5 Tỷ suất LNST/doanh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô hoàng anh (Trang 96 - 102)

IV. Tài sản dài hạn khác 50.321.78 33 50.321.783 3,83

1 Lợi nhuận sau thuế vnđ 36.946.206 898.872 25.047.334 20,

5 Tỷ suất LNST/doanh

Tỷ suất LNST/doanh thu (ROS) (5) = (1)/ (4) % 0,0652 0,0320 0,0332 103,79 6 Vòng quay toàn bộ vốn (6) = (4)/(3) Vòng 1,314 0,993 0,321 32,34 7 Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (7) = (3)/(2) Lần 8,816 7,666 1,149 14,99 8

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (8) = (5)x(6) % 0,0857 0,0318 0,0539 169,69 9 Tỷ suất LNST/vốn chủ sở hữu (ROE) (9) = (5)*(6)*(7) % 0,7555 0,2436 0,5119 210,12

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: 0,7555%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: 0,0857% Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính: 8,816%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: 0,0857%

Hệ số lãi ròng: 0,0652% Số vòng quay toàn bộ vốn: 1,314 vòng

LNST: 36,946 triệu đồngDoanh thu: 56.646,818 triệu đồng

Vốn bình quân: 43.111,282 triệu đồng Doanh thu: 56.646,818 triệu đồng

Doanh thu: 56.646,818 triệu đồngTổng chi phí giá thành toàn bộ: 55.213,545 triệu đồng

Chi phí tài chính: 650,733 triệu đồng

Thuế thu nhập doanh nghiệp: 12,315 triệu đồng

Vốn cố định: 674,927 triệu đồngVốn lưu động: 42.436,355 triệu đồng Nhân (x) Nhân (x) Chia (:) Chia (:) Trừ (-) Cộng (+)

Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất LNST trên VKD với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế =

Hệ số lãi

x

Vòng quay toàn bộ

trên vốn kinh doanh ròng vốn

Năm 2012: 0,0318% ≈ 0,0320% x 0,993 Năm 2013: 0,0857% ≈ 0,0652% x 1,314

+ Tức là trong năm 2012:

- Cứ 1 đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra 0,993 đồng doanh thu thuần.

- Trong 1 đồng doanh thu thuần lại có 0,000318 đồng lợi nhuận sau thuế. + Sang đến năm 2013:

- Cứ 1 đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra 1,314 đồng doanh thu thuần.

- Trong 1 đồng doanh thu thuần lại có 0,000857 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố hệ số lãi ròng (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần) và vòng quay toàn bộ vốn. Nhận thấy mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh như vậy là tương đối khả quan và có xu hướng tăng. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hệ số lãi ròng tăng mạnh, tăng 103,79 %. Như đã phân tích ở trên, khi so sánh năm 2013 với năm 2012, tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quân, tỷ suất lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều tăng. Điều này khiến cho hệ số lãi ròng và vòng quay toàn bộ vốn cũng tăng, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh tăng khá nhanh. Trong thời gian tới doanh nghiệp cần cố gắng hơn nữa phát huy năng lực kinh doanh của mình, cải

tiến các biện pháp tăng trưởng doanh thu, tăng tốc độ luân chuyển vốn đồng thời phải sử dụng chi phí hợp lý, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh để đẩy tăng lợi nhuận sau thuế nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh hơn nữa đồng nghĩa với việc sử dụng hiều quả đồng vốn kinh doanh.

Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất lợi nhuận = Hệ số lãi x Vòng quay x Mức độ sử dụng

Vốn chủ sở hữu ròng toàn bộ vốn đòn bẩy tài chính

Năm 2012: 0,2436% 0,0320% x 0,993 x 7,666

Năm 2013: 0,7555% ≈ 0,0652% x 1,314 x 8,816

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố là hệ số lãi ròng, vòng quay toàn bộ vốn và mức độ dử dụng đòn bẩy tài chính. Nhận thấy tỷ suất này tương đối thấp so với chỉ tiêu trung bình ngành là 6% nhưng đang có xu hướng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do hệ số lãi ròng tăng mạnh (lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều tăng). Trong năm doanh nghiệp sử dụng nợ rất nhiều (đầu năm là 88,79%, cuối năm 2013 là 88,52%). Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao nhưng đang có xu hướng giảm dần. Do đó, lợi nhuận vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng đến sử dụng vốn chủ sở hữu mang lại lợi nhuận.

Năm 2013, khả năng sinh lời của doanh nghiệp diễn ra theo chiều hướng tương đối khả quan, khả năng tạo ra lợi nhuận từ đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng khá mạnh ( hơn 200 %), đòn bẩy tài chính đã phát huy được tác

dụng như người chủ sở hữu mong muốn. Trong năm tới, cần thực hiện tích cực các biện pháp nhằm tăng tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản sao cho tỷ suất này ít nhất đủ trang trải chi phí lãi vay. Có như vậy sức bật của đòn bẩy tài chính mới phát huy tác dụng tối đa.

