1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây Dựng VRO

80 609 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 874 KB

Nội dung

Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị quan hệ tiền tệ phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho quá trìn

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Những số liệu, kết quả tính toán trong luận văn hoàn toàn xuất phát từ tìnhhình thực tế của Công ty cổ phần xây dựng VRO

Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Huân

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DTT : Doanh thu thuần

ĐTTC : Đầu tư tài chính

ĐVT : Đơn vị tính

HTK : Hàng tồn kho

LNST : Lợi nhuận sau thuế

LNTT : Lợi nhuận trước thuế

Trang 3

Danh mục bảng biểu

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, chỉbảo rất tận tình của cô giáo TS Nguyễn Thị Hà cùng với sự giúp đỡ vềchuyên môn của cô Nguyễn Thị Cẩm Tú - Trưởng phòng Tài chính – Kếtoán công ty Cổ phần Xây Dựng VRO

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo TS Nguyễn Thị

Hà, cô Nguyễn Thị Cẩm Tú, cùng các cô chú, anh chị trong công ty vì sựhướng dẫn , chỉ bảo cặn kẽ của cô giáo và các cô chú, anh chị trong quátrình thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Sinh viênNguyễn Thị Huân

Trang 4

Trong điều kiện nền kinh tế mở, muốn khẳng định được vị trí củamình trên thị trường, muốn chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh phầnlớn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả đó sẽ được đánhgiá qua phân tích tài chính Các chỉ tiêu phân tích sẽ cho biết bức tranh vềhoạt động của doanh nghiệp giúp tìm ra hướng đi đúng đắn, có các chiếnlược và quyết định kịp thời nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhấtcủa công ty cổ phần xây dựng VRO

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tàichính và đánh giá thực trạng tài chính của một doanh nghiệp và để hiểu rõhơn việc phân tích này, qua thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đạihọc Đại Nam và gần 2 tháng thực tập tài Công ty Cổ phần Xây DựngVRO , với sự hướng dẫn của cô giáo – TS Nguyễn Thị Hà và các anh chịtrong phòng Tài chính – Kế toán của công ty, em đã chọn nghiên cứu vàthực hiện Luận văn cuối khóa với đề tài:

“Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây Dựng VRO”

Trang 5

Ngoài phần Lời mở đầu và kết luận bài luận văn được chia làm 3 phầnnhư sau:

Phần 1: Những vấn đề lý luận chung về phân tích tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp

Phần 2:Thực trạng tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng VRO

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh tại Công ty Cổ phần Xây Dựng VRO

Để đề tài đảm bảo tính lý luận và thực tế, quá trình nghiên cứu được thựchiện thông qua:

- Thu thập, tổng hợp lý luận từ lý thuyết

- Thu thập, chỉnh lý, phân tích qua những thông tin được cung cấp từ

phía doanh nghiệp

Tuy nhiên, với thời gian tiếp cận thực tế chưa nhiều nên bài luậnkhông tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo củathầy cô, các cô chú, anh chị trong công ty để đề tài nghiên cứu của em đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn…

Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Huân

Trang 6

PHẦN 1 :LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu

Theo Luật doanh nghiệp : doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, cótrụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - tức là thực hiện một, một số hoặc tất cảcác công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứngdịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệpvới các chủ thể trong nền kinh tế Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu là: quan

hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tàichính, quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác, quan hệ trong nội bộ doanhnghiệp Việc quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản

lý của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trongquá trình kinh doanh, đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điềukiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chínhcàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

1.1.2 Bản chất Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị (quan

hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục

vụ cho quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho nhànước

- Xét về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trìnhtạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp

- Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hìnhthức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệptrong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Trang 7

Các quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm:

- Thứ nhất: quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước Quan hệ này được thể hiện chủ yếu ở chỗ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với

Nhà nước như nộp các khoản Thuế, lệ phí vào ngân sách… và Nhà nước đầu tư

vốn ban đầu và vốn bổ sung cho doanh nghiệp bằng những cách thức khác nhau

- Thứ hai: quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các

tổ chức xã hội khác Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tếkhác là mối quan hệ rất đa dạng và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán,thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa,dịch vụ cho nhau (bao hàm cả các loại dịch vụ tài chính) Quan hệ tài chính với các tổchức xã hội khác được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp thực hiện tài trợ cho các tổ chức

xã hội…

- Thứ ba: quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp Quan hệ này được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán tiềncông, thực hiện thưởng phạt vật chất với người lao động trong quá trình tham gia vàohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Thứ tư, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp Mối quan hệ này thể hiện trong việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn của chủ sởhữu đối với doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanhnghiệp

- Thứ năm: quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp Đây là mối quan hệthanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh,

trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêucủa doanh nghiệp đề ra Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng vàvận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp.1.1.3 Nội dung Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:

- Thứ nhất, lựa chọn và quyết định đầu tư Đó là quá trình hoạch định dự toánvốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư

- Thứ hai, xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp

Trang 8

- Thứ ba, sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu,chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Thứ tư, thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp hợp lý, vừa đảm bảo được lợi ích của người lao động, các cổ đông vừađáp ứng nhu cầu vốn phát triển doanh nghiệp những kỳ tiếp theo

- Thứ năm, kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp Qua phân tích, cần đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh và điểmyếu trong quản lý và dự báo trước tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó kịp thời đưa

ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tài chính

- Thứ sáu, thực hiện kế hoạch hóa tài chính để đảm bảo đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường biến động

1.1.4 Vai trò, chức năng Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanhnghiệp và được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

- Thứ nhất, tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các họat động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục Vốn tiền tệ là tiền đề cho các

hoạt động của doanh nghiệp Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp một phần lớn được quyết định bởi chính sách tài trợ hay huyđộng vốn của doanh nghiệp

- Thứ hai, tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vai trò này của tài chính doanhnghiệp được thể hiện ở chỗ:

Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá,

lựa chọn dự án đầu tư từ góc độ tài chính Việc huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp chodoanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh Lựa chọn các hình thức và phương pháphuy động vốn thích hợp có thể giảm được chi phí sử dụng vốn góp phần rất lớn tănglợi nhuận của doanh nghiệp.Sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đặc biệt là sử dụng đònbẩy tài chính hợp lý là yếu tố gia tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Huyđộng tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể tránh được thiệt hại do ứđọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãivay góp phần rất lớn tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

