Đánh giá về tình hình huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô hoàng anh (Trang 59 - 64)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI Ô TÔ HOÀNG ANH

2.2.1.Đánh giá về tình hình huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh.

mại ô tô Hoàng Anh.

Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh.

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hính thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn. Đánh giá tình hình nguồn vốn, thông qua cơ cấu và sự biến động nguồn vốn, ta có thể thấy được tình hình huy động vốn của doanh nghiệp.

Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán, Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về

tài sản và nguồn vốn, ta có thể đưa ra một vài đánh giá về thực trạng quy mô và

sự biến động của các nguồn huy động vốn cho doanh nghiệp:

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2013 đạt 42.752.414.802 VNĐ, giảm đi 717.734.873 VNĐ tương ứng với 1,65% so với cuối năm 2012 đã đạt được tổng nguồn vốn là 43.470.149.675 VNĐ, cho thấy quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm nhẹ. Đây chính là dấu hiệu cho thấy doanh

nghiệp đang có những chuyển biến về quy mô nguồn vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn.

Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả luôn lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu rất nhiều, mặc dù năm 2013 tỷ trọng nợ phải trả có giảm nhẹ so với năm 2012 cụ thể là năm 2013 là 88,52% giảm 0,27% so với năm 2012 là 88,79%. Trong khi đó, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong 2 năm 2012 và 2013 lần lượt là 11,21% và 11,48%. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu có tăng nhẹ nhưng mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp vẫn ở mức khá thấp, rủi ro tài chính tăng lên do tỷ trọng nợ cao.

Nợ phải trả đạt 37.843.714.524 VNĐ vào cuối năm 2013 giảm nhẹ 1,96% ứng với 754.681.079 VNĐ so với cùng kỳ vào năm 2012 là 38.598.395.603 VNĐ. Sự giảm nhẹ của nợ phải trả là do nợ ngắn hạn có xu hướng giảm vì doanh nghiệp không có nợ dài hạn. Trong nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 100% . Trước hết, điều này cho thấy doanh nghiệp rất có uy tín với các chủ nợ là ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đang khó khăn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, các khoản vay ngắn hạn luôn đi kèm với mức chi phí sử dụng rất cao, thời gian hoàn trả ngắn, dẫn đến áp lực trả nợ lớn và rủi ro tài chính tăng cao.

Trong nợ ngắn hạn, vay ngắn hạn chiếm tới 37.592.000.000 VNĐ. Năm 2013, doanh nghiệp có phát sinh khoản phải trả cho người bán là 239.399.122 VNĐ. Đây là khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng được với chi phí thấp, như là một khoản vay dựa vào tín chấp, không cần tài sản đảm bảo và có thể thỏa thuận trong trường hợp cần giãn nợ hay trả chậm. Do vậy việc có thể gia tăng khoản này sẽ góp phần bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn cho hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cũng tăng gần 2 lần năm 2012 chỉ là 6.395.603 VNĐ nhưng năm 2013 đã là 12.315.402 VNĐ; đây là

khoản không lớn nhưng cũng mang tính chất như một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận dụng trước mà không phải trả chi phí.

Vốn chủ sở hữu năm 2013 đạt 4.908.700.278 VNĐ tăng 36.946.206 VNĐ tương ứng với 0,76% so với 2012. Xét trên tổng thể nguồn vốn thì lượng tăng này không đáng kể nhưng nó cũng cho thấy mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp có chuyển biến tích cực. Doanh nghiệp đang có xu hướng huy động vốn từ chính nguồn vốn bên trong của mình. Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 11% trong cơ cầu tổng nguồn vốn nên việc huy động vốn của doanh nghiệp đang phụ thuộc khá nhiều vào các khoản vay nợ từ bên ngoài.

