Đồngthời vấn đề này cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà phân tích tài chínhdoanh nghiệp, những người quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính.Xuất phát từ thực tế nêu trên, và
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Trang
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
1.1 Khái quát về tài chính doanh nghiệp 3
1.1.2 Nội dung tài chính doanh nghiệp 4
1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 6
1.2 Phương pháp và nôi dung phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp 8
1.2.1 Phương pháp và tài liệu đánh giá phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 8
1.2.1.1 Khái niệm phân tích TCDN 8
1.2.1.2 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phân tích TCDN 8
1.2.1.3 Mục tiêu của phân tích TCDN 9
1.2.1.4 Các phương pháp sử dụng trong phân tích TCDN 9
1.2.1.5 Tài liệu sử dụng trong phân tích TCDN 13
1.2.2.1.Đánh giá tình hình huy động, tạo lập và sử dụng vốn của DN18 1.2.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 25
1.2.2.3 Đánh giá kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của DN 30
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 35
1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD 35
Trang 31.3.2 Một số giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD
tại DN 36
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI THÀNH ĐẠT 37
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 37
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 37
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty 38
2.1.3 Tổ chức bộ máy và nhân sự của công ty 39
2.1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh: 42
2.1.5 Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty: 44
2.2 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 46
2.2.1 Những thuận lợi,khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty46 2.2.2 Tình hình quản trị tài chính của công ty trong thời gian qua 48
2.2.2.1 Tình hình quản trị tài chính của công ty 48
2.2.2.2 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu 55
2.2.2.3 Phân tích DUPONT 66
2.2.2.4.Phân tích mô hình tài trợ 73
2.2.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 75
2.2.5 Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty 81
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI THÀNH ĐẠT 85
3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 85
3.1.1.Tình hình kinh tế thế giới và bối cảnh kinh tế - xã hội 85
3.1.2 Định hướng phát triển kinh doanh năm 2013 86
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng thương mại Thành Đạt 87
Trang 43.2.1 Đẩy mạnh công tác thanh toán, giảm thiểu thời gian vốn bị chiếm
dụng 87
3.2.2 Tái cấu trúc lại cơ cấu nguồn vốn của công ty theo hướng sử dụng vốn chủ sở hữu 91
3.2 3 Quản lý hàng tồn kho hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 92
3.2.4- Tiếp tục nâng cấp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị 94
3.2.5 Chú trọng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường tiềm năng, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm 95
3.2.6 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực dáp ứng nhu cầu 95
3.2.7 Chú trọng hoàn thiện công tác quản lý tài chính, phân tích tình hình tài chính và nâng cao trình độ quản lý tài chính doanh nghiệp 98
3.2.8 Xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn 98
3.3 Một số kiến nghị 99
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GVHB Giá vốn hàng bánTSLĐ Tài sản lưu độngTSCĐ Tài sản cố địnhTSNH Tài sản ngắn hạnTSDH Tài sản dài hạn
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2 1: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận 48
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn năm 2012 52
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính ngành xây dựng 56
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 57
Bảng 2.5 Các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn 60
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 62
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 64
Bảng 2.7: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 76
Bảng 2.8: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 77
Bảng 2.9: Tình hình quản lý các khoản phải thu 79
Bảng 2.10: Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho của công ty 81
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 87
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ bộ máy 42Biểu 2.1: Sơ đồ phân tích DUPONT 69
Trang 8so với các nước trong khu vực và thế giới Một trong những yếu kém hiện naycủa toàn nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng đó là sứccạnh tranh trên thị trường cả trong nước lẫn nước ngoài.
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này,các doanh nghiệp buộc phải có một tình hình tài chính lành mạnh Điều nàyđòi hỏi mỗi một doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác tài chính, thườngxuyên tổ chức việc phân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, cũngnhư việc dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những khoảngthời gian nhất định Mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc tổ chức, phântích tài chính, bởi đó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sựthành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh
Đặc biệt đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, công tác đánh giá vàphân tích của doanh nghiệp lại càng cần thiết nhằm giúp cho việc ra các quyếtđịnh đúng đắn, xây dựng một chiến lược đầu tư hiệu quả và phát triển doanhnghiệp trong tương lai, cải thiện tình hình sản xuất của công ty từ đó đạt tớimục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tỏ ra yếu kém trongcạnh tranh, lúng túng trong việc huy động và sử dụng vốn, thậm chí là khôngtrung thực, làm giả các báo cáo tài chính nhằm che đậy tình hình tài chínhkhông lành mạnh của công ty… Đây là những vấn đề nổi cộm đặt ra cho các
Trang 9nhà quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi các nhà quản trị phải hết sức lưu tâm Đồngthời vấn đề này cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà phân tích tài chínhdoanh nghiệp, những người quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, và với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo
TS Nguyễn Thị Hà, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các anh chị trongphòng tài chính kế toán của công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng
thương mại Thành Đạt, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng thương mại Thành Đạt” với
mong muốn làm rõ cơ sở lí luận về công tác phân tích tài chính và đánh giáthực trạng tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng thương mạiThành Đạt Nội dung luận văn gồm 3 chương
Chương 1:Những lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp Chương 2: Đánh giá tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát
triển xây dựng thương mại Thành Đạt
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng thương mại Thành Đạt
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạnhẹp nên luận văn của em không tránh khỏi những sai sót Em mong nhậnđược sự bổ sung góp ý của các thầy cô, các cán bộ tài chính cũng như các bạnsinh viên để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo- tiến sĩ Nguyễn Thị Hà cùng các cán
bộ phòng Tài chính-kế toán công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựngthương mại Thành Đạt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành luậnvăn này
Hà Nội ngày 05/05/2013
Sinh viên
Trang 10CHƯƠNG INHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường để có yếu tố đầu vào đòi hỏi doanh nghiệpphỉa có lượng vốn tiền tệ nhất định Với từng loại hình pháp lý tổ chức, doanhnghiep có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ số tiền tệ
đó doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…Sau khi sảnxuất xong, doanh nghiệp thực hiện bán hàng và thu được tiền bán hàng Với
số tiền thu từ bán hàng, doanh nghiệp sử dụng để bù đắp các khoản chi phí vậtchất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, các khoản chi phí khác,nộp thuế cho nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệptiếp tục phân phối số lợi nhuận này Như vậy, quá trình hoạt động của doanhnghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thànhhoạt động tài chính của doanh nghiệp Trong quá trình đó, làm phát sinh tạo
sự vận động của các dòng tiền bao hàm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liềnvới hoạt động đầu tư và hoạt dộng kinh doanh thường xuyên của doanhnghiệp
Bên trong qua trinh tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là cácquan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính củadoanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu sau:
• Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và nhà nước: quan hệ này thể hiệnchủ yếu ở chỗ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nướcnhư: nộp thuế,lệ phí vào ngân sách…Đối với doanh nghiệp còn thể hiện ởviệc: Nhà nước đầu tư vốn ban đầu và vốn bổ sung cho doanh nghiệp bằngnhững cách khác nhau
Trang 11• Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổchức xã hội khác.
• Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp:doanh nghiệp thanh tóan tiền lương, thực hiện thưởng phạt vật đối với người laođộng trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…
• Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanhnghiệp: đâì tư,rút vốn hay góp vốn của chủ sở hữu với doanh nghiệp và trongviệc phân chia lợi nhuận sau thế của doanh nghiệp
• Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiep: thanh toan giữa các bộphận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong viec hinh thành
và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
Từ các vấn đề nêu trên có thể rút ra 1 số điểm sau:
• Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong qua trinhtạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanhnghiệp Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là quan hệ kinh tế dưới hìnhthức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanhnghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
• Hoạt động tài chính là 1 mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tớicác mục tiêu của doanh nghiệp đề ra Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập,phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của quy tiền tệ thuộc hoạt độngtài chính của doanh nghiệp
1.1.2 Nội dung tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp bao hàm các nộ dung chủ yếu sau:
• Lựa chọn và quyết định đầu tư
Triển vọng của 1 doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vàoquyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công
Trang 12định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt vềkinh tế, kĩ thuật và tài chính Trong đó về mặt tài chính phải xem xét dòngtiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư về mặt tài chính Đó làquá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiêu quả tài chính củaviệc đầu tư.
• Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy
đủ nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Tât cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Tàichính doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt độngcủa doanh nghiệp ở trong kì ( bao hàm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn) Tiếptheo, phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợicho các hoạt động của doanh nghiệp Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức
và phương pháp huy động thích hợp, cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặtnhư: kết cấu nguồn vốn, những điểm lợi của từng hình thức huy động vốn, chiphí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn
• Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, qurn lý chặt chẽ các khoản phải thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốnhiện có doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứđọng, theo dõi chặt chẽ mọi khoản chi phát sinh trong quá trình hoạt động củadoanh nghiệp Thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu vàchi bằng tiền, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán cáckhoản nợ đến hạn
• Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sửdụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển
Trang 13của doanh nghiệp và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người laođộng trong doanh nghiệp.
• Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính,tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phếp kiểm soat được tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp Mặt khác, cần định kì tiến hành phân tích tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Qua phân tích, cần đánh giá được hiệu quả
sử dụng vốn, những điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý và dự báo trước tìnhhình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lýdoanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt độngkinh doanh và tài chính
• Thực hiện kế hoạch hóa tài chính
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thôngqua việc lập kế hoạch tài chính Có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệpmới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mụctiêu của doanh nghiệp Qúa trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quátrình chủ động đưa ra giải pháp hữu hiệu khi thị trường biến động
1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
a Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục
Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp Trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh nhu cầu vốn ngắn hạn vàdài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư pháttriển của doanh nghiệp Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanhnghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được Do vậy,việc đảm bảo chocác hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ
Trang 14b Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiep
- Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thộc rất lớn vào việc đánhgiá, lựa chọn đầu tư từ góc độ tài chính
- Việc huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp doanh nghiệp chớp được cơhội kinh doanh
- Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thểgiảm bớt chi phí sử dụng vốn góp phần rất lớn tăng lợi nhuận của doanhnghiệp
- Sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đặc biệt là sử dụng đòn bẩy tài chínhhợp lý là yếu tố gia tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
- Huy động vốn tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thểtránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốnvay từ đó giảm được tiền trả lãi vay góp phần rất lớn tăng lợi nhuận sau thuếcủa doanh nghiệp
c Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiep
Qúa trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiep cũng là quá trình vậnđộng, chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ Thông qua tình hình thu, chi tien
tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và đặc biệt là các báocáo tài chính, có thể kiểm soát kịp thời, tổng quát các mặt hoạt động củadoanh nghiệp, từ đó phát hiện nhanh chóng những tồn tại và những tiềm năngchưa được khai thác để đưa ra quyết định thích hợp điều chỉnh các hoạt độngnhằm đạt tới các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của tài chính doanh nghiệp liênquan và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp
Trang 15• Quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn cho hoat động của doanh nghiệpngày càng lớn Mặt khác, thị trường tài chính càng phát triển nhanh chóng,các công cụ tài chính để huy động vốn càng phong phú và đa dạng Chính vìvậy quyết định huy động vốn, quyết định đầu tư ảnh hưởng ngày càng lớndến tình hình và hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp.
• Các thông tin về tình hình tài chính là căn cứ quan trọng đối với các
nhà quản lý doanh nghiệp để kiểm soát và chỉ đạo các hoạt động củadoanh nghiệp
1.2 Phương pháp và nôi dung phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Phương pháp và tài liệu đánh giá phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm phân tích TCDN
Phân tích TCDN là việc nghiên cứu, đánh giá toàn bộ thực trạng TC của
DN, phát hiện các nguyên nhân tác động tới các đối tượng phân tích và đề xuất các giải pháp có hiệu quả giúp DN ngày càng nâng cao hiệu quả SXKD.
1.2.1.2 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phân tích TCDN.
