Còn xét về mặt bản chất, tài chính doanh nghiệp được hiểu là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹtiền tệ của doanh nghiệp trong quá
Trang 1HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
************
Ơ
Bùi Hải Yến
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂN YÊN
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Mã số: 11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ HÀ
Hµ NéI – 2013
BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
************
Trang 2Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Mã số: 11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ HÀ
Hµ NéI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của công ty cổ phần Thương Mại Dịch Vụ Tân Yên.
Trang 3Bùi Hải Yến.
Trang 4MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và hoạt động tài chính của doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và hoạt động tài chính của doanh nghiệp: 4
1.1.2 Nội dung tài chính doanh nghiệp 5
1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 7
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp 7
1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 7
1.2.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 7
1.2.1.2 Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 8
1.2.2 Tài liệu phục vụ phân tích tài chính doanh nghiệp: 11
1.2.3 Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 13
1.2.3.1 Phương pháp đánh giá 13
1.2.3.2 Phương pháp phân tích nhân tố 15
1.2.3.3 Phương pháp dự báo 15
1.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 16
1.2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính 16
1.2.4.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính20 1.2.4.3 Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp phân tích DUPONT) 35
1.2.4.4 Phân tích nguồn vốn và diễn biến sử dụng nguồn vốn: 37
1.2.4.5 Phân tích mô hình tài trợ: 38
Trang 51.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 42
1.3.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự tác động của phân tích tài chính doanh nghiệp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 42
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 43
1.3.3 Một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 44
Chương 2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂN YÊN 47
2.1 Một số nét khái quát về công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tân Yên 47
2.1.1 Quy trình hình thành và phát triển của công ty 47
2.1.2 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu 48
2.1.3 Tổ chức hoạt động kinh doanh 49
2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức bộ máy quản lý tài chính - kế toán của công ty 49
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 49
2.1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính - kế toán: 51
2.1.5 Đặc điểm hoạt động kinh doanh: 53
2.1.5.1 Quy trình kỹ thuật sản xuất (sản xuất gạch): 53
2.1.5.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật: 54
2.1.5.3 Tình hình cung cấp vật tư: 55
2.1.5.4 Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh: 55
2.1.5.5 Lực lượng lao động: 55
2.1.6 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh của công ty .56
Trang 62.2 Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tân
Yên 57
2.2.1 Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây 57
2.2.2 Đánh giá khái quát thực trạng tài chính của công ty thông qua các báo cáo tài chính 60
2.2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán 60
2.2.2.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 76
2.2.3 Đánh giá khái quát thực trạng tài chính của công ty thông qua các hệ số tài chính đặc trưng 79
2.2.3.1 Hệ số khả năng thanh toán 79
2.2.3.2 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản 83
2.2.3.3 Hệ số hiệu suất hoạt động 86
2.2.3.4 Hệ số sinh lời 91
2.2.3.5 Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp DUPONT) 96
2.2.4 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 99
2.3 Nhận xét tình hình tài chính của công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tân Yên 103
2.3.1 Những kết quả đạt được 103
2.3.2 Những hạn chế, tồn tại 105
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂN YÊN .107
3.1 Đinh hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 108
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội năm 2012 108
Trang 7thời gian tới 110 3.1.2.1 Mục tiêu phát triển: 110 3.1.2.2 Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 1113.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Tân Yên 112 3.2.1 Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lýtheo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm bớt vốn vay 112 3.2.2 Quản lý dự trữ hàng tồn kho 114 3.2.3 Quản lý chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả115
3.2.4 Khai thác và sử dụng có hiệu quả TSCĐ đã đầu tư 116 3.2.5 Tăng cường các biện pháp quản lý công nợ, nâng cao khả năngthanh toán 117 3.2.6 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động 119 3.2.7 Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, gia tăng thị phần 121 3.2.8 Tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán tài chính trong công ty vàthực hiện tốt việc phân tích tình hình tài chính 122
KẾT LUẬN CHUNG 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
Trang 8KPT : Khoản phải thu.
KQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanh
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 2.1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.1.5.1 Quy trình kỹ thuật sản xuất
Sơ đồ 2.2.3.5 Sơ đồ phân tích Dupont của công ty năm 2012
Trang 9Bảng 2.2.1 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 của công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tân Yên.