Tóm lại, qua phân tích và đánh giá một số hệ số sinh lời trên của doanh nghiệp, ta thấy phần lớn các hệ số năm 2013 đều tăng so với năm 2012, duy chỉ có tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản tăng quá nhỏ không đáng kể. Tuy nhiên, cũng có thể coi đây là một nỗ lực của toàn thể đội ngũ công nhân viên doanh nghiệp bởi tình hình kinh tế khó khăn chung. Dễ dàng nhận thấy các hệ số sinh lời của doanh nghiệp rất nhỏ và đều nhỏ hơn hệ số trung bình ngành. Điều này cho thấy khả năng sinh lời vẫn còn thấp, và là dấu hiệu không mấy khả quan với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Xem xét cụ thể chi tiết, nguyên nhân lớn nhất là do sử dụng nợ vay quá nhiều chưa hiệu quả dẫn đến chi phí lãi vay lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Huy động vốn vay nhiều không đã làm khuếch đại được tỷ suất sinh lời vốn chủ, đã làm hệ số này tăng nhanh hơn, đồng thời cũng làm giảm gánh nặng nợ của doanh nghiệp, từ đó mức độ an toàn tài chính đang được cải thiện. Như vậy, trong năm tới doanh nghiệp cần điều chỉnh lại mức vay phù hợp hơn, trong đó nhất thiết phải có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chú trọng các công tác lập dự toán định mức chi phí hợp lý, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.3.Đánh giá chung về thực trạng tài chính tài doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh.

Từ những phân tích và đánh giá trên về tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể rút ra được một số kết quả doanh nghiệp đạt được cần phát huy

trong những năm tiếp theo và một số hạn chế, tồn tại, doanh nghiệp cần khắc phục để tiếp tục nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh.

2.3.1. Những mặt tích cực về thực trạng tài chính doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh.

Trong năm vừa qua, mặc dù chịu nhiều biến động bất lợi của nền kinh tế song hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thương mại đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:

Thứ nhất, doanh thu bán hàng.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như năm 2013, đặc biệt khó khăn với ngành kinh doanh thương mại trong việc tiêu thụ và cung cấp hàng hóa trên thị trường. Doanh nghiệp TNTM Hoàng Anh cũng gặp nhiều khó khăn trong năm vừa qua như xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh kinh doanh máy móc thiết bị, ô tô trên địa bàn. Tuy nhiên, năm 2013, doanh nghiệp đã tiêu thụ được số lượng lớn hàng hóa (ô tô, máy xúc, máy ủi) cho khách hàng. Từ đó, doanh thu bán hàng đạt 56.646.818.178 VNĐ tăng 52,36% so với năm trước, tương ứng với tăng 19.467.987.408 VNĐ. Giá trị cũng như tỷ lệ tăng là tương đối cao là dấu hiệu rất đán khích lệ bởi điều kiện khách quan của nền kinh tế thực sự khó khăn, nhiều doanh nghiệp cùng ngành bị phá sản, làm ăn thua lỗ không đem lại hiệu quả.

Thứ hai, chính sách vay vốn.

Doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ ngắn hạn làm vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh thương mại. Mặc dù, chính sách huy động nguồn vốn ngắn hạn thường đem lại các khoản chi phí tài chính cao tuy nhiên cũng cho thấy doanh nghiệp đang có uy tín với các chủ nợ và có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ này.

Thứ ba, thu hồi nợ.

Trong năm, doanh nghiệp đã thực hiện khá chặt chẽ sát sao về vấn đề tín dụng khách hàng. Việc theo dõi chi tiết, quản lý các khoản nợ của khách hàng

theo từng mục, phản ánh chính xác và trung thực trên sổ sách kèm theo các chính sách đôn đốc thu hồi nợ những khoản nợ đến hạn tốt giúp doanh nghiệp tránh mất vốn và đảm bảo quay vòng vốn kinh doanh tốt.

Thứ tư, các hệ số tài chính.

Các chỉ tiêu, hệ số tài chính phản ánh hiệu suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đều có xu hướng tăng là dấu hiệu rất tích cực cho thấy việc sử dụng các loại vốn đã mang lại những hiệu quả nhất định.

Thứ năm, cơ cấu tài sản.

Mặc dù quy mô tài sản bị giảm nhưng về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp vẫn giữ ở mức hợp lý. Doanh nghiệp luôn chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn từ đó cơ cấu tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cơ cấu như vậy phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành thương mại cũng như tính chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân về thực trạng tài chính doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô Hoàng Anh.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô hoàng anh (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w