IV. Tài sản dài hạn khác 50.321.78 33 50.321.783 3,83
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 42.752.414.80
2. Tài sản dài hạn khác 50.321.783 100 50.321.783 100 0 0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 42.752.414.802 2
Để đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp, ta cần phân tích đánh giá quy mô và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Thông qua cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, ta thấy được chính sách đầu tư đã và đang thực hiện, sự biến động về cơ cấu tài sản cho thấy sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp.
Dựa trên số liệu bảng Cân đối kế toán năm 2013, Bảng 2.4: Cơ cấu và sự
biến động tài sản năm 2013, ta đưa ra phân tích và đánh giá về thực trạng tình
hình phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp như sau:
Xét tổng thể, tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2013 đạt 42.752.414.802 VNĐ giảm 717.734.873 VNĐ (1,65%) so với thời điểm đầu năm 2013. Nguyên nhân của việc giảm tổng tài sản là do tài sản ngắn hạn bị sụt giảm. Từ đó, ta có thể thấy quy mô tài sản đang bị thu hẹp, đây có thể là dấu hiệu không tốt của doanh nghiệp. Mặc dù tài sản ngắn hạn giảm nhưng nhìn chung cơ cấu phân bổ vốn vẫn không thay đổi vẫn đặc biệt chú trọng đầu tư tài sản ngắn hạn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn cuối năm 2013 đạt 95,41% so với cuối năm 2012 là 96,97%. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn rất lớn và chênh lệch so với tài sản dài hạn, tuy nhiên đây có thể coi là cơ cấu hợp lý với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại như doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh.
Tài sản ngắn hạn vào thời điểm cuối năm 2013 có xu hướng giảm cả về giá trị cũng như tỷ trọng chủ yếu là do sự giảm đi của các khoản phải thu ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn đạt 40.791.301.848 VNĐ giảm đi 1.363.830.673 VNĐ tương ứng với 3,24% so với cuối năm 2012 (42.155.132.521 VNĐ), trong đó:
Hàng tồn kho cuối năm 2013 đạt 35 tỷ đồng tăng gần 2 tỷ đồng so với cuối năm 2012 tương ứng với tăng 6%. Tuy nhiên về tỷ trọng, hàng tồn kho của
doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục tài sản ngắn hạn, biến động tăng nhưng không nhiều. Tỷ trọng hàng tồn kho cuối năm 2013 là 86%, so với cuối năm 2012 là 78,51% tăng 7,49%. Hàng tồn kho chủ yếu là máy móc thiết bị, ô tô, máy xúc… và sự tăng lên của hàng tồn kho là do doanh thu bán hàng cuối năm 2013 tăng vọt so với cuối năm 2012 nên doanh nghiệp tăng dự trữ hàng tồn kho để đảm bảo cho nhu cầu mua bán trao đổi của khách hàng. Dù vậy, với tình hình biến động của thị trường trong nước năm 2013, lượng hàng tồn kho lớn sẽ khiến cho doanh thu tăng không kịp với sự tăng của giá vốn hàng bán dẫn tới lợi nhuận gộp tăng không nhiều, hoặc có thể lượng tăng không đáng kể khi xét đến giá trị thời gian của tiền (phản ánh trong Bảng 2.1: Kết quả hoạt động
kinh doanh năm 2012- 2013).
Các khoản phải thu ngắn hạn là mục đang có xu hướng giảm cả về tỷ trọng lẫn giá trị trong phần tài sản ngắn hạn. Cuối năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn là 2,1 tỷ đồng giảm gần 4,7 tỷ đồng (68,7%) so với đầu năm 2013. Cùng với đó tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn trong phần tài sản ngắn hạn cũng bị sụt giảm 10,96% từ 16,19% xuống còn 5,24%. Trong khoản mục này có phải thu của khách hàng và trả trước cho người bán vào năm 2013, điều đó cho thấy khoản vốn bị chiếm dụng tăng, nhưng đây cũng có thể là do chính sách tín dụng thương mại doanh nghiệp áp dụng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh áp lực cạnh tranh tăng lên. Doanh nghiệp cần phải có những biện pháp quản lý tốt hơn các khoản phải thu, đồng thời việc thu hồi nợ cũng cần quan tâm nhằm tránh những rủi ro dẫn đến thất thoát vốn trong khâu này.
Tiền và các khoản tương đương tiền luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, cuối năm 2013, mặc dù khoản mục này có tăng nhưng không đáng kể vẫn dao động ở mức 0,1%. Cuối năm 2013, khoản này chỉ đạt 45 triệu đồng. Như vậy, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ chủ yếu là hàng tồn kho còn rất hạn chế về tiền mặt
cũng như các khoản tiền khác. Với một doanh nghiệp tập trung vào vay nợ (vay nợ xấp xỉ 90% nguồn vốn) lại hoàn toàn là vay ngắn hạn, thêm vào đó là các khoản chiếm dụng vốn tăng lên như doanh nghiệp Hoàng Anh thì tiền mặt dự trữ không nhiều khiến khả năng thanh toán nhanh thấp là điều cần xem xét.
Khoản mục tài sản ngắn hạn khác, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng 8,65% vào thời điểm cuối năm 2013 tăng 3,44% so với đầu năm. Cụ thể, tài sản ngắn hạn khác vào cuối năm 2013 là 3,5 tỷ đồng tăng 1,3 tỷ đồng so với đầu năm 2013. Trong khoản mục này, chỉ có mục thuế GTGT được khấu trừ…..
Tài sản dài hạn cuối năm 2013 có xu hướng tăng nguyên nhân là do tài sản cố định tăng còn phần tài sản dài hạn khác không có gì biến động. Cụ thể, tài sản dài hạn cuối năm 2013 là 1,96 tỷ đồng tăng hơn 600 triệu đồng so với cuối năm 2012 tương ứng với tăng 49,13%. Còn về tỷ trọng, cơ cấu tài sản dài hạn tăng nhẹ từ 3,03% vào năm 2012 lên 4,59% vào cuối năm 2013.
Tài sản cố định là khoản chiếm tỷ trọng đến 97% vào năm 2013 trong cơ cấu tài sản dài hạn. Doanh nghiệp đã mua sắm tài sản cố định từ các năm trước và tính đến thời điểm cuối năm 2013 thì doanh nghiệp mới xây lắp, tu bổ một số hạ tầng thuộc tài sản cố định dẫn đến việc chi phí XDCB dở dang tăng 700 triệu so với năm 2012 và đạt 1,2 tỷ đồng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho tài sản dài hạn tăng thêm cuối năm 2013.
Kết luận, chính sách phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp khá phù
hợp với đặc thù của ngành nghề cũng như bản chất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế ở việc cân đối giữa các khoản tiền mặt và hàng tồn kho sao cho hợp lý hơn.