đó đưa ra quyết định tối ưu nhấttrong việc tổ chức huy động các nguồn vốn (bên trong, bên ngoài) đáp ứng nhưcầu cho các hoạt động của DN Một chính sách tài trợ đúng đắn không nhữnggiúp DN giảm thiểu rủi ro tài chính mà còn tác động rất lớn đến việc thực hiệnmục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

Trang 22

Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Với việc lựa chọn các dự án đầu tư vốn tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánhgiữa tỷ suất sinh lời, chi phí huy động vốn và mức độ rủi ro của dự án đầu tư v.v.nhà quản trị tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạt hiểuquả cao

Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho DN chớp được cơhội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận DN Việc lựa chọn các hình thức vàphương pháp huy động vốn thích hợp, đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu có thể giúp DNgiảm bớt được chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuậnVCSH của DN

Mặt khác, với việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinhdoanh có thể giúp DN tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tàisản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãi vay góp phần tăng LNSTcủa DN

Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vậnđộng, chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ Vì vậy, thông qua việc xem xét tìnhhình thu, chi tiền tệ hàng ngày, và nhất là thông qua việc phân tích đánh giá tìnhhình tài chính doanh nghiệp và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quảntrị tài chính có thể kiểm soát kịp thời và toàn diện các mặt hoạt động của doanhnghiệp, từ đó chỉ ra những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai thác đểđưa ra quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu

đề ra của doanh nghiệp

Trang 23

1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn được diễn ra liêntục và được diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế với mức độ toàn cầu hóa ngàycàng cao Điều này đồng nghĩa với việc nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạyhay dự đoán được tình hình tài chính của doanh nghiệp là một nhân tố quantrọng, nó quyết định đến việc nắm bắt cơ hội đầu tư của doanh nghiệp cũng nhưcác chiến lược trong việc huy động, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trongdoanh nghiệp Do đó, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trở nênquan trọng hơn bao giờ hết

Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp là việc xem xét, phân tích mộtcách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động của tài chính doanh nghiệp để thấyđược thực trạng tài chính là tốt hay xấu, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnhhưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó giúp nhà quản lý doanhnghiệp có những quyết định kịp thời để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, đều bình đẳng vớinhau trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề và các lĩnh vực kinh doanh

Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệpnhư: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp khách hàng kể cả các cơ quannhà nước và người lao động, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính trênmột góc độ khác nhau

Trang 24

Đối với người quản lý doanh nghiệp.

Nhà quản trị đánh giá thực trạng tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinhdoanh chủ yếu của doanh nghiệp Đó là cơ sở để định hướng các quyết định củaBan giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, ngân quỹ

và kiểm soát các hoạt động quản lý

Đối với các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư là những người đã giao vốn của mình cho doanh nghiệpquản lý và sử dụng Họ có thể là các cổ đông, các cá nhân hoặc các đơn vị,doanh nghiệp khác Lợi ích của họ gắn chặt với kết quả kinh doanh của doanhnghiệp Điều mà họ quan tâm đó chính là khả năng sinh lời của doanh nghiệp,giá trị của doanh nghiệp Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp đối với cácnhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp, ước định giá trị cổ phiếu dựa vào việcnghiên cứu các báo biểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinhdoanh

Đối với người cho vay.

Người cho vay là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhucầu cho sản xuất kinh doanh Họ chỉ cho vay khi nhận thấy doanh nghiệp có khảnăng trả nợ Thu nhập của họ chính là lãi suất tiền vay Do vậy, đánh giá thựctrạng tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả của kháchhàng Tuy nhiên cần phải tách biệt giữa đánh giá những khoản cho vay ngắn hạnvới dài hạn:

 Đối với khoản cho vay ngắn hạn: người cho vay đặc biệt quan tâm đếnkhả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp Nói cách khác đi là khả năng ứngphó của doanh nghiệp khi khoản nợ vay đến hạn trả

Trang 25

 Đối với các khoản cho vay dài hạn: người cho vay phải tin chắc khả nănghoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp bởi vì việc hoàn trả cả vốn lẫn lãituỳ thuộc vào khả năng sinh lời này của doanh nghiệp.

