1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam

104 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Muốn vậy, doanh nghiệp cần đi sâu phân tích hoạt động kinh doanh màđặc biệt là hoạt động tài chính một cách chi tiết và hiệu quả nhằm nắm rõ đượcthực trạng cũng như định hướng tương lai

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, khi mà mức độcạnh tranh hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trườngtrong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt đã buộc tất cả các doanh nghiệp khôngnhững phải vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải biết pháthuy tiềm lực tối đa để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất Vì thếcác nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn nắm rõ được thực trạng sản xuất kinhdoanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó có những chiến lược,

kế hoạch phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh Muốn vậy, doanh nghiệp cần đi sâu phân tích hoạt động kinh doanh màđặc biệt là hoạt động tài chính một cách chi tiết và hiệu quả nhằm nắm rõ đượcthực trạng cũng như định hướng tương lai cho sự phát triển của doanh nghiệp.Trong tình hình thực tế hiện nay, với nền kinh tế có nhiều những diễn biếnphức tạp, đã không có ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn

và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thậm chí không bảo toànđược vốn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt hơn nữa,

sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay thì vấn đề mình bạch trongtình hình tài chính càng được nhiều đối tượng quan tâm, do đó đối với mỗi nhàquản lý tài chính doanh nghiệp vấn đề này càng phải được quan tâm chú ý vàđươc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn bao giờ hết

Xuất phát từ ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp,sau gần 3 tháng thực tập tại công ty Sara Việt Nam, dưới sự hướng dẫn tận tìnhcủa giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn Thị Hà và sự chỉ bảo của các anh chị cán

bộ phòng Tài chính kế toán của công ty, em đã thực hiện đề tài sau :

Trang 2

“ Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Sara Việt Nam”

2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giáthực trạng tài chính của doanh nghiệp tại công ty cổ phần Sara Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian : Nghiên cứu về tình hình tài chính và biện pháp tài chínhnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần Sara Việt Nam, phòng

205, khu đô thị Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Về thời gian: năm 2011– năm 2012

Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chínhcác năm 2011 và 2012 của công ty

4 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính thực hiệntại công ty cổ phần Sara Việt Nam nhằm những mục đích sau :

phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

2) Tìm hiểu thực trạng tài chính của công ty, từ đó :

 Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2012 trên cơ sở

so sánh với năm 2011 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm

 Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương phápduy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương phápđiều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các bảng biểu

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công

ty cổ phần Sara Việt Nam

Do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi nhữngsai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài luận văncủa em hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Hà và phòng Tài chính kế toán công ty đã hết sức giúp đỡ và tạođiều kiện để em hoàn thành luận văn

Hà Nội, ngày 05 / 05 /2013 Sinh viên thực hiện

Tần Lê Duẩn

Trang 4

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGHIỆP

VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tên riêng, trụ sở giao dịch ổnđịnh, được đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mụcđích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Tài chính doanh nghiệp là quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thểtrong nền kinh tế các quan hệ chủ yếu là: quan hệ giữa doanh nghiệp với nhànước, doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với thị trường tài chính,quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Việc quản lý tài chính luôn có vị trí quantrọng chủ yếu trong công tác quản lý của doanh nghiệp, thậm chí là mang tínhsống còn đối với doanh nghiệp, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệptrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh

tế hội nhập càng ngày càng sâu và đầy biến động, sự cạnh tranh khốc liệt, gaygắt, vì thế công tác quản lý tài chính doanh nghiệp ngày càng có vai trò quantrọng và cấp thiết đối với một công ty

1.1.2 Bản chất Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới mọi hìnhthức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằmphục vụ cho quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũyvốn cho nhà nước

Các quan hệ kinh tế phụ thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm:

Trang 5

Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước, chủ yếu như:

nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách nhà nước… và Nhà nước đầu tư gópvốn cho các doanh nghiệp

Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các

tổ chức xã hội khác Đó là các quan hệ trong việc thanh toán, thưởng phạt vậtchất khi doanh nghiệp và các chủ thể khác trao đổi hàng hóa, dịch vụ cho nhau

Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong

doanh nghiệp Quan hệ được thể hiện trong các doanh nghiệp như: thanh toántiền công, thực hiện thưởng phạt vật chất với người lao động trong quá trìnhtham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ tư: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu doanh

nghiệp Mối quan hệ này thể hiện trong việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn chủ sởhữu đối với doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanhnghiệp

Thứ năm: Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp Chính là mối quan

hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh,hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

Hoạt động tài chính doanh nghiệp gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sửdụng và vận động chuyển hóa của các quỹ tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêucủa doanh nghiệp

1.1.3 Nội dung tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất: Lựa chọn quyết định đầu tư Là quá trình dự toán vốn đầu tư,

đánh giá thẩm định hiệu quả dự án đầu tư

Trang 6

Thứ hai: Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời

đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp

Thứ ba: Sử dụng hiệu quả số vốn huy động được, quản lý chặt chẽ các

khoản phải thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp

Thứ tư: Thực hiện quá trình phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các

quỹ của doanh nghiệp sao cho hợp lý và đúng quy định của pháp luật, đảm bảolợi ích cho các cổ đông, người lao đông và các đối tượng lien quan