Bảng 2.2.2.1.1 Bảng phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn năm2012
Bảng 2.2.2.1.2 Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn năm 2012Bảng 2.2.2.1.3 Bảng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty cổphần TMDV Tân Yên năm 2012
Bảng 2.2.2.2 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012
Bảng 2.2.3.1 Bảng phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Bảng 2.2.3.2 Bảng các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sảnnăm 2012
Bảng 2.2.2.3 Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động năm 2012
Bảng 2.2.3.4 Bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Bảng 2.2.3.5 Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
Bảng 2.2.4.1 Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Bảng 2.2.4.2 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Bảng 3.1.2.1 Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2013
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, khi mà mức
độ cạnh tranh hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thịtrường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt đã buộc tất cả các doanhnghiệp không những phải vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh màcòn phải biết phát huy tiềm lực tối đa để đạt được hiệu quả sản xuất kinhdoanh cao nhất Vì thế các nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn nắm rõ đượcthực trạng sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệpmình, từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm cải thiện và nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Muốn vậy, doanh nghiệp cần đisâu phân tích hoạt động kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động tài chính mộtcách chi tiết và hiệu quả nhằm nắm rõ được thực trạng cũng như định hướngtương lai cho sự phát triển của toàn doanh nghiệp
Trong tình hình thực tế hiện nay, với nền kinh tế có nhiều những diễnbiến phức tạp, đã không có ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huyđộng vốn và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quảm thậm chíkhông bảo toàn được vốn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanhnghiệp, Đặc biệt hơn nữa, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoánhiện nay thì vấn đề mình bạch trong tình hình tài chính càng được nhiều đốitượng quan tâm, do đó đối với mỗi nhà quản lý tài chính doanh nghiệp vấn đề nàycàng phải được quan tâm chú ý và đươc nghiên cứu kỹ lưỡng hơn bao giờ hết
Xuất phát từ ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanhnghiệp, sau gần ba tháng thực tập tại công ty cổ phần Thương Mại Dịch Vụ,dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn Thị Hà và
sự chỉ bảo của các cán bộ phòng Tài chính kế toán của công ty, em đã thựchiện đề tài sau :
Trang 11“ Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Thương Mại Dịch Vụ Tân Yên”.
2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêuđánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại công ty cổ phần ThươngMại Dịch Vụ Tân Yên
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính thựchiện tại công ty cổ phần Thương Mại Dịch Vụ Tân Yên nhằm những mụcđích sau :
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp vàphân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Tìm hiểu thực trạng tài chính của công ty, từ đó :
1) Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2012 trên
cơ sở so sánh với năm 2011 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm 2) Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới
4 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian : Nghiên cứu về tình hình tài chính và biện pháp tài chínhnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần Thương Mại Dịch VụTân Yên tại địa chỉ thôn Ngọc Ninh, Ngọc Châu, Tân Yên, Bắc Giang
Về thời gian : Từ 23/01/2013 đến 10/04/2013
Về nguồn số liệu : Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tàichính các năm 2011 và 2012
Trang 12Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phươngpháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng cácbảng biểu để minh họa
6 Kết cấu đề tài
Tên đề tài :
“ Đánh giá tình hình tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty cổ phần Thương Mại Dịch Vụ Tân Yên”
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văngồm có 3 phần :
Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về phân tích tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp
Chương 2 : Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty cổ phần Thương Mại Dịch Vụ Tân Yên
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tạicông ty cổ phần Thương Mại Dịch Vụ Tân Yên
Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là do em thực hiện, các số liệuđược sử dụng là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn
vị Tuy nhiên, do trình độ nhận thức còn hạn chế nên luận văn không tránhkhỏi những sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
để bài luận văn của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo và phòng Tài chính kế toán công ty
đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 04/05/2012 Sinh viên thực tập
Bùi Hải Yến.
Trang 13Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và hoạt động tài chính của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và hoạt động tài chính của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,
cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng thông qua thị trường nhằm mục đíchsinh lời
Ở Việt Nam, theo luật Doanh Nghiệp 2005, doanh nghiệp là tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt độngkinh doanh - tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quátrình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thịtrường nhằm mục đích sinh lời
Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở và quan trọng của hệ thống tàichính trong nền kinh tế Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểuhiện dưới hình thức giá trị( quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hìnhthành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho quá trình tái sản xuấttrong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà nước
Xét về mặt hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trìnhtạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanhnghiệp Còn xét về mặt bản chất, tài chính doanh nghiệp được hiểu là các quan
hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹtiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Trang 14Các quan hệ kinh tế bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp dưới hình giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanhnghiệp bao gồm:
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và Nhà nước
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh
tế và
tổ chức xã hội khác
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữucủa
doanh nghiệp
Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
Hoạt động tài chính là một phần không thể thiếu và luôn gắn liền với hoạtđộng của doanh nghiệp Nó có quan hệ trực tiếp, thường xuyên tới hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động tài chính là một hoạt độngnhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra Hoạt động tài chính củadoanh nghiệp bao gồm các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sửdụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ
1.1.2 Nội dung tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a Lựa chọn và quyết định đầu tư.
Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vàoquyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới côngnghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh,…Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏidoanh nghiệp phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và thu nhập dođầu tư mang lại hay nói cách khác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vàoliên quan đến khoản đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính Đó là
Trang 15quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính củaviệc đầu tư.
b Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạtđộng của doanh nghiệp ở trong kỳ Tiếp theo, phải tổ chức huy động các nguồnvốn đáp ứng kịp thời đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp
c Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốnhiện có của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải phóng kịpthời vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồitiền bán hàng và các khoản phải thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ hơn mọikhoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
d Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sửdụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triểncủa doanh nghiệp
e Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua tình hình thu chi hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hìnhthực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt độngcủa doanh nghiệp Kiểm soát tài chính mang tính toàn diện Mặt khác, cầntiến hành định kỳ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giáhiệu quả sử dụng vốn, điểm mạnh, yếu trong công tác quản lý và dự báo Từ
đó các nhà lãnh đạo kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạtđộng kinh doanh và hoạt động tài chính
g Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Trang 16Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thôngqua việc lập kế hoạch tài chính Có kế hoạch tài chính tốt thì thì doanh nghiệpmới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mụctiêu của doanh nghiệp.