- Thứ ba, tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hình

Trang 9

kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hìnhthực hiện các chỉ tiêu tài chính và đặc biệt là các báo cáo tài chính có thể kiểm soát kịpthời, tổng quát các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện nhanh chóngnhững tồn tại và những tiềm năng chưa được khai thác để đưa ra các quyết định thíchhợp điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nênquan trọng hơn đối với hoạt động của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp gồm ba chức năng sau:

 Thứ nhất, Chức năng tạo vốn, đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh

doanh Tài chính doanh nghiệp thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ

chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quảquá trình sản xuất kinh doanh

 Thứ hai, Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được doanh nghiệp phân phối như sau: thu nhập đạt được do bán

hàng trước tiên phải bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như hao mòn

máy móc, thiết bị, trả lương, mua nguyên, nhiên liệu, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, phần còn lại hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phẩn (nếu có)

 Thứ ba, Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh

doanh Tài chính doanh nghiệp căn cứ vài tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình vốn, sản xuất và hiệu quả kinh doanh Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý phát hiện những khâu mất cân đối, sơ hở trong

công tác điều hành để ngăn chặn các tổn thất có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng

cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, Chức năng này là toàn diện và thườngxuyên suốt trong quá trình kinh doanh, vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.Tómlại, ba chức năng quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra tiến hành tốt là cơquan quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn tạo điều kiện chosản xuất liên tục Ngược lại, việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ khai thông các luồng tàichính dồi dào đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiệnthuận lợi cho chức năng kiểm tra

Trang 10

1.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

a Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sử dụng đểđánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra đượcquyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đốitượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp,qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ

b Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính củadoanh nghiệp và mỗi đối tượng lại quan tâm theo mỗi giác độ khác nhau Do đó đốivới mỗi đối tượng thì phân tích tài chính doanh nghiêp cũng nhằm các mục tiêu khácnhau Cụ thể:

- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp:

+ Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn

đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán…

+ Hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tìnhhình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận…

+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính

+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động,quản lý trong doanh nghiệp

- Đối với các nhà đầu tư:

Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư là để đánh giá doanhnghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo biểu tài chính,khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh…

- Đối với người cho vay:

Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với người cho vay là xác định khả nănghoàn trả nợ của khách hàng

- Đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp:

Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn định củamình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp tùy theo công việc được phân công, đảm nhiệm

Trang 11

Do đó, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xácđịnh giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyênnhân khách quan và chủ quan, giúp từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyếtđịnh phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.

1.2.2 Tài liệu sử dụng trong phân tích

Để phục vụ cho việc phân tích đạt được hiệu quả như mong muốn người phân tích cầnphải thu thập đầy đủ thông tin và các tài liệu cần thiết Các thông tin liên quan đếndoanh nghiệp bao gồm: thông tin trên các báo cáo kế toán, các tài khoản kế toán, tàiliệu thống kê, kế hoạch chiến lược, sách lược về phát triển doanh nghiệp, cụ thể là:

- Bảng cân đối kế toán mẫu số B01 - DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu số B02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu số B05 - DN

- Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B04 - DN

Phân tích tài chính có mục tiêu đi tới những dự đoán tài chính, dự đoán kết quả tươnglai của doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà đưa ra được những quyết định phù hợp Nhưvậy, không thể chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo cáo tài chính mà phải tập hợpđầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, như các thôngtin chung về kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thuế, đặc điểm ngành, môitrường pháp lý, hình thức tổ chứ doanh nghiệp, chất lượng nhân sự, triển vọng kinhdoanh…

Những thông tin thu thập được không phải tất cả đều được biểu hiện bằng số lượng và

số liệu cụ thể, mà có những tài liệu không thể biểu hiện bằng số lượng và số liệu cụthể, nó chỉ được thể hiện thông qua sự miêu tả đời sống kinh tế của

doanh nghiệp

Do vậy, để có những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích tài chính,người làm công tác phân tích phải sưu tầm đầy đủ và thích hợp những thông tin liênquan đến hoạt động của doanh nghiệp Tính đầy đủ thể hiện thước đo số lượng củathông tin Sự thích hợp phản ánh chất lượng thông tin

1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện phápnhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng và các mối quan hệ bên trong vàbên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp

Trang 12

và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.Để phân tích tài chínhdoanh nghiệp, người ta có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhautrong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Một số phươngpháp cơ bản:

- Phương pháp đánh giá

Đây là phương pháp luôn được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp, đồngthời được sử dụng trong nhiều giai đoạn của quá trình phân tích Thông thường đểđánh giá, người ta sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trongphân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng Khi sử dụng phương phápnày cần chú ý về điều kiện so sánh, gốc so sánh, kỹ thuật so sánh sử dụng là so sánhbằng số tuyệt đối hay bằng số tương đối

- Phương pháp phân chia: Đây là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá trình vàkết quả thành những bộ phận khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhận thức quán trình vàkết quả đó dưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từngđối tượng trong từng thời kỳ Có thể sử dụng phân chia chi tiết theo yếu tố cấu thànhcủa chỉ tiêu nghiên cứu hoặc theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế

- Phương pháp liên hệ đối chiều: Đây là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứuxem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xéttính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động

- Phương pháp phân tích nhân tố

Đây là phương pháp được sử dụng để thiết lập công thức tình toán các chỉ tiêu kinh tếtài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố và phân tích tình tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêuphân tích

- Phương pháp các định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Đây là phương pháp được

sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến chỉ tiêu nghiêncứu Có nhiều phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố,song cácphương pháp thường được sử dụng là: phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp

số chênh lệch, phương pháp cân đối

- Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố: Sau khi xác định được mức độ ảnhhưởng của các nhân tố, để có đánh giá và dự đoán hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra các

Trang 13

quyết định và cách thức thực hiện các quyết định cần tiến hành phân tích tính chất ảnhhưởng của các nhân tố.

