Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Hoàng Liên Sơn”
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên thực hiện
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BEP: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
CĐKT: Cân đối kế toán
KT: Kế toán
NWC: Nguồn vốn lưu động thường xuyên
ROA: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
ROE: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
ROS: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Danh mục bảng số liệu
Bảng 2.1 Tình hình cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Bảng 2.2 Tình hình phân bổ và sử dụng vốn của Công ty
Bảng 2.3: Tình hình cân bằng tài chính của công ty
Bảng 2.4 Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền năm 2013
Bảng 2.5: Quy mô công nợ của công ty
Bảng 2.6 Cơ cấu và quản trị nợ
Bảng 2.7 Khả năng thanh toán của công ty
Bảng 2.8 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Bảng 2.10 Đánh giá khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu
Bảng 3.1 Mức thưởng dự kiến cho tổ công tác thu hồi nợ
Bảng 3.2 Theo dõi tuổi nợ
Bảng 3.3 Theo dõi tuổi nợ chi tiết theo tưng khách hàng
Bảng 3.4 Phân tích lãi gộp trên doanh thu từng khách hàng
2 Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Tình hình tăng trưởng GDP qua các năm (2002 – 2013)Biểu đồ 3.2 Tình hình lạm phát của nước ta qua các năm (2000 – 2013)Biểu đồ 3.3 Tình hình tăng trưởng tín dụng và tiền gửi qua các năm (2001 – 2013)
Biểu đồ 3.4 Tốc độ tăng trưởng giá trị ngành xây dựng
Biểu đồ 3.5 Giá trị sản xuất ngành xây dựng (2012-2013)
Biểu đồ 3.6 Doanh thu thuần một số doanh nghiệp xây dựng niêm yết
3 Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Tóm tắt quy trình sản xuất
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, cùng vớimức độ cạnh tranh hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thịtrường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt đã buộc tất cả các doanhnghiệp không những phải vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh màcòn phải biết phát huy tiềm lực tối đa để đạt được hiệu quả sản xuất kinhdoanh cao nhất Vì thế các nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn nắm rõ đượcthực trạng sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệpmình, từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm cải thiện và nângcao năng lực tài chính của mình Muốn vậy, doanh nghiệp cần đi sâu đánh gíáhoạt động tài chính một cách chi tiết và hiệu quả nhằm đánh giá được thựctrạng tài chính hiện tại cũng như định hướng tương lai cho sự phát triển củatoàn doanh nghiệp
Trong tình hình thực tế hiện nay, với nền kinh tế có nhiều những diễn biếnphức tạp, đã không có ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy độngvốn và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quảm thậm chí không bảotoàn được vốn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Đặc biệthơn nữa, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay thì vấn đềmình bạch trong tình hình tài chính càng được nhiều đối tượng quan tâm, do đóđối với mỗi nhà quản lý tài chính doanh nghiệp vấn đề này càng phải đượcquan tâm chú ý và đươc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn bao giờ hết
Xuất phát từ ý nghĩa của đánh giá thực trạng tình hình tài chính doanhnghiệp, và sau gần 3 tháng thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng và thươngmại Hoàng Liên Sơn cho thấy công ty vẫn còn một số tòn tại về chính sách tàichính ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh, đó là lý do tác giả thực
Trang 6hiện đề tài sau :“ Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Hoàng Liên Sơn”
2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánhgiá thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại Công ty cổ phần xây dựng vàthương mại Hoàng Liên Sơn
3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian : Nghiên cứu về tình hình tài chính và biện pháp nhằm
cải thiện tình tình tài chính của công ty Công ty cổ phần xây dựng và thươngmại Hoàng Liên Sơn
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tài chính của công
ty từ năm 2011 đến 2013, định hướng 2015
4 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và quản trị tàichính doanh nghiệp
- Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng tài chính của công ty hiện nay
để xác định những tồn tại trong chính sách tài chính, từ đó đưa ra các giảipháp nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty trong giai đoạn tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phươngpháp điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, logic…đồng thời sửdụng các bảng biểu để minh họa
6 Kết cấu đề tài
Trang 7Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung nghiên cứu gồm các phần cơ bảnsau:
Chương 1: Lý luận chung về đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng
và thương mại Hoàng Liên Sơn trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài của Công
ty cổ phần xây dựng và thương mại Hoàng Liên Sơn
Trang 8CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP 1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có các yếu tốđầu vào cơ bản của quá trình sản xuất như:Tư liệu lao động, đối tượng laođộng, sức lao động Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quátrình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụhàng hóa, đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hóa
vì vậy các yếu tố trên đều được biểu hiện bằng tiền Hay nói cách khác, để cócác yếu tố đầu vào cần thiết, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn tiền tệnhất định, và tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có các phương thức huyđộng vốn khác nhau
Từ số vốn tiền tệ ban đầu đó, doanh nghiệp mua sắm tài sản, trang thiết
bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất Sản phẩm của quá trìnhsản xuất được tung ra thị trường nhờ quá trình tiêu thụ, đây chính là giai đoạn
mà doanh nghiệp bán sản phẩm và thu tiền từ bán hàng Doanh thu bán hàngsau khi bù đắp các chi phí, doanh nghiệp sẽ thu được một khoản lợi nhuận,với số lợi nhuận đó doanh nghiệp sẽ tiếp tục phân phối một cách hợp lý Nhưvậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phânphối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanhnghiệp.Trong quá trình đó làm phát sinh và tạo ra sự vận động của dòng tiền
Trang 9vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu
tư của doanh nghiệp
Mặt khác, sự vận động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp trong một chu
kỳ sản xuất, mà sự vận động đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tất
cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất – phân phối – trao đổi –tiêu dùng) Nhờ sự vận động của tiền tệ mà hàng loạt các quan hệ kinh tế dướihình thái giá trị đã phát sinh ở các khâu trong quá trình tái sản xuất trong nênkinh tế thị trường Những quan hệ đó tuy chứa đựng nội dung kinh tế khácnhau, song chúng đều có những đặc trưng kinh tế giống nhau mang bản chấtcủa tài chính doanh nghiệp
Các quan hệ kinh tế bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp dưới hình giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanhnghiệp bao gồm:
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước
Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện cácnghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (nộp thuế) Mặt khác ngân sách Nhànước cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước và có thể cấp vốn đối với công tyliên doanh, mua cổ phần cấp trợ giá cho các doanh nghiệp khi cần thiết
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và tổ chức
xã hội khác
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác rất đadạng và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khidoanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau.Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cso quan hệ tài chính với các tổ chức xãhội khác như doanh nghiệp thực hiện tài trợ cho các tổ chức xã hội…
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động
Trang 10Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp thanh toán tiềnlương, tiền công, thực hiện thưởng phạt vật chất đối với người lao động.