Đối với những người lao động trong doanh nghiệp.

Đây là những người có thu nhập duy nhất từ tiền lương được trả, nhưngnếu người lao động có một số cổ phần nhất định trong doanh nghiệp thì ngoàitiền lương họ sẽ có thêm tiền lời được chia Tuy nhiên hai khoản thu nhập nàyđều phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Dovậy đánh giá thực trạng tài chính giúp họ định hướng được việc làm ổn định củamình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp tuỳ thuộc vị trí đảm nhiệm và công việc được phân công

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.

Các cơ quan quản lý bao gồm các cơ quan quản lý cấp Bộ, Ngành như: cơquan Thuế, Thanh tra tài chính, Thống kê… Các cơ quan này sử dụng các báocáo tài chính do doanh nghiệp gửi đến để phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp nhằm kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, từ đó giúp cho các cơ quan này đề ra các chính sách, cơ chế quản lý, giảipháp tài chính phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, tạo môi trườnghành lang pháp lý thuận lợi, góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh

Từ những vấn đề trên cho thấy việc đánh giá thực trạng tài chính doanhnghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng đối tượng cụ thể cả bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp, là công cụ hữu ích để xác định giá trị kinh tế, đánh giácác mặt mạnh, các mặt tồn đọng của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân chủ quan

Trang 26

và khách quan giúp cho từng đối tượng sử dụng thông tin lựa chọn và đưa ranhững quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.

1.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

1.2.2.1 Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp.

Đánh giá tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp:

Mục tiêu: Đánh giá tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp để thấy được

doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô vốn huy độngđược đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụthuộc, thay đổi theo chiều hướng nào? Xác định các trọng điểm cần chú ý trongchính sách huy động vốn của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chủ yếutrong chính sách huy động vốn ở mỗi thời kỳ

Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá: Nguồn vốn doanh nghiệp huy động để tài trợ

cho nhu cầu vốn bao gồm vốn chủ sở hữu, vay và nợ Vốn chủ sở hữu chủ yếugồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư Vay và nợ gồm:vay tín dụng, phát hành trái phiếu, thuê tài chính, tín dụng thương mại và nguồnvốn chiếm dụng khác Mỗi nguồn vốn huy động có ưu thế và hạn chế nhất địnhtác động đến khả năng huy động và sử dụng của doanh nghiệp Để đánh giá thựctrạng và tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp cần sử dụng 2 nhómchỉ tiêu:

 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn gồm giá trị tổng nguồn vốn vàtừng loại trong B01-DN

 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp:

Tỷ trọng từng = Giá trị từng loại, từng chỉ tiêu nguồn x 100

Trang 27

loại nguồn vốn

vốn

% Tổng giá trị nguồn vốn

Đánh giá tình hình nguồn vốn cần phân tích sự biến động và cơ cấu nguồnvốn của doanh nghiệp

Phương pháp đánh giá: Để đánh giá sự biến động nguồn vốn, ta so sánh cả

tổng số và từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ (giữa kỳphân tích với kỳ gốc) để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối của tổng sốcũng như từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn

Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn ta xác định tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêunguồn vốn chiếm trong tổng của nó ở đầu kỳ và cuối kỳ (kỳ gốc và kỳ phântích); so sánh tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ; căn cứvào kết quả xác định và kết quả so sánh để đánh giá cơ cấu nguồn vốn và sự thayđổi cơ cấu

Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp.