1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Ngày nay, quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò to lớn tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh, tàichính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:
- Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động củadoanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục
- Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn được diễn raliên tục và được diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế với mức độ toàn cầu hóangày càng cao Điều này đồng nghĩa với việc nắm bắt thông tin một cáchnhanh nhạy hay dự đoán được tình hình tài chính của doanh nghiệp là mộtnhân tố quan trọng, nó quyết định đến việc nắm bắt cơ hội đầu tư của doanhnghiệp cũng như các chiến lược trong việc huy động, phân phối và sử dụngcác quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp sử dụng
để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại
Trang 17Từ đó dự đoán tình hình tài chính trong tương lai, qua đó giúp các đối tượngquan tâm đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp với lợi ích của họ.
1.2.1.2 Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp xuất phát từ mục tiêucủa phân tích tài chính doanh nghiệp Để trở thành công cụ đắc lực giúp chocác nhà quản trị và các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp
có được các quyết định đúng đắn trong quá trình kinh doanh, phân tích tàichính cần đạt được các mục tiêu sau:
Đánh giá chính xác tình hình của doanh nghiệp trên các khía cạnhkhác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền
tệ, khả năng sinh lời, rủi ro tài chính… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả cácđối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cungcấp tín dụng, quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, người lao động…
Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiềuhướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư,tài trợ, phân chia lợi nhuận…
Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dựđoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai
Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệptrên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu
kế hoạch, dự toán, định mức…Từ đó xác định những điểm mạnh, điểm yếutrong hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có được những quyếtđịnh và giải pháp đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao
Việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có vai trò vô cùng quantrọng, không chỉ là công cụ quản trị hữu ích trong doanh nghiệp mà còn là cơ
sở giúp các đối tượng sử dụng thông tin khác ngoài doanh nghiệp đưa ra các
Trang 18trường, tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì luôn củng cốtiềm lực tài chính và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu tài chính, xem xét các mối quan hệchiến lược, phân tích tài chính giúp cho người sử dụng thông tin nắm bắt vàkiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp, biết rõ vị thế của doanh nghiệptrong ngành, phải có cái nhìn chân thực về tình trạng tài chính cũng như tiềmnăng phát triển của doanh nghiệp; xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnhhưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính Từ đó mới tận dụng được các
cơ hội kinh doanh và đưa ra các quyết định tài chính phù hợp nhằm duy trì vàphát triển doanh nghiệp Bởi vậy tình hình tài chính là mối quan tâm củanhiều đối tượng khác nhau: các nhà quản lý; các chủ sở hữu hiện tại và ngườiđang muốn trở thành cổ đông của doanh nghiệp; những nhà cung ứng yếu tốđầu vào cho doanh nghiệp như ngân hàng, các tổ chức tài chính, người muatín phiếu, doanh nghiệp khác…; Nhà nước; nhà phân tích tài chính;…
Như vậy, các đối tượng sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp làkhác nhau, sẽ đưa ra các quyết định kinh tế với mục đích khác nhau phù hợpvới lợi ích của họ Vì vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với mỗi đốitượng khác nhau sẽ đáp ứng các nhu cầu khác nhau Cụ thể:
Đối với bản thân doanh nghiệp: phân tích tài chính là phân tích nội
bộ phục vụ công tác quản trị, điều hành doanh nghiệp, vì vậy thường dodoanh nghiệp tiến hành để đáp ứng các mục tiêu:
Đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua,thực hiện các nguyên tắc cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năngthanh toán và dự báo các nguy cơ rủi ro (đặc biệt là rủi ro tài chính)…từ đó cónhững biện pháp điều chỉnh kịp thời và có cơ sở cần thiết để hoạch định chínhsách tài chính cho tương lai của doanh nghiệp
Trang 19 Định hướng các quyết định của Ban Giám Đốc theo chiều hướngphù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như các quyết định về đầu tư,tài trợ, phân phối lợi nhuận…
Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểmsoát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp
Phân tích tài chính làm nổi bật điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà
dự đoán là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sang tỏ không chỉ chính sáchtài chính mà còn là cơ sở không thể thiếu để ban lãnh đạo doanh nghiệp raquyết định, điều hành và kiểm soát việc thực hiện các quyết định kinh doanhtrung và dài hạn của doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư: đó là các cổ đông, cá nhân hoặc các đơn vị
doanh nghiệp khác Họ là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệpquản lý, do đó họ có thể gặp những rủi ro nhất định Khi đầu tư, họ quan tâmtrực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp Thu nhập của nhàđầu tư là cổ tức được chia và thặng dư của vốn Vì vậy nhà đầu tư quan tâmđến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Tính trước các khoản lời sẽ đượcnghiên cứu đầy đủ trong chính sách phân phối lợi nhuận và trong nghiên cứurủi ro, hướng các lựa chọn vào các loại chứng khoán phù hợp nhất Có thể nóiphân tích tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư là để đánh giá doanhnghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo biểu tàichính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh…