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp.Mối quan hệ này thể hiện trong việc các chủ sở hữu thực hiện góp vốnđầu tư hay rút vốn ra khỏi doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sauthuế của doanh nghiệp
Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệptrong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ củadoanh nghiệp, cũng như khi phân phối kết quả kinh doanh và thực hiện hạchtoán nội bộ doanh nghiệp
Như vậy, Xét về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền
tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp.
Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới
hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình.
1.1.1.2 Các quyết định tài chính của doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi các nhà quảntrị phải đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn cho doanh nghiệp, đó làcác vấn đề liên quan đến việc tìm nguồn vốn cần thiết cho mua sắm tài sản vàhoạt động của doanh nghiệp, phân bổ có giới hạn các nguồn vốn cho nhữngmục đích sử dụng khác nhau đồng thời đảm bảo cho các nguồn vốn được sửdụng một cách hữu hiệu và hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra Tài chính doanhnghiệp thực chất quan tâm nghiên cứu ba quyết định chủ yếu, đó là quyết địnhđầu tư, quyết định tài trợ (nguồn vốn) và quyết định phân phối lợi nhuận
Trang 11 Quyết định đầu tư
Là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộphận tài sản (tài sảncố định và tài sản lưu động) Quyết định đầu tư chủ yếucủa doanh nghiệp bao gồm:
- Quyết định đầu tư tài sản lưu động: Quyến định tồn quỹ, quyết định tồnkho, quyết định chính sách bán chịu hàng hóa, quyết định đầu tư tài chínhngắn hạn…
- Quyết định đầu tư tài sản cố định: Quyết định mua sắm tài sản cố địnhmới, quyết định thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu từ dự án, quyếtđịnh đầu từ tài chính dài hạn…
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và tài sản cố định,bao gồm: Quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hòa vốn…Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong cácquyết định tài chính doanh nghiệp vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Mộtquyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, qua đógia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu Ngược lại, một quyết định đầu tư sai sẽ
là tổn thất giá trị doanh nghiệp, do đó sẽ làm thiệt hại tài sản cho chủ doanhnghiệp
Quyết định nguồn vốn
Quyết định này gắn liền với quyết định lựa chọn loại nguồn vốn nàocung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay,nên dùng vốn vay ngắn hạn hay dài hạn Các quyết định nguồn vốn bao gồm:
- Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn, bao gồm: Quyết định vayngắn hạn hay quyết định sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngắnhạn ngân hàng hay sử dụng tín phiếu công ty
- Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn, bao gồm: Quyết định nợ dàihạn hay vốn cổ phần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái
Trang 12phiếu công ty, quyết định sử dụng vốn cổ phần thông hay vốn cổ phần ưu đãi,quyết định vay để mua hay thuê tài sản…
Những quyết định về nguồn vốn nêu trên đang là một thách thức khôngnhỏ đối với các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp Để có thể có cácquyết định nguồn vốn đúng đắn, các nhà quản trị tài chính phải nắm vữngnhững điểm lợi, bất lợi của việc sử dụng các công cụ huy động vốn, đồng thờiphải căn cứ vào tình hình hiện tại và dự báo tương lai để ra quyết định phùhợp với từng thời điểm cụ thể
Quyết định phân chia lợi nhuận
Đây là quyết định gắn liền với chính sách cổ tức của doanh nghiệp.Trongquyết định này, nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng phầnlớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay là giữ lại để tái đầu tư Những quyếtđịnh này liên quan đến việc doanh nghiệp nên theo chính sách cổ tức nào vàliệu chính sách cổ tức có tác động gì đến giá trị của doanh nghiệp hay giá cổphiếu trên thị trường của doanh nghiệp hay không
Như vậy, trong mỗi một quyết định tài chính, các nhà quản trị tài chínhluôn phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời Một quyếtđịnh tài chính khôn ngoan là quyết định có thể tối đa hóa được giá trị doanhnghiệp, có nghĩa là quyết định đó phải đảm bảo tối thiểu hóa rủi ro và tối đahóa tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm, nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp
Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định
và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêuhoạt động của doanh nghiệp
Trang 13Như vậy thực chất, quản trị tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu hoạt động.
Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp đều gắn liền với việc tạolập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanhnghiệp, vì vậy có thể nói quản trị tài chính doanh nghiệp là quá trình hoạchđịnh, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối
và sử dụng các quỹ tiền tệ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp
Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp
Thứ nhất , tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư.