- Phương pháp dự đoán

Đây là phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp sử dụng để dự báo tài chínhdoanh nghiệp Có nhiều phương pháp khác nhau để dự đoán các chỉ tiêu kinh tế tàichính trong tương lai, song người ta thường sử dụng các phương pháp: phương pháphồi quy có thể dùng hồi quy đơn hoặc hồi quy bội, phương pháp quy hoạch tuyến tình,phương pháp sử dụng mô mình kinh tế lượng…

Trên đây là một số phương pháp phân tích được sử dụng trong phân tích tài chínhdoanh nghiệp Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể sử dụng một trong các phương pháphoặc kết hợp các phương pháp phân tích phù hợp với mục tiêu phân tích cũng như tìnhhình doanh nghiệp

1.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua Bảng CĐKT,Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình tổng quát giá trịtài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhấtđịnh (cuối ngày, cuối quý, cuối năm) Các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán đượcphản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổngnguồn vốn

Bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần chính: Phần Tài sản và phần Nguồn vốn

- Phần tài sản: gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ trị giá tài sản hiện có tại 1 thời điểm.Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp và các loại tài sản đi thuê được sử dụng lâu dài, trịgiá các khoảnnhận ký quỹ, ký cược… Theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ –BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, phần tài sản gồm 2 loại: Tài sảnngắn hạn và Tài sản dài hạn

- Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệptại thời điểm lập báo cáo Nguồn vốn cũng được chia làm 2 loại: Nợ phải trả và Vốnchủ sở hữu

Trang 14

Qua bảng cân đối kế toán ta biết được một cách khái quát về kết cấu vốn và nguồnhình thành vốn của doanh nghiệp đồng thời thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc

về mặt tài chính của doanh nghiệp

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổngquát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ của doanhnghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động kinhdoanh và các hoạt động khác

Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần:

Phần 1: Báo cáo lỗ, lãi

Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước

Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm

Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tính toán các chỉtiêu về khả năng sinh lời, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản phảinộp Cùng với số liệu trên BCĐKT, số liệu trên BCKQHĐKD đƣợc sử dụng để tínhtoán hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận…

1.2.4.4 Phân tích mô hình tài trợ

Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành

thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định,

thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân

chuyển nhƣ các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, bánthành phẩm, và nợ phải thu của khách hàng Những tài sản này gọi là TSLĐ thườngxuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên

Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp

Trang 15

trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảo cho vốn lưuđộng thường xuyên còn nguồn vốn lưu động tạm thời sẽ đảm bảo cho nhu cầu vốn lưuđộng tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy, để tạo điều kiện cho việc

sử dụng linh hoạt nguồn tài chính, ta sẽ xem xét một số mô hình tài trợ vốn sau:

a) Mô hình tài trợ thứ nhất

Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn

thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời đƣợc đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Lợi ích của áp dụng mô hình này:

- Giúp cho doanh nghiệp hạn chế đƣợc rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn

- Giảm bớt được chi phí trong sử dụng vốn

Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:

- Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn

b) Mô hình tài trợ thứ hai

Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời đượcđảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảmbảo bằng nguồn vốn tạm thời

TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời

TSLĐ thường xuyên

Nguồn vốn thường xuyên

TSCĐ

Trang 16

Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao Tuy

nhiên, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanhnghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn

c) Mô hình tài trợ thứ ba

Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được bảo đảm bằng nguồnvốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời đượcbảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời

Mô hình này chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp, vì sử dụng nhiều hơn

nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn Trong thựctế,mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn, vì một phần tín dụng ngắnhạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanh nghiệp mới lại càng cầnthiết Việc áp dụng mô hình này cũng cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn

ở các doanh nghiệp, vì khả năng gặp rủi ro cao

TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời

TSLĐ Thường xuyên Nguồn vốn thường xuyên

TSCĐ

TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời

TSLĐ thường xuyên

Nguồn vốn thường xuyên

TSCĐ

Trang 17

1.2.4.2.1 Các hệ số về khả năng thanh toán.

Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng chi trả các khoản

cần phải thanh toán, các đối tượng có liên quan trực tiếp và gián tiếp luôn đặt câu hỏi :liệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn hay không? Mối quan

hệ giữa kết quả kinh doanh với khả năng chi trả nhưthế nào? Tình hình thanh toán củadoanh nghiệp ra sao? Để trả lời cho các câu hỏi này, người ta thường sử dụng một sốchỉ tiêu sau:

 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Tổng tài sản

Hệ số khả năng thanh toán =

tổng quát Tổng nợ phải trả

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản với tổng số nợ phải trả của

doanh nghiệp, đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ nần củadoanh nghiệp

Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp

thừa để thanh toán hết các khoản nợ hiện tại Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì có thể tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp nguy hiểm Tuy nhiên

không phải tài sản nào hiện có của doanh nghiệp cũng sẵn sàng đƣợc dùng để trảnợ vàkhông phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay

 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (khả năng thanh toán ngắn hạn)

Tài sản ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán =

hiện thời Nợ ngắn hạn

Hệ số này đo lường khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn (những khoản

nợ có thời hạn dưới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn(thường dưới 1 năm) Hay nói cách khác, hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tàisản thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này đo lườngkhả năng trả nợ của doanh nghiệp.Nếu hệ số khả năng thanh toán hiện thời thấp, chứng

tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khókhăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ Nếu hệ

Trang 18

số này cao thể hiện doanh nghiệp có năng lực tốt để thanh toán các khoản nợ đến hạn.Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đãđầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay nói cách khác việc quản lý tài sản lưu độngkhông hiệu quả (ví dụ như doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn gây ứ đọng vốn, bịchiếm dụng các khoản phải thu lớn hay có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi…)

Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tạm thời tình hình thanh toán

của doanh nghiệp Bởi tài sản ngắn hạn bao gồm cả các khoản phải thu và hàng tồnkho Mà trong số các khoản phải thu có một bộ phận là nợ quá hạn và nợ khó đòi;hàng tồn kho là vật tư, sản phẩm làm dở và thành phẩm chưa tiêu thụ nên các loại tàisản này không thể chuyển đổi thành tiền nhanh đƣợc Vì vậy, để đánh giá đúng hơncần xem xét thêm về tình hình của doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề kinh doanh củadoanh nghiệp, hệ số trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành…