Để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụngnhiều nguồn khác nhau Điều quan trọng là doanh nghiệp cần phối hợp sử dụngcác nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu nguồn vốn hợp lý đưa lại lợi ích tối đa chodoanh nghiệp Để đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp, ta xem xét

cơ cấu nguồn vốn, chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữutrong nguồn vốn của doanh nghiệp Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đượcthể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Hệ số nợ: Hệ số nợ cho thấy mức độ phụ thuộc vào chủ nợ trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Được xác định dựa vào công thức:

Trang 28

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồnvốn của doanh nghiệp, hay trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêuphần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả Hệ số này cho thấy mức độ

sử dụng nợ hay mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Hệ số nợcao vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp

* Tác động tích cực: Hệ số nợ cao sẽ làm gia tăng giá trị sử dụng của

doanh nghiệp, khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu, góp phần gia tăng lợi íchcủa chủ doanh nghiệp Mặt khác, lãi vay được coi như một khoản chi phí hợp lý

và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế Do đó, việc sử dụng nợ vay được xemnhư một phương thức tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp

* Tác động tiêu cực: Nếu hệ số nợ quá cao sẽ làm gia tăng nguy cơ mất khả

năng thanh toán Hơn nữa, trong trường hợp tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản nhỏhơn lãi tiền vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ có tác động ngược chiều.Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ vay sẽ càng làm giảmsút tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu: Hệ số vốn chủ sở hữu được xác định theo công thức

vốn

Trang 29

Hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phầntrăm trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp Hệ số này phản ánh mức độ tự tài trợcủa doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình Hệ số này càng lớncàng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn chủ sở hữu, tính độc lập về mặt tàichính cao, doanh nghiệp ít bị ràng buộc hay chịu sức ép từ nợ vay Mặt khác, tỷsuất tự tài trợ càng cao thì càng đảm bảo cho các khoản nợ được thanh toán đúnghạn, làm cho uy tín của chủ doanh nghiệp được nâng cao, việc huy động vốn vaynhờ vậy cũng dễ dàng hơn Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều vốn tự có thì khó

có thế khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu để gia tăng lợi nhuậncủa chủ sở hữu doanh nghiệp

Việc xác định một cơ cấu nợ và vốn chủ hợp lý là yêu cầu đặt ra cho mỗidoanh nghiệp Tuy nhiên, việc xác định vốn chủ bao nhiêu, nợ phải trả bao nhiêucòn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp, nhưng vẫn phải đảmbảo nguyên tắc: tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn trên cơ sở có tính đến các yếu

Đánh giá hoạt động tài trợ của doanh nghiệp.

Mục tiêu: Hoạt động tài trợ phản ánh mối quan hệ giữa tài sản với nguồn

hình thành tài sản trên cả 3 phương diện: Thời gian, giá trị và hiệu quả Hoạtđộng tài trợ lấy việc tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn trên cơ sở tôn trọng các

Trang 30

ràng buộc chiến lược về cấu trúc tài chính cũng như các ràng buộc về quy môphát triển và quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh làm mục tiêu.

Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá: Hoạt động tài trợ của doanh nghiệp được

đánh giá thông qua 4 chỉ tiêu: Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC), nhucầu vốn lưu động (NCVLĐ), chi phí sử dụng vốn bình quân và tình hình sử dụngnguồn tài trợ

 Xét tổng thể về thời gian thì hoạt động tài trợ của doanh nghiệp ở trạngthái ổn định khi một phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được tài trợ bằngnguồn vốn dài hạn hay doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn đểtài trợ cho tài sản ngắn hạn và phần nguồn vốn đó được gọi là nguồn vốn lưuđộng thường xuyên (NWC) NWC được xác định theo công thức:

NW

Tài sản ngắn hạn -

NWC phản ánh tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn theo 2 phươngdiện:

 Cân đối giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản bởi đây chỉ là 2mặt của một lượng tài sản

 Cân đối về thời gian vận động của tài sản và nguồn vốn, tức là thời gianđảm bảo tính thanh khoản của tài sản phải phù hợp với thời gian phải hoàn trảcủa nguồn vốn

Xét đến độ ổn định của quá trình sản xuất kinh doanh và độ an toàn trong

thanh toán, thì nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏi: Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi một phần của nguồn vốn dài hạn và chỉ một phần của tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn.