Quyết định đầu tư dài hạn là quyết định có tính chiến lược của doanhnghiệp Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớnvào quyết định đầu tư, vì quyết định đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngcủa doanh nghiệp trong một thời gian dài, chi phối quy mô kinh doanh, trình
độ trang bị kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khảnăng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong tương lai
Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắctrên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính Trong đó, về mặt tài chínhphải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và dự tính thu nhập trongtương lai, hay nói cách khác đó là xem xét dòng tiền liên quan đến khoản đầu
tư, từ đó đánh giá và ra quyết định đầu tư
Thứ hai, xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp
thời, đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp
Vốn là yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triểnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhà quản trị cần phải xác định cácnhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, từ đó tổchức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ, có lợi cho các hoạtđộng doanh nghiệp
Trang 14Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốnthích hợp, cần xem xét cân nhắc trên nhiều khía cạnh như: Kết cấu nguồnvốn, những điểm lợi, bất lợi của từng hình thức huy động vốn, chi phí sử dụngmỗi nguồn vốn…
Thứ ba, sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản
thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Nhà quản trị phải tìm mọi biện pháp huy động vốn tối đa số vốn hiện cócủa doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứđọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán và thu hồi tiền bánhàng cùng các khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phátsinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thiết lập sự cân bằng giữathu và chi vốn bằng tiền đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
Thứ tư, thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của
doanh nghiệp
Sau khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận,doanh nghiệp sẽ tiến hành phân phối số lợi nhuận đó Việc phân phối lợinhuận sẽ không làm cho số lợi nhuận thay đổi, mà nó sẽ ảnh hưởng đến lợiích của các chủ thể trong quá trình phân chia Thực hiện phân phối hợp lý lợinhuận cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ gópphần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp, cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần người lao động trong doanh nghiệp, giải quyết hài hòa giữa lợiích trước mắt và lợi ích lâu dài của doanh nghiệp
Thứ năm, kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hằng ngày, các báo cáo tài chính,tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính mà các nhà quản trị có thể kiểm soátđược tình hình hoạt động của doanh nghiệp Đồng thời, từ những đánh giá,phân tích tình hình tài chính định kỳ mà doanh nghiệp biết được hiệu quả sử
Trang 15dụng vốn, điểm mạnh - điểm yếu trong quản lý, dự báo tình hình tài chínhtương lai để đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh
và tài chính của doanh nghiệp trong kỳ tới
Thứ sáu, thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thôngqua việc lập kế hoạch tài chính Có kế hoạch tài chính tốt thì mới có thể đưa
ra các quyết định tài chính đúng đắn để thực hiện mục tiêu doanh nghiệp.quátrình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình chủ động đưa ra các giảipháp hữu hiệu khi thị trường có sự biến động
1.1.2.2 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính daonh nghiệp là một bộ phận và là nội dung quantrọng hàng đầu của quản trị doanh nghiệp, nó có quan hệ chặt chẽ tới tất cảcác mặt hoạt động của doanh nghiệp Đặc biệt là hiện nay khi mà nền kinh tếvận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tự chủ hoàn toàn về sảnxuất kinh doanh và tài chính, đồng thời phải đương đầu với nhiều thách thức
do cạnh tranh khốc liệt và sự biến động khôn lường của thị trường thì vai tròcủa quản trị tài chính doanh nghiệp lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp được thể hiện qua các mặtchủ yếu sau:
Một là, huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn
ra bình thường và liên tục
Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp Trong quátrình hoạt động, doanh nghiệp thường xuyên nảy sinh các nhu cầu về vốnngắn hạn và dài hạn cho hoạt động động kinh doanh thường xuyên cũng nhưcho đầu tư phát triển doanh nghiệp Nếu không kịp thời huy động đủ vốn sẽlàm gián đoạn hoạt động doanh nghiệp Do vậy, việc đảm bảo cho hoạt động
Trang 16của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vàoviệc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp.
Hai là, tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp
Với việc lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc so sánhgiữa rủi ro và tỷ suất sinh lời, chi phí huy động vốn và mức rủi ro của dự ánđầu tư… mà nhà quản trị tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiếtkiệm và đạt hiệu quả cao
Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp chớpđược cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp Việc lựachọn hình thức và các phương pháp huy động vốn thích hợp, đảm bảo cơ cấuvốn tối ưu có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn, góp phầntăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Mặt khác, với việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinhdoanh có thể giúp doanh nghiệp tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăngvòng quay tài sản, giảm được số vốn vay, từ đó giảm được tiền trả lãi vay,góp phần tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
Ba là, kiềm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vậnđộng, chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ Vì vậy thông qua việc xem xéttình hình thu, chi tiền tệ hằng ngày và đánh giá tình hình tài chính doanhnghiệp mà các nhà quản trị tài chính có thể kiểm soát kịp thời và toàn diệncác mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những tồn tại và tiềm năngchưa được khai thác nhằm đưa ra các quyết định thích hợp, điều chỉnh cáchoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp
1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp
Trang 17Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì công tác quản trị tài chính doanh nghiệpcũng không giống nhau Đó là vì giữa các doanh nghiệp có sự khác biệt vềhình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngànhkinh doanh và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
lệ của công ty là do các thành viên đóng góp Trong quá trình hoạt động vốn
có thể tăng nên nhờ kết nạp thêm thành viên mới, trích từ quỹ dự trữ hoặc đivay bên ngoài nhưng không được phép phát hành chứng khoán Việc phânchia lợi nhuận sau thuế do các thành viên quyết định, mức lợi nhuận các thànhviên nhận được phụ thuộc vào vốn đóng góp…
Do vậy, khi phân tích đánh giá và lựa chọn các quyết định tài chính, nhàquản trị không thể bỏ qua hình thức pháp lý của doanh nghiệp, bởi với mỗihình thức pháp lý khác nhau sẽ có sự khác nhau trong việc lựa chọn các quyếtđịnh tài chính
Trang 18 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh
Tổ chức tài chính doanh nghiệp còn dựa vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuậtcủa ngành kinh doanh.Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm về mặt kinh tế và
kỹ thuật riêng Những đặc điểm đó đã ảnh hưởng đến cơ cấu vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp (ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến vốn cốđịnh chiếm tỷ trọng khác nhau trong tổng số vốn kinh doanh); ảnh hưởng đếntốc độ luân chuyển vốn (tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp sản xuấtchậm hơn tốc độ luân chuyển vốn của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ,doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính chất thời vụ khác với doanh nghiệpsản xuất kinh doanh liên tục…)
Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các điều kiện bên ngoài ảnhhưởng tới hoạt động của doanh nghiệp Do đó, việc tổ chức tài chính doanhnghiệp phải tính đến tác động của môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh bao gồm: sự ổn định về kinh tế, thị trường, lãisuất, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và côngnghệ, chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước… Sự ổn định của nền kinh tế
sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nềnkinh tế biến động có thể gây nên những rủi ro cho kinh doanh, những rủi ro
đó ảnh hưởng tới các khoản chi phí đầu tư, ảnh hưởng nhu cầu về vốn, ảnhhưởng tới thu nhập của doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế phát triểncũng ảnh hưởng đến tiết kiệm chi phí trong kinh doanh…
1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và tài liệu phục vụ công tác đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
Trang 19Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là quá trình thu thập và phântích các thông tin tài chính, tính toán các chỉ số để đối chiếu xem hoạt độngcủa doanh nghiệp có đạt được mục tiêu, kết quả tương xứng với nguồn lực(chi phí) bỏ ra hay không Thông thường, đáng giá nhằm phân tích sự phùhợp, tính hiệu quả của tài chính doanh nghiệp.