Đối với người cho vay: Thu nhập của họ khi cho doanh nghiệp vay
vốn để đảm bảo nhu cầu sản xuất – kinh doanh là lãi suất cho vay Do đó,phân tích tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợcủa khách hàng Tuy nhiên phân tích với những khoản vay dài hạn và khoảnvay ngắn hạn có những nét khác nhau Cụ thể:
Trang 20 Đối với những khoản cho vay ngắn hạn: người cho vay quan tâm đếnkhả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp
Đối với các khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc về khảnăng hoàn trả vốn và lãi Vì thế sức sinh lời của vốn vay, vốn đầu tư củadoanh nghiệp cũng như các yếu tố gây ra rủi ro về thanh toán, rủi ro tài chínhcủa doanh nghiệp trong dài hạn là những thông tin người cho vay quan tâmhàng đầu
Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: lợi ích
của họ chính là thu nhập và cơ hội thăng tiến mà doanh nghiệp dành cho họ.Cũng có trường hợp người hưởng lương có một số cổ phần nhất định trongdoanh nghiệp Các khoản lợi ích này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sảnxuất – kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy phân tích tài chính giúp họ địnhhướng việc làm và đầu tư tài chính cho tương lai
Đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước: bao gồm các cơ quản lý
cấp Bộ, Ngành như: cơ quan Thuế, cơ quan thanh tra tài chính, Thống Kê…Các cơ quan này sử dụng báo cáo tài chính do doanh nghiệp gửi đến để phântích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm kiểm tra, giám sát tình hìnhhoạt động kinh doanh Từ đó giúp cho các cơ quan này đề ra các chính sách,
cơ chế quản lý và các giải pháp tài chính phù hợp với tình hình thực tế củadoanh nghiệp, tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi, góp phần giúp cácdoanh nghiệp nói chung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Từ những vấn đề đã nêu ở trên, cho thấy việc phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp là hết sức cần thiết, là công cụ không thể thiếu với các chủ thểquan tâm đến doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, là nguồn cung cấpthông tin cho các chủ thể quản lý, là một trong những công cụ quản lý hữu ích
để mỗi chủ thể quản lý sử dụng nó nhằm bảo toàn và gia tăng lợi ích của mìnhtại doanh nghiệp
Trang 211.2.2 Tài liệu phục vụ phân tích tài chính doanh nghiệp:
Để phục vụ cho việc phân tích đạt hiệu quả như mong muốn người phântích cần phải thu thập đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết Tài liệu phục
vụ công tác phân tích tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, phong phú nhưngchủ yếu nhất là các báo cáo tài chính của đơn vị Cụ thể:
- Bảng cân đối kế toán mẫu số B01 – DN: là Báo cáo tài chính chủyếu, phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sảncủa doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu số B02 – DN: là báo cáotài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinhdoanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sảnxuất kinh doanh (bán hàng và cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính và hoạtđộng khác)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu số B05 – DN: là một bộ phận hợpthành hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp, cung cấp thông tin giúp chongười sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khảnăng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng tạo racác luồng tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
- Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B04 – DN: là bản giải trình chitiết một số chỉ tiêu tổng hợp đã phản ánh trên báo cáo tài chính khác đồng thờituyên bố các chính sách kế toán doanh nghiệp đã áp dụng để ghi nhận cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh ở doanh nghiệp giúp người đọc báo cáo có các thôngtin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.Phân tích tài chính có mục tiêu là đi tới những dự đoán tài chính, dự đoánkết quả tương lai của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra những quyết địnhphù hợp Như vậy không thể chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo biểutài chính mà còn phải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài
Trang 22chính của doanh nghiệp, như các thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế, cácthông tin về ngành kinh tế của doanh nghiệp, các thông tin về pháp lý, về kinh
tế đối với doanh nghiệp, chiến lược, sách lược kinh doanh của doanh nghiệptrong từng thời kỳ, tình hình tạo lập phân phối sử dụng vốn hay khả năngthanh toán…
Những thông tin thu thập được không phải tất cả đều được biểu hiện bằng
số lượng và số liệu cụ thể mà có những tài liệu chỉ được thể hiện thông qua sựmiêu tả đời sống kinh tế của doanh nghiệp Do vậy để có những thông tin cầnthiết phục vụ cho quá trình phân tích tài chính, người làm công tác phải sưutầm đầy đủ và thích hợp những thông tin liên quan đến hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp Tính đầy đủ thể hiện phạm vi thông tin phản ánh Sự thíchhợp phản ánh chất lượng thông tin thu thập được
1.2.3 Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng một haytổng hợp các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phântích tài chính doanh nghiệp Những phương pháp phân tích tài chính sử dụngphổ biến là: phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu, phươngpháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phươngpháp toán tài chính…kể cả các phương pháp phân tích các tình huống giảđịnh Ở đây, người viết xin trình bày một số phương pháp cơ bản như sau:
1.2.3.1 Phương pháp đánh giá
Đánh giá trên bất cứ phương diện nào cũng đều không tránh khỏi ý chíchủ quan của chủ thể đánh giá với đối tượng bị đánh giá Khi thực thi nhiệm
vụ phân tích thì yêu cầu cơ bản là đánh giá phải dựa trên thông tin định lượng
đã được kiểm định nhằm đảm bảo các nguyên tắc phân tích như trung lập,trách nhiệm…và giảm thiểu các tác động tiêu cực bởi ý chí chủ quan của chủthể đánh giá Dựa vào đó, phương pháp đánh giá luôn được sử dụng trong
Trang 23phân tích tài chính doanh nghiệp, đồng thời được sử dụng trong nhiều giaiđoạn của quá trình phân tích Thông thường khi đánh giá người ta thường sửdụng các kỹ thuật sau:
Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãuphổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng.Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý các vấn đề về điều kiện so sánh,gốc để so sánh và kỹ thuật so sánh thường sử dụng là so sánh bằng số tuyệtđối, so sánh bằng số tương đối, so sánh dọc, hay so sánh ngang…
Phương pháp phân chia (chi tiết): Đây là phương pháp được sử dụng
để chia nhỏ quá trình và kết quả hoạt động tài chính theo những tiêu thức nhấtđịnh nhằm phục vụ cho mục tiêu nhận thức quá trình và kết quả đó dướinhững khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đốitượng trong từng thời kỳ Mục đích ở đây là đánh giá về cơ cấu và xu hướngphát triển của tổng thể và tùy theo mục đích có các tiêu thức phân chia khácnhau như chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu, chi tiết theothời gian phát sinh của quá trình và kết quả kinh tế, chi tiết theo không gianphát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế
Phương pháp liên hệ đối chiếu và xếp hạng: là phương pháp phântích sử dụng để nghiên cứu, đánh giá đối tượng nghiên cứu dựa trên mối liên
hệ kinh tế, tài chính của các hiện tượng, quá trình và kết quả hoạt động tàichính doanh nghiệp với các bên có liên quan Việc xếp hạng đối tượng nghiêncứu cần dựa trên những thông tin định lượng và định tính phản ánh được cácđặc trưng tài chính cơ bản trung bình của các đối tượng cùng loại, những tácđộng chủ yếu của môi trường đến đối tượng nghiên cứu
Phương pháp đồ thị: phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằngbiểu đồ, đồ thị, qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên
Trang 24cứu hay thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể.Phương pháp đồ thị gồm nhiều dạng như đồ thị hình cột, hình tròn…Phươngpháp này thể hiện rõ ràng, trực quan sự biến động tăng giảm hay mối liên hệgiữa các chỉ tiêu
1.2.3.2 Phương pháp phân tích nhân tố
Là phương pháp được sử dụng để thiết lập công thức tính toán các chỉtiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng Trên cơ
sở mối quan hệ giữa chỉ tiêu được sử dụng để phân tích và các nhân tố ảnhhưởng mà sử dụng hệ thống các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố và phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêuphân tích
Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: làphương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từngnhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu Có nhiều phương pháp các định ảnh hưởngcủa các nhân tố Tuy nhiên sử dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào mốiquan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng Các phương phápxác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thường được sử dụng là: phươngpháp thay thế liên hoàn (sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tốảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặc thương), phương pháp
số chênh lệch (hệ quả của phương pháp thay thế liên hoàn áp dụng trên cơ sởtuân thủ trình tự sắp xếp các nhân tố), phương pháp cân đối (áp dụng khi chỉtiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu)
Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố: thực hiện sau khixác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, nhằm đánh giá và dự đoánhợp lý, trên cơ sở đó đưa ra quyết định và cách thức thực hiện các quyết định
đó Việc phân tích phải chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan,
Trang 25khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng, đánh giá dự đoán cụ thể đồng thời xácđịnh ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu, xem xét.
1.2.3.3 Phương pháp dự báo
Là phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp sử dụng để dự báo tàichính doanh nghiệp Có nhiều phương pháp khác nhau để dự báo các chỉ tiêukinh tế tài chính, song thường người ta sử dụng các phương pháp: phươngpháp toán xác suất, phân tích độ nhạy, phương pháp hồi quy, phương phápquy hoạch tuyến tính, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng…
1.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính hay báo cáo kế toán định kỳ của doanh nghiệp dùng
để phán ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế - tài chính của doanhnghiệp Báo cáo tài chính hiện nay có 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báocáo tài chính
Thông tin trong báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để ra các quyếtđịnh quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các quyếtđịnh đầu tư của chủ doanh nghiệp Vì thế, phân tích khái quát báo cáo tàichính là công việc rất quan trọng, làm cơ sở để phân tích tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp Thông thường chủ yếu đi sâu vào phân tích Bảng cân đối
kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quátgiá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại mộtthời điểm nhất định Bảng cân đối kế toán là bức ảnh tài chính của doanh
Trang 26nghiệp tại một thời điểm nhất định Nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằngtổng nguồn vốn.