Trang 31

Thực tế, NWC có thể > 0, có thể < 0 và có thể bằng 0 Khi NWC < 0 hoặcbằng 0 thì tình hình tài trợ của doanh nghiệp có dấu hiệu mạo hiểm Khi NWC >

0 thì tình hình tài trợ của doanh nghiệp có thể đánh giá là ổn định, tuy nhiên mức

độ ổn định cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhu cầu cần tài trợ bằng nguồn vốndài hạn của tài sản ngắn hạn của mỗi doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ cụ thể

Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanhnghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp đượcđảm bảo vững chắc hơn Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốnlưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thìdoanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn Do vậy, đòi hỏingười quản lý doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để

có quyết định phù hợp trong việc tài trợ vốn Song không nhất thiết phải hoàntoàn như vậy, để tạo điều kiện cho việc sử dụng linh hoạt nguồn tài chính, ta sẽxem xét một số mô hình tài trợ vốn sau:

Trang 32

Hình 1.1

Mô hình này giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ

an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn Tuy nhiên chưatạo ra sự linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tínhchắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn

 Mô hình tại trợ thứ hai

Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thờiđược đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời cònlại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Mô hình này được minh họa qua Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ hai

Trang 33

Hình 1.2

Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao, tuynhiên, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nêndoanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn nhiều cho việc sử dụng vốn

 Mô hình tài trợ thứ ba

Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằngnguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐtạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Trang 34

Hình 1.3 TSLĐ thường xuyên

Mô hình này được minh họa qua Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ ba

Sử dụng mô hình này, chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử dụngnhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn

Sử dụng mô hình này, doanh nghiệp cũng cần sự năng động trong việc tổ chứcnguồn vốn, vì áp dụng mô hình này, khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn

 NCVLĐ là nhu cầu vốn cần tài trợ để dự trữ hàng tồn kho và cấp vốn tíndụng cho các bên quan hệ tài chính với doanh nghiệp sau khi đã cân đối vớinguồn tài trợ từ tín dụng thương mại ngắn hạn của kỳ đó NCVLĐ được xác địnhbằng công thức:

Khi đánh giá cũng cần phải xem xét nhu cầu cần tài trợ của chu kỳ kinhdoanh với từng quan hệ hàng – tiền trong tín dụng thương mại; dự trữ thực tế với

Trang 35

định mức dự trữ của từng loại hàng tồn kho Nếu doanh nghiệp giảm thiểu đượcnhu cầu cần tài trợ ngắn hạn mà vẫn đảm bảo được sản xuất kinh doanh liên tục

và quan hệ tín dụng thương mại với các bên có liên quan đều ở trạng thái tốt thì

sẽ giảm thiểu được chi phí vốn và tránh được rủi ro kinh doanh cũng như rủi rotài chính

 Xét về định lượng thì diễn biến của tình hình huy động và sử dụng nguồn tàitrợ của doanh nghiệp được xem xét một cách trực quan khi quan sát sự thay đổi

về lượng của các loại tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ Qua

đó cho thấy trong kỳ doanh nghiệp huy động vốn với quy mô là bao nhiêu, huyđộng từ những nguồn vốn nào? Sử dụng nguồn vốn huy động vào việc gì?Lượng sử dụng cho từng mục tiêu… Từ đó có thể đánh giá trình độ quản trị ngắnhạn của doanh nghiệp Quy trình xác định chỉ tiêu này như sau:

 So sánh từng chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ để xácđịnh chênh lệch tuyệt đối

 Xác định nguồn tài trợ trong năm trên cơ sở: tổng cộng chỉ tiêu nguồn vốntăng do huy động thêm các nguồn vốn trong kỳ và chỉ tiêu tài sản giảm do thuhồi các khoản đầu tư hoặc bán, thanh lý tài sản để thu hồi vốn,