Đánh giá là một khâu rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đối với hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Từ những kết quả đánh giá, cácnhà quản trị sẽ căn cứ vào đó mà đưa ra các quyết định tài chính cho phù hợp.Đánh giá càng tốt thì việc ra quyết định càng đúng đắn Đánh giá tài chínhdoanh nghiệp cần phải được tiến hành thường xuyên và có hệ thống
1.2.1.2 Mục tiêu của đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
- Đánh giá chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp trên các khía cạnhkhác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyểntiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lãi, rủi ro tài chính… nhằmđáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanhnghiệp (nhà đầu tư, nhà cung cấp tín dụng, nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quanthuế, người lao động…)
- Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiềuhướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như: quyết định đầu tư,tài trợ, phân chia lợi nhuận…
- Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp dự đoán được tiềm năngtài chính của doanh nghiệp trong tương lai
- Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên
cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kếhoạch, dự toán, định mức… Từ đó xác định được những điểm mạnh và điểmyếu trong hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có được những quyết
Trang 20định và giải pháp đúng đắn đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao Mục tiêunày đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp.
Do đó, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu íchđược dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu củadoanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp từng đốitượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quantâm
1.2.1.3 Tài liệu phục vụ công việc đánh giá tài chính doanh nghiệp
Tài liệu phục vụ công tác đánh giá tài chính doanh nghiệp rất đa dạng,phong phú chủ yếu nhất là các báo cáo tài chính của đơn vị Việc đọc, hiểucác báo cáo tài chính cho phép các chủ thể phân tích xác định và hiểu rõ nộidung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích cũng như nguyên nhân khiến chúngbiến động
- Bảng cân đối kế toán (CĐKT) là Báo cáo tài chính chủ yếu, phản ánh
tổng quát toàn bộ tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanhnghiệp tại một thời điểm nhất định
Nội dung của Bảng CĐKT thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh tìnhhình tài sản và nguồn hình thành tài sản Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếpthành từng loại, mục và chỉ tiêu cụ thể phù hợp với yêu cầu của công tác quảnlý
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp,
phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ
kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là một bộ phận hợp thành hệ thống Báo
cáo tài chính doanh nghiệp, cung cấp thông tin giúp cho người sử dụng đánhgiá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài
Trang 21sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng tạo ra các luồng tiền trongquá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để kiểm tra thực trạng lưu chuyển tiềncủa doanh nghiệp, đánh giá các dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tramối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và dựđoán khả năng về độ lớn, thời gian và tốc độ lưu chuyển của các luồng tiềntrong tương lai qua đó cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lý
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Là bản giải trình chi tiết một số chỉ
tiêu tổng hợp đã phản ánh trên các báo cáo tài chính khác đồng thời tuyên bốcác chính sách kế toán doanh nghiệp đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụkinh tế phát sinh ở doanh nghiệp giúp người đọc báo cáo có các thông tin bổsung cần thiết cho việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Ngoài ra cần căn cứ vào các tài liệu khác phục vụ cho phân tích tàichính doanh nghiệp như:
-Các thông tin chung: đó là những thông tin chung về tình hình kinh tế
chính trị, môi trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hộiđầu tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ …
-Các thông tin theo ngành kinh tế: như đặc điểm của ngành kinh tế liên
quan đến thực thể của sản phẩm tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sảnxuất có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển củacác chu kỳ kinh tế…
-Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: đó là những thông tin về
chiến lược, sách lược kinh doanh của DN trong từng thời kỳ, những thông tin
về tình hình và kết quả kinh doanh của DN, tình hình tạo lập, phân phối và sửdụng vốn,…
Trang 221.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp
Vốn là yếu tố và là tiền đề cần thiết cho sự hình thành và phát triểndoanh nghiệp Để thực hiện được mục tiêu kế hoạch, doanh nghiệp cần phải
có một lượng vốn nhằm hình thành nên các tài sản cần thiết cho hoạt độngcủa doanh nghiệp Để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
có thể sử dụng nhiều nguồn khác nhau.Về cơ bản, chúng được chia thànhnguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn vay
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, thông thườngdoanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: nguồn vốn chủ sở hữu và nợphải trả Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành
mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên
cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp
Mục tiêu của việc đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp là
để thấy được doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mônguồn vốn tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn tự chủ hay phụ thuộc? Từ đóđiều chỉnh chính sách huy động vốn phù hợp với từng thời kỳ cụ thể
Sự biến động của nguồn vốn được thực hiện bằng cách so sánh cả tổng
số và từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ để xác địnhchênh lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối của tổng số cũng như từng loại,từng chỉ tiêu nguồn vốn
Đánh giá cơ cấu nguồn vốn bằng cách tiến hành xác định tỷ trọng từngloại, từng chỉ tiêu nguồn vốn chiếm trong tổng của nó ở cuối kỳ và đầukỳ.Căn cứ vào kết quả so sánh, có thể đánh giá được cơ cấu nguồn vốn và sựthay đổi cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn được xác định theo công thức:
Trang 23Tỷ trọng từng loại nguồn
Giá trị từng chỉ tiêu nguồn vốn
*100%Tổng giá trị nguồn vốn
1.2.2.2 Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, doanh nghiệp sẽ tiến hànhphân bổ vốn vào các khâu tương ứng Để có nhận xét chính xác về việc sửdụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ có hợp lý hay không ta cần xem xét vốntrong kỳ đã được phân bổ vào đâu, tỷ lệ vốn từng khâu là bao nhiêu, nhiềuhay ít tăng hay giảm giữa các kỳ, tỷ lệ này được coi là hợp lý hay chưa đóchính là mục tiêu của đánh giá tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp
- Đánh giá quy mô và sự biến động tài sản
Sử dụng phương pháp so sánh tổng tài sản cũng như từng loại tài sảngiữa cuối kỳ và đầu kỳ cả số tuyệt đối và số tương đối.Qua đó thấy được hoạtđộng phân bổ vốn của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh, cho từng lĩnhvực, từng loại tài sản như thế nào? Cũng thông qua sự biến động về tài sản mà
ta thấy được sự biến động về mức độ đầu tư cho hoạt động kinh doanh, chotừng lĩnh vực và cho từng loại tài sản có hợp lý không?
- Đánh giá về cơ cấu tài sản và sự biến động cơ cấu tài sản
Tỷ trọng từng loại tài sản = Giá trị từng loại tài sản *100%
Tổng giá trị tài sảnThông qua việc đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản ở thời điểm đầu nămcuối kỳ và đầu kỳ, ta thấy được được chính sách đầu tư, sử dụng vốn củadoanh nghiệp, đồng thời thông qua sự biến động về cơ cấu tài sản mà thấyđược sự thay đổi chính sách đầu tư của doanh nghiệp
Tỷ trọng từng loại tài sản ngắn hạn, dài hạn trước hết tùy thuộc vào đặcđiểm, tính chất chất ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mạidịch vụ thườn có tỷ trọng TSCĐ, tài sản dài hạn thấp hơn so với tỷ trọng tàisản ngắn hạn, trọng khi đó đối với daonh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản
Trang 24xuất thì ngược lại Trong các doanh nghiệp sản xuất khác nhau thì tỷ trọngcủa TSCĐ, tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn cũng không giống nhau do đặcđiểm của quy trình công nghệ sản xuất khác nhau… Một cách tổng quát thìluôn tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu với mỗi doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ để tối
đa khả năng sinh lời của vốn mà không lệ thuộc vào nguồn gốc hình thànhcũng như chính sách tài khóa, tiền tệ của chính phủ
1.2.2.3 Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) làmột bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là loại tài sản
có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh củadoanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng vốn bằng tiền nhằm đáp ứng cácyêu cầu giao dịch, thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệpnắm bắt các cơ hội đầu tư và khắc phục các rủi ro bất ngờ xẩy ra ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để đánh giá quá trình huy động
và sử dụng tiền, ta tiến hành phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
+ Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền
Việc xác định này được thực hiện bằng cách: Chuyển toàn bộ các khoảnmục trên bảng cân đối kế toán thành cột dọc, tiếp theo so sánh số liệu cuối kỳvới đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên bảng cân đối kế toán
Sử dụng tiền sẽ tương đương với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn, diễn biếnnguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản Từ đó, có thểxem xét và đánh giá tổng quát: Số tiền tăng hay giảm của doanh nghiệp ở trong
kỳ đã được sử dụng vào việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng giảmtiền Trên cơ sở đó có thể định hướng cho kỳ huy động vốn tiếp theo
Trang 251.2.2.4 Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp
Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả là mộtvấn đề phức tạp nhưng rất quan trọng, vì nó tồn tại trong suôt quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Sự tăng hay giảm các khoản nợ phải thucũng như các khoản nợ phải trả có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấunguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tácđộng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cũng cho
ta thấy được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp Khi mà tỷ lệ nợ của doanhnghiệp cao có nghĩa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpchịu tác động bởi các nguồn lưc bên ngoài, phụ thuộc rất lớn đến các chủ nợ,doanh nghiệp không chủ động được các nguồn vốn để đảm bảo hoạt đôngkinh doanh, điều này sẽ không tốt và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán củadoanh nghiệp Mặt khác, điều mà các đối tượng quan tâm đó là những khoản
nợ dây dưa, khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, cáckhoản phải trả không có không có nguồn thanh toán Để nhận biết được điều
đó, cần nắm được tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợphải trả như thế nào để từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu tài chính hợp lýcũng như đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất để thu hồi công nợ, hạn chế nợquá hạn, nợ khó đòi tăng cao
- Đánh giá quy mô công nợ
Sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh các chỉ tiêu nợ phảithu và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán giữa cuối kỳ và đầu kỳ, đồng thờicăn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thực tế củadoanh nghiệp, của ngành để đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệptrong kỳ
- Đánh giá cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ
Trang 26Một số chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản lý nợ: Hệ số các khoảnphải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ bình quân,
hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ bình quân
Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thuTổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp Chỉtiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần đượcvốn bị chiếm dụng
Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trảTổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp Chỉtiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trămđược tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng
Hệ số thu hồi nợ = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản phải thu bình quân
Hệ số này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của doanhnghiệp trong kỳ Nó cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp Nếu chỉtiêu này càng lớn thì thời hạn thu hồi vốn càng ngắn và ngược lại
Kỳ thu hồi nợ bình quân = Thời gian trong kỳ báo cáo
Hệ số thu hồi nợChỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân tính từ lúc khách hang nợ đếnkhi thu được số nợ phải thu từ khách hàng Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tốc độhoán chuyển các khoản phải thu thành tiền càng nhanh, điều này cho thấyviệc thu hồi công nợ của doanh nghiệp là tốt, tạo điều kiện cho doanh nghiệpchủ động được nguồn vốn, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
Thời gian trong kỳ báo cáo có thể là 30 ngày, 90 ngày, 360 ngày
Chỉ tiêu
Hệ số hoàn trả nợ = Các khoản phải trả bình quânGiá vốn hàng vốn
Trang 27này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được bao nhiêu lầnvốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên liên quan.