Thứ năm: Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp Thứ sáu: Thực hiện kế hoạch hóa tài chính để đảm bảo có một tình hình tài

chính ổn định, ứng phó được với thị trường biến động

1.1.4 Vai trò, chức năng Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt độngcủa một doanh nghiệp:

Thứ nhất: Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động

kinh doanh của công ty diễn ra liên tục

Thứ hai: Tài chính doanh nghiệp có vai trò nâng cao hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh Thể hiện ở các điểm như sau:

- Đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, có tính chiến lược lâu dài cho doanhnghiệp

- Huy động vốn kịp thời, đầy đủ cho nhu cầu vốn hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

- Lựa chọn phương thức huy động vốn thích hợp nhất để tối thiểu hóa chiphí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Lựa chọn mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý để gia tăng tỷ suấtlợi nhuận vốn đầu tư cho các chủ sở hữu

Trang 7

- Huy động tối đa tài sản hiện có nhằm tăng hiệu suất hoạt động của cáctài sản, sử dụng đòn bẩy kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận.

Thứ ba: Tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích để kiểm soát tình hình

tài chính kinh doanh cho doanh nghiệp

1.1.5 Chức năng của Tài chính doanh nghiệp:

Thứ nhất: Tạo vốn, đảm bảo Vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ hai: Phân phối thu nhập bằng tiền.

Thứ ba: Kiểm tra bằng tiền dối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ba chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra tiếnhành tốt là việc rất quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúngđắn tạo điệu kiện cho hoạt động sản xuất được liên tục Ngược lại nếu việc tạovốn và phân phối tối sẽ khai thông được luồng tiền dồi dào đảm bảo cho quátrình hoạt động của doanh nghiệp

1.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm

Phân tích tài chính là việc sử dụng các phương pháp, công cụ để thu thập,

xử lý các thông tin kế toán tài chính và các thông tin khác nhằm đánh giá tìnhhình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty Từ đó thấy đượcnhững điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp, giúp chonhà quản lý có cái nhìn tổng quan, chính xác về công ty Sau đó đưa ra nhữngquyết định hợp lý, phù hợp với tình hình hiện tại của công ty

1.2.2 Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với công ty

và cả đối tượng bên ngoài có liên quan

Trang 8

Phân tích tình hình tài chính giúp cho con người sử dụng thông tin tài chính

có thể có cái nhìn chính xác về sức khỏe của một doanh nghiệp, biết rõ đượcthực trạng tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh, điểm yếu, điểmmạnh thông qua việc xem xét và phân tích các chỉ tiêu tài chính

Sản phẩm của phân tích là thông tin cần thiết cho các nhà quản lý sử dụng

để đưa ra các quyết định kịp thời và đúng đắn, đưa ra các dự báo chính xác Ngoài ra, các đối tượng bên ngoài có liên quan: Nhà nước, nhà đầu tư, chủ

nợ, người lao động… có thể phân tích tài chính để có quyết định đúng đắn, hợp

lý nhất

Đối với nhà đầu tư: phân tích tài chính giúp họ đánh giá doanh nghiệp, biếtđược khả năng sinh lời, rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp…để từ đó quyết địnhđầu tư chính xác nhất

Đối các chủ nợ: Phân tích tài chính giúp cho Chủ nợ xác định được khảnăng thanh toán, mức độ rủi ro khi cho doanh nghiệp vay, để trả lời cho câu hỏi

“có nên quyết định cho vay hay không, và cho vay bao nhiêu? ”

Đối với người lao động: việc phân tích tài chính giúp họ định hướng việclàm ổn định trên cơ sở dốc sức làm việc cho doanh nghiệp hay chuyển làm chodoanh nghiệp khác

Đối với cơ quan nhà nước: các cơ quan chủ yếu là cơ quan Thuế, Thanh traTài chính, Thống kê …Họ phân tích tài chính để kiểm tra, giám sát tình hìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp họ đưa ra các chính sáchquản lý, giải pháp tài chính vĩ mô phù hợp phù hợp thực tế với doanh nghiệp, tạohành lang pháp lý thuận lợi, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh

Trang 9

1.2.3 Tài liệu sử dụng trong phân tích.

Các thông tin tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua các báo cáosau:

- Bảng cân đối kế toán mẫu số B01 – DN

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mẫu số B02 – DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu số B05 – DN

- Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B04 – DN

Ngoài những thông tin từ các báo cáo trên thì để có thể có cái nhìn đầy đủchính xác, tổng quan thì người làm phân tích tài chính cần tìm hiểu thêm nhiềuthông tin qua báo chí, internet liên quan đến doanh nghiệp và các đối thủ cạnhtranh với doanh nghiệp

1.2.4 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Một số phương pháp cơ bản được sử dụng để phân tích tài chính doanhnghiệp như sau:

Phương pháp đánh giá:

Là phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều trong nhiều giai đoạn của quátrình phân tích tài chính Bao gồm: Phương pháp so sánh, Phương pháp phânchia, Phương pháp liên hệ đối chiếu

Phương pháp phân tích nhân tố:

Là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu xem xét mối liên hệ kinh

tế giữa các sự kiên và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của cácchỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động Bao gồm:

- Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: thường sửdụng các phương pháp thay thế liên hoan, phương pháp số chênh lệch, phươngpháp cân đối để phân tích

Trang 10

- Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố: Sau khi xác định đượcmức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có đánh giá và dự đoán hợp lý thì ta cầntiến hành phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố.