 Xác định việc sử dụng nguồn tài trợ trên cơ sở: tổng cộng các chỉ tiêu tàisản tăng tức là chi dùng vốn để đầu tư nâng cấp mua sắm, xây dựng thêm tài sản

và chỉ tiêu nguồn vốn giảm tức là hoàn trả các nguồn vốn đã huy động trước đó

 Xét về hiệu quả thì hoạt động tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp được huyđộng từ nhiều nguồn vốn khác nhau Để được quyền sử dụng các nguồn vốn này,doanh nghiệp phải trả cho chủ sở hữu các nguồn vốn đó một lượng giá trị nhấtđịnh, đó là chi phí sử dụng các nguồn tài trợ (chi phí sử dụng vốn) Thực chất,chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, nó phụ thuộc vào

Trang 36

nhiều yếu tố: rủi ro đầu tư vốn, lãi suất của các khoản nợ phải trả, cấu trúc tàichính của doanh nghiệp, chính sách phân phối lợi nhuận… Vì vậy, khi tính toánchi phí sử dụng vốn cần có tầm nhìn xa và phải lượng hóa chi phí bình quân củatất cả các nguồn tài trợ

 Chi phí sử dụng vốn vay: là khả năng sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phảiđạt được do đầu tư bằng nợ vay để không làm giảm khả năng sinh lời vốn chủ sởhữu

1.2.2.2 Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Mục đích: Qua việc đánh giá tình hình phân bổ, sử dụng vốn của doanh

nghiệp để đánh giá quy mô tài sản, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạtđộng kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sảnnói riêng

Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá: 2 nhóm chỉ tiêu:

 Các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán

Trang 37

động kinh doanh, cho từng lĩnh vực hoạt động, cho từng loại tài sản có hợp lýhay không.

 Thông qua cơ cấu tài sản và sự biến động cơ cấu tài sản: được tiến hành bằngviệc đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ hoặcnhiều thời điểm và so sánh tỷ trọng từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu nămhoặc cuối các kỳ trước Qua cơ cấu tài sản xác định được ở đầu năm, cuối kỳ ta

sữ đánh giá được chính sách đầu tư của doanh nghiệp, qua sự biến động về cơcấu tài sản ta thấy được sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp

1.2.2.3 Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp.

Biến động vốn bằng tiền của doanh nghiệp.

Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền cho phép ta nắmđược tổng quát diễn biến thay đổi của nguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan

hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định giữa hai thờiđiểm lập bảng cân đối kế toán, từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn

và sử dụng vốn của thời kỳ tiếp theo

Phân tích, đánh giá diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cũng là một cáchkhác để xem xét sự vận động lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp diễn ra trongmột kỳ hoạt động của doanh nghiệp

Việc phân tích có thể được thực hiện như sau:

* Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền:

Việc xác định này được thực hiện bằng cách: Trước hết, chuyển toàn bộcác khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thành cột dọc Tiếp đó, so sánh số liệucuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên Bảng cân đối

kế toán Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vàomột trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo cách thức sau:

Trang 38

 Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn.

 Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.Khi tính toán diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cần chú ý:

 Chỉ tính toán cho các khoản mục chi tiết, không tính cho các khoản mụctổng hợp để tránh sự bù trừ lẫn nhau

 Đối với các khoản mục hao mòn lũy kế và các khoản trích lập dự phòngthì nếu diễn biến tăng lên ta đưa vào phần diễn biến nguồn tiền và ngược lại thìđưa vào diễn biến sử dụng tiền

* Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền:

Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việcthay đổi nguồn tiền dưới hình thức một bảng cân đối Qua bảng này có thể xemxét và đánh giá tổng quát: Số tiền tăng, giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đãđược sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặcgiảm tiền Trên cơ sở phân tích đánh giá có thể định hướng huy động vốn cho kỳtiếp theo

Biến động dòng tiền thuần của doanh nghiệp.

Dòng tiền phản ánh sự vận động của tiền đi vào và đi ra phát sinh trongmột thời kỳ nhất định từ các hoạt động của một doanh nghiệp Dòng tiền củadoanh nghiệp bao gồm: Dòng tiền ra, dòng tiền vào và dòng tiền thuần

 Dòng tiền ra: Là dòng tiền phát sinh đi ra khỏi doanh nghiệp trong quátrình hoạt động Dòng tiền ra là các khoản chi tiêu tiền của doanh nghiệp để đầu

tư mua sắm tài sản, để thanh toán các khoản tiền mua nguyên vật liệu, trả lương,nộp thuế, nộp bảo hiểm, mua dịch vụ bên ngoài cung cấp, trả nợ vay, chi trả lãivay, chia cổ tức cho chủ sở hữu…

Trang 39

 Dòng tiền vào: Là dòng tiền phát sinh đi vào doanh nghiệp trong quá trìnhhoạt động Dòng tiền vào là các khoản tiền thu được từ bán sản phẩm, hàng hóa,cung cấp dịch vụ, đi vay vốn, phát hành cổ phiếu, thanh lý tài sản, rút vốn đầutư…

 Dòng tiền thuần: Là dòng tiền chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền

ra của doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp

 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình dòng tiền của doanh nghiệp.

Trong các dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp thì dòng tiền từ hoạtđộng kinh doanh là dòng tiền có tầm quan trọng hơn cả bởi đây là dòng tiềnthường xuyên nhất và là nguồn lực vững bền nhất cho các hoạt động của doanhnghiệp

Để có thể tìm ra được các biện pháp quản trị dòng tiền một cách có hiệuquả nhất, chúng ta xem xét một số các chỉ tiêu trong quản trị dòng tiền hoạt độngkinh doanh như sau:

 Chỉ tiêu thời gian chuyển hóa thành tiền: gồm các chỉ tiêu kỳ thu tiền trungbình (ADR), kỳ trả tiền trung bình (ADP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho bìnhquân (ADI) và thời gian bình quân chuyển hóa thành tiền

Số dư bình quân các KPT

Kỳ thu tiền trung bình =

DT (có thuế) bình quân 1 ngày trong kỳ

 Chỉ tiêu đánh giá tình hình dòng tiền của doanh nghiệp: gồm các chỉ tiêu hệ

số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh, hệ số doanh thu bằng tiền so với doanh thu,

hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động và hệ số đảm bảothanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động

Trang 40

* Mục tiêu: Thông qua phân tích tình hình công nợ sẽ đánh giá được vốn của

doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào? Và doanh nghiệp đã đi chiếm dụngvốn ra sao? Trong kinh doanh, việc bị chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điềubình thường vì luôn có những mối quan hệ kinh tế nảy sinh giữa các chủ thểtrong nền kinh tế với nhau Nhưng điều mà các đối tượng quan tâm đó là nhữngkhoản nợ dây dưa khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, cáckhoản phải trả không có nguồn để thanh toán Để biết được điều đó cần phân tíchtình hình công nợ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời

* Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá: Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công

Ngày đăng: 21/03/2016, 11:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ – TS. Nghiêm Thị Thà (chủ biên) (2010), “Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ – TS. Nghiêm Thị Thà (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 2010
3. Nguyễn Hải Sản (chủ biên), (2001), “Quản trị Tài chính doanh nghiệp”, NXB Thống kê năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hải Sản (chủ biên)
Nhà XB: NXBThống kê năm 2001
Năm: 2001
4. TS. Trần Ngọc Thơ (chủ biên), (2003), “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện đại
Tác giả: TS. Trần Ngọc Thơ (chủ biên)
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2003
5. TS. Bùi Văn Vần - TS. Vũ Văn Ninh (chủ biên) (2013), “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: TS. Bùi Văn Vần - TS. Vũ Văn Ninh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 2013
7. Các trang web về kinh tế: http://www.cophieu68.com/, http://cafef.vn/, http://vneconomy.vn/ Link
2. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính, Hà Nội (2008) Khác
6. Tạp chí nghiên cứu khoa học sinh viên, tạp chí nghiên cứu Tài chính - kế toán, học viện Tài Chính Khác
8. Một số luận văn, chuyên đề cùng đề tài và các đề tài khác về vốn cố định, vốn lưu động, vốn kinh doanh, lợi nhuận… Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w