Kỳ trả nợ bình quân = Thời gian trong kỳ báo cáoHệ số hoàn trả nợ
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong khâu thanhtoán của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày
Khi tiến hành đánh giá, ta sử dụng phương pháp so sánh để tiến hànhphân tích, đánh giá các chỉ tiêu hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phảitrả giữa cuối kỳ và đầu kỳ, các chỉ tiêu hệ số thu hồi nợ , kỳ thu hồi nợ bìnhquân, hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ bình quân giữa kỳ này với kỳ trước Dựatrên kết quả đó, đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp trong kỳ
Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài sản của doanhnghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời hạnphù hợp Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá được thựctrạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó đánh giá tìnhhình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay không, đồng thời thấy đượctiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ để cóbiện pháp xử lý kịp thời
Trong quan hệ thanh toán, hầu hết tất cả doanh nghiệp đều thực hiện tàitrợ vốn phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việcvay nợ và mua chịu hàng hóa nhà cung cấp.Tuy nhiên, việc vay nợ quá nhiềurất nguy hiểm cho doanh nghiệp cho dù thời hạn trả nợ chưa đến Khả năngthanh toán là một trong các chỉ tiêu đầu tiên được xét đến nhằm đánh giá sựlành mạnh về mặt tài chính của một doanh nghiệp
Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp:
Trang 28- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn, nó cho biết doanh nghiệp có thể thnh toán được baonhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có.Vì thế, hệ số này cũngthể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp.Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của các doanhnghiệp trong cùng ngành.Cần thấy rằng, hệ số này ở các ngành kinh doanhkhác nhau có sự khác nhau
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả ngay các khoản nợ ngắnhạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc bán các loại vật tư hànghóa Hệ số này được xác định theo công thức:
Hệ số khả năng thanh
Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
Nợ ngắn hạnNhìn chung, hệ số này mà cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp
là tốt, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể vay vốn dễ dàng trong tương lai.Nhưng nếu tỷ trọng các khoản phải thu là lớn trong tổng tài sản ngắn hạn thìdoanh nghiệp cũng cần xem xét tới khả năng thu hồi nợ để đảm bảo tính chủđộng về tài chính của doanh nghiệp
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanhnghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời Hệ số này đượcxác định bằng công thức sau:
Hệ số khả năng thanh
toán tức thời =
Tiền + các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Trang 29Ở đây tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển Các khoảntương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoảnđầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3tháng và không gặp rủi ro lớn.
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằngcác khoản tiền và tương đương tiền Đây là chỉ tiêu mà chủ nợ quan tâm đểđánh giá tại thời điểm xem xét doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay cáckhoản nợ ngắn hạn hay không Và nếu có những khoản nợ quá hạn, đến hạnthì chủ nợ quan tâm đên khả năn thanh toán ngay tức thì những khoản nợ đếnhạn, quá hạn này
Nhìn chung hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trongviệc thanh toán công nợ Tuy nhiên cũng như hệ số phản ánh khả năng thanhtoán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinhdoanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải trả trong kỳ
Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của mộtdoanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn khokhông tiêu thụ được và có nhiều nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi
- Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp vàcũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ
Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Số lãi tiền vay phải trả trong kỳNếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khảnăng sinh lời cao và đó là cơ sở bảo đảm cho tình hình thanh toán của doanhnghiệp lành mạnh và ngược lại
1.2.2.5 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp
Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Trang 30Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước ,à doanhnghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền củatoàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn và quá trình xem xét công tác phân bổ,quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý không, hiệu suất sử dụngvốn có phù hợp với đặc thù của ngành nghề kinh doanh không, doanh nghiệpđang quản lý và sử dụng vốn tốt hay không… từ đó đưa ra các biện pháp quản
lý nâng cao sử dụng vốn
Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Vòng quay vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng vốn hiện có của doanhnghiệp và được xác định bằng công thức:
Vòng quay vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quân trong kỳDoanh thu thuần trong kỳChỉ tiêu này cho biết, trong kỳ vốn kinh doanh của doanh nghiệp quayđược bao nhiêu vòng
Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản, từ đó
có biện pháp tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này chịu sự ảnh hưởng đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lượckinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản của donh nghiệp.Chỉ tiêu nàycao cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả và có khả năngcần phải đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất.Chỉ tiêu này thấp cho thấyvốn được sử dụng chưa hiệu quả và là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có tàisản ứ đọng, hiệu suất hoạt động thấp
- Kỳ luân chuyển vốn kinh doanh
Trang 31Kỳ luân chuyển vốn kinh doanh cho biết: Bình quân vốn kinh doanh củadoanh nghiệp quay 1 vòng hết bao nhiêu ngày và được xác định theo côngthức:
Kỳ luân chuyển vốn kinh
Thời gian trong kỳ báo cáo (360,90…)
Số vòng quay vốn kinh doanh
Số ngày luân chuyển vốn kinh doanh càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luânchuyển vốn kinh doanh càng nhanh và ngược lại
Hiệu suất sử dụng Vốn cố định và vốn dài hạn khác
Là một bộ phận của vốn kinh doanh, vốn cố định là toàn bộ số tiền ứngtrước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng chohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định, ta sử dụng chỉ tiêu:
Hiệu suất sử dụng VCĐ
và vốn dài hạn khác =