Khi phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán cần thực hiện phân tíchcác vấn đề sau:
Thứ nhất, Xem xét sự hợp lý của cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn và sự
tác động của nó đến quá trình kinh doanh Trước hết xác định tỷ trọng của
từng loại tài sản trong tổng tài sản và tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trongtổng nguồn vốn Sau đó tiến hành so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ cả về sốtuyệt đối và số tương đối của từng loại trong tổng số vốn, nguồn vốn để thấyđược sự biến động của cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn, quy mô cũng như nănglực kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ hai, Phân tích khái quát về tài sản Mục đích của phân tích khái
quát về tài chính nhằm đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiệntại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp Phân tích sự biếnđộng của các khoản mục tài sản là việc xem xét sự biến động của tổng tài sản,cũng như từng loại tài sản trong tổng tài sản thông qua việc so sánh giữa cuối
kỳ và đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối Từ đó, sẽ giúp người phântích tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳnhư thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụđộng trong quá trình sản xuất kinh doanh và liệu có phù hợp với việc nângcao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược và kê hoạch sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp hay không
Thứ ba, Phân tích khái quát về nguồn vốn Trong phân tích khái quát
về nguồn vốn, trước hết ta phải tiến hành xem xét các danh mục trong phầnnguồn vốn của doanh nghiệp hiện có tại một thời điểm có thực hay không, nótài trợ cho tài sản nào, được khai thác một cách hợp lý hay không Đánh giácác khoản nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang khai thác có phù hợp với đặc
Trang 27điểm luân chuyển vốn trong thanh toán của doanh nghiệp hay không Thôngqua việc phân tích sự biến động của các khoản mục nguồn vốn, ta cũng xácđịnh được mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệpqua việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn trong tổngnguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ cả về số tuyệt đối cũng như số tuyệt đối.Tuy nhiên khi xem xét cần chú ý đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp vàhiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được cũng như những thuận lợi vàkhó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt trong tương lai.
Xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bản cân đối kế toán: sựcân đối giữa nguồn tài trợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn, giữa nguồn tài trợ dàihạn so với tài sản dài hạn Từ đó đánh giá xem doanh nghiệp đã đảm bảonguyên tắc cân bằng tài chính hay chưa? Ngoài ra cũng cần xem xét tình hìnhđảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bằng cách xác định nguồn vốnthường xuyên và nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp:
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn
= Tổng tài sản - nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn
= NV thường xuyên – tài sản dài hạn
Như vậy, thông qua phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán, ta có cáinhìn tổng quan về doanh nghiệp với kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn.Nhưng để thấy được thực tế trong từng doanh nghiệp đó hoạt động đạt kếtquả như thế nào thì ta phải đánh giá khái quát tình hình tài chính doanhnghiệp qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợpphản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh
Trang 28nghiệp bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt độngknh doanh và các hoạt động khác Số liệu trên báo cáo cung cấp những thôngtin tổng hợp về phương thức kinh doanh, về kinh nghiệm quản lý, về việc sửdụng các tiềm năng của doanh nghiệp, chỉ ra hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp hay đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các
-Các khoản giảm trừ DT
-Trị giá vốn hàng bán
-Chi phí bán hàng
- Chi phí QLDN
Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét cácvấn đề sau:
Thứ nhất, Phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu thu nhập, chi phí, lợi nhuận Xem xét biến động của từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước
thông qua việc so sánh cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối Mục tiêu cơ bản làtìm hiểu thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không,được tạo ra từ những nguồn nào, sự hình thành như vậy có phù hợp với chứcnăng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không Sự thay đổicủa thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi có phù hợp với đặcđiểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh hay không
Thứ hai, Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí để biết được doanh nghiệp tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực
1 Tỷ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần đạt được trong kỳ
Trang 29
Trị giá vốn hàng bán
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên DTT = x 100% Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết tổng doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp phải
bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việcquản lý chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại
2 Tỷ suất chi phí bán hàng (chi phí QLDN) trên doanh thu thuần.
CPBH(CPQLDN)
Tỷ suất CPBH(CPQLDN) trên DTT = x 100 % Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được một đồng doanh thu thuần, doanhnghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng (chi phí quản lý doanhnghiệp) Tỷ suất này càng nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phíbán hàng (chi phí QLDN) trong quá trình sản xuất
1.2.4.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính
Việc phân tích thông qua các báo cáo tài chính mới dừng lại ở mứckhái quát mà chưa phản ánh cụ thể thực trạng tài chính của doanh nghiệp Đểbiết rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mối quan hệ tàichính trong doanh nghiệp, các nhà phân tích còn sử dụng các hệ số tài chính.Các hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
1.2.4.2.1 Hệ số khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các nguồn lực của doanhnghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời hạnphù hợp Thông qua phân tích khả năng thanh toán từ các hệ số này có thểđánh giá thưucj trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ
đó có thế thấy được các tiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huyđộng và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có các biện pháp quản lý kịp thời
Trang 30Vì vậy để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đếnhạn thanh toán, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Một khi hệ số này thấp thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp là yếu, là dấu hiệu báo trước những dấu hiệu mạo hiểm về tàichính vì mất cân bằng tài chính, công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn nợngắn hạn để đầu tư dài hạn Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năngcao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn
Mặt khác nếu hệ số này cao thể hiện năng lực thanh toán nợ ngắn hạncủa doanh nghiệp tốt Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp vì đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động vàviệc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả, có thể doanh nghiệp có lượnghàng tồn kho lớn gây ứ đọng vốn, các khoản phải thu bị chiếm dụng lớn hay
có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi
Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tạm thời tình hình thanhtoán của doanh nghiệp Bởi tài sản ngắn hạn ở đây bao gồm cả các khoản phảithu và hàng tồn kho Mà trong khi đó các khoản phải thu có một bộ phận là
nợ quá hạn và nợ khó đòi Hàng tồn kho lại là vật tư, sản phẩm làm dở vàthành phẩm chưa tiêu thụ nên các loại tài sản này không thể chuyển đổi thành
Trang 31tiền nhanh được Hệ số này cũng phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinhdoanh của doanh nghiệp Ví dụ như ở doanh nghiệp thương mại, tài sản lưuđộng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nên hệ số này tương đốicao Vì vậy để đánh giá đúng hơn, cần xem xét lưu tâm về tình hình củadoanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là
hệ số trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành
Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số này càng cao càng tốt nhưng nếu quá cao thì phải xem xét lại,nếu do các khoản phải thu quá lớn thì sẽ bất lợi cho doanh nghiệp Do vậy, nó
Trang 32vẫn chưa đánh giá chính xác được khả năng thanh toán của doanh nghiệp dochưa tính đến giá trị của các khoản phải thu
Hệ số thanh toán tức thời:
Tiền + Tương đương tiền
Hệ số thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng sốtiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp.Trong đó tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển Các khoản tươngđương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tưngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn ba tháng
và không gặp rủi ro lớn Nhìn chung hệ số này thường nhỏ hơn 1 vì trong cáckhoản nợ ngắn hạn không phải khoản nào cũng cần thanh toán ngay trừnhững khoản nợ đến hạn hay quá hạn Nếu có những khoản nợ đến hạn, quáhạn thì cần đánh giá vấn đề chấp hành kỷ luật, những lý do doanh nghiệp đểphát sinh những khoản nợ này nhất là khi doanh nghiệp thừa khả năng thanhtoán Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp đang có mộtlượng lớn bằng tiền nhàn rỗi, gây lãng phí, ứ đọng vốn, giảm vòng quay củavốn Vì vậy để đánh giá chính xác hơn hệ số này, vẫn cần xem xét đến cácyếu tố ảnh hưởng khác như ngành nghề kinh doanh, kỳ hạn các khoản nợ phảithu và kỳ hạn các khoản nợ phải trả, cũng như hệ số trung bình ngành
Hệ số thanh toán lãi vay:
Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khả năng đảm bảo chi trả lãi tiền vay
của doanh nghiệp Đồng thời chỉ tiêu này cũng chỉ ra mức độ rủi ro có thể gặpphải đối với các chủ nợ
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay =
Số lãi vay phải trả trong kỳ
Trang 33Hệ số này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra trongmỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổnglãi vay phải trả từ việc huy động nguồn vốn nợ Nếu hệ số này lớn chứng tỏhoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo chotình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh Ngược lại hệ số này cànggần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyênnhân khiến cho tình hình tài chính bị đe dọa Khi đó hoạt động kinh doanhđang bị thua lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu kéo dài tất sẽdẫn đến phá sản.
1.2.4.2.2 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
Cơ cấu vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn có tác động trực tiếp tới hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp luôn muốn xây dựngđược cơ cấu nguồn vốn tối ưu, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, cơ cấu tàisản hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Trong quá trình kinh doanh, cácđiều kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi, cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng có
sự thay đổi Nghiên cứu các hệ số về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn để cómột cái nhìn tổng quát cho việc hoạch định chiến lược tài chính của doanhnghiệp thành công
Hệ số cơ cấu nguồn vốn: Là một hệ số tài chính hết sức quan
trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như nhà đầu tư
Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ và hệ số vốn chủ
Trang 34Nhà đầu tư: Nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính củadoanh nghiệp để cân nhắc việc đầu tư.
số nợ thấp, tỷ suất tỷ tự tài trợ càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao vềmặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng nhiều Tuy vậy, để
có kết luận chính xác về sự hợp lý của chính sách tạo lập vốn của doanhnghiệp cần thiết phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành nghề cũng như từng thời kỳgiai đoạn khác nhau của doanh nghiệp
Trang 35mức độ độc lập tự chủ về mặt tài chính cao, ít bị ràng buộc, ít chịu sức ép củacác khoản vay Tỷ suất tự tài trợ càng cao thì càng đảm bảo cho các khoản nợđược thanh toán đúng hạn, làm uy tín của chủ doanh nghiệp được nâng cao,việc huy động vốn vay nhờ vậy cũng dễ dàng hơn Tuy nhiên nếu sử dụng quánhiều vốn tự có thì khó có thể khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sởhữu để gia tăng lợi nhuận do mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính quá thấp.
Hệ số cơ cấu tài sản: Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản
của doanh nghiệp Tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác
Tỷ suất đầu tư vào TSNH Tài sản ngắn hạn
=
hay TSLĐ Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn phản ánh một đồng vốn kinh doanh
mà doanh nghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tàisản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tỷ suất đầu tư vào TSDH =
Tổng tài sản
Trang 36Tỷ suất đầu tư vào TSDH phản ánh một đồng vốn kinh doanh màdoanh nghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tài sảndài hạn Đồng thời cũng phần nào phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy kinhdoanh, tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình trang thiết bị máy móc,nhà xưởng…, năng lực sản xuất hiện có và xu hướng phát triển lâu dài củadoanh nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, cũng cần căn cứ vào ngành kinh doanh và tình hình kinhdoanh cụ thể của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tưcác loại tài sản của doanh nghiệp
1.2.4.2.3 Hệ số hiệu suất hoạt động
Các hệ số về khả năng hoạt động có thể đánh giá năng lực quản lý
và sử dụng vốn hiện có của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệpđược dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau Do đó, các nhà phântích không chỉ chú trọng tới việc đo lường hiệu quả quả sử dụng vốn màcòn chú trọng tới hiệu quả sử dụng trong bộ phận cấu thành nguồn vốn củadoanh nghiệp Thông thường các hệ số hoạt động sau đây được sử dụngtrong việc đánh giá mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 37cao thì việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp được đánh giá càngtốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm đượclượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Ngược lại, nếu số vòng quay hàng tồn khothấp, có nghĩa doanh nghiệp đã dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứđọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm Từ đó, dẫn đến dòng tiền vào củadoanh nghiệp bị giảm dần và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn
về tài chính trong tương lai Tuy nhiên để có nhận định chính xác hơn cần kếthợp xem xét cụ thể và sâu sắc hơn tình thế của doanh nghiệp (ví dụ nhưdoanh nghiệp tăng dự trữ nguyên vật liệu do dự đoán trước được giá nguyênvật liệu trong tương lai sẽ tăng thì hệ số này nhỏ không có gì đáng ngạcnhiên), các yếu tố khác như phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay nợ phải thu
Trang 38Số dư bình quân
=
Nợ phải thu đầu kỳ + Nợ phải thu cuối kỳ
Nợ phải thu có thể chỉ lấy số liệu về các khoản phải thu ngắn hạn hoặclấy tổng các khoản phải thu của doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm hoạtđộng kinh doanh, chính sách tín dụng và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp,thông thường lấy số dư các khoản phải thu ngắn hạn bình quân
Vòng quay các nợ phải thu phản ánh các khoản phải thu phải quay baonhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ
đó Vòng quay càng lớn cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh,doanh nghiệp không bị đọng nhiều vốn ở các khoản phải thu, phần vốn bịkhách hàng chiếm dụng càng ít và ngược lại
Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình được xác định theo công thức sau:
Số dư bình quân các KPT
Kỳ thu tiền trung bình =
DT(có thuế) bình quân 1 ngày trong kỳ
Đây là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh
độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp từ lúc giao hàng cho đếnkhi thu được tiền hàng Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộcchủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp
Do vậy khi xem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét trong mối liên hệ với
sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp Khi kỳ thu tiền quá dài so với cácdoanh nghiệp trong ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi và mất vốnkinh doanh
Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần
Trang 39Vòng quay vốn lưu động =
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ VLĐ quay được mấy vòng, có nghĩa là
cứ đầu tư bình quân 1 đồng vốn vào vốn lưu động sẽ tạo ra được bao nhiêuđồng doanh thu thuần Nếu chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng càng cao vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, vật tư hàng hóa tồn kho thấp Do
đó, doanh nghiệp cần xem xét kỹ có thể cân nhắc một mức dự trữ vốn lưuđộng ở các khâu thích hợp vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanhvừa tiết kiệm vốn nhằm mang lại hiêu quả cao nhất
Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn
Trang 40K1, K0 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.
L1, L0 : Số vòng quay vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc
độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳbáo cáo) Do tăng tốc độ luân chuyển vốn, doanh nghiệp có thể đạt được quy
mô như cũ nhưng có thể tiêt kiệm được một lượng vốn lưu động; hay vẫn với
số vốn lưu động như cũ nhưng do tăng tốc độ luận chuyển vốn, doanh nghiệpđạt được quy mô cao hơn; hoặc do tăng tốc độ luân chuyển vốn, doanh nghiệp phảităng một lượng vốn lưu động không đáng kể nhưng quy mô tăng lên nhiều
Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
DT thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
VCĐ bình quân
Chỉ tiêu này nói lên mỗi đồng vốn cố định bình quân tham gia vào sảnxuất kinh doanh có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu nàycàng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định có thể phản ánh khái quát đượctình hình sử dụng tài sản cố định nhưng vì doanh thu và vốn cố định đều làcác chỉ tiêu tổng hợp, mang tính khái quát cao và thường chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố khách quan Vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu này phải kết hợp với tìnhhình cụ thể của doanh nghiệp mới có thể đánh giá một cách chính xác được
Hàm lượng vốn cố định
Hàm lượng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định vàvốn dài hạn khác Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra mộtđồng doanh thu thuần trong kỳ hay nói cách khác để tạo ra một đồng doanh