Tóm lại, qua đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp cho thấy

chính sách huy động vốn của doanh nghiệp phần lớn là nợ phải trả, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Cơ cấu nguồn vốn vẫn nghiêng về phần nợ phải trả cho thấy mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp phụ thuộc vào việc huy động vốn từ các khoản vay. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên việc vay vốn như vậy cũng là dễ hiểu và việc có những khoản vay lớn như vậy cho thấy doanh nghiệp có uy tín rất lớn với các chủ nợ.

Mô hình tài trợ của doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh.

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là vấn đề rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào vì nó là sự phản ánh cách thức tài trợ vốn. Nói cách khác, nó thể hiện được sự hợp lý hay bất hợp lý trong việc huy động vốn để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết hơn về cơ cấu nguồn vốn, ta đi xem xét nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.

Qua số liệu trên bảng cân đối kế toán 2013, tính toán và so sánh giữa TSNH và nguồn vốn ngắn hạn, ta có bảng sau:

Bảng 2.3: Bảng nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp năm 2013

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Nợ ngắn hạn 38.598.395.603 37.843.714.524 Vốn chủ sở hữu 4.871.754.072 4.908.700.278 Nguồn vốn ngắn hạn 38.592.000.000 37.592.000.000 Tài sản ngắn hạn 42.155.132.521 40.791.301.848 Nguồn vốn VLĐ thường xuyên 3.556.736.918 2.947.587.324 Đầu năm 2013: (ĐVT: VNĐ) Tài sản ngắn hạn 42.155.132.521 Nợ ngắn hạn 38.598.395.603 Vốn chủ sở hữu 4.871.754.072 Tài sản dài hạn 1.315.017.154 Cuối năm 2013: (ĐVT: VNĐ)

Tài sản ngắn hạn 40.791.301.848 Nợ ngắn hạn 37.843.714.524 Vốn chủ sở hữu 4.908.700.278 Tài sản dài hạn 1.961.112.954

Qua Bảng 2.3: Bảng nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh

nghiệp năm 2013, ta thấy tại thời điểm cuối năm 2013 thì nguồn vốn lưu động

thường xuyên giảm so với số đầu năm.

Ở thời điểm đầu năm, một phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Như vậy, chính sách tài trợ của doanh nghiệp tại thời điểm này là dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh thương mại không dùng nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp cuối năm đạt hơn 3,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải cân nhắc về tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài trợ.

Ở thời điểm cuối năm 2013, nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp giảm xuống còn gần 3 tỷ đồng, nguyên nhân là do quy mô nguồn vốn đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, chính sách tài trợ của doanh nghiệp vẫn không thay đối nguồn tài trợ chủ yếu vẫn từ các khoản vay ngắn hạn. Tình hình tài trợ như vậy khá mạo hiểm bởi các nguồn vốn ngắn hạn luôn bị giới hạn khắt

khe về thời gian trong khi đó, tài sản dài hạn có tính chất thu hồi vốn đầu tư lâu dài. Chính sách tài trợ vốn này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, tăng tính linh hoạt trong cơ chế sử dụng vốn song không được khuyến khích bởi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tài chính như rủi ro về lãi suất (lãi suất huy động vốn trong ngắn hạn thường có sự biến động nhiều hơn lãi suất dài hạn); rủi ro vỡ nợ ở mức cao bởi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán lãi vay và hoàn trả vốn gốc trong một thời gian ngắn, nếu tình hình kinh doanh gặp phải khó khăn, doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Mặt khác, nhờ chính sách dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp không bị lỡ các cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động hiện nay.

Kết luận: Nhìn chung, cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

trong những năm gần đây luôn giữ ở mức ổn định, không có biến động lớn. Tuy nhiên, tỷ trọng vay nợ vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn, vì vậy trong tương lai cần có những điều chỉnh nhất định nhằm gia tăng tính tự chủ về tài chính cho doanh nghiệp. Cách thức tài trợ vốn của doanh nghiệp còn chưa an toàn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô hoàng anh (Trang 59 - 64)