Tăng các khoản phải nộp Nhà nước 5.919.799 0,1 2 7Tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô hoàng anh (Trang 71 - 75)

IV. Tài sản dài hạn khác 50.321.78 33 50.321.783 3,83

6 Tăng các khoản phải nộp Nhà nước 5.919.799 0,1 2 7Tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối 36.946.206 0,73 7

Dựa vào các số liệu trên Bảng 2.5 và Bảng 2.6, ta có thể đưa ra một vài đánh giá về tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp.

Về tổ chức nguồn tiền.

Trong năm 2013, doanh nghiệp đã huy động tăng thêm hơn 5 tỷ đồng trong đó chủ yếu huy động vốn lớn nhất từ việc giảm phải thu của khách hàng với số tiền là 4.240.045.616 VNĐ (chiếm tỷ trọng 84,31%), tiếp đó là giảm trả trước cho người bán số tiền là 441.914.980 VNĐ (chiếm tỷ trọng 8,79%). Ngoài ra, doanh nghiệp còn huy động thông qua các nguồn tăng phải trả cho người bán 239.399.122 VNĐ (chiếm 4,76%), tăng giá trị hao mòn lũy kế 56.904.200 VNĐ (chiếm 1,13%). Giảm dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, tăng các khoản phải nộp Nhà nước và tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng góp phần làm tăng nguồn vốn nhưng đều chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 1%. Trong tổng nguồn vốn huy động được trong kỳ thì phần nguồn vốn huy động được bên trong doanh nghiệp từ giá trị hao mòn lũy kế là 56.904.200 VNĐ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 36.946.206 VNĐ chiếm tỷ trọng 1,86%. Còn phần huy động vốn từ bên ngoài là gần 5 tỷ đồng chiếm gần như toàn bộ nguồn vốn huy động được bao gồm có phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, phải trả cho người bán và các khoản phải nộp Nhà nước.

Như vậy, việc tổ chức nguồn vốn của doanh trong năm chưa thực sự hợp lý. Nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp chủ yếu là khấu hao tài sản và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, nhưng số vốn doanh nghiệp huy động được từ bên trong không lớn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn của mình doanh nghiệp phải huy động đến các nguồn bên ngoài. Phần nguồn vốn bên ngoài chiếm tỷ trọng rất nhiều là phải thu khách hàng. Việc này có thể bổ sung một lượng lớn nguồn vốn cho doanh nghiệp nhưng tăng áp lực thanh toán đồng thời tăng chi phí cho doanh nghiệp. Các khoản vốn bị chiếm dụng giảm do công tác theo dõi

thu hồi nợ được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên trong năm tới doanh nghiệp cần nới lỏng tín dụng khách hàng hơn đối với những khách hành lâu năm, nếu có thể với khách hàng mới nhằm tăng cường mối quan hệ làm ăn đồng thời thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tránh ứ đọng hàng tồn kho và tăng doanh thu, giảm chi phí bảo quản HTK. Khoản doanh nghiệp chiếm dụng vốn thuế cần được quan tâm để ý thời hạn hoàn nộp, đảm bảo tính kỷ luật trong nghĩa vụ với Nhà nước.

Về sử dụng tiền.

Trong số hơn 5 tỷ đồng doanh nghiệp huy động được sử dụng như sau: Sử dụng nhiều nhất là gia tăng đầu tư hàng tồn kho với số tiền 1.985.299.036 VNĐ (chiếm tỷ trọng 39,48%) do chính sách quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp đang đạt những kết quả khá tích cực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sử dụng vốn huy động được vào đầu tư tài sản ngắn hạn khác với tỷ trọng là 26,5% tương ứng với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng. Ngoài ra, số vốn còn sử dụng vào chi trả vay ngắn hạn 1 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng 19,88%, tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang 703.000.000 VNĐ (chiếm 13,98%) và đầu tư vào tiền và các khoản tương đương tiền hơn 8 triệu đồng (chiếm 0,16%).

Như vậy, trong năm 2013 việc huy động vốn của doanh nghiệp có điểm nhấn chủ chốt là giảm vay ngắn hạn đầu tư thêm vào hàng tồn kho nhằm tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn cũng đạt được một số tích cực như chú trọng đến công tác quản lý thu hồi nợ, sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao, huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn hạn chế trong việc cân đối huy động nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Trong những năm tới, doanh nghiệp cần tận dụng triệt để năng lực kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp quá cao cũng là một dấu hiệu xấu nếu như tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản không được cải thiện trong các năm tiếp theo. Mặc dù vậy, chính sách

đầu tư của doanh nghiệp là phù hợp với đặc điểm và tính chất ngành kinh doanh thương mại.

Bảng 2.7: Hệ số tạo tiền và dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh

(ĐVT: VNĐ) Chỉ tiêu 2013 2012 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ(%) 1.Dòng tiền vào từ HĐKD 55.238.138.496 36.020.972.974 19.217.165.522 53,35 2.Doanh thu bán hàng 56.646.818.178 37.178.930.770 19.467.887.408 52,36 3.Hệ số tạo tiền từ HĐKD (3) = (1) : (2) 0,98 0,97 0,01 10,31

Từ Bảng 2.7: Hệ số tạo tiền và dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh, ta thấy hệ số tạo tiền từ HĐKD của doanh nghiệp năm 2013 đạt 0,98 tăng 0,01, với tỷ lệ tăng gần 10,31% chứng tỏ doanh nghiệp đang có dấu hiệu tích cực về khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh. Điều này cũng xuất phát từ thực tế là một đơn vị kinh doanh thương mại nên nhu cầu mua bán trao đổi các loại ô tô máy móc là rất lớn cho thấy công việc kinh doanh của doanh nghiệp đang có những bước tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, khả năng tạo tiền không đảm bảo >1 từ hoạt động kinh doanh là dấu hiệu nguy hiểm trong quản trị, điều hành dòng tiền nói riêng và tài chính nói chung. Doanh nghiệp cần cân nhắc giữa việc cải thiện tình hình tiêu thụ và thu hồi tiền hàng để giảm sự thiếu hụt tiền mặt của doanh nghiệp.

2.2.4. Đánh giá về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệptư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh. tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh.

Tình hình công nợ.

(ĐVT: VNĐ)

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012

chênh lệch Số tiền Tỷ lệ

(%)

Các khoản phải thu 2.578.699.83

8

6.826.845.45

4 -4.248.145.616 -62,23I. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.578.699.838 6.826.845.454 -4.248.145.616 -62,23 I. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.578.699.838 6.826.845.454 -4.248.145.616 -62,23 1. Phải thu khách hàng 1.591.154.38

3

5.831.199.99

9 -4.240.045.616 -72,712. Trả trước cho người bán 987.545.455 987.545.455 0 0 2. Trả trước cho người bán 987.545.455 987.545.455 0 0 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 8.100.000 -8.100.000 -100

Các khoản phải trả 251.714.524 6.395.603 245.318.921 3835,74 I. Các khoản phải trả ngắn hạn 251.714.524 6.395.603 245.318.921 3835,74 2. Phải trả người bán 239.399.122 - 239.399.122 100

3. Người mua trả tiền trước - - - -

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô hoàng anh (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w