Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô hoàng anh (Trang 91 - 96)

IV. Tài sản dài hạn khác 50.321.78 33 50.321.783 3,83

11.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên

vốn kinh doanh % (6) / (1) 0,1143 0,0385 0,0757 196,66

12. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

vốn kinh doanh (ROA) % (8) / (1) 0,0857 0,0318 0,0539 169,69

13.Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

(ROE) % (8) / (2)

0,7555 0,2436 0,5119 210,12

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp tư nhân TM ô tô Hoàng Anh ngày 31/12/2013 & 31/12/2012

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng (ROS).

Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của doanh nghiệp là 0,0652% và tăng 0,0332% so với năm 2012. Cụ thể, 100 đồng doanh thu năm 2013 chỉ tạo ra có 0,0652 đồng lợi nhuận sau thuế so với 0,032 đồng lợi nhuận năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013, doanh thu thuần tăng 52,36% nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn so với lợi nhuận sau thuế tăng 210,5%. Việc thu nhỏ quy mô sản xuất kinh doanh không làm giảm doanh thu thuần nhưng chi phí lãi vay quá cao khiến lợi nhuận sau thuế bị ảnh hưởng khá nhiều. Nhìn chung ROS tăng là dấu hiệu khả quan cho doanh nghiệp, chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý và tiết kiệm được các khoản chi phí.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE).

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản phản ánh khả năng sinh lời của tài sản không tính đến ảnh hưởng đến ảnh hưởng của thuế TNDN và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Tại thời điểm cuối năm 2013, tỷ suất này đạt mức 1,6237% có nghĩa là trong năm 2013 cứ 100 đồng vốn kinh doanh tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1,6237 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Tỷ suất này so với năm 2012 thì đang có xu hướng tăng nhưng hàu như không đáng kể vẫn giữ ở mức ổn định. Nguyên nhân là do cả lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp và vốn kinh doanh bình quân trong năm 2013 đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận là 15,28% cao hơn so với vốn kinh doanh bình quân (15,13%). Sự biến động này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước khi thanh toán lãi vay là đã có bước chuyển biến tích cực hơn so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản tăng cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn vay tương đối hiệu quả có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, hệ số nợ của doanh nghiệp tăng rất cao,

cao hơn so với hệ số trung bình ngành tất yếu kéo theo mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là rất lớn. Điều này gây rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Vì vậy, các biện pháp nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản nhằm tận dụng sức bật của đòn bẩy tài chính sẽ kéo bớt được phần nào những bất lợi mà doanh nghiệp gặp phải.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh.

Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh cho thấy cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì tạo ra được 0,1143 đồng lợi nhuận sau thuế sau khi đã trang trả lãi tiền vay. So với năm 2012 thì tỷ suất này tăng 0,0757 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là năm 2013 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng với tốc độ quá cao hơn 200% so với tốc độ tăng của vốn kinh doanh chỉ là 15,13% dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên lãi vay tăng.

Các khoản chi phí lãi vay rất lớn, các khoản lãi vay này chủ yếu đến từ việc doanh nghiệp thực hiện các món vay nợ ngắn hạn để đầu tư mua hàng hóa, trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, vì thế việc phải trả lãi nhiều là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cần có các kế hoạch trả nợ cụ thể cũng như kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (tỷ suất sinh lời ròng của tài sản – ROA).

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013, tỷ suất này là 0,0857% có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước chỉ là 0,0318%. Điều này có nghĩa cứ 100 đồng vốn kinh doanh doanh nghiệp bỏ ra năm 2013 sẽ thu về được 0,0857 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,0539 đồng so với năm trước.

Sự biến động của chỉ tiêu này phụ thuộc vào sự biến động của lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 36.946.206 VNĐ tăng 25.047.334 VNĐ so với năm 2012 ứng với tăng hơn 210%. Vốn kinh doanh bình quân năm 2013 tăng 15,13% và đạt hơn 43 tỷ đồng. Do lợi nhuận sau thuế tăng với tốc dộ nhanh hơn so với vốn kinh doanh bình quân nay tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh có xu hướng tăng. Việc tăng quy môn vốn kinh doanh và lợi nhuận cuối cùng có xu hướng tăng cho thấy sự thành công trong việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, việc phân bổ, sử dụng và quản lý vốn tương đối tốt. Nhà quản trị cần đưa ra các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp để tiếp tục nâng cao chất lượng sử dụng vốn, tăng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.

Năm 2013, chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mang lại 0,7555 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,5119 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ 210 %. Tỷ suất này thấp hơn trung bình ngành rất nhiều . Như đã nói ở trên, việc sử dụng vốn vay quá nhiều trong khi không tạo được tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản không đủ để trang trải lãi vay đã tạo điều kiện làm giảm tương đối sâu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Và hệ số này vẫn ở mức thấp nên doanh nghiệp cần phải có biên pháp nâng cao lợi nhuận hơn nữa, đồng thời giảm hệ số nợ để vừa khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu lại vừa tăng tính độc lập tài chính cho doanh nghiệp.

Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp phân tích DUPONT).

Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó.

Bảng 2.15: Phân tích DUPONT

Stt Chỉ tiêu Đvt Năm 2013 Năm 2012

Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thương mại ô tô hoàng anh (Trang 91 - 96)