Doanh thu thuầnVCĐ và vốn dài hạn khác bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định và vốn dài hạn khác sửdụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Vốn cố định sửdụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm vốn bằng tiền, các khoản phảithu, hàng tồn kho và vốn lưu động khác Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốnlưu động là tốt hay chưa người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
Trang 32- Vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần trong kỳSố VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh trong môt kỳ nghiên cứu, vốn lưu động đã quayđược mấy vòng.Số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ tốc độ luânchuyển vốn lưu động càng nhanh, hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao vàngược lại
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Kỳ luân chuyển VLĐ = Thời gian trong kỳ báo cáoSố lần luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết, bình quân vốn lưu động quay 1 vòng hết bao nhiêungày Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyểncàng nhanh và ngược lại
Tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, các điều kiện cụ thể củamỗi doanh nghiệp mà thời gian luân chuyển vốn lưu động cũng khácnhau.Vốn lưu động của doanh nghiệp quay vòng nhanh có ý nghĩa quan trọngbởi nó thể hiện với lượng vốn ít hơn, doanh nghiệp có thể tạo ra cùng một kếtquả.Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động giúp các nhà quản trị đưa ra cácgiải pháp để tối đa hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn tồn kho dự trữ
Hàng tồn kho là vốn dự trữ tài sản cần thiết để đưa vào sản xuất hoặcbán ra sau này, bao gồm tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang,bán thành phẩm và tồn kho thành phẩm Việc hình thành lượng hàng tồn khođòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ.Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nó thườngchiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp mà còn quantrọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng,
Trang 33chậm luận chuyển, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpdiễn ra bình thường, liên tục và góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốnlưu động.
Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn tồn kho dự trữ, ta tiến hành nghiêncứu các chỉ tiêu sau:
- Số vòng quay hàng tồn kho
Đây là chỉ tiêu khá quan trọng, nó phản ánh cứ bình quân trong kỳ vốntồn kho quay được bao nhiêu vòng và được xác định bằng công thức sau:
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểmcủa ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với các doanh nghiệpkhác trong ngành thì có nghĩa là: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanhnghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảmđược lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Và nếu số vòng quay hàng tồn khothấp, thường là do doanh nghiệp dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng ứđọng hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm
- Kỳ hạn tồn kho bình quân
Kỳ hạn tồn kho bình quân = Thời gian trong kỳ báo cáo
Số vòng quay hàng tồn khoChỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành hàng bán là baonhiêu
Nếu số vòng quay của hàng tồn kho giảm, kỳ hạn tồn kho bình quân tăngthì tức là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm, làm giảm khả năng sinh lời
và rủi ro tài chính sẽ tăng Đồng thời việc tăng thời hạn tồn kho sẽ làm tăngchi phí bảo quản, chi phí tài chính Tuy nhiên việc tăng giảm vòng quay hàng
Trang 34tồn kho đươc coi là tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào chính sách tồn kho củadoanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng vốn nợ phải thu
Nợ phải thu là phần vốn của doanh nghiệp bị các bên chiếm dụng trongquá trình hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu mua, bán hàng hóa của mỗi bênnhưng chưa phải đối ứng ngay bằng tiền Loại vốn này thường chiếm tỷ trọnglớn trong tổng số vốn kinh doanh, vì vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệusuất sủ dụng vốn của doanh nghiệp Nợ phải thu phát sinh một cách tất yếutrong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu quản trị loại vốn này không tốt,doanh nghiệp có thể bị mất trắng, vì vậy khâu thu hồi vốn nợ là khâu vô cùngquan trọng để doanh nghiệp đảm bảo không bị thất thoát lãng phí vốn Đểđánh giá hiệu suất sử dụng vốn nợ phải thu, ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Số vòng quay nợ phải thu
Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng
Số nợ phải thu bình quânChỉ tiêu này cho biết, bình quân trong kỳ nợ phải thu luân chuyển đượcbao nhiêu vòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp nhưthế nào
- Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình = Thời gian trong kỳ báo cáo
Vòng quay nợ phải thu
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bánhàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất hàng cho đến khi thu được tiền bánhàng Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc vào chinhsacsh bánchịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp Do vậy khi xem xét đánhgiá kỳ thu tiền, cần xem xét nó trong mối lien hệ với sự tăng trưởng doanh thucủa doanh nghiệp Kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệpcùng ngành thì sẽ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi
Trang 351.2.2.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh khảnăng đạt được lợi ích kinh tế cao nhất trong điều kiện giới hạn về nguồn lựccủa doanh nghiệp
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai tròquan trọng trong việc ra quyết định của các chủ thể.Nó cho biết năng lực tổchức, quản lý, điều hành hoạt động bộ máy quản trị của doanh nghiệp, chobiết khả năng sinh lời của vốn trong một thời kỳ nhất định Nó là cơ sở để cácnhà quản trị tài chính đề ra các chính sách, biện pháp đúng đắn để nâng caohiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiêp, là cơ sở cho nhà đầu tư, tổ chức tíndụng ra các quyết định đầu tư…
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãivay và thuế trên vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời củatài sản hay vốn kinh doanh mà không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốnkinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp
Cách xác định:
BEP = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
*100%
VKD bình quânChỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ,doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãisuất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêucực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Trang 36Tỷ suất lợi nhuận