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Hệ số khả năng thanh toán =

Nhanh Nợ ngắn hạn

Hệ số này là một chỉ tiêu đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh

nghiệp, phản ánh khả năng trả ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ

mà không cần dựa vào việc bán các loại vật tư và hàng hóa Hệ số này được tính toándựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, chúng đượcgọi là những “tài sản có tính thanh khoản”, “tài sản có tính thanh khoản” bao gồm tất

cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho

Hệ số càng cao càng tốt nhƣng nếu quá cao thì phải xem xét lại, nếu như do

có các khoản phải thu quá lớn sẽ bất lợi cho doanh nghiệp Xem xét hệ số này

phải đặt trong sự so sánh với hệ số trung bình của ngành để có cái nhìn khách quanhơn

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Hệ số vốn bằng tiền)

Tiền và các khoản tương đương tiền

Hệ số khả năng thanh =

toán tức thời Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền

hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp

Trang 19

Trong đó, Tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển

Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng

chuyển đổi thành tiền trong thời gian 3 tháng như chứng khoán ngắn hạn, thương phiếu, nợ phải thu ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác… Đây là các tài sản có tính thanh khoản cao, độ rủi ro thấp

Đây là chỉ tiêu được các chủ nợ ngắn hạn quan tâm để đánh giá tại thời điểm

phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu hệ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp

đang có một lượng lớn bằng tiền nhàn rỗi, gây lãng phí, ứ đọng vốn, giảm vòng

quay của vốn và cũng không phải khoản nợ ngắn hạn nào cũng cần thanh toán

ngay tại thời điểm phân tích Nhưng nếu có những khoản nợ đến hạn và quá hạn thì cần xem tại sao doanh nghiệp để phát sinh những khoản nợ quá hạn nhất là khi

doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán nhanh

 Hệ số thanh toán lãi vay

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Hệ số khả năng thanh toán =

lãi vay Lãi vay phải trả trong kỳ

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản lãi vay trong kỳ cbawngf

lợi nhuận do sử dụng tiền vay của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh mức độ rủi ro

có thể gặp phải của các chủ nợ

Hệ số này cho thấy doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt hay không, lợi

nhuận đem lại có đủ để bù đắp lãi vay phải trả hay không? Lãi vay là khoản chi phí

sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận trước lãi vay và thuế Hệ số thanh toán lãi vay lớn chứng tỏ việc sử dụng vốn vay là có hiệu quả và khả năng đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn cao

1.2.4.2.2 Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

Cơ cấu vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn có tác động trực tiếp tới hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp luôn muốn xây dựng được cơ cấunguồn vốn tối ưu, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, cơ cấu tài sản hợp lý, nâng caohiệu quả sử dụng vốn Trong quá trình kinh doanh, các điều kiện, hoàn cảnh luôn thay

Trang 20

đổi, cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng có sự thay đổi Việc nghiên cứu các hệ số

về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn để có một cách nhìn tổng quát cho việc hoạch địnhchiến lược tài chính thành công

a) Hệ số cơ cấu nguồn vốn

Là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp,

các chủ nợ cũng như các nhà đầu tư Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ

yếu qua hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu

+ Hệ số nợ:

Nợ phải trả

Hệ số nợ =

Tổng nguồn Hoặc Hệ số nợ = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn

của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được

hình thành bằng nguồn nợ phải trả

Hệ số này cho thấy sự độc lập, tự chủ về mặt tài chính, mức độ sử dụng đòn

bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải của công ty từ đó giúp các nhà

quản lý doanh nghiệp có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp, các nhà

chủ nợ và các nhà đầu tư đưa ra các quyết định cho vay và các quyết định đầu tƣ.+ Hệ số vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu =

Tổng nguồn vốnHoặc Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ

Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng

nguồn vốn của doanh nghiệp Hệ số này phản ánh mức độ tự tài trợ của doanh

nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình

Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn chủ sở hữu, mức độ

độc lập tự chủ về mặt tài chính cao, ít bị ràng buộc, chịu sức ép của các khoản vay.Mặt khác, tỷ suất tự tài trợ càng cao thì càng đảm bảo cho các khoản nợ được thanhtoán đúng hạn, làm cho uy tín của chủ doanh nghiệp được nâng cao, việc huy độngvốn vay nhờ vậy cũng dễ dàng hơn Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều vốn tự có thì

Trang 21

khó có thể khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu để gia tăng lợi nhuận củachủ sở hữu doanh nghiệp

+Tỷ suất đảm bảo nợ

Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất đảm bảo nợ =

Nợ phải trảChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn vay được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng

vốn chủ sở hữu.Thông qua hệ số này cho phép nhà quản lý đánh giá được mức độrủi ro tài chính của doanh nghiệp từ đó định hướng chính sách tài chính cho kỳ

tiếp theo Đối với các chủ nợ thì thông qua chỉ tiêu này đánh giá mức độ an toàn của các khoản vốn cho vay và mức độ rủi ro của các khoản vay từ đó ra quyết định thích hợp

b) Hệ số cơ cấu tài sản

Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: Tài sản lưu

động, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác

 Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn

Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài =

hạn Tổng tài sản

Tỷ lệ đầu tư vào TSDH phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh

nghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tài sản dài hạn Đồng thời, phản ánh tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình trang thiết bị cơ

sở vật chất, năng lực sản xuất hiện có và xu hướng phát triển lâu dài của doanh

nghiệp trong tương lai Nếu số cuối năm lớn hơn số đầu năm chứng tỏ doanh

nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới tài sản cố định, tăng năng lực sản xuất

 Tỷ suất đầu tư vào TS

Tài sản ngắn hạn

Tỷ suất ngắn hạn hay TSNH =

Tổng tài sản

1.2.4.2.3 Các hệ số về hiệu suất hoạt động

Các hệ số này có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử dụng số vốn hiện

Trang 22

có của doanh nghiệp, đồng thời cũng cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp

Kỳ thu tiền trung bình

Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ dài thờigian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp từ lúc giao hàng cho đến khi thu được tiềnhàng Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bánchịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp Kỳ thu tiền trung bình được xácđịnh theo công thức sau:

Số dư bình quân các khoản phải thu

Kỳ thu tiền trung bình =

DT bình quân 1 ngày trong kỳPhản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu Vòng quay cáckhoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại

Số ngày một vòng quay vốn lưu động ( kỳ luân chuyển VLĐ ) :

Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Kỳ luân chuyển vốn lưu =

động Vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu

ngày, là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng nhỏ thì thể hiện vốn lưu động không bị ứ

đọng

Hàm lượng vốn lưu động (Mức đảm nhiệm vốn lưu động)

Trang 23

Vốn lưu động bình quân

Mức đảm nhiệm vốn lưu = _

động Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao

nhiêu vốn lưu động Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại

Mức tiết kiệm vốn lưu động

Mức tiết kiệm vốn lưu động là số vốn lưu động mà doanh nghiệp tiết kiệm đượctrong kỳ kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được dotăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh với kỳ gốc

Công thức:

Vtk ( ) = x (K1 - K0) hoặc = -

Trong đó:

Vtk: Số vốn lưu động có thể tiết kiệm ( - ) hay tăng thêm ( + )

M1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kỳ so sánh

K1, Ko: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc

L1, Lo: Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc

Trang 24

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tạo

ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng

vốn cố định càng cao và ngược lại

Hàm lượng vốn cố định.

Vốn cố định bình quân trong kỳ

Hàm lượng vốn cố định =

Doanh thu thuần trong kỳ

Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ

tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuẩn

trong kỳ (hay nói cách khác: để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu vốn cố định)

Hàm lượng vốn cố định càng thấp, hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao

Hiệu suất sử dụng TSCĐ.

Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng =

TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định trong kỳ tham gia

tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Chỉ tiêu này đƣợc sử dụng kết hợpvới chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định trong quá trình đánh giá hiệu quả sử dụngvốn cố định để cho những kết luận đầy đủ, toàn diện

Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn :

Doanh thu thuầnVòng quay toàn bộ vốn =

Vốn kinh doanh bình quân

VKD đầu kỳ + VKD cuối kỳVốn kinh doanh bình =

Quân 2

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát nhất về hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn

bộ vốn hiện có của doanh nghiệp Hệ số này chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm kinhdoanh, chiến lược và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp Việc tăng vòng quay

Trang 25

toàn bộ vốn là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời làmtăng khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

1.2.4.2.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh tế, doanh nghiệp mong muốnlấy thu bù chi và có lãi, bằng cách so sánh kết quả với doanh thu thuần, ta sẽ thấy khảnăng sinh lời từ hoạt động của doanh nghiệp Một cách chung nhất khả năng sinh lời

từ hoạt động được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu thuần

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu =

DT trong kỳPhản ánh trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ cómấy đồng lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khả năng tạo ra lợi nhuận và khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp, chỉ tiêu thay đổi có thể do chi phí hoặc giá bán sản phẩm thayđổi Không phải lúc nào giá trị của nó cao cũng là tốt Nếu nó cao do chi phí giảm thìtốt nhưng nếu cao do giá bán tăng lên trong bối cảnh thị trường tiêu thụ không thay đổithì chưa phải là tốt vì có thể giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh =

VKD bq trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay

tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ((ROAE)

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Tỷ suất sinh lời kinh tế của =

tài sản (ROAE) Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh

không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn

Trang 26

kinh doanh Phản ánh một đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =

VCSH bình quânChỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhàđầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp

Thu nhập một cổ phần (EPS).

LNST – Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi

Thu nhập một =

cổ phần (EPS) Tổng số cổ phần thường đang lưu hành

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần

phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế Hệ số EPS cao hơn các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trong những mục tiêu mà các doanh

nghiệp luôn hướng tới

Để có thể thấy rõ hơn nguyên nhân dẫn đến ROE cao hay thấp người ta có thể

 Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn

kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Tổng vốn kinh doanh Doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh

Trang 27

Như vậy :

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = Hệ số lãi ròng x Vòng quaytoàn bộ vốn

trên vốn kinh doanh (ROA)

Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy đư ợc sự tác động của yếu tố tỷ suất

lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thếnào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh Trên cơ sở đó, đề ra các biệnpháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh

T/s lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn xMức độ sử dụng đòn bẩy tài chính

Qua công thức trên thấy rõ các yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận

vốn chủ sở hữu trong kỳ Từ đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp xác định và tìm ra

các biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng đẻ tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu của

doanh nghiệp

Như vậy,chúng ta thấy có thể giữa các chỉ tiêu tài chính không độc lập mà cómối quan hệ với nhau Phân tích phương trình Dupont cho thấy được mối quan hệ giữachúng, sự biến động của chỉ tiêu này tất yếu ảnh hưởng đến chỉ tiêu liên quan của nó

1.2.4.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp

Việc phân tích các hệ số tài chính trên chưa thể hiện rõ các nguồn vốn lấytừđâu và dùng vào mục đích gì Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn chophép nắm được tổng quát diễn biến thay đổi của nguồn vốn và sử dụng vốn trong mốiquan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định giữa hai thờiđiểm lập bảng cân đối kế toán, từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sửdụng vốn của doanh nghiệp cho thời kỳ tiếp theo

Việc phân tích có thể được thực hiện như sau:

 Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn

Ta có thể xác định như sau: so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kì để tìm ra sựthay đổi của mỗi khoản mục trên Bảng cân đối kế toán Mỗi sự thay đổi củatừng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng vốn hoặcdiễn biến sử dụng vốn theo cách thức:

- Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn

- Diễn biến sử dụng vốn tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản

Trang 28

+ Lập bảng phân tích

Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng vốn và liên quan đến việc

thay đổi nguồn vốn dưới hình thức một bảng cân đối Qua bảng cân đối ta cóthể xem xét và đánh giá tổng quát: Số vốn tăng hay giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ

đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặcgiảm nguồn vốn Trên cơ sở đó, có thể đưa ra các giải pháp tài chính định hướng huyđộng vốn cho kỳ tiếp theo, đảm bảo huy động vốn đầy đu, đáp ứng kịp thời nhu cầuvốn của doanh nghiệp Ngoài những nội dung phân tích trên, để phục vụ tốt hơn choviệc phân tích, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp, người ta còn phân tích chitiết các hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như: Phân tích điểm hòavốn, phân tích doanh thu, lợi nhuận hay sử dụng Bảng lưu chuyển tiền tệ để đánh giá

cụ thểhơn các dòng tiền ra, vào trong kỳ của doanh nghiệp Kết quả của sự phân tích

sẽ là những thông tin quan trọng và hữu ích giúp cho việc ra quyết định tài chính cũngnhư quyết định quản lý đúng đắn

1.3 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.3 Mối quan hệ giữa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Mối quan hệ giữa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở mặt lý luận

mà việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp còn giúp cho các nhà quản lý tàichính doanh nghiệp thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp Từ đó gợi

mở cho các nhà quản lý tài chính có những quyết định những giải pháp tài chính đểnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Giải pháp tài chính là một bộ phận của giải pháp kinh tế nói chung và chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của một nước, bao gồm các phương hướng và biện pháp

cơ bản về tài chính được Nhà nước ban hành để thực hiện thống nhất các đường lối,chính sách tạo vốn, điều tiết quan hệ tích lũy tiêu dùng, phân phối và sử dụng nguồnvốn có hiệu quả nhằm kích thích phát triển sản xuất, đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội củacác thành phần kinh tế và nâng cao đời sống vật chất cho các tầng lớp dân cư

Trang 29

Giải pháp kinh tế nói chung và giải pháp tài chính nói riêng có thể mang tíchchất đường lối kinh tế lâu dài, có thể mang tích chất sách lược ngắn hạn Nó được xácđịnh căn cứ vào lý luận về tài chính được lựa chọn, gắn liền với điều kiện kinh tế xãhội và xu hướng phát triển xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định

1.3.2 Một số giải pháp tài chính được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện trực tiếp ở việc tạo rakết quả kinh doanh lớn với chi phí nhỏ, cải thiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính của hoạtđộng sản xuất kinh doanh Vì thế, các biện pháp ứng dụng trong sản xuất kinh doanh

có tác động đến hiệu quả và chi phí theo hướng trên đều coi là các biện pháp nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh Có thể kể ra một vài biện pháp như:

 Nâng cao trình độ quản lỳ của đội ngũ nhà kinh doanh như khả năng nắm bắt,nghiên cứu thị trường, khả năng quản trị nội bộ

 Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực: Tăng năng suất lao động, tổchức các khóa đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho lao động, tăngcường kỷ luật trong lao động, có biện pháp khuyến khích về vật chất và tinhthần cho người lao động…

 Sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ, sử dụngkhoa học nhằm tăng công suất và bảo trì thiết bị máy móc kịp thời

 Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu

Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà quản trị

có thể đưa ra các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Các giải pháp tài chính thường được áp dụng là:

 Chủ động huy động vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh Tổ chức sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả,tránh để ứ đọng, gấy lãng phí vốn

 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tổ chức và sử dụng vốn lưu động hợp

lý, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động

 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, thực hiện chính sách khấu hao hợp lý

để đảm bảo thu hồi vốn Thường xuyên đổi mới, hiện đại hóa máy móc thiêt bịsản xuất

Trang 30

 Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm ,tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 Thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

 Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có các biệnpháp để thu hồi nợ, có kế hoạch trả nợ đến hạn làm tăng khả năng thanh toán,tăng uy tín của doanh nghiệp

Trên đây là các biện pháp tài chính mà các nhà quản trị doanh nghiệp thường sửdụng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên tùy theotình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà các nhà quản trị lại có những giải pháp chitiết và phù hợp hơn

Trang 31

PHẦN 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY

DỰNG VRO

2.1 MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VRO 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Giới thiệu chung

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VRO Tên giao dịch: VRO CONSTRUCTION JOINT STOCKCOMPANY (VRO.,JSC)

Trụ sở chính: Số 11 Ngõ 252/39 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội Văn phòng: 70 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel: 04.3623.1436 | Fax: 04.3623.1437 | Hotline: 0983.314.550

Email: vrojsc@gmail.com | contact@vro.vn

Website: http://vro.vn | http://xaydung3D.vn | http://thicong3D.vn

Vốn điều lệ :10.000.0000.000 (vnđ)

 Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103009974 cấp ngày 16 tháng 11 năm 2005của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội

 Đăng ký thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần 1 ngày 17 tháng 09 năm

2008 của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp

 Đăng ký thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần 2 ngày 17 tháng 11 năm

2010 của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp

 Chứng nhận đăng ký thuế, MST: 0101821355

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Xây dựng VRO: được thành lập vào ngày 16 tháng 11 năm

2005 theo giấy phép đầu tư số: 0103009974 của sở kế hoạch đầu tư Hà Nội Dựa trênnền tảng của Công ty Tư vấn Đại học Xây dựng (CCU) - Trường Đại học Xây dựng,trường đào tạo kỹ sư xây dựng ,với đội ngũ điều hành là một tập thể cán bộ giảng dạytại trường Đại học Xây Dựng, Trường Đại học Mỏ Địa Chất có trình độ và thâm niêncao là nền tảng vững chắc giúp công ty ngày càng phát triển , gây dựng thương hiệu ,tạo được uy tín tới khách hàng Công ty VRO hiện đang là nhà đại lý độc quyền tạimiền bắc phân phối, tư vấn, thiết kế và thi công áp dụng tấm 3D-panel vào các côngtrình xây dựng dân dụng và công nghiệp ở Việt Nam

Trang 32

Với nhiều năm kinh nghiệm Công ty VRO đã thực hiện rất nhiều dự án vốn đầu

tư trong nước và nước ngoài như Hồng Kông, Nhật, Đài Loan, Malaixia, Singapotrong việc tư vấn địa phương về tài chính và thủ tục cấp phép xây dựng Công ty đãnhận được đánh giá cao và hài lòng từ các bên đối tác

VRO luôn chú trọng phát triển và ưu tiên áp dụng các sản phẩm, công nghệ mới trongxây dựng, đưa tấm 3D - panel vào trong các công trình xây dựng , đồng thời cũng đang

áp dụng nghiện cứu sản phẩm Panel hộp

VRO tập chung chủ yếu vào 3 hoạt động là:

- Phát triển công nghệ xây dựng sử dụng vật liệu nhẹ, vật liệu không nung 3D Panel

- Tư vấn thiết kế, đặc biệt là thiết kế nhà cao tầng

- Xây dựng các công trình dân dụng và công trình của nhà nước

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh

- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và trang trí nội thất;

- Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng đô thị, cấp thoát nước,khoan khai thác nước ngầm;

- Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất;

- Thiết kế kiến trúc, tổng mặt bằng, nội ngoại thất đối với công trình dân dụng

và công nghiệp;

- Thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;

- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Tư vấn lập dự án, khảo sát, thẩm tra, kiểm định chất lượng công trình;

- Kinh doanh bất động sản;

- Khảo sát trắc địa công trình;

- Đo vẽ, thành lập và hiệu chỉnh bản đồ địa chính, bản đồ địa hinh

- Dịch vụ số hoá bản đồ;

- Sản xuất gia công phần mềm chuyên ngành trắc địa;

- Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực trắc địa;

- Mua bán, cho thuê các thiết bị khảo sát xây dựng, vật tư và thiết bị xâydựng;

- Lập báo cáo kỹ thuật chuyên ngành trắc địa;

Trang 33

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, ảnh hàngkhông – vệ tinh;

- Tư vấn, dịch vụ trong các lĩnh vực đo đạc bản đồ địa hình, địa chính;

- Khảo sát thiết kế địa chất công trình

VRO tham gia vào 22 lĩnh vực ,tuy nhiên VRO luôn chú trọng phát triển và ưutiên áp dụng các sản phẩm, công nghệ mới trong xây dựng, đặc biệt với các hoạt động:

- Phát triển công nghệ xây dựng sử dụng vật liệu nhẹ, vật liệu không nung 3D Panel ,Panel ống

-Tư vấn thiết kế, đặc biệt là thiết kế nhà cao tầng

- Xây dựng các công trình dân dụng và các công trình của nhà nước

- Giám đốc: Ks Ngô Văn Hà

- Phó Giám đốc phụ trách thiết kế: Ths Thái Mạnh Cường

- Phó Giám đốc phụ trách thi công: Ks Bùi Văn Hảo

- Phó Giám đốc phụ trách công nghệ 3D: Ks Vũ Minh Hoàng

Phòng ban chức năng

- Phòng kế toán - hành chính tổng hợp: 08 nhân sự

- Phòng kinh doanh - dự án: 5 nhân sự

- Phòng tư vấn, thiết kế: 7 kỹ sư kết cấu và 04 kỹ thuật viên

- Phòng công nghệ 3D: 03 kỹ sư và 02 kỹ thuật viên

- Phòng kỹ thuật - thi công: 5 kỹ sư và 5 kỹ thuật viên

- Văn phòng trắc địa công trình: 05 kỹ sư và 07 kỹ thuật viên

Trang 34

 Ngoài ra còn có đội thi công khác như sau:

 Đội thi công xây dựng số 01 - 05

 Đội vận hành máy thi công( đội cơ giới)

 Đội khảo sát đo vẽ bản đồ

 Đội trắc địa công trình

 Khảo sát địa chất công trình

Các đội được trang bị các thiết bị hiện đại, đã khảo sát, thực hiện thi công nhiều

công trình đạt chất lượng cao

2.1.3.2 Năng lực nhân sự

Biểu khai năng lực Nhân viên của công ty

Thâm niên công tác Trên 5 năm Trên 10 năm

Biểu khai năng lực công nhân kỹ thuật của công ty

Trang 35

BAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

BAN TV GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Trang 36

2.1.5 Giới thiệu khái quát về vật liệu không nung 3D - Panel

1.5.1 Giới thiệu về 3D panel

Tấm 3D- Panel là sản phẩm kinh doanh độc quyền tại miền bắc của Công ty Cổphần Xây Dựng VRO Đây là sản phẩm được nhập khẩu từ Ý , là vật liệu xây dựngkhông nung thân thiện với môi trường, chứa nhiều tính năng ưu việt giúp tiết kiệmthời gian thi công, không cần quá nhiều sức lao động , giảm chi phí cho các công trìnhxây dưng

Tấm 3D – panel :

- 3D panel là sản phẩm dạng tấm, cấu trúc nhẹ đúc sẵn gồm 3 lớp: lớp gia là tấmxốp plystyrene kẹp giữa, 2 lưới thép 2 bên, toàn bộ 3 lớp được đan, ràng buộcnhau bằng thanh thép đan chéo hoặc song song

- Các tấm lưới thép được tạo ra bởi vật liệu thép đường kính thường từ 1.8 tới 3cm; máy hàn lưới thép tự động hoặc điều khiển bằng tay sẽ tạo ra tấm lưới có độrộng là 1.2 m x chiều dài 3 m; mắt lưới đan vuông 50 mm x 50 mm

- Tấm 3D panel được tạo ra bởi dây chuyển sản xuất tấm 3D thông qua phươngpháp ghép lưới thép + tấm xốp + Hàn tự động

1.5.2 Công dụng của 3D panel:

- Tiết kiểm thờigian, chất lượng công trình cao, tốc độ xây dựng nhanh gấp 2lần so với vật liệu gạch thông thường, dễ dàng lắp ghép

- Giảm thiểu việc sử dụng những thiết bị cồng kềnh, nặng nhọc trong xây dựng

- Chỉ số cách âm, cách nhiệt, và chịu tải, chịu áp lực rung rất cao

- Sử dụng tấm 3D panel trong xây dựng làm giảm bớt , tiết kiệm được các kết cấumóng, khung công trình; trọng lượng công trình giảm từ 40 – 60 % trọng lượng

- Siêu Hiệu năng - phù hợp, chống lại sự văng vật, va chạm mạnh ở những vũngđịa chấn phức tạp: động đất, lúi lửa …

- Đặc biệt phù hợp , bảo vệ an toàn công trình và chiu đựng trước sức gió bão 225mph tấn công;

- Chống môí mọt, côn trùng, nấm mốc

2.1.6 Thị trường và đối thủ cạnh tranh

Trang 37

Công ty có thị trường hoạt động cạnh tương đối lớn bao gồm cả trong và ngoàinước Công ty VRO đó thực hiện rất nhiều dự án vốn đầu tư trong nước và nước ngoàinhư Hồng Kông, Nhật, Đài Loan, Malaixia, Singapo trong việc tư vấn địa phương vềtài chính và thủ tục cấp phép xây dựng Hiện sau 7 năm hoạt động, công ty đã khẳngđịnh được vị trí của mình trong lòng khách hàng, có ưu thế cạnh tranh về chất lượngsản phẩm 3D - panel , hợp tác ký kết nhiều hợp đồng xây dựng sử dụng tấm 3D- panel