Phân tích TCDN là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu
TC với quá khứ Thông qua việc phân tích hoạt động TC của DN, các nhà đầu
tư, nhà cung cấp tín dụng, nhà cung cấp vật tư hàng hóa - dịch vụ có thể đánhgiá khả năng và tính chắc chắn của các nguồn tiền mặt và tình hình sử dụngVKD, khả năng thanh toán của DN
Phân tích TCDN là vấn đề quan trọng trong việc đánh giá tình hình DN
Nó cho phép đánh giá khái quát và toàn diện các mặt hoạt động của DN, thấy
rõ được sức mạnh TC, khả năng sinh lời và triển vọng của của DN
Trang 16Hoạt động TC có quan hệ trực tiếp, thường xuyên với hoạt động SXKDcủa DN và có vai trò quan trọng trong việc hình thành, tồn tại và phát triển
DN Vai trò này thể hiện xuyên suốt trong quá trình sống của DN
1.2.1.3 Mục tiêu của phân tích TCDN
Trên các giác độ khác nhau, phân tích TC của DN hướng tới các mụctiêu khác nhau, cụ thể như sau:
- Đối với những người quản lý DN: mục tiêu chủ yếu là đánh giá tình
hình TC và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các dự báo và kếhoạch TC cùng các quyết định TC thích hợp Bên cạnh đó, phân tích TCnhằm kiểm soát các mặt hoạt động của DN và đưa ra các biện pháp quản lýthích ứng với sự biến động của nền kinh tế
- Đối với nhà đầu tư: thông qua việc phân tích tình hình TC của DN, họ
biết được khả năng sinh lời cũng như tiềm năng phát triển của DN, từ đó cóquyết định đầu tư vốn vào DN hay không
- Đối với người cho vay: mối quan tâm của họ là DN có khả năng trả nợ
hay không, do vậy phân tích TCDN giúp họ nắm được khả năng thanh toán,khả năng sinh lời của DN
Ngoài ra, phân tích TCDN còn rất cần thiết đối với những người hưởnglương trong DN, các cơ quan Nhà nước, các nhà cung cấp, các khách hàng…
1.2.1.4 Các phương pháp sử dụng trong phân tích TCDN
Phương pháp phân tích TCDN là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tìnhhình TC của DN trong quá khứ, hiện tại và dự đoán TCDN trong tương lai.Phương pháp phân tích TCDN bao gồm một hệ thống các công cụ vàbiện pháp nhằm tiếp cận và nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan
hệ bên trong và bên ngoài DN, các luồng dịch chuyển và biến đổi TC, các chỉtiêu TC tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình TC của DN Sau đây làmột số phương pháp thường được sử dụng:
Trang 17a Phương pháp so sánh.
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nóichung và phân tích TC nói riêng Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý:
• Về điều kiện so sánh:
- Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng (hai chỉ tiêu)
- Các đại lượng hoặc các chỉ tiêu phải đẩm bảo tính chất có thể so sánhđược Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháptính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường
• Xác định gốc so sánh:
- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thìgốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểmtrước, một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước
- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc sosánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích
- Khi xác định vị trí của DN thì gốc so sánh được xác định là giá trị trungbình của ngành hoặc chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh
• Về kỹ thuật so sánh:
- So sánh về số tuyệt đối: để thấy sự biến động của chỉ tiêu phân tích.
- So sánh bằng số tương đối: để thấy kỳ thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu
tăng hay giảm bao nhiêu
b Phương pháp hệ số
Hệ số TC được tính bằng cách đem so trực tiếp (chia) một chỉ tiêu nàycho một chỉ tiêu khác để thấy được mức độ ảnh hưởng và vai trò của các yếu
tố, chỉ tiêu này đối với yếu tố, chỉ tiêu khác
c Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số TC (phương pháp phân tích DUPONT ).
Mức sinh lời của VCSH là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và
Trang 18giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lờicủa DN, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó.Những mối quan hệ chủ yếu đựơc xem xét là:
- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất LNST trên VKD với hiệu suất sửdụng toàn bộ vốn và hệ số lãi ròng
- Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận VCSH
d Phương pháp phân chia ( chi tiết)
Đây là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá trình và kết quảthành những bộ phận khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhận thức quá trình vàkết quả đó dưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm củatừng đối tượng trong từng thời kỳ Thông thường trong phân tích, người ta thườngchi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được theo những tiêu thức sau:
- Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: là việc chia nhỏchỉ tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó.Việc phân chia theo yếu tố cấu thành giúp nhận thức được nội dung, bản chất,
xu hướng và tính chất phát triển của chỉ tiêu
- Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: là việcchia nhỏ quá trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển.Phân chia theo thời gian giúp nhận thức được xu hướng, tốc độ phát triển,tínhphổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu
- Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế làviệc chia nhỏ quá trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển củachỉ tiêu nghiên cứu Phân chia đối tương nghiên cứu theo không gian tạo điềukiện đánh giá vị trí, vai trò của từng bộ phận đối với quá trình phát triển củadoanh nghiệp
e Phương pháp liên hệ đối chiếu
Là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu xem xet mối lien hệkinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối
Trang 19của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động Sử dụngphương pháp này cần chú ý đến các mối lien hệ mang tính nội tại, ổn định,chung nhất và được lặp đi lặp lại, các lien hệ ngược, lien hệ xuôi, tính cân đốitổng thể, cân đối từng phần Vì vậy, cần thu thập được thong tin đầy đủ vàthích hợp về các khía cạnh lien quan đến các luồng chuyển dịch giá trị và sựvận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp.
f Phương pháp phân tích nhân tố
Là phương pháp được sử dụng để thiết lập công thức tính toán các chỉtiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố anh hưởng Trên cơ sởmối quan hệ giữa chỉ tiêu được sử dụng để phân tích và các nhân tố ảnh hưởn
mà sử dụng hệ thống phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
và phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
* Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: là
phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từngnhân tố dến chỉ tiêu nghiên cứu Có nhiều phương pháp xác định ảnh hưởngcủa các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tùy thuộc vào mối quan hệ giữachỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng Các phương pháp xác định mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố thường được sử dụng trong phân tích tài chínhdoanh nghiệp là:
- Phương pháp thay thế liên hoàn: được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích
có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặcthương Nếu là phương trình tích thì các nhân tố được sắp xếp theo trình tự:
cứ nhân tố số lượng đứng trước nhân tố chất lượng, trường hợp có nhiều nhân
tố số lượng hay nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu đứng trước nhân
tố thứ yếu Khi đó để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta tiếnhành thay thế lần lượt số kỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số thực tế của nhân tố
Trang 20khác giữ nguyên ở kỳ gốc), sau mỗi lân thay thế phải xác định được kết quảcủa lần thay thế đó, chênh lệch giữa kết quả của lần thay thế ngay trước đó làảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.