trước thuế trên VKD =
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
*100%VKD bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, bình quân 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳthì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãitiền vay Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
*100%
VKD bình quânChỉ tiêu này cho biết, bình quân 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ,doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.Chỉ tiêu nàycàng lớn, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý càng cao
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm Hệ số này đo lường mứclợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ vàđược xác định như sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
*100%
Vốn chủ sở hữu bình quânChỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong
kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trịtài chính, năng lực hoạch định và thực thi các chính sách tài chính, chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ
Nếu ROE càng lớn thì doanh nghiệp càng có khả năng huy động thêmvốn ở thị trường tài chính để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình và
Trang 37ngược lại Tuy nhiên không phải lúc nào ROE cao là thuận lợi, bởi vì có thể
do tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng quy mô vốn của doanh nghiệp là nhỏ
do doanh nghiệp đang tận dụng ưu thế của đòn bẩy tài chính Khi đó rủi ro tàichính của doanh nghiệp là rất cao
Từ các kết quả tính toán từng chỉ tiêu trên, ta tiến hành so sánh các chỉtiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh qua các năm để đánh giá xuhướng biến động của chúng, từ đó đánh giá quá trình quản lý sử dụng vốn củadoanh nghiệp để có các giải pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn hơn nữa
1.2.3 Phương pháp đánh giá
Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp đó là tập hợp các phươngpháp phân tích và đánh giá tình hình đã qua và hiện tại cũng như dự toán tìnhhình tài chính trong tương lai giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết địnhchính xác, đồng thời giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định phùhợp
Phương pháp phân tích tài chính là các cách thức, kỹ thuật để đánh giátài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính doanhnghiệp tương lai Từ đó giúp cho nhà quản lý đưa ra được các quyết định kinh
tế phù hợp với các nục tiêu mong muốn của họ Để đáp ứng mục tiêu củaphân tích tài chính người ta thường sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ số
- Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính
Trang 38 Phương pháp so sánh
- Nguyên tắc: Đảm bảo điều kiện có thể so sánh được của các chỉtiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn
vị tính toán…)
Gốc so sánh: Gốc về mặt thời gian hoặc không gian
Kỳ phân tích: Kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch
Giá trị so sánh: Có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ
xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số kế hoạch để thấy mức độ pháttriển của doanh nghiệp
So sánh giữa số liệu doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành, doanhnghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình
So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so vớitổng thể
So sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về
số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kếtoán liên tiếp
Phương pháp hệ số
Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp, chia một chỉtiêu này với một chỉ tiêu khác để thấy mức độ ảnh hưởng và vai trò của cácyếu tố, chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu, yếu tố khác
Thông thường các hệ số tài chính được phân theo nhóm hệ số đặctrưng, bao gồm: Nhóm hệ số về khả năng thanh toán, nhóm hệ số về cơ cấuvốn, nhóm hệ số về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm hệ số về khả năngsinh lời
Trang 39 Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các hệ số tài chính
Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp là kết quả tổnghợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp, đểthấy sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chứctiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp người ta đã xây dựng hệthống các chỉ tiêu để phân tích tác động đó Dupont là công ty đầu tiên của
Mỹ thiết lập và phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Phươngpháp này có ý nghĩa thực tế rất cao:
Ngoài ra, người ta còn sử dụng phương pháp khác như: Phương phápliên hoàn, phương pháp biểu đồ - đồ thị, phương pháp hồi quy tương quan Tuy nhiên trong đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình tài chính dựa trênphương pháp so sánh và các phương pháp hệ số
Kết luận: Nắm bắt thực trạng của mỗi doanh nghiệp là mối quan tâm
hàng đầu không chỉ của các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp mà còn là mốiquan tâm của các đối tác, đối thủ cạnh tranh, người lao động và ngay cả kháchhàng Từ những tiền đề lý luận cơ bản về công tác đánh giá và quản trị tàichính doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phải sử dụng các công cụ đánh giátài chính phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp trong từng giai đoạn
để đảm bảo kết quả đánh giá là đúng đắn, từ đó ra các quyết định tài chínhphù hợp và hiệu quả
Trang 40CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI HOÀNG LIÊN SƠN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty CP xây dựng và thương mại Hoàng Liên Sơn.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG LIÊN SƠN
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HOANG LIEN SONTRADING AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt: HLS.JSC
Địa điểm: Khu dân cư Bằng A, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai,
TP Hà Nội
Công ty được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp số 0103042991 được cấp ngày 23/12/2009 và cấp lại lần 3 vàongày 01/10/2012 bởi Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
Mã số thuế: 0104346411
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Hoàng Liên Sơn có tư cáchpháp nhân theo pháp luật Việt Nam, hoạt động dưới hình thức pháp lý là công
ty cổ phần, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được
mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật; được tổ chức và hoạtđộng theo Luật Doanh nghiệp và theo Điều lệ của Công ty cổ phần được Đạihội cổ đông thông qua và đăng ký kinh doanh theo luật định
Công ty có số vốn điều lệ là 4.900.000.000 đồng (Bốn tỷ, chín trăm triệuđồng chẵn)
Tổng số cổ phần : 49.000
Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng