ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI Ô TÔ HOÀNG ANH
2.1 .Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển.
− Tên doanh nghiệp: DNTN TM ô tô Hoàng Anh. + Tên đầy đủ: DNTN TM ô tô Hoàng Anh.
+ Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Hoang Anh Trading Car Enterprise + Tên doanh nghiệp viết tắt: Doanh nghiệp thương mại ô tô Hoàng Anh − Địa chỉ trụ sở chính: Phố La Phù, thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy,
tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 02103.877059
− Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân
− Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1801000298 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp ngày 14/9/2007 (cấp lại lần thứ 01, ngày 20/4/2009).
− Mã số thuế: 2600120849
− Quá trình hình thành và phát triển của DNTM ô tô Hoàng Anh
Trước yêu cầu của thời kỳ dổi mới hướng đến công nghiệp hóa hiện dại hóa đất nước, máy móc thiết bị ngày càng được sử dụng nhiều trong sản xuất kinh doanh nhằm thay thế sức lao động của con người. Trước xu thế phát triển kinh tế - xã hội đó, Doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh được thành lập nhằm cung ứng máy móc thiết bị vận tải phục vụ cho ngành công nghiệp khai khoáng và san lấp mặt bằng quanh địa bàn. Trải qua gần 10 năm hoạt động, doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh đã được các đối tác trong và ngoài tỉnh biết đến , hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh.
Ngành nghề kinh doanh.
− Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành nghề nhưng trọng tâm vẫn là mua bán ô tô, xe máy (mới và cũ), kinh doanh máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng và khai khoáng (máy khai khoáng, máy xúc, máy ủi, máy kéo, máy công cụ….)
Chủ doanh nghiệp
Bộ phận nhân sự
− Kinh doanh thương mại và dịch vụ khác :
• Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy nổ…), phụ tùng và các bộ phận phụ trợ.
• Mua bán vàng bạc đá quý
• Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khác theo tuyến cố định và theo hợp đồng bằng đường bộ, kể cả vận tải hành khách bằng xe taxi
• Kinh doanh bất động sản
• Xây dựng các công trình dân dụng , giao thông, thủy lợi
Tổ chức hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo hướng tập trung (kinh doanh máy móc phục vụ xây dựng và khai khoáng kết hợp mua bán ô tô, xe máy)
Chi nhánh tại khu phố, thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Showroom và nhà kho được đặt cách chi nhánh 300 m tại khu ngã 3 trung tâm thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Tổ chức bộ máy doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh
Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp rất đơn giản vì là doanh nghiệp tư nhân nên sự quản lí hầu hết do chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp nắm giữ vai trò như một người quản lí về nhiều mặt, kinh doanh, quản lí nhân viên. Tuy nhiên bộ phận nhân sự cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp giảm bớt công việc cho chủ doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh.
− Sản xuất kinh doanh mua bán ô tô , xe máy, bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy nổ…), phụ tùng và các bộ phận phụ trợ, kinh doanh máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng và khai khoáng (máy khai khoáng, máy xúc, máy ủi, máy kéo, máy công cụ….).
− Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi. − Mua bán vàng bạc đá quý
− Cơ sở vật chất gồm 1 showroom, 2 nhà kho và 1 cửa hàng.
− Thị trường đầu vào: Đầu vào là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào, hơn nữa đối với doanh nghiệp lĩnh vực hoạt động chính là thương mại như doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh. Nhất là trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì vấn đề này lại càng bức thiết.
• Máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng và khai khoáng như máy xúc, máy ủi, máy kéo, máy công cụ đặt mua từ các đối tác ở Hải Phòng nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản , Trung Quốc, Hàn Quốc…
• Ô tô, xe máy nhận nguồn cung ứng từ các công ty trong và ngoài nước như Honda, Yamaha, Toyota, Cửu Long, Trường Hải…
− Thị trường tiêu thụ: chủ yếu phục vụ cho hoạt động khai khoáng và xây dựng. Hiện nay, doanh nghiệp bán hàng theo đơn đặt hàng của đối tác doanh nghiệp không còn nhập khẩu ồ ạt máy móc, ô tô về để bán như trước mà chỉ nhập theo yêu cầu của khách hàng. Còn về kinh doanh xe máy, người dân đang có nhu cầu về phương tiện đi lại tiện lợi như xe máy nên doanh nghiệp đã mở 1 showroom để trưng bày xe máy và là địa điểm bán hàng.
− Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Hiện nay tại khu vực quanh địa bàn cũng có rất nhiều doanh nghiệp, công ty hoạt động kinh doanh những mặt hàng như doanh nghiệp. Nhưng với kinh nghiệm lâu năm kinh doanh các mặt hàng như ô tô xe máy, doanh nghiệp đã xây dựng được uy tín và thương hiệu của mình trong địa bàn. Mặc dù vậy nhưng doanh nghiệp luôn chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng để không bị mất khách hàng.
− Lực lượng lao động: Năm 2013, số lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp là 34 người, cụ thể:
• Lãnh đạo BGĐ : 2
• Hành chính, lái xe : 10 • Tài chính – kế toán : 2 • Nhân viên thanh toán : 5 • Nhân viên kĩ thuật : 15
Lực lượng lao động đa số là nhân viên, công nhân bậc cao, trẻ khoẻ, có nhiều năm kinh nghiệm, bộ phận quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thường xuyên có các kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ của doanh nghiệp.
Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
− Thuận lợi :
• Doanh nghiệp có địa bàn và vị trí kinh doanh thuận lợi nằm ở trung tâm thị trấn Thanh Thủy. Huyện Thanh Thủy là một huyện miền núi mới tái lập nên có nhiều
tiềm năng phát triển ngành khai khoáng và xây dựng do nhu cầu đó doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh máy móc thiết bị phục vụ cho 2 ngành trên. • Lạm phát duy trì ở mức ổn định không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây.
• Doanh nghiệp được hưởng các chính sách trợ giúp của nhà nước như miễn giảm thuế, gia hạn tiền thuế GTGT, thuế TNDN….
• Trong bối cảnh khó khăn chung, doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội tận dụng và phát huy nguồn lực mang lại hiệu quả trong kinh doanh.
• Vào thời điểm lãi suất tang quá cao, không vừa với tầm với của các doanh nghiệp, Chính phủ đã yêu cầu Ngân Hàng Nhà Nước phối hợp với các bộ ngành hạ mặt bằng lãi suất cho vay, trong đó ưu tiên đối với khu vực nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
− Khó khăn:
• Tình hình tín dụng trong năm 2013 theo nhận định chung là không được khả quan cho các doanh nghiệp. Các ngân hàng tín dụng thắt chặt tín dụng cho vay do các vấn đề về nợ xấu, các doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng hoặc có chăng thì chi phí lãi vay cũng rất cao.
• Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành cũng là yếu tố không thể bỏ qua, nhất là trong thời kì kinh tế khó khăn.
• Tình hình kinh tế suy thoái toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh. 2.1.3. Tình hình quản trị tài chính của doanh nghiệp trong thời gian qua.
2.1.3.1.Tình hình quản trị tài chính của doanh nghiệp.
− Tính hình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính; đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư, xác định chi phí sử dụng vốn.
Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn những ảnh hưởng không tốt của nền kinh tế, doanh nghiệp vẫn cân đối được nguồn vốn, bố trí hợp lý để phục vụ công tác đầu tư và hoạt động kinh doanh. Doanh thu và thu hồi vốn năm 2013 đạt được là đáng ghi nhận. Trong những năm gần đây, doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào kinh doanh ô tô của các hãng như ô tô Trường Hải,
ô tô Cửu Long với hình thức bán trả góp cũng đã có các thành công bước đầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc huy động vốn do chính sách thắt chặt tín dụng thương mại của các ngân hàng. Trước tình hình khó khăn như vậy, doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu, phân tích tình hình thị trường, nội lực của doanh nghiệp cũng như các yếu tố thị trường. Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư tài chính bao gốm yếu tố khách quan và chủ quan, kết hợp sử dụng các phương pháp như: phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân, phương pháp giá trị hiện tại thuần, phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ…
− Tình hình vay nợ và chính sách vay nợ của doanh nghiệp
Trong năm 2013, chính sách tiền tệ của nước ta có nhiều biến đổi, cùng sự biến đổi lãi suất. Để đáp ứng được kế hoạch sản xuất kinh doanh kịp thời và hiệu quả thì việc cân đối, điều hòa và sử dụng vốn là một vấn đề hết sức nan giải và khó khăn với bất cứ doanh nghiệp nào. Trước tình hình đó, doanh nghiệp luôn có mối liên hệ chặt chẽ với các ngân hàng để nhận được các khoản vốn, chính sách ưu đãi của nhà nước với hạn mức tín dụng cao, lãi suất thấp…
− Tình hình vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại nên vốn chủ sở hữu không có nhiều biến động và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2013, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chỉ là 4.908.700.278 VNĐ chiếm tỷ trọng 11,48% trong tổng nguồn vốn tăng nhẹ so với năm 2012.
− Tình hình lập kế hoạch tài chính, phương pháp dự báo nhu cầu vốn, biện pháp quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Trong tình hình biến động của thị trường cũng như nền kinh tế, doanh nghiệp vẫn duy trì được việc quản lý tốt hoạt động kinh doanh. Sử dụng đội ngũ nhân lực có chuyên môn, các cán bộ tài chính – kế toán có kinh nghiệm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn liên hệ với các công ty tư vấn tài chính kết hợp lập kế
hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Dựa trên kế hoạch đã lập ra, doanh nghiệp đã nâng cao được doanh thu cắt giảm chi phí lãi vay và một số thành công khác. Tuy nhiên, một số hoạt động kinh doanh vẫn chưa được như mong muốn do chưa thu hồi được vốn và tiến độ thực hiện bị phá vỡ.
2.1.3.2.Khái quát tình hình tài chính.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012- 2013
(ĐVT: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. DTBH và CCDV 56.646.818.178 37.178.830.770 19.467.987.40 8 52,36 2. Các khoản giảm trừ DT - - - - 3. DT thuần về BH và CCDV 56.646.818.178 37.178.830.770 19.467.987.40 8 52,36 4. Giá vốn hàng bán 55.213.545.745 36.015.707.371 19.197.838.37 4 53,30 5. LN gộp về BH và CCDV 1.433.272.433 1.163.233.399 270.039.034 23,21 6. DT hoạt động tài chính 12.353.455 6.633.269 5.720.186 86,23 7. Chi phí tài chính 650.733.465 592.808.976 57.924.489 9,77
Trong đó: Chi phí lãi vay 650.733.465 592.808.976 57.924.489 9,77
8. Chi phí quản lý kinh doanh 745.630.815 562.624.817 183.005.998 32,53
9. LN thuần từ hoạt động KD 49.261.608 14.422.875 34.838.733 241,55
10. Thu nhập khác - - - -
11. Chi phí khác - - - -
12. Lợi nhuận khác - - - -
13. Tổng LN kế toán trước thuế 49.261.608 14.422.875 34.838.733 241,55
14. Chi phí thuế thu nhập DN 12.315.402 2.524.003 9.791.399 387,93
15. LN sau thuế thu nhập DN 36.946.206 11.898.872 25.047.334 210,50
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 tăng 19.467.987.408 VNĐ tức tăng 52,36% so với năm 2012. Các khoản giảm trừ doanh thu gần như không có. Những năm gần đây, tại địa bàn nhu cầu của ngành xây dựng và khai khoáng tăng cao nên việc cung cấp máy móc thiết bị cho hai ngành trên của
doanh nghiệp cũng tăng lên làm tăng doanh thu. Mặt khác, doanh nghiệp đã giữ mức tăng các chi phí tài chính cũng như chi phí quản lý kinh doanh ở mức ổn định đảm bảo thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Cụ thể, chi phí tài chính năm 2013 chỉ tăng 9,77% so với năm 2012 tương ứng với 57.924.489 VNĐ và chi phí quản lý kinh doanh năm 2013 cũng tăng 183.005.998 VNĐ so với năm 2012 nhưng không làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm do không tăng mạnh bằng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng mạnh (19.197.838.374 VNĐ tương ứng với 53,3%) do chi phí quản lí kinh doanh cũng như chi phí tài chính của doanh nghiệp có xu hướng tăng cao. Cùng với sự tăng cao của giá vốn hàng bán thì doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng mạnh do với ko làm phần lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm. Nguyên nhân là do sự tăng giá của các mặt hàng như xăng, điện cùng với các chính sách huy động nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Một số khoản chi phí thuộc khâu bán hàng chưa phát huy tác dụng ngay mà đạt kết quả sau như chi phí quảng cáo. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nâng cao công tác dự báo tình hình biến động của thì trường cũng như các yếu tố đầu vào để có các kế hoạch ứng phó tốt hơn, tránh việc giảm sút lợi nhuận.
− Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn
(ĐVT: VNĐ) CHỈ TIÊU 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền (vnđ) Tỷ trọng Số tiền (vnđ) Tỷ trọng Số tiền (vnđ) Tỷ lệ (%)
(%) (%)TÀI SẢN TÀI SẢN A. TSNH 40.791.301.84 8 95,41 42.155.132.521 96,97 -1.363.830.673 -3,24 B. TSDH 1.961.112.954 4,59 1.315.017.154 3,03 646.095.800 49,13 Tổng TS 42.752.414.802 100 43.470.149.675 100 -717.734.873 -1,65 NGUỒN VỐN A. NPT 37.843.714.52 4 88,52 38.598.395.603 88,79 -754.681.079 -1,96 I. NNH 37.843.714.52 4 100 38.598.395.603 100 -754.681.079 -1,96 II. NDH - - - - - - B. VCSH 4.908.700.278 11,48 4.871.754.072 11,21 36.946.206 0,76 I. VCSH 4.908.700.278 100 4.871.754.072 100 36.946.206 0,76 II. NKP quỹ khác - - - - - - Tổng NV 42.752.414.802 100 43.470.149.675 100 -717.734.873 -1,65
Tổng tài sản cuối năm đạt 42.752.414.802 VNĐ giảm 717.734.873 VNĐ (tức giảm 1,65%) so với năm trước thì quy mô vốn doanh nghiệp giảm đi hay quy mô hoạt động kinh doanh giảm.Tổng tài sản của doanh nghiệp giảm nhẹ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do TSNH có xu hướng giảm cụ thể giảm 1.363.830.673 VNĐ ứng với giảm 3,24 % so với năm 2012.
Quy mô tài sản có giảm so với năm trước nhưng cơ cấu tài sản vẫn không biến động nhiều TSNH vẫn chiếm tỷ trọng cao vượt trội. Cụ thể, tỷ trọng TSNH chiếm 96,97% vào năm 2012 và 95,41% vào năm 2013. Trong khi đó, tỷ trọng TSDH trong 2 năm 2012 và 2013 lần lượt là 3,03% và 4,59%. Cơ cấu tài sản thiên về tài sản ngắn hạn như vậy đối với một doanh nghiệp hoạt động thương mại như vậy thì không khó hiểu bởi cho thấy sự cung ứng hàng hóa ổn định trên thị trường.
Trong năm 2013, doanh nghiệp đã giảm tổng nguồn vốn chủ yếu từ việc giảm vay nợ. Cụ thể, doanh nghiệp chỉ vay nợ ngắn hạn đến 37.843.714.524 VNĐ giảm 754.681.079 VNĐ so với năm 2012 ứng với giảm 1,96%. Nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng 100% trong số nợ phải trả. Nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao năm 2012 là 88,79% đến năm 2013 giảm còn 88,52% (tức giảm đi 0,27%).