- Phương pháp số chênh lệch: đây là hệ quả của phương pháp thay thế
lien hoàn áp dụng khi nhân tố có quan hệ tích với chỉ tiêu phân tích Sử dụngphương pháp này, muốn xác định ảnh hưởng của nhân tố nào, ta lấy chênhlệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy nhân với nhân tố đứng trước ởthực tế, nhân tố đứng sau ở kỳ gốc trên cơ sở tuân thủ trình tự sắp xếp cácnhân tố
- Phương pháp cân đối: đây là phương pháp được sử dụng để xá định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích đó có quan hệ vớinhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu Xác dịnh mức độ ảnh hưởngnhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích , bằng phương pháp cân đối người ta xácđịnh chênh lệch giữa thực tế với kỳ gố của nhân tố ấy Tuy nhiên cần để ý đếnquan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích
* Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố
Sauk hi xác địn được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có thể đánhgiá và dự đoán hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định và cách thức thựchiện các quyết định cần tiến hành phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân
tố Việc phân tích được thực hiện thông qua chỉ rõ và giải quyết các vấn đềnhư: chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan, khách quan củatừng nhân tố ảnh hưởng, phương pháp đánh giá và dự đoán cụ thể, đồng thờixác định ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang xem xét nghiên cứu
1.2.1.5 Tài liệu sử dụng trong phân tích TCDN
Khi phân tích TCDN có thể sử dụng tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau,
tuy nhiên quan trọng nhất là BCTC, trong đó quan trọng nhất là BCĐKT và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Trang 21a BCĐKT:
BCĐKT là một BCTC tổng hợp về tình hình TS và nguồn hình thành TScủa một DN tại một thời điểm nhất định BCĐKT bao gồm hai phần: TS và
NV Do đó, các số liệu phản ánh trên BCĐKT được sử dụng làm tài liệu chủyếu khi phân tích tổng tài sản, nguồn vốn và kết cấu tài sản, nguồn vốn
- Phần TS: Phản ánh giá trị của toàn bộ TS hiện có đến thời điểm lập báo
cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của DN
- Phần NV: Phản ánh nguồn hình thành các TS của DN tính đến thời
điểm lập báo cáo
Theo nguyên tắc, số liệu trên bảng CĐKT sẽ luôn đảm bảo tính cân đốigiữa tài sản và nguồn vốn Nghĩa là tổng số tiền phần tài sản bằng tổng số tiềnphần nguồn vốn Sự biến động về tổng giá trị tài sản cuối kỳ với đầu kỳ thểhiện quy mô tài sản doanh nghiệp tăng hay giảm Về lý luận cũng như trongthực tiễn xảy ra 3 trường hợp dưới đây:
+ Giá trị tài sản cuối kỳ so với đầu năm không thay đổi: trường hợp nàyrất ít khi xảy ra
+ Giá trị tài sản cuối kỳ lớn hơn đầu năm: trường hợp này thường gặpđối với các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có uy tín, thể hiện quy môvốn tăng
+ Giá trị tài sản cuối kỳ nhỏ hơn đầu năm: trường hợp này thường gặpđối với doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, thể hiện vốn giảm
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào tăng giảm của quy mô vốn để đánh giá hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chưa đảm bảo khoa học vàkhách quan Điều quan trọng là phải xem xét sự biến động của từng khoản
Trang 22b Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
BCKQKD là một bản BCTC tổng hợp phản ánh tình hình và kết quảhoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động trong năm của DN Nội dungBCKQKD có thể thay đổi theo từng kỳ, tùy theo yêu cầu quản lý, nhưng phảiphản ánh được các nội dung cơ bản: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bánhàng và chi phí quản lý DN, kết quả lãi lỗ, nghĩa vụ TC đối với Nhà nước Các chỉ tiêu thuộc phần này trình bày các số liệu về tổng số phát sinh kỳnày, kỳ trước và lũy kế từ đầu năm
Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tínhtoán các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhànước về các khoản phải nộp Cùng với số liệu trên BCĐKT, số liệu trên báocáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tính toán hiệu quả sử dụngvốn, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận…
Khi phân tích, sử dụng số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
để phân tích tài chính, cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:
- Giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận có liên hệ ràng buộc nhau Khi tốc
độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng dẫn đến lợi nhuận tăng và ngược lại
- Các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại tăng, thể hiện chấtlượng hàng bán của doanh nghiệp không đảm bảo yêu cầu của khách hang
- Khi sử dụng số liệu doanh thu để tính toán một số loại tỷ suất, cần sửdụng doanh thu thuần
c Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánhquá trình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo củadoanh nghiệp
Thông tin về lưu chuyển tiền của doanh nghiệp giúp cho các đối tượng
sử dụng báo cáo tài chính có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền
Trang 23và sử dụng các khoản tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.
Tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là:
-Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra tiền, các khoản tươngđương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền.-Cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng báo cáo phân tích đánhgiá về thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiềntrong doanh nghiệp
-Cung cấp thông tin về các nguồn tiền hình thành từ các hoạt động kinhdoanh, hoạt động đầu tư tài chính để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động
đó đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp
Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
d Thuyết minh báo cáo tài chính
Là báo cáo tài chính trình bày những thông tin trọng yếu mà các báo cáotài chính khác chưa thể hiện được Thuyết minh báo cáo tài chính mô tả mangtính tường thuật và phân tích chi tiết các thông tin đã được trình bày trongbảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệcũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán
cụ thể như: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán và đơn vị tiền
tệ sử dung khi trình bày báo cáo tài chính, những tuyên bố về chuẩn mực kếtoán và chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng khi xử lý thông tin hìnhthành nên báo cáo tài chính, các chính sách kế toán mà doanh nghiệp ápdụng…Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thong tin
Trang 24khác cung cấp cho đối tượng sử dụng khi doanh nghiệp xét thấy cần thiết choviệc trình bày trung thực và hợp lý các báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp những thông tin hữu ích cho cácđối tượng sử dụng để phân tích đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan vàphù hợp
Ngoài ra khi phân tích ta cần dựa vào các yếu tố sau:
-Các yếu tố bên trong: đó là những yếu tố thuộc về tổ chức daonhnghiệp, ngành sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, quy trình công nghệ,năng lực của lao động, năng lực và trình độ của các nà quản trị doanh nghiệp
- Các yếu tố bên ngoài: như chế độ chính trị xã hội, tăng trưởng của nềnkinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách tài chính tiền tệ, chính sáchthuế…
+ Các thông tin chung: thong tin về tình hình kinh tế chính trị, môitrường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hôi
kỹ thuật công nghệ…Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tácđộng mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
+ Các thông tin theo ngành kinh tế: đó là những thông tin mà kết quảhoạt động của doanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểmcủa ngành kinh tế liên quan đến thực thể của sản phẩm tiến trình kỹ thuật cầntiến hành
+ Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: thong tin về chiến lược, sáchlược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, những thông tin về tìnhhình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và
sử dụng vốn, tình hình khả năng thanh toán…
• Nội dung phân tích TCDN
Để đánh giá tình hình TCDN, các nhà quản trị TCDN thường xem xétcác nội dung sau:
Trang 25- Đánh giá tình hình huy động, tạo lập và sử dụng vốn
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
- Đánh giá tiềm lực TC
1.2.2.1.Đánh giá tình hình huy động, tạo lập và sử dụng vốn của DN
a Phân tích diễn biến NV và sử dụng vốn
• Mục đích cuối cùng của các nhà quản trị trong việc hoạch đinh TC
cho kỳ tới là trả lời cho câu hỏi “vốn lấy từ đâu” và “sử dụng cho mục đích
gì” Việc phân tích diễn biến NV và sử dụng vốn cho phép nắm được tổng
quát diễn biến thay đổi của NV và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốnbằng tiền của DN trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập BCĐKT,
từ đó có thể định hướng cho việc huy động và sử dụng vốn trong kỳ tiếp theo
• Cách thức:
• Lập “Bảng kê diễn biến NV và sử dụng vốn”: Chuyển toàn bộ các
khoản mục trên BCĐKT thành cột dọc, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ đểtìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục
• Sự thay đổi của mỗi khoản mục sẽ được phản ánh vào cột sử dụng
vốn hoặc diễn biến NV trong “ Bảng phân tích diễn biến NV và sử dụng
vốn” theo nguyên tắc sau:
+ Các trường hợp giảm TS hoặc tăng NV được phản ánh trên cột “diễnbiến NV”
+ Các trường hợp tăng TS hoặc giảm NV được phản ánh trên cột “Sửdụng vốn”
+ Riêng đối với phần TS có các khoản mục thể hiện bút toán đỏ (số âm)thì khi đưa vào bảng phân tích sẽ thực hiện ngược lại với nguyên tắc trên
Trang 26b Đánh giá tình hình tạo lập vốn
NV mà DN sử dụng trong quá trình kinh doanh được chia thành NVCSH
và NV vay NVCSH bao gồm các bộ phận chủ yếu như vốn góp ban đầu, lợinhuận giữ lại tái đầu tư, tăng vốn do phát hành cổ phiếu mới Các NV vay baogồm các NV tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu…
• Để đánh giá chính xác và có những kết luận đúng đắn về tình hình huy
động và tạo lập vốn của 1 DN chúng ta cần đi sâu phân tích cơ cấu và sự biến động của NV thông qua số liệu phần NV trên BCĐKT Thông qua
những số liệu đó ta có thể so sánh từng NV giữa cuối năm và đầu năm cả về
số tương đối lẫn số tuyệt đối, tỷ trọng từng loại vốn trong tổng thể để xác địnhchênh lệch cả về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng giữa số đầu năm và số cuối kỳ
• Bên cạnh đó để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt TC và mức độ tự
chủ trong kinh doanh chúng ta cần xem xét chỉ tiêu hệ số nợ và hệ số VCSH:
Hệ số nợ cao chứng tỏ DN sử dụng nhiều vốn vay trong NV kinh doanh,tức là sử dụng đòn bẩy TC ở mức độ cao, nếu DN hoạt động hiệu quả, nó sẽgiúp cho tỷ suất sinh lời của vốn chủ được khuếch đại tăng Nhưng việc sửdụng nhiều vốn vay trong cơ cấu NV cũng làm cho rủi ro TC của DN tăngcao, tính tự chủ về vốn bị hạn chế Tuy nhiên để có đánh giá chính xác nhất
Trang 27về mức độ hợp lý của chính sách tạo lập vốn của DN, cần xem xét đến cácyếu tố khác như: đặc điểm SXKD của từng DN, các giai đoạn phát triển khácnhau của DN…
• Ngoài những nội dung cơ bản trên, khi đánh giá việc tạo lập và sử
dụng vốn của DN cần xem xét đến sự cân đối giữa NV và TS thông qua Mô hình tài trợ vốn của DN Nội dung phân tích là so sánh giữa TSDH (TSCĐ
và ĐTDH) và NVDH trong DN Các trường hợp có thể xảy ra là:
- NVDH < TSDH : Trong trường hợp này DN đã dùng một phần NVNH
để đầu tư cho TSDH, điều này làm cho tình hình TC của công ty có thể gặprủi ro song nó đem lại chi phí sử dụng vốn thấp
- NVDH ≥ TSDH: trường hợp này NVDH của DN đủ tài trợ cho TSDH
và DN đã dùng một phần NV dài để tài trợ cho TS ngắn, theo đó tình hình TCcủa DN được đảm bảo an toàn, nhưng chi phí sử dụng vốn cao làm giảm hiệuquả sử dụng vốn, từ đó giảm khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường
c Đánh giá tình hình phân bổ sử dụng vốn:
Để đánh giá tình hình phân bổ, sử dụng vốn của DN có hợp lý haykhông, ta cần xem xét việc phân bổ vốn của DN, tỷ lệ phân bổ ở từng khâu,từng loại vốn là bao nhiêu và việc tăng giảm vốn ở từng loại vốn đã hợp lýchưa Cơ sở để đưa ra những nhận xét đánh giá trên là dựa vào các số liệuphần TS trên BCĐKT để thực hiện các bước phân tích sau:
- Thứ nhất: Xem xét sự biến động của tổng TS cũng như từng loại TS
qua việc so sánh số đầu năm và số cuối kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối
để thấy được sự thay đổi trong quy mô SXKD cũng như năng lực SXKD của
DN Cụ thể chúng ta cần xem xét:
+ Sự biến động của tiền và các khoản đầu tư TC ngắn hạn ảnh hưởngđến khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
Trang 28+ Sự biến động của HTK thể hiện đặc điểm SXKD của từng DN, sự linhhoạt và hiệu quả trong quản lý sản xuất, chính sách bán hàng, tiêu thụ sảnphẩm.
+ Sự biến động của các khoản phải thu đánh giá được chính sách tíndụng của doanh nghiêp đối với khách hàng, công tác quản lý nợ phải thu cũngnhư khả năng tiêu thụ trong kỳ (liên quan đến doanh thu bán chịu)
+ Sự biến động của TSCĐ thể hiện quy mô ĐTDH cũng như sự thay đổitrong năng lực SXKD hiện tại và tương lai
- Thứ hai: xem xét cơ cấu TS của DN thông qua tỷ trọng của từng loại
TS và so sánh tỷ trọng của từng loại TS giữa đầu năm với cuối kỳ để đánh giá
sự biến động của cơ cấu TS đã hợp lý hay chưa từ đó đưa ra những kết luận
và giải pháp trong tương lai Một số chỉ tiêu cần xem xét đó là:
Tổng TS
Tổng TSHai chỉ tiêu trên thể hiện tình trạng trang bị cơ sở vật chất ở DN, nănglực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài mà DN hướng tới Tỷ suất đầu tưvào TSDH càng lớn thì càng chứng tỏ mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng
TS của DN Tuy nhiên để đánh giá dựa vào chỉ tiêu này cần căn cứ vào đặc điểmngành nghề kinh doanh cũng như đặc điểm sản xuất cụ thể của từng DN
d Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Việc đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán là một nộidung quan trọng khi đánh giá tình hình tạo lập và sử dụng vốn của DN Thôngqua nội dung này chúng ta có thể phần nào đánh giá được hiệu quả trongchính sách phân bổ vốn của DN Ngược lại chính sách phân bổ vốn ảnh
Trang 29hưởng đến khả năng thanh toán như thế nào cũng thể hiện sự lành mạnh vềmặt TC của DN.
• Về tình hình công nợ: Đánh giá sự biến động của các khoản
phải thu và các khoản phải trả từ đó đánh giá được sự tự chủ về mặt TC, tínhhợp lý trong việc áp dụng các chính sách tín dụng thương mại đối với bạnhàng và việc chấp hành kỷ luật thanh toán của DN Chúng ta xem xét tìnhhình công nợ của DN thông qua 2 chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ giữa khoảnphải thu và TS =
Tổng nợ phải thuTổng TS Các khoản phải thu thể hiện vốn bị chiếm dụng của DN,do vậy chỉ tiêunày phản ánh quy mô vốn bị chiếm dụng của DN trong tổng TS Thôngthường nếu chỉ tiêu này càng lớn thì DN bị chiếm dụng vốn càng nhiều Đó làdấu hiệu không tốt, nhưng để đánh giá được tính hợp lý của nó cần xem xétđến yếu tố đặc điểm SXKD, chính sách tiêu thụ, chính sách thu hồi nợ haydoanh số bán chịu trong kỳ cũng như đặc thù của từng giai đoạn phát triển củaDN…
Tỷ lệ giữa nợ phải
Tổng nợ phải trả Tổng TS
Các khoản phải trả phản ánh các khoản vốn đi chiếm dụng của DN Hệ
số này càng cao một mặt thể hiện tính độc lập tự chủ về mặt TC của DNgiảm, DN đang gặp phải áp lực trả nợ lớn Mặt khác nếu không có tranh chấphoặc nợ quá hạn xảy ra, thì việc chiếm dụng vốn cũng cho thấy tính linh hoạtcủa DN trong tổ chức NV Hệ số này phụ thuộc vào chính sách TC của từng
DN trong từng thời kỳ, về giá trị vật tư đầu vào mua vào trong kỳ để phục vụ
kế hoạch SXKD trong kỳ, về khả năng thỏa thuận dựa vào mối quan hệ với
Trang 30nhà cung cấp… Chúng ta phải phân tích và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởngđến chỉ tiêu này và sự biến động của nó để có sự điều chỉnh hợp lý.
• Về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được nhà đầu tư và
đặc biệt là các nhà cung cấp tín dụng quan tâm nhiều nhất, giúp họ trả lời câuhỏi rằng: “DN có khả năng trả các khoản nợ tới hạn hay không” Ta lần lượtxem xét các hệ số sau:
+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Hệ số khả năng thanhtoán tổng quát =
Tổng TSTổng nợ
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tổng TS hiện có và tổng nợphải trả Nói chung hệ số này không thể hiện được nhiều về khả năng thanhtoán của DN, do vậy chúng ta cần xem xét chỉ tiêu này trong mối tương quanvới các hệ số khả năng thanh toán khác
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn):
Hệ số khả năngthanh toán hiện thời =
Tổng TSNH
Nợ ngắn hạn Thông thường khi hệ số này thấp thể hiện khả năng thanh toán nợ của DN
là yếu, hay DN đang gặp phải khó khăn về mặt TC, rủi ro TC là cao Ngượclại, nếu hệ số này cao chứng tỏ DN có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanhtoán các khoản nợ Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinhdoanh Ngành nghề nào mà TS lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS thì
hệ số này lớn và ngược lại Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì được coi là an toàn,ngược lại thì DN dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán
Trang 31Tuy nhiên, chưa chắc trong mọi trường hợp, hệ số này quá cao đã phảnánh năng lực TC của DN là tốt, có thể DN đó chưa tận dụng triệt để các nguồn
TC vào hoạt động kinh doanh Do vậy, cần đặt hệ số trong tình hình cụ thể của
DN cũng như kết hợp với các hệ số khác để đánh giá chính xác về DN
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh : Đây là hệ số phản ánh tốt nhất khả năng
thanh toán của doanh nhiệp Nó cho ta biết DN có thể thanh toán nhanh cáckhoản nợ ngắn hạn ngay khi các chủ nợ yêu cầu không Hệ số này được xácđịnh như sau:
Hệ số khả năngthanh toán nhanh
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Đây là một tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với khả năng thanh toán cáckhoản nợ đến hạn của DN Hệ số này phụ thuộc vào từng ngành nghề kinhdoanh Hệ số này nhỏ chứng tỏ DN gặp khó khăn trong thanh toán các khoản
nợ đến hạn ngay lập tức, nhưng hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hìnhkhông tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làmgiảm hiệu quả sử dụng vốn
Hệ số khả năng thanh
toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của DN và cũngphản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ Nó cho ta biết số vốn
Trang 32vay đã được sử dụng như thế nào, đem lại một khoản lợi nhuận bao nhiêu và
có đủ để bù đắp lãi vay phải trả hay không
Hệ số khả năng thanhtoán lãi vay =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Lãi vay phải trảLãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định mà DN có nghĩa vụ phảitrả đúng hạn cho chủ nợ Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ
đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN Chỉ tiêu này được các nhà cho vayquan tâm như chỉ tiêu về khả năng thanh toán vì nó phản ánh khả năng trả lãivay bằng kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Trong DN vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý đó là hiệu quả sử dụng vốntrong kinh doanh, đây là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của DN Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn là nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động của DN Việc phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động này
giúp nhà phân tích thấy được trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt đượckết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Để có cái nhìn tổng quan về hiệu quả
sử dụng vốn chúng ta cần đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn cũng nhưtừng loại vốn cụ thể
• Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn: thể hiện qua vòng quay toàn bộ vốn
(hay TS) Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng toàn bộ số vốnhiện có của DN và được xác định như sau:
Vòng quay TS
hay toàn bộ vốn =
DTT trong kỳTổng TS hay VKD bình quân sử dụng trong kỳChỉ tiêu này thể hiện trong 1 năm vốn của DN quay được mấy vònghay 1 đồng vốn đầu tư có thể mang lại bao nhiêu đồng DTT Hệ số này chịuảnh hưởng của đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lược kinh doanh vàtrình độ quản lý sử dụng vốn của DN Tuy nhiên, nếu xem xét với trung bình
Trang 33ngành mà hệ số này quá cao thì có thể VKD đã được khai thác gần hết côngsuất, muốn mở rộng quy mô thì việc đầu tư thêm VKD là điều tất yếu… Dovậy khi phân tích cần dựa vào những đặc trưng này để đánh giá khả năng sửdụng TS, khả năng phát huy triệt để năng lực sử dụng vốn của DN cũng nhưtìm phương án bổ sung vốn kịp thời khi cần thiết.
• Hiệu quả sử dụng VLĐ: được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:
• Tốc độ luân chuyển VLĐ: thể hiện qua vòng quay và kỳ luân chuyển VLĐ
- Vòng quay VLĐ
VLĐ bình quân Vòng quay VLĐ thể hiện trong kỳ VLĐ quay được bao nhiêu vònghay nói cách khác cứ 1 đồng VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra baonhiêu đồng DTT.Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả dử dụng VLĐ cao vì hànghóa tiêu thụ nhanh, vật tư tồn kho thấp… làm tiết kiệm chi phí, tăng doanhthu, lợi nhuận Ngược lại, nếu hệ số này thấp chứng tỏ tiêu thụ hàng hóachậm, vật tư tồn kho nhiều, hoặc tiền mặt tồn quỹ, số lượng khoản phải thunhiều…
-Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển
Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luânchuyển VLĐ kỳ so sánh với kỳ gốc
Vtk = Tổng mức luân chuyển VLĐ
Trang 34*( kỳ L/C kỳ so sánh- kỳ L/C kỳ gốc)
- Hàm lượng VLĐ
Hàm lượng VLĐ là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu.Đây là chỉ tiêu ngịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, chỉ tiêu nàyđược tính như sau:
Hàm lượng VLĐ = Tổng doanh thu thuầnVLĐ bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận thuần trên VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ, 1 đồng vốn lưu động có thể đạtđược bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ
đã chịu sự tác động của cả thuế TNDN và lãi vay
Tỷ suất VLĐ sau thuế = VLĐ bình quân trong kìLợi nhuận sau thuế
• Tốc độ luân chuyển HTK:
- Số vòng quay HTK
Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán
Số HTK bình quân trong kỳThông thường, số vòng quay HTK cao so với DN trong ngành chỉ rarằng: việc tổ chức và quản lý dự trữ của DN là tốt, DN có thể rút ngắn đượcchu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào HTK Nếu hệ số này thấpthì có thể DN dự trữ quá mức, dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc việc tiêu thụsản phẩm chưa tốt Từ đó có thể làm cho dòng tiền vào của DN giảm đi và đặt