Công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các công ty cùng ngành xây dựng kinhdoanh vật liệu không nung như :Công ty Lâm Mai, Công ty cổ phần xây dựng ThịnhPhát, Công ty Hùng Thuận…

Hay các công ty trong ngành xây dựng có lịch sử phát triển lâu đời, đã có uy tín trên

thị trường……

Trang 38

2.2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.2.1 Những thuận lợi, khó khăn, kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty

1.1 Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu chủ yếu

+ Thuận lợi:

- Nhà nước đang có các chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp vật liệukhông nung trong những năm gần đây Theo Thông tư “Quy định sử dụng vật liệu xâykhông nung (VLXKN) trong các công trình xây dựng” thì từ 15/1/2013, các công trìnhxây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước buộc phải sử dụng gạch không nung(GKN) thân thiện với môi trường Theo đó, công trình tại các đô thị loại 3 trở lên phải

sử dụng 100% VLXKN; kể từ ngày Thông tư có hiệu lực, những khu vực còn lại phải

sử dụng tối thiểu 50% VLXKN đến hết năm 2015, và phải sử dụng 100% VLXKN saunăm 2015 Đây là chính sách có tác động tích cực đáng kể đối với những công ty sảnxuất , kinh doanh về VLKN nói chung và công ty cổ phần xây dựng VRO nói riêng

- Bên cạnh đó, công ty hiện là nhà phân phối VLKN 3D- panel độc quyền tạimiền bắc đây là một sản phẩm VLKN được các chuyên gia ngành xây dựng đánh giácao Công ty đã dần xây dựng được uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực này , hiện naycông ty đã thi công rất nhiều công trình lớn bằng 3D-panel như xây dựng siêu thị,xây dựng khách sạn , tòa chung cư cao tầng

+ Khó khăn :

- Tình hình kinh tế vĩ mô: Cuối năm 2008 đến nay tình hình kinh tế thế giới cónhiều biến động phức tạp và khó lường Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh

tế toàn cầu tác động trực tiếp tới phát triển kinh tế nước ta, đặc biệt từ các năm 2009,

2010 đến nay đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới ngành xây dựng nói chunghay các tập đoàn, doanh nghiệp xây dựng nói riêng

Cơ chế và chính sách pháp luật: Hệ thống luật của Việt Nam đó và đang đượchoàn thiện tuy nhiên vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh Các văn bản cũn chồng chất, thiếutính ổn định Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của công ty Tuy nhiên hiệnnay, Nhà nước đang thực hiện cải cách để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo điều kiệncho các công ty phát triển

Tín dụng và lãi suất thị trường: Năm 2012 so với các năm trước đó nhìn chungmặt bằng lãi suất đó hạ thấp tương đối (dao động ở mức 13%-15%/năm), tuy nhiên

Trang 39

trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay, cộng thêm tinh trạng hàng tồn kho tăngcao, tiêu dùng suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng ảnh hưởng nghiêm trọngđến các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng, thì mức lãi suất đó vẫn là khá cao sovới các doanh nghiệp Bên cạnh đó với thủ tục vay vốn phức tạp của các ngân hàngcàng làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng.

- Lạm phát: Năm 2012 là một năm thành công của chính phủ với tinh thầnquyết tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Lạm phát năm 2012 đạt 6.81% làkhá thấp so với các năm trước đó (năm 2011 là 18.58%, năm 2010 là 11.75%), điềunày đó tạo tâm lý tạm thời an lòng cho người dân cũng như các nhà đầu tư Tuy nhiênmặt trái của nó là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tụt xuống thấp nhất trongvòng một thập kỷ qua, đạt 5.03% năm 2012 Điều này cũng là một yếu tốc tác độngtrực tiếp tới kết quả kinh doanh năm 2012 của công ty

Tỷ giá: Tỷ giá năm 2011, 2012 dao động không nhiều quanh ngưỡng20800VND/$ Như vậy là khá ổn định do ngân hàng nhà nước đã có những phương ánđiều hành rất phù hợp với tình hình trong nước và thế giới

- Mức độ cạnh tranh: Công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các công tycùng kinh doanh vật liệu xây dưng không nung ngành như : Công ty Lâm Mai, Công

ty cổ phần xây dựng Thịnh Phát, Công ty Hùng Thuận…Hay các công ty trong ngànhxây dựng có lịch sử phát triển lâu đời, đã có uy tín trên thị trường……

2.2.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Xây Dựng VRO

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn từ 2011 - 2012

Đơn vị tính : vnđ

Tổng Tài Sản bình quân 19.832.695.292 15.769.915.687

Tài sản Ngắn hạn bình quân 19.292.442.219 14.948.081.266

Tài sản dài hạn bình quân 540.253.073 821.534.421

Doanh thu Thuần 10.272.833.945 13.585.043.834

Trang 40

Nhận xét khái quát :

Với đặc điểm là 1 công ty hoạt động có tính chất đặc thù theo ngành,công ty chủyếu là đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhằm phục vụ cho đặc điểm hoạt động sản xuất kinhdoanh là quay vòng vốn nhanh Nhìn vào bảng 1.2 ta có thể thấy tình hình tài chínhcủa công ty có nhiều biến động

Tổng tài sản qua từng năm biến động thất thường Năm 2011 là năm hoạt độngkhông đem lại hiệu quả , tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn , tuynhiên đến năm 2012 thì đã có nhiều tiến triển Cụ thể là năm 2012 tổng tài sản đãtăng hơn 4 tỷ(vnđ) so với năm 2011 và 2 tỷ(vnđ) so với năm 2010 Tài sản ngắn hạnchiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng tài sản tài sản ngắn hạn chủ yếu nằm ở khoản phảithu, hàng tồn kho Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ khoảng 3 % - 5 % trêntổng tài sản

Doanh thu cũng có sự biến động không đồng đều, doanh thu thuần năm 2012thấp hơn các năm trước tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại tăng lên đạt trên 268triệu(vnđ) Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng của công ty đã vượt qua được giai đoạnkhó khăn của năm trước đó Cụ thể năm 2011 lợi nhuận sau thuế là ( 161 triệu vnđ)

Ngày đăng: 21/03/2015, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w