- Phương pháp dự đoán: được sử dụng để dự báo tài chính doanh nghiệp

Có thể sử dụng các phương pháp như: Phương pháp hồi quy đơn, hồi quy bội,

mô hình kinh tế lượng, quy hoạch tuyến tính

Phương pháp Dupont các tỷ số tài chính.

Đây là phương pháp đặc trưng, chỉ dùng trong phân tích tài chính

Theo phương pháp này, hầu hết các tỷ số tài chính đều có dạng một phân

số Điều này có nghĩa là các chỉ số tài chính sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào hainhân tố: Mẫu số và tử số của phân số đó Mặt khác, các tỷ số tài chính còn ảnhhưởng lẫn nhau Như vậy, với việc biểu diễn một tỷ số tài chính bằng tích củamột vài tỷ số tài chính khác, chúng ta có thể triển khai các quan hệ phức tạp hơngồm nhiều chỉ số tác động lẫn nhau, qua đó, thấy được nguyên nhân và xu hướngbiến đổi của chúng

Trong qua trình phân tích cần sử dụng kết hợp giữa các phương pháp để cókết quả phân tích chính xác và đầy đủ hơn, nhằm đạt được các mục tiêu phântích

1.2.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.5.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua phân

tích Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình tổngquát tài sản và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểmnhất định

Trang 11

Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn.

Phần tài sản: gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị Tài sản hiện có tại mộtthời điểm, được phân thành 2 loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn

Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanhnghiệp tại thời điểm lập báo cáo Được chia thành 2 nguồn: Nợ phải trả và Vốnchủ sở hữu

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phảnánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong

kỳ của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuậncủa hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác

1.2.5.2 Phân tích các hệ số đặc trưng

Các hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính củadoanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

 Các hệ số về khả năng thanh toán

Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đến hạnthanh toán, ta thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Trang 12

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Tiền + tương đương tiền

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ngay lập tứcbằng số tiền hiện có của doanh nghiệp mà không cần phải chuyển đổi các tài sảnngắn hạn khác

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay =

Nợ ngắn hạn

Đây là hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài chính, nó cho biết khảnăng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro cóthể gặp phải đối với chủ nợ

Lãi tiền vay là chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phảitrả đúng hạn cho các chủ nợ Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanhkhông tốt, mức sinh lợi thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo khả năngthanh toán lãi tiền vay

Trang 13

 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản:

+ Hệ số cơ cấu nguồn vốn: là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối vớinhà quản lý doanh nghiệp, các chủ nợ cũng như nhà đầu tư Hệ số cơ cấu nguồnvốn bao gồm:

- Hệ số nợ: thể hiện tỷ trọng Nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp,thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp

+ Hệ số cơ cấu tài sản: là hệ số phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sảncủa doanh nghiệp gồm Tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác

Tài sản ngắn hạn

Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn =

Tổng tài sản

Trang 14

Tỷ suất đầu tư TSNH phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanhnghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu đồng vốn dùng để hình thành nên TSNH Qua đócho thấy mức độ đầu tư vào TSNH như tiền và các khoản tương đương tiền,hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn.

Để đánh giá hợp lý cần đánh giá mức độ hợp lý cần căn cứ vào ngành nghềkinh doanh và tình hình kinh doanh

cơ sở vật chất, năng lực sản xuất hiện có và xu hướng phát triển lâu dài củadoanh nghiệp trong tương lai Nếu số cuối năm lớn hơn số đầu năm chứng tỏdoanh nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới tài sản cố định, tăng năng lực sản xuất

Trang 15

Các hệ số này phản ánh năng lực quản lý và sử dụng số vốn hiện có củadoanh nghiệp, đồng thời cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.

- Số vòng quay hàng tồn kho: đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu suất

sử dụng của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức sau:

Doanh thu bán hàng có thuế Vòng quay các khoản phải thu =

Khoản phải thu bình quân

Trang 16

Là một hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh

độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng chođền khi thu được tiền bán hàng Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụthuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanhnghiệp Do vậy khi xem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét trong mối liên hệvới sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp

Số dư bình quân các khoản phải thu

Kỳ thu tiền trung bình( ngày) =

Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ

Kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành dẫn đếntình trạng nợ khó đòi Kỳ thu tiền trung bình càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồicác khoản phải thu tăng, số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng giảm, đồng thời

Trang 17

tiết kiệm chi phí quản lý nợ phải thu, đặc biệt là nợ khó đòi Tuy nhiên chỉ dựavào kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp thì chưa thể có kết luận ngay được vì nóphu thuộc vào các mục tiêu, các chính sách và hình thức thanh toán của doanhnghiệp…

Là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng

Doanh thu thuần trong kỳ

Số vòng quay VLĐ =

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động tham gia tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu thuần Nếu số vòng quay vốn lưu động càng lớn thì tốc độ luânchuyển vốn lưu động càng nhanh, hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao, vìthế hàng hóa tiêu thụ nhanh, vật tư tồn kho thấp…do đó, tiết kiệm chi phí, tănglợi nhuận

Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Kỳ luân chuyển vốn lưu động =

Vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động cần baonhiêu ngày Kỳ luân chuyển càng nhỏ thì vốn lưu động càng không bị ứ động.Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển

M1 x ( K1 – Ko)

Mức tiết kiệm vốn lưu động =

360

Trang 18

Trong đó: M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ so sánh

K1, Ko: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, do tăng tốc độ luân chuyển vốn , doanhnghiệp có thể đạt được quy mô như cũ nhưng có thể tiết kiệm được một lượngvốn lưu động là bao nhiêu

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản dài hạn khác

Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ sử dụng vốn cố định của doanhnghiệp trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ

để có chiến lược phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Hàm lượng vốn cố định:

Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ Hàm lượng VCĐ =

Tổng DT hoặc DTT thuần trong kỳ

Trang 19

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuầncần bao nhiêu vốn cố định.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giá tài sản cố định trong kỳ tham giatao ra được mấy đồng doanh thu thuần

Hệ số hao mòn TSCĐ.

Số KHLK TSCĐ tại thời điểm đánh giá

Hệ số hao mòn TSCĐ =

NGTSCĐBQ tại thời điểm đánh giá

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hao mòn của tài sản cố định trong doanhnghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát năng lực còn lại của TSCĐ cũng nhưvốn cố định ở thời điểm đánh giá

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu quả sử dụng tài sản hay toàn bộ vốnhiện có của doanh nghiệp và được xác định theo công thức:

Doanh thu thuần trong kỳ

Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn =

Vốn kinh doanh bình quân trong kỳViệc tăng vòng quay toàn bộ vốn là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuậncủa doanh nghiệp, đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh cũng như uy tín củadoanh nghiệp trên thị trường Tuy nhiên hệ số này chịu đặc điểm của ngành kinh

Trang 20

doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý và sử dụng tài sản của doanhnghiệp.

 Hệ số sinh lời

Là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó

là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanhnghiệp Hệ số sinh lời bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng)

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thuthuần trong kỳ của doanh nghiệp Nó thể hiện, khi thực hiện 1 đồng doanh thuthuần trong kỳ thì doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế LNST trong kỳ

Tỷ suất LNST trên doanh thu thuần =

Doanh thu thuần trong kỳ

- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suấtsinh lời kinh tế của tài sản( ROAE)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanhkhông tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập và nguồn gốc của vốn kinh doanh.Công thức xác định:

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản =

(ROAE) Vốn kinh doanh bình quân

Tỷ suất này cho thấy 1 đồng tài sản doanh nghiệp đã huy động cho sản xuấtkinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Trang 21

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.

Công thức xác định:

Lợi nhuận trước thuế trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD =

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD =

(ROA) VKD bình quân trong kỳ

Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữutrong kỳ Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vàokinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Đây là chỉ tiêuđược các nhà đầu tư quan tâm

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =

(ROE) VCSH bình quân sử dụng trong kỳ

Trang 22

LNST - Cổ tức trả cổ đông ưu đãi( nếu có)Thu nhập một cổ phần(EPS) =

Tổng số cổ phần thường đang lưu hànhĐây là chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phiếuphổ thông) trong năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Hệ số EPScao hơn các doanh nghiệp cạnh tranh là một trong những mục tiêu mà các nhàquản trị doanh nghiệp đang hướng tới

Là chỉ tiêu phản ánh công ty dành bao nhiêu phần trăm thu nhập để trả cổtức cho cổ đông

Lợi nhuận 1 cổ phần thường

Hệ số chi trả cổ tức =

Thu nhập một cổ phần thường trong năm

Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng để xemxét lựa chọn đầu tư vào các cổ phiếu của các công ty Hệ số này được xác địnhtheo công thức:

Trang 23

Giá thị trường 1 cổ phần thường( Price)

Hệ số giá trên thu nhập=

- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinhdoanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận Mối quan hệ đượcxác định như sau:

Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Trang 24

- Mối quan hệ với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Có thể thiết lập mối quan hệ như sau:

Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn kinh doanh = ×

Vốn chủ sở hữu Tổng vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữuTrong công thức trên, tỷ số tổng vốn kinh doanh trên vốn chủ sở hữu đượcgọi là thừa số vốn chủ sở hữu và thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính củadoanh nghiệp Từ đó:

Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất LNST

Mức độ sử dụngđòn bẩy tài chính

Từ việc xem xét mối quan hệ trên có thể xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ

sở hữu theo công thức:

Qua công thức trên có thể thấy rõ các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuậnvốn của sở hữu trong kỳ, từ đó có thể xác định và tìm ra biện pháp khai thác cácyếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp

Việc phân tích này cho phép nắm được tổng quát diễn biến thay đổi củanguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanhnghiệp trong một kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán, từ đóđịnh hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn kỳ tiếp.Việc thực hiện baogồm:

- Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn Trước hết,chuyển đổi tất cả các khoản mục trên bảng cân đối kế toán thành cột dọc Tiếp

Trang 25

đó so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mụctrên bảng cân đối kế toán Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét

và phản ánh vào một trong hai cột diễn biến nguồn vốn hoặc sử dụng vốn theocách sau:

+ Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn

+ Diễn biến nguồn vốn sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản

- Lập bảng phân tích

Sắp xếp các khoản liên quan đến sử dụng vốn và liên quan đến thay đổinguồn vốn hình thành một bảng cân đối Qua bảng này, có thể xem xét và đánhgiá tổng quát: Số vốn tăng hay giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đã sử dụng vàoviệc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặc giảm nguồn vốn Trên cơ

sở phân tích, có thể định hướng huy động vốn cho kỳ tiếp theo

 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn này được thể hiện qua sơ đồsau:

Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

Trang 26

Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý (doanh nghiệpdùng một phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn) vì dấu hiệu nàythể hiện doanh nghiệp giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn Đồng thời nó cũng thể hiện sựhợp lý trong chu chuyển tài sản ngắn hạn và kỳ thanh toán nợ ngắn hạn Tuynhiên, khi dùng nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn sẽ gây lãng phí chiphí vay nợ dài hạn.

Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn (doanh nghiệp sử dụng một phầnnguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn) Mặc dù nợ ngắn hạn có thể cóđược là do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn nhưng

vì chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán cho nên dễ dẫn đến viphạm nguyên tắc tín dụng và đưa đến một hệ quả tài chính xấu hơn

Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từvốn chủ sở hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúngmục đích nợ dài hạn và cả vốn chủ sở hữu Nếu phần thiếu hụt được bù đắp bởi

nợ ngắn hạn thì là điều bất hợp lý

Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cầnchú trọng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên Nguồn vốn lưu động thườngxuyên trong doanh nghiệp được xác định theo công thức:

Nguồn vốn lưu động

Tổng nguồn vốnthường xuyên củadoanh nghiệp

+

Giá trị còn lại củaTSCĐ và các TSdài hạn khác

Hoặc có thể được xác định bằng công thức:

Trang 27

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dàì hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết tronghoạt động của doanh nghiệp Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức

độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, giúp tình trạng tài chính củadoanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn

1.2.6 Tổ chức phân tích tài chính trong doanh nghiệp

Tổ chức phân tích tài chính trong doanh nghiệp là trình tự các bước cần tiếnhành trong quá trình phân tích tài chính Phân tích tài chính doanh nghiệp thườngđược tiến hành qua các bước sau:

- Giai đoạn phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đãghi trong kế hoạch Tiến hành phân tích gồm những công việc cụ thể sau:

+ Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu

+ Tính toán các chỉ tiêu phân tích

+ Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân

+ Viết báo cáo phân tích

+ Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích

Trang 28

1.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp

Nâng cao hiệu quả kinh doanh với bất kỳ doanh nghiệp nào là cần thiết vì:

- Đối với bản thân doanh nghiệp: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lànâng cao lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh Để làm được điều đó, cácdoanh nghiệp cần phải luôn nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sảnxuất, nâng cao uy tín,… nhằm đạt tới mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận Trên thực

tế không ít doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể, phá sản vì không làm được điềunày Như vậy, hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn

đề được quan tâm và là điều kiện sống còn của doanh nghiệp để tồn tại và pháttriển hiện nay

- Đối với xã hội: Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ chặtchẽ với việc phát triển xã hội Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản thì

xã hội sẽ bị ảnh hưởng bởi một loạt các vấn đề như: thất nghiệp rồi kéo theohàng loạt các tổn thất khác Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, sẽ thúcđẩy nền kinh tế phát triển trên quy mô lớn, đời sống con người được cải thiện,…Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng có nghĩa là tiết kiệm chi phí sảnxuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chât lượng sản phẩm

- Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, cơ hội và tháchthức với các doanh nghiệp đều tăng lên Hội nhập mở ra thời cơ cho doanhnghiệp được tiếp cận với thị trường mới, tiếp cận công nghệ sản xuất mới hayphương thức quản trị tiên tiến, hiện đại của các nước phát triển Nhưng hội nhậpcũng đặt doanh nghiệp trước những khó khăn như: phải cạnh tranh với hàng hóa

Trang 29

nhập ngoại hơn hẳn về mẫu mã và chất lượng, vấn đề chảy máu chất xám khinhững người có trình độ chuyên môn cao sẽ tìm cơ hội để làm việc ở các công tynước ngoài với thu nhập cao hơn Sở dĩ doanh nghiệp phải coi trọng phân tích tàichính doanh nghiệp là vì việc phân tích tài chính doanh nghiệp giúp doanhnghiệp nắm bắt tình hình tài chính của mình, những cơ hội và thách thức để từ

đó biết chớp thời cơ và khắc phục khó khăn Từ đó đưa ra các chính sách tàichính và chiến lược kinh doanh hiệu quả

1.3.2 Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Vai trò quyết định của doanh nghiệp thể hiện trên 2 mặt:

Thứ nhất: Biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi từ

môi trường bên ngoài

Thứ hai: doanh nghiệp phải chủ động tạo ra những điều kiện, yếu tố thuận

lợi cho chính bản thân mình phát triển

Cả 2 mặt này cần được phối hợp đồng bộ thì mới tận dụng được tối đa cácnguồn lực, kinh doanh mới đạt hiệu quả tôi ưu

Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụngtổng hợp nhiều biện pháp: biện pháp kinh tế, biện pháp tài chính,… trong phạm

vi quản lý doanh nghiệp thì có thể áp dụng các biên pháp tài chính sau:

Một là: Chủ động huy động vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ vốn, kịp

thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tổ chức sử dụng vốn hợp lý, cóhiệu quả, tránh ứ đọng vốn

Hai là: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tổ chức và sử dụng vốn lưu

động hợp lý, tăng vòng quay vốn lưu động

Trang 30

Ba là: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, thực hiện trích khấu hao hợp lý

để đảm bảo thu hồi vốn Thường xuyên đổi mới, nâng cao máy móc thiết bị sảnxuất

Bốn là: Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành

sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Năm là: Thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Sáu là: Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có biện

pháp để thu hồi nợ, có kế hoạch trả nợ đến hạn, làm tăng khả năng thanh toán vàtăng uy tín của doanh nghiệp

Bảy là: hoàn thiện không ngừng nâng cao chất lượng công tác phân tích tài

chính doanh nghiệp để phục vụ hữu hiệu cho công tác quản lý sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà có những giải pháp phùhợp Phân tích tài chính doanh nghiệp là vấn đề hết sức phức tạp, nó vừa là khoahọc, vừa là nghệ thuật, phụ thuộc vào chủ quan của các nhà quản lý tài chínhdoanh nghiệp Vì vậy để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trên, cần phân tích tàichính của một doanh nghiệp cụ thể, từ đó có những giải pháp tài chính phù hợpvới tình hình thực tế của doanh nghiệp

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SARA VIỆT NAM

2.1 Một số nét khái quát về công ty cổ phần Sara Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Giới thiệu chung

 Tên công ty: Công ty cổ phần SARA Việt Nam

 Tên giao dịch nước ngoài: SARA Viet Nam Joint Stock Company

 Tên viết tắt: SARA Việt Nam

 Cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

 Mã số thuế: 0101476469

 Số ĐKKD: 0103004132 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

 Trụ sở chính công ty: Phòng 205 - Nhà A5 - Khu đô thị Đại Kim - ĐịnhCông – quận Hoàng Mai – Hà Nội

tư Thành phố Hà Nội cấp, với định hướng lĩnh vực hoạt động chính của Công ty

là nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin, trong đó trọng tâm là gia công

và cung cấp các sản phẩm phần mềm, thiết kế website

Trang 32

 Tháng 2/2007: Ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với CPR Group - mộttập đoàn nổi tiếng của Nhật Bản Phía Nhật Bản đã đầu tư vốn, nắm giữ 15% cổphần và chính thức trở thành cổ đông của SARA Việt Nam.

phép đầu tư số 03111000082 cho dự án “Trung tâm sản xuất phần mềm và sảnxuất lắp ráp máy tính SARA” tại điểm Cầu Nối - xã Vân Canh - huyện Hoài Đức

- tỉnh Hà Tây

 Tháng 09/2007: Trung tâm đào tạo và phát triển Công nghệ thông tinSARA (SARA Center) chính thức trở thành đơn vị trực thuộc SARA Việt Nam

 Ngày 18/1/2008, cổ phiếu của Công ty chính niêm yết tại HNX

 Tháng 3/2010 Công ty phát hành riêng lẻ 1.000.000 cổ phiếu tăng vốnđiều lệ lên 20.000.000.000 đồng

2.1.1.3 Quy mô công ty

Tổng vốn điều lệ của công ty là: 20.000.000.000 đồng

KL đang niêm yết 2.000.000 cổ phiếu

Mệnh giá: 10.000 đồng

Số lượng lao động: 60 người

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm của công ty

Chức năng chính: Nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin, trong đótrọng tâm là gia công cung cấp các sản phẩm phần mềm, thiết kế website

Lĩnh vực kinh doanh của tổng công ty

 Buôn bán hàng tạp phẩm, điện tử, tin học, thiết bị vật tư, phương tiện vậntải và hàng vải sợi may mặc;

Trang 33

 Dịch vụ giới thiệu việc làm trong nước (không bao gồm giới thiệu, tuyểnchọn, cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu laođộng);

 Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng và hàng trang trí nội thất;

 Dịch vụ ăn uống, giải khát; kinh doanh khách sạn (không bao gồm kinhdoanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường);

 Lữ hành nội đia, lữ hành quốc tế;

 Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách;

 Tư vấn về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện tử, tin học;

 Sản xuất phần mềm vi tính;

 Kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất)

2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty.

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Trang 34

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CNTT

TRUNG TÂM PHẦN MỀM

DỰ ÁN GIẢI PHÁP TMĐT

DỰ ÁN XÂY DỰN

G VINH

TRỢ LÝ BGĐ

TRUNG TÂM VAS MEDIA

CÔNG VIÊN PHẦN MỀM

HÀ TÂY

KHO

A CNTT

KHO

A TA

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG PHÁP CHẾ CHẤT LƯỢNG

KỸ THUẬT

KINH DOANH ĐỐI TÁC

SX NỘI DUNG

PHÁT TRIỂN

CSKH

CÔNG NGHỆ

KỸ THUÂT

KINH DOANH

Trang 35

 Hội đồng quản trị:

Hội đồng Quản trị Công ty gồm 05 thành viên:

Chủ tịch Hội đồng Quản trị, là người đứng đầu Công ty và chịu trách nhiệmtrước pháp luật và Nhà nước về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

ty, và 4 thành viên Hội đồng quản trị

1 Trần Khắc Hùng Chủ tịch Hội đồng quản trị

2 Nguyễn Thế Sơn Thành viên Hội đồng quản trị

3 Thái Sỹ Oai Thành viên Hội đồng quản trị

4 Trương Đức Thắng Thành viên Hội đồng quản trị

5 Trịnh Hữu Tuấn Thành viên Hội đồng quản trị

 Thành viên ban kiểm soát :

Ban kiểm soát có trách nhiệm đề xuất lựa chọn kiểm toán độc lập Kiểm trabáo cáo tài chính hàng quý, hàng năm trước khi đệ trình lên Hội đồng Quản trị.Ban kiểm soát bao gồm:

1 Trần Thị Yến Trưởng ban kiểm soát

2 Nguyễn Thị Huệ Thành viên ban kiểm soát

3 Nguyễn Đắc Quỳnh Anh Thành viên ban kiểm soát

 Ban giám đốc :

Công ty có 01 Tổng Giám đốc và 01 Phó Tổng Giám đốc điều hành do Hộiđồng Quản trị bổ nhiệm 01 Giám đốc kinh doanh và 01 Kế toán trưởng

1 Trương Đức Thắng Tổng giám đốc

2 Nguyễn Thế Sơn Phó Tổng giám đốc

3 Phạm Hải Ninh Giám đốc kinh doanh

4 Trần Thị Mai Kế toán trưởng

Trang 36

Ban Giám đốc Công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính phản ánh mộtcách trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinhdoanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong năm Trong việc lập cácBáo cáo tài chính này, Ban Giám đốc được yêu cầu phải:

 Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách đó mộtcách nhất quán;

 Đưa ra các xét đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng;

 Nêu rõ các nguyên tắc kế toán thích hợp có được tuân thủ hay không, cónhững áp dụng sai lệch trọng yếu cần được công bố và giải thích trong Báocáo tài chính hay không;

 Thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hữu hiệu cho mụcđích lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp lý nhằm hạn chế rủi ro và gianlận; và

 Lập Báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục trừ trường hợp không thểcho rằng công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh

Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sổ sách kế toán đượcghi chép một cách phù hợp để phản ánh một cách hợp lý tình hình tài chính củaCông ty ở bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo rằng Báo cáo tài chính tuân thủ cácChuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiệnhành khác về Kế toán tại Việt Nam Ban Giám đốc cũng chịu trách nhiệm đảmbảo an toàn cho tài sản của Công ty và thực hiện các biện pháp thích hợp để ngănchặn và phát hiện các hành vi gian lận và sai phạm khác

 Phòng ban chức năng:

Trang 37

Phòng hành chính nhân sự:

Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Hội đồng Quản trị vàTổng Giám đốc trong việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, quản lý lao động và thựchiện chế độ chính sách đối với người lao động, thực hiện nhiệm vụ hành chínhquản trị phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty

* Phòng tài chính kế toán:

Tổ chức vốn, quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn hiện có Huy động,

bổ sung,tổ chức sử dụng và điều hành các nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu sảnxuất kinh doanh của toàn Công ty một cách có hiệu quả

Phân phối các nguồn vốn tài chính bao gồm phân phối sử dụng vốn vàquỹ, phân phối thu nhập của Công ty theo đúng quy định của Nhà nước, củaCông ty

Kiểm tra tài chính: kiểm tra hiệu quả sản xuất kinh doanh, kiểm tra việcthực hiện các nghĩa vụ với ngân sách, với cấp trên và bảo đảm lợi ích của ngườilao động

Ghi chép tính toán phản ánh số hiện có; tình hình luân chuyển và sử dụngtài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh trong toànCông ty

Tổng hợp chi phí, phân tích hoạt động tài chính, đánh giá thực chất các chỉtiêu kinh tế tài chính nhằm cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh, phục vụ công tác lập, theo dõi việc thực hiện kếhoạch, phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế.ghi chép, hạch toáncác nghiệp vụ kinh tế tài chính, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuấtkinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kế toán thu nộp thanh toán, kiểm tra việc

Trang 38

giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn Phát hiện và ngăn chặn kịpthời các hành vi vi phạm chế độ, chính sách về kinh tế tài chính của Nhà nước.

* Trung tâm đào tạo và phát triển Công nghệ thông tin:

Có chức năng đào tạo, giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin và thuật ngữtiếng anh trong tin học Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đưa ra biện pháp khắcphục các lỗi về phần mềm công nghệ thông tin.Bên cạnh đó thực hiện kết nốicộng đồng, thông tin ra bên ngoài

* Trung tâm phần mềm:

Nghiên cứu, phát triển sản xuất, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phần mềm

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin vàtruyền thông Dịch vụ tư vấn, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin

* Trung tâm Vas Media: Khai thác và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trênmạng viễn thông, xây dựng và phát triển các trò chơi “Giải trí với truyền hình”tương tác với các mạng điện thoại di động

 Dự án đang triển khai là:

1 Khu trung tâm thương mại 13/10 thành phố Vinh (khu vực đắc địa nhấtthành phố Vinh)

2 Dự án công viên phần mềm Hà Tây (một phần của dự án bất động sảndành cho các CBNV)

3 Dự án phát triển TMĐT

Để giảm bớt chi phí Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán như sau:

Trên cơ sở đặc điểm của lĩnh vực ngành nghề và quy mô của Công ty, Công

ty Cổ phần Sara Việt Nam tổ chức bộ máy kế toán theo phương pháp tập trung,gồm 8 người, tổ chức theo sơ đồ sau:

Trang 39

Trưởng phòng ( Kế toán trưởng): Là người đứng đầu bộ máy kế toán và chịu

trách nhiệm về nghiệp vụ kế toán, chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Công ty vàtrước pháp luật Tham mưu cho Tổng Giám đốc về một số phần việc quản lý cóliên quan (phổ biến chế độ kế toán …), kiểm tra các thông tin tài chính, tổ chứcphân tích hoạt động kinh tế, tính toán có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và

có các biện pháp bảo vệ, sử dụng tài sản, nguồn vốn có hiệu quả

Kế toán tổng hợp (01 người): Các chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phátsinh sau khi được kế toán chi tiết kiểm tra, ghi sổ chi tiết, Kế toán trưởng phêduyệt về tính đúng đắn cuả chế độ chứng từ kế toán thì được chuyển cho kế toántổng hợp vào sổ biểu tổng hợp Lập Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh,giá thành công trình và lập Báo cáo tài chính về tình hình sản xuất của Công ty.Các kế toán viên thực hiện theo nhiệm vụ chuyên môn

* Ngoài các phòng ban tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc tiến hànhquản lý sản xuất kinh doanh còn có sự chỉ đạo của Đảng Uỷ, Ban Tổng Giámđốc, Công đoàn Công ty…Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng uỷ Công ty ngày càng lớn mạnh, đời sống của cán bộ công nhân viêntrong toàn Công ty ngày càng được nâng cao Đảng bộ nhiều năm đạt đảng bộtrong sạch vững mạnh

Kế toán tổng hợp

Kế toán thuế

Kế toán thanh toán công nợ

giá thành

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy Kế toán – Tài chính

Trang 40

2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Công ty Cổ phần Sara Việt Nam chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực Thương Mại-Dịch

Vụ, là Công ty được tổ chức hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy

đủ Vốn điều lệ của Công ty là: 20 tỷ đồng Trong những năm qua với đội ngũcán bộ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý từng bước đượcnâng lên đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng cóhiệu quả Nhiều sản phẩm, dịch vụ của công ty được đánh giá có chất lượng cao

Có thể kể đến các sản phẩm dịch vụ như sau: các phần mềm uy tín Phần mềm kếtoán tài chính bán hàng, Phần mềm quản lý kho hàng, Phần mềm quản lý nhân

sự, Giảng dạy và đào tạo Hệ kỹ thuật viên-cao đẳng-cử nhân công nghệ thông tin

và ngoại ngữ

 Quy trình kỹ thuật sản xuất:

Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ và đa ngành đa sảnphẩm.Nên công ty không tổ chức dây chuyền công nghệ sản xuất kinh doanhduy nhất như trong các ngành sản xuất công nghiệp khác Mỗi sản phẩm-dịch

vụ của công ty có một Quy trình sản xuất riêng

Sau đây là Quy trình sản xuất cung cấp sản phẩm Phần mềm Công nghệ thôngtin của công ty

Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất cung cấp sản phẩm Phần mềm Công nghệ thông tin

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM

HỆ THỐNG TÍCH HỢP

LẬP TRÌNH

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Ngày đăng: 17/11/2014, 12:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy Kế toán – Tài chính - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
Sơ đồ 2 Tổ chức bộ máy Kế toán – Tài chính (Trang 39)
BẢNG 2.2: CƠ CẤU NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
BẢNG 2.2 CƠ CẤU NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY (Trang 43)
BẢNG 2.4: CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
BẢNG 2.4 CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN (Trang 52)
BẢNG 2.6: SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VÀ DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
BẢNG 2.6 SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VÀ DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN (Trang 58)
BẢNG 2.7: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
BẢNG 2.7 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 59)
BẢNG 2.9: TÌNH HÌNH CÔNG NỢ NĂM 2012 - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
BẢNG 2.9 TÌNH HÌNH CÔNG NỢ NĂM 2012 (Trang 62)
BẢNG 2.10: KHẢ NĂNG THANH TOÁN NĂM 2012 - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
BẢNG 2.10 KHẢ NĂNG THANH TOÁN NĂM 2012 (Trang 64)
BẢNG 2.11: CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ TÀI SẢN NĂM  2012 - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
BẢNG 2.11 CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ TÀI SẢN NĂM 2012 (Trang 65)
BẢNG 2.12: VÒNG QUAY CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
BẢNG 2.12 VÒNG QUAY CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU (Trang 67)
BẢNG 2.14: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN CĐ - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
BẢNG 2.14 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN CĐ (Trang 69)
BẢNG 2.13: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
BẢNG 2.13 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG (Trang 69)
BẢNG 2.15: VÒNG QUAY TOÀN BỘ VỐN - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
BẢNG 2.15 VÒNG QUAY TOÀN BỘ VỐN (Trang 71)
BẢNG 2.16: CÁC CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG SINH LỜI - “ đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sara việt nam
BẢNG 2.16 CÁC CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG SINH LỜI (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w