DN vào tình trạng khó khản về mặt TC trong tương lai
- Số ngày 1 vòng quay HTK:
Số ngày 1 vòng quay HTK = 360
Số vòng quay HTK
Trang 35• Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thể hiện qua kỳ thu tiền trung
bình:
Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu
DT bán hàng bình quân 1 ngày trong kỳ
Kỳ thu tiền trung bình là một hệ số hoạt động kinh doanh của DN, phảnánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của DN bắt đầu kể từ lúc xuất hàng chođến khi thu được tiền bán hàng Kỳ thu tiền trung bình của DN chủ yếu phụthuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của DN Do vậy, khixem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăngtrưởng doanh thu của DN Kỳ thu tiền trung bình quá cao so với các DN trongngành cũng có thể nói lên tình trạng DN đang phải đối mặt với nợ khó đòi,vấn đề quản lý công nợ phải thu chưa tốt… Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao hay
thấp cũng còn phụ thuộc vào mục tiêu, chính sách của DN
*Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản
Doanh thu thuân
Số dư bình quân các khoản phải thuVòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu tôt vìdoanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu
nó cho biết mỗi đồng VCĐ bình quân tham gia vào SXKD có thể mang lạibao nhiêu đồng DTT Nói chung, hệ số này càng cao càng thể hiện được hiệuquả trong sử dụng VCĐ Tuy nhiên DTT và VCĐ bình quân đều là những chỉtiêu tổng quát do vậy khi đánh giá cần kết hợp với tình hình cụ thể của DN để
Trang 36- Hàm lượng VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo
ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ( hay nói cách khác để tạo ra 1 đồng doanhthu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố định)
Hàm lượng
Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳDoanh thu thuần trong kỳ
Số vốn cố định hiện có của doanh nghiệp
-Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo rabao nhiêu đồng doanh thu thuần Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánhgiá trình độ sử dụng VCĐ của DN
Hiệu suất sử
dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳNguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
-Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị TSCĐ trực tiếp sản xuấtcho một công nhân trực tiếp sản xuất cao hay thấp Hệ số nàu càng lớn phảnánh mức trang bị TSCĐ cho người công nhân trực tiếp sản xuất càng cao,điều kiện lao động càng thuận lợi
Trang 37Hệ số trang bị
TSCĐ cho 1
công nhân =
Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất
Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
1.2.2.3 Đánh giá kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của DN
• Đánh giá kết quả SXKD:
- Thông qua xem xét các chỉ tiêu trên BCKQKD, so sánh cả về số tuyệtđối và số tương đối để xác định được việc tăng giảm lợi nhuận chủ yếu là donhân tố nào Từ đó đánh giá hiệu quả SXKD và đưa ra những giải pháp nângcáo kết quả kinh doanh trong kỳ tới
- Bên cạnh đó, để đưa ra kết luận chính xác nhất cần quan tâm đến một
số chỉ tiêu sau:
Tỷ suất GVHB trên DTT =
GVHB DTT
Tỷ suất CPBH trên DTT =
CPBH DTT
Tỷ suất CPQLDN trên DTT =
CPQLDN DTT
Khi xem xét các chỉ tiêu này cần chỉ ra sự biến động tăng hay giảmcũng như nguyên nhân của sự tăng giảm đó để chỉ ra được thành tích, khuyếtđiểm trong công tác quản lý chi phí của DN từ đó đưa ra những nhận xét gópphần nâng cao hiệu quả SXKD
• Đánh giá khả năng sinh lời:
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời luôn được các nhà quản trị TC quantâm Nó là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và làcăn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định TC trong
Trang 38- Tỷ suất LNST trên doanh thu (hay hệ số lãi ròng): phản ánh mối quan
hệ giữa LNST và DTT trong kỳ của DN Nó thể hiện khi thực hiện 1 đồngdoanh thu trong kỳ, DN có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận
Tỷ suất LNST trên doanh thu
(hệ số lãi ròng) =
LNST trong kỳDoanh thu trong kỳNhìn chung hệ số này cao là tốt nhưng không phải nhận xét đó đúngtrong mọi trường hợp, để đánh giá chỉ tiêu này cần đặt trong một ngành cụthể, trong hoàn cảnh cụ thể, so với các kỳ trước, so sánh với các DN cùngngành
- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD hay tỷ suất sinh lời
Tỷ suất sinh lời kinh tế
của TS (ROAE) =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
TS hay VKD bình quân Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của TS hay VKD không tínhđến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN và nguồn gốc của VKD, đồng thời nócho biết một đồng giá trị TS mà DN đã huy động vào SXKD tạo ra mấy đồnglợi nhuận trước lãi vay và thuế
- Tỷ suất LNST trên VKD hay tỷ suất sinh lời ròng của TS (ROA):
phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST
Tỷ suất LNST trên VKD
LNSTVKD hay TS bình quân trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE): Hệ số này đo lường mức lợi nhuận
thu được trên 1 đông VCSH trong kỳ:
Tỷ suất lợi nhuận VCSH
LNSTVCSH bình quân sử dụng trong kỳ
Trang 39Mối quan hệ giữa các hệ số TC - phương pháp phân tích DUPONT
Mức sinh lời của VCSH của DN là kết quả tổng hợp của nhiều biệnpháp và quyết định của nhà quản lý DN Để thấy được mối quan hệ giữa việc
tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của DN,người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó Nhữngmối quan hệ chủ yếu đựơc xem xét là:
- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất LNST trên vôn kinh doanh vớihiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận
Vòng quaytoàn bộ vốn
Trang 40Xem xét mối quan hệ này có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suấtLNST trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thếnào đến tỷ suất LNST trên VKD Trên cơ sở đó, người quản lý DN đề ra cácbiện pháp thích hợp để tăng tỷ suất LNST trên VKD.
- Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận VCSH:
- Từ hai mối quan hệ trên có thể xác định tỷ suất lợi nhuận VCSH bằngcông thức sau:
Từ công thức trên cho ta thấy các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuậnVCSH là hệ số lãi ròng, Vòng quay toàn bộ vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy
TC Qua đó, giúp cho các nhà quản lý xác định và tìm biện pháp nhằm khaithác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận VCSH của DN
• Đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bầy TC
Để đánh giá việc sử dụng đòn bẩy TC (hay chính sách huy động bằngvay nợ) của công ty trong kỳ có phát huy tác dụng tích cực hay không ta xemxét công thức dưới đây:
ROE=[ROA E+D
E(ROA E−i)]x (1−t )
